←  Tử Vi

Tử Vi Lý Số :: Diễn đàn học thuật của người Việt

»

bàn về xem lưu niên tiểu vận

Locked

2 3 4 5 6 |»|

lethanhnhi's Photo lethanhnhi 25/06/2012

dạ em không,nếu dùng lưu thái tuế tức là lưu niên anh phải tính thế này.đại vận bính hóa kị ở liêm,tức là đại hạn huynh đệ nô bộc.họa ở đây.năm ngoái cự nhật khúc xương 1 thằng hóa kị chiếu tài,1 thằng hóa kị vào lưu quan của năm.liêm kị là tù,còn vấn đề năm ngoái liên quan đến nhầm lẫn giấy tờ thông tin.Được 1 hóa khoa đại vận đỡ,1 hóa khoa lưu niên đỡ.lưu lộc tồn ở thiên di.thoát.
Trích dẫn

lethanhnhi's Photo lethanhnhi 25/06/2012

quên còn 1 lộc tồn đại vận chiếu vào lưu tài
Trích dẫn

saturday's Photo saturday 25/06/2012

Tôi hiểu cách tính của lethanhnhi rồi. Đồng ý với bạn là về bản chất thì tất cả các sao lưu theo chi năm áp lên tiểu vận và cung lưu niên là vô nghĩa, nó tương tự với việc xét chuyển động của hành khách ngồi trên tàu với ông lái tàu. Phần này bác VFOR có nói một lần vì sao phải dùng tiểu vận bỏ thái tuế vì trùng lặp nhưng bác VFOR quên rằng khi dùng thái tuế và vứt bỏ các sao an theo chi năm thì lại hợp lý.
Trích dẫn

AnKhoa's Photo AnKhoa 25/06/2012

lethanhnghi không dùng lưu Thái Tuế, nhưng sao em lại tính vận tháng dựa trên cung Thái Tuế, mà không dựa vào cung Tiểu hạn ?
Trích dẫn

tuphasonghanh's Photo tuphasonghanh 25/06/2012

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

lethanhnhi, on 25/06/2012 - 17:00, said:

Không hề có 3 tầng lá số,phái tứ hóa có nhiều,viết bậy bạ sáng tác thì nhiều,duy Liễu Vô đơn giản,chính xác.Mấy ông kia viết sách Tử Vi nhưng nghề nghiệp chính lại là nhà thơ

Tử vân có dùng 3 tầng lá số, đọc kĩ lại mục của ông VDTT dịch. Mục Tử Vân luận phu thê. Ông ta dùng cung thê nguyên thủy nhận cặp song lộc từ đại hạn và nguyên thủy.
Chính vì dùng 3 tầng lá số, 3 đời hóa cho nên mới dẽ bị tẩu hỏa nhập ma. Nếu chỉ xét mỗi đại vận, lưu niên thì lại không rắc rối quá.
Trích dẫn

tuphasonghanh's Photo tuphasonghanh 25/06/2012

tử vi hàn lâm o thấy động đậy gì? Phải chăng tử vi hàn lâm o xem hạn.
Sửa bởi tuphasonghanh: 25/06/2012 - 19:57
Trích dẫn

tuphasonghanh's Photo tuphasonghanh 25/06/2012

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

lethanhnhi, on 25/06/2012 - 18:58, said:

dạ em không,nếu dùng lưu thái tuế tức là lưu niên anh phải tính thế này.đại vận bính hóa kị ở liêm,tức là đại hạn huynh đệ nô bộc.họa ở đây.năm ngoái cự nhật khúc xương 1 thằng hóa kị chiếu tài,1 thằng hóa kị vào lưu quan của năm.liêm kị là tù,còn vấn đề năm ngoái liên quan đến nhầm lẫn giấy tờ thông tin.Được 1 hóa khoa đại vận đỡ,1 hóa khoa lưu niên đỡ.lưu lộc tồn ở thiên di.thoát.

Tưởng bạn theo liễu vô cư sĩ thì bỏ lưu khoa...
Trích dẫn

saturday's Photo saturday 25/06/2012

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

tuphasonghanh, on 25/06/2012 - 19:58, said:

Tưởng bạn theo liễu vô cư sĩ thì bỏ lưu khoa...
Liễu Vô bỏ Khoa hồi nào ? Mới bỏ từ hôm nay à ?
Trích dẫn

tuphasonghanh's Photo tuphasonghanh 25/06/2012

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

saturday, on 25/06/2012 - 20:05, said:

Liễu Vô bỏ Khoa hồi nào ? Mới bỏ từ hôm nay à ?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Trích dẫn

tuphasonghanh's Photo tuphasonghanh 25/06/2012

Bỏ hay không thì phải nhờ chú VDTT trả lời, vì chú ấy dịch như vậy.
Trích dẫn

saturday's Photo saturday 25/06/2012

TPSH có thể trích đoạn dịch lên đây không ?
Trích dẫn

lethanhnhi's Photo lethanhnhi 25/06/2012

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

AnKhoa, on 25/06/2012 - 19:36, said:

lethanhnghi không dùng lưu Thái Tuế, nhưng sao em lại tính vận tháng dựa trên cung Thái Tuế, mà không dựa vào cung Tiểu hạn ?
dạ,vì em không tìm thấy 1 sách nào của tàu cổ hay kim có cách lưu nguyệt như vậy.Em không biết là ai sáng tác,mà sáng tác thì em không dùng
Trích dẫn

tanphat911's Photo tanphat911 25/06/2012

cám ơn lethanhnhi đã chia sẽ nhưng em vẫn chưa thông vài chỗ. Ví dụ năm nay là năm Tân Mão nhưng anh chưa sinh nhật ? Vậy an Lưu Kình,Đà... để xem hạn theo Tân Mão hay Canh Dần .Rồi tháng giêng là tính theo năm hay tính theo tuồi sinh nhật?
Sửa bởi tanphat911: 25/06/2012 - 20:43
Trích dẫn

lethanhnhi's Photo lethanhnhi 25/06/2012

quyển cháu đọc là Đẩu số tuyên vi hiện đại bình chú của liễu vô cư sĩ,斗数宣微现代评注,trình độ dịch của cháu chắc là dùng được vì cháu kiếm tiền bằng nghề này
Trích dẫn

tuphasonghanh's Photo tuphasonghanh 25/06/2012

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

saturday, on 25/06/2012 - 20:28, said:

TPSH có thể trích đoạn dịch lên đây không ?

Tôi hiện bận bù đầu, nhưng gặp được bài này của một tác giả muốn xiển dương cách xem của phái Tử Vân. Thấy rằng bài viết có giá trị, mà phổ biến ra thì chính là thỏa mục đích mà tác giả đề ra trong bài, nên tôi cố bỏ thời giờ dịch được 1/3. Phầ ;n còn lại tính sau.
Tên bài viết "Cơ sở phái Tử Vân"
Tác giả: Không đề tên
Dịch và chú thích: VDTT
Giảng nghĩa cơ sở cách xem Tử Vi
Những điểm học tập quan trọng


Lịch sử hình thành và phát triển của Tử Vi không rõ ràng, mà cũng không cần chú ý quá. Hoàn toàn không biết cũng chẳng ảnh hưởng gì đến nhận thức Tử Vi. Nếu hứng thú thì có thể tìm thấy tư liệu phát triển 40 năm gần đây, nhưng đó cũng chỉ là chuyện trà dư tửu hậu. Phát triển trọng yếu bắt đầu khoảng mười năm trước, khi Tuệ Tâm trai chủ giới thiệu Tử Vi trên Trung Quốc thời báo cho đến ngày nay. Bộ phận phát triển này hết sức có giá trị. Để giới thiệu và nghiên khảo, người viết có thời gian sẽ ở phần sau giới thiệu, tên bài là “Sự phát triển của khoa Tử Vi trong mười năm qua: Từ duy tâm luận đến tâm vật hợp nhất”. (dịch giả chú = dgc: Bài này đã dịch đăng trên tuvilyso. Đoạn này giúp cho ta biết tác giả bài này không phải là ông Tử Vân. Vậy thì hẳn phải là một người muốn xiển dương cách luận Tử Vi của ông Tử Vân, hy vọng là nắm vững cách luận này).


Trong việc tập luyện Tử Vi, theo lý giải hôm nay của người viết (dgc: Tức người viết bài này, không phải ông Tử Vân, không phải dịch giả), thì các điểm quan trọng có thể phân thành vài loại: Một là tính chất tinh đẩu, hai là biến hóa của tứ Hóa, ba là biến hóa của các cung.


Một: Tính chất tinh đẩu
Khi an lá số Tử Vi, trên lá số các danh từ như Tử Vi, Thiên Cơ, Thái Dương, Cự Môn, Thiên Phủ Hỏa Tinh, Văn Xương v.v… đều chỉ các sao. Nói chung, những sao này chỉ là “phù hiệu tượng trưng”, không hề đại biểu rằng các “sao” này có quan hệ với khoa thiên văn học, bởi vậy một số người nói Tử Vi dùng “sao ảo” (dgc: phóng dịch từ Hán Việt “hư tinh”) là cốt đại biểu ý ấy.


Tử Vi nghe nói có hơn trăm sao, kỳ thật thường dùng không quá khoảng 40 sao, còn lại xem cho đẹp mà không mấy khi dùng. Việc này sẽ đề cập thêm sau. Sao của Tử Vi có tính chất đa diện, ở mỗi cung khác nhau được diễn giải khác nhau, nhưng đặc tính cơ bản thì chẳng có gì thay đổi, chẳng hạn: Thiên Cơ đại biểu linh hoạt, cơ động, hoạt bát, tư lự v.v…; ở cung mệnh biểu thị người thông minh, cơ trí, linh hoạt…; ở phu thê biểu thị người có cảm tình bất định, dễ đổi thay; ở tài bạch là người linh hoạt, có nhiều cách làm ra tiền v.v…


Về tính chất sao đặc biệt chú ý “cách cục”. Cách cục là kết quả do một số sao cùng hội chiếu mà sinh ra, tác dụng có điểm tương tựa phản ứng hóa học, so với phản ứng “vật lý đơn thuần” -sao độc thủ- thì quan trọng hơn nhiều, chẳng hạn “Cự Kình Hỏa chung thân ích tử” đại biểu người hành sự tâm lý gấp vội, kịch liệt, không được việc, tự tìm phiền não, đến mức chẳng lùi được nữa. Có điểm cần đặc biệt chú ý: Các cách cục này phải được tứ Hóa dẫn động mới tính, bằng không thì không có tác dụng; Nhớ kỹ, nhớ kỹ!


Phương pháp nhớ đặc tính các sao thì như bát tiên quá hải, mỗi người hiển thị một phép thần thông (dgc: Ý muốn nói mỗi người phù hợp một cách học nhớ khác nhau), nhưng người viết có một số phép nhớ nhanh, biết đâu có thể giúp cả nhà một tay, sẽ trình bày sau.


HAI: Biến hóa của tứ Hóa
Tác dụng của tứ Hóa là đặc điểm của khoa Tử Vi, mười phần quan trọng, nhưng lại liên hệ cực kỳ mật thiết với đặc tính của các sao. Tứ hóa là bốn đặc tính hóa Lộc, hóa Quyền, hóa Khoa, hóa Kỵ. Nói giản dị: Hóa Lộc là thuận lợi, hưởng thụ, đạt được; hóa Quyền là kiên định, chấp trước, quyền lực; hóa Khoa là thanh danh, học vấn; hóa Kị là khốn khó, trở ngại, không dễ dàng.


Điểm quan trọng của tứ Hóa là ở chữ “hóa”. Hóa ý là “biến thành”, hoặc là tăng cường một loại tín hiệu nào đó. Cho nên lấy Cự Môn làm thí dụ thì: Cự hóa Lộc đại biểu vì miệng lưỡi mà có tiền tài, nên có thể là người diễn giảng, dạy học, cố vấn pháp luật v.v… Nếu hóa Quyền thì đại biểu lời nói có quyền uy, hễ nói là làm, nói được ngưòi nghe v.v... hóa Kị thì biểu thị lời nói phạm kẻ khác, vì lời nói mà xảy chuyện phong ba v.v… Chú ý một chút, đặc tính không hóa Khoa của Cự Môn. Người có mồm có miệng chẳng phải đến nơi nào cũng nổi danh sao?


Tứ Hóa cần phải nối kết vào cung vị mới xem được việc, cho nên hai yếu tố này khó mà tách rời nhau; nhớ kỹ, nhớ kỹ! Thậm chí chỉ dựa theo sao được hóa của tứ Hóa và cung vị đã có thể đoán một số chuyện quan trọng, sự kiện này sẽ được thuyết minh trong phần cung vị biến hóa.


Gần đây một số người đã bỏ Quyền Khoa, chỉ dụng Lộc Kị. Những người này do Liễu Vô cư sĩ đại biểu. Kỳ thật cách xem của ông không hoàn chỉnh. Ngoài hóa Lộc hóa Kị ra, hóa Quyền và hóa Khoa cũng có tác dụng nhân sinh trọng đại. Không tất yếu nhất định dựa vào việc này phê phán người ta.


Bảng tứ hóa như : Giáp Liêm Phá Vũ Dương, Ất Cơ Lương Vi Nguyệt v.v… thì nhất định phải nhớ. Cách an tứ hóa có một số quy tắc, như hiện tại đã được chỉnh lý (dgc: không rõ nghĩa). Phần này có thể tham khảo tư liệu, như : Tử Vi đẩu số đạo độc – Tinh diệu giải thuyết thiên, Trần Thế Hưng, Tiêm Đoan xuất bản xã, trang 170 đến 187.

Sửa bởi tuphasonghanh: 25/06/2012 - 20:59
Trích dẫn
Locked

2 3 4 5 6 |»|