←  Mệnh Lý Tổng Quát

Tử Vi Lý Số :: Diễn đàn học thuật của người Việt

»

ÂM DƯƠNG GIA

Hoa Cái's Photo Hoa Cái 28/11/2014

Nếu sự việc tối mò vì Tam Ám thì trời đất cần Thái Dương ló dạng để soi sáng vấn đề .

Đỉnh cao của Bói Toán khó như đi lên trời bằng chân nhưng đạt cõi Niết Bàn lại còn khó hơn !
Trích dẫn

quanphuc2015's Photo quanphuc2015 28/11/2014

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VuiVui, on 28/11/2014 - 20:45, said:

@voly.
Voly nói vậy không chuẩn. Cái gọi là Đức Phật, không phải là Người hiển hiện, chỉ là một biểu tượng của Phật giáo. Có câu, phật ở trong tâm mỗi người. Vậy thì tại sao ta lại không được diễn giải như vậy ? có chăng, bởi vì voly chưa hiểu về cái diễn giải đó, nên mới "tự cho " là không nên diễn giải như thế mà thôi.
Thực ra nói không sắc không, mà chỉ quy về thất tình lục dục, thì bởi vì hiếm người đạt được. Cũng không phải là do người ta không hiểu, mà bởi vì trong ta, mỗi người còn nặng tham sân si, nên mới thấy khó, thấy vô vi. Thực tế hàng ngày, hàng giờ, con người ta vẫn thấy cái không sắc không hiện hữu và cảm thụ được nó. Người Tu là người có rèn luyện để nâng cấp cái cảm thụ, và tiêu giảm cái tham sân si. Do đó mà đến gần cái Không, xa cái Sắc hơn mà thôi. Cho nên cái việc "chém gió" mới là cái việc không nên. Và còn lập Ngôn thì còn chưa phải là tuyệt đối, nên cũng chẳng thể nói rằng có ai đó đã đạt tới cái Không tuyệt đối cả. Kể cả Đức Phật vậy. Chỉ có Đạo mới tuyẹt đối mà thôi, vì Đạo đã vô ngôn rồi.
Mà voly cũng chẳng cần phải lý giải chuyện chữ Không, không phải là không có gì đâu. Chắc chẳng có ai hiểu như vậy cả.
Này nhé, nói ví dụ cho xuôi. Các học trì khi học vật lý, khi viế phương trình chuyển động, cũng đều biết rằng thời gian là hai chiều. Nói như người học đạo thì là quá khứ vị lai như nhau, nên nói chuyện sống với chết nhẹ tựa lông hồng, như có đi mà có sự trở về vậy. Ấy chả phải là có cái Hiểu, chính là phải có cái tâm không mới nhận thức được như vậy chứ. Nếu trừu tượng hoá nó đến vượt quá "tam giới, ngũ hành" thì cũng là nói không sắc không ở đây mà thôi. Cho nên nói không không sắc sắc thì khó hiểu quá, mà nói huỵch toẹt như ví dụ kia thì dễ ợt à, học vật lý, ai chả hiểu. Nhưng mà, ai cũng sợ chết, cho nên mới thấy cái chết là sự trở về thì khó chấp nhận. Nên bảo hiểu với không hiểu nó cứ ... khó hiểu thế nào ấy. Chứ thực ra nó có gì đâu.
Bởi vậy, có nói tu hay hú gì, thì nên nói cho dễ hiểu, chứ cứ mơ mơ màng màng, người ta lại thấy như là dụ con nít vậy.

"...Bởi vậy, có nói tu hay hú gì, thì nên nói cho dễ hiểu, chứ cứ mơ mơ màng màng, người ta lại thấy như là dụ con nít vậy."
Bác VuiVui nói hay quá.
Trích dẫn

phonghue's Photo phonghue 28/11/2014

Làm sao không dính mắc với những tình cảm đó. KHông dính mắc làm sao có yêu thương? Có yêu thương làm sao không dính mắc?... vậy ở đây không dính mắc là cái gì? càng cố không dính mắc lại bị mắc dính vào. suy nghĩ tiếp...
Trích dẫn

phonghue's Photo phonghue 28/11/2014

VuiVui, on 28/11/2014 - 05:45, said:
@voly.
"Voly nói vậy không chuẩn. Cái gọi là Đức Phật, không phải là Người hiển hiện, chỉ là một biểu tượng của Phật giáo. Có câu, phật ở trong tâm mỗi người".
Bác vuivui cho cháu hỏi?
Theo như cháu biết Đức Phật không những là biểu tượng của Phật Giáo mà là một con người thực sự đã giác ngộ. cái này thì hầu như ai cũng biết mà.
Còn câu "phật ở trong tâm mỗi người". Nguyên văn câu này là: "mỗi chúng sinh đều có phật tánh như nhau. Ta là Phật đã thành, các con là phật sẽ thành". Giữa 2 câu này có giống nhau không bác?
Trích dẫn

VoLy's Photo VoLy 28/11/2014

@ Phonghue : nếu còn thích luân hồi thì cứ vui tiếp .. một khi đã tu luyện thì theo từng giai đoạn tiến hóa mà ái dục cũng tự tan .. Do chưa có Dũng của Công Phu nên chưa thấy thôi ... !
@VuiVui : Ngộ biết Nị muốn giải thích cho giản đơn dễ hiểu .. nhưng cái hiểu của lý trí và Cái Thông của sự hành để hiểu nó khác xa nhé ! hiểu lý trí chỉ có ngồi đó tưởng ( suy nghĩ ) rồi chấp nhận như vậy .
p/s : nói sau vậy nhé !
Trích dẫn

quanphuc2015's Photo quanphuc2015 28/11/2014

Phật học có câu yêu thương đừng nên dính mắc, vì chia ly là tất yếu. Bật mý, đây là cách hay nhất hóa giải Đào Hoa Không Kiếp. Nhưng đời mấy ai làm được, vì khi yêu thương lại thường tìm cách chiếm hữu bởi lòngTham Lang, bởi tínhThất Sát.

Nói không dính mắc làm sao có yêu thương là không đúng.
Sửa bởi quanphuc2015: 28/11/2014 - 23:08
Trích dẫn

VuiVui's Photo VuiVui 29/11/2014

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

phonghue, on 28/11/2014 - 22:30, said:

VuiVui, on 28/11/2014 - 05:45, said:
@voly.
"Voly nói vậy không chuẩn. Cái gọi là Đức Phật, không phải là Người hiển hiện, chỉ là một biểu tượng của Phật giáo. Có câu, phật ở trong tâm mỗi người".
Bác vuivui cho cháu hỏi?
Theo như cháu biết Đức Phật không những là biểu tượng của Phật Giáo mà là một con người thực sự đã giác ngộ. cái này thì hầu như ai cũng biết mà.
Còn câu "phật ở trong tâm mỗi người". Nguyên văn câu này là: "mỗi chúng sinh đều có phật tánh như nhau. Ta là Phật đã thành, các con là phật sẽ thành". Giữa 2 câu này có giống nhau không bác?
@phonghue.
Đức Phật nếu có sống thực trở lại mà biết được những gì qua các phật tử mô tả, giáo lý giao huấn thì chắc cũng phải ngạc nhiên là chúng đệ tử đang nói ai, chứ đâu phải nói chính Ta ! Đời là thế, từ đời thực, bước chân vào huyền thoại mới thành biểu tượng. Cho nên nói Đức Phật mà ta được giảng thuyết là biểu tượng, chứ đâu phải là người hiển hiện. Không quán được điều này, thì đổ thóc giống ra mà ăn đấy.
Nguyên văn câu, mỗi chúng sinh đều có phật tánh như nhau. .... cho nên Tôi có viết, Phật ở trong tâm mỗi người, người Tu thì rèn luyện mà gần Không, xa Sắc hơn người thường. Đấy chính là vế Phật thì đã thành, mà các Con phật thì Sẽ vậy ! phonghue đã rõ chưa vậy ?
Trích dẫn

VuiVui's Photo VuiVui 29/11/2014

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VoLy, on 28/11/2014 - 23:05, said:

@ Phonghue : nếu còn thích luân hồi thì cứ vui tiếp .. một khi đã tu luyện thì theo từng giai đoạn tiến hóa mà ái dục cũng tự tan .. Do chưa có Dũng của Công Phu nên chưa thấy thôi ... !
@VuiVui : Ngộ biết Nị muốn giải thích cho giản đơn dễ hiểu .. nhưng cái hiểu của lý trí và Cái Thông của sự hành để hiểu nó khác xa nhé ! hiểu lý trí chỉ có ngồi đó tưởng ( suy nghĩ ) rồi chấp nhận như vậy .
p/s : nói sau vậy nhé !
Có Quán thì sẽ có Thông thôi, voly à. Quán là cái hiểu đấy. Nhưng không bao giờ có Thông trước khi có Quán cả. Mà muốn biết được có Quán hay không thì chỉ vài câu nói là rõ, bởi chân lý thường đơn giản mà !
Nói hơi tục tý, lại lấy ví dụ cho dễ Thông.
Khi thật sự mắc tiểu, mà lại đương ở chỗ đông người, không có nơi cho anh khai thông thì khổ lắm - có phải là đã "rơi" vào một trong các thất tình lục dục không ? - ồ ! đến khi anh gặp chỗ khai thông, chà ! mới sung sướng làm sao, cảm giác lâng lâng, nhẹ nhõm tâm thần !!!
Thông chưa vậy.
Cho nên, khi nói rộng ra, vượt tam giới ngũ hành để đến với không sắc không thì mới có câu, hạ đao đồ tể thành phật.
Có đơn giản không vậy ?
Trích dẫn

AlexPhong's Photo AlexPhong 29/11/2014

Vạn vật là chân lý của chính nó. Nghĩa là nó không thể phủ nhận được chính nó. Vì sau khi phủ nhận nó thì sự phủ nhận trở thành vô nghĩa. Xung Quanh Ta cũng sẽ biến mất khi Ta không còn.
VD: lời tôi nói là dối trá.
Trích dẫn

AlexPhong's Photo AlexPhong 29/11/2014

Cho nên dùng lời biện về Đạo vừa vừa hoặc không nói là tốt nhất. Nói lắm thành thằng n g u.
Trích dẫn

phonghue's Photo phonghue 29/11/2014

@ Phonghue : "nếu còn thích luân hồi thì cứ vui tiếp ..." hiiiiiiiii..... Sao huynh tài vậy.
Theo như đệ biết. Cốt lõi của Phật Giáo là: hãy tự thắp đuốc lên mà đi.
Trước đây đệ hay đọc hoặc nghe lời thuyết giảng của những người được cho là am hiểu về phật học. như lên chùa nghe các sư thầy thuyết pháp. đọc các kinh sách như tám quyển sách quý ... sau 1 thời gian cũng dần quên đi.
Rồi đệ tìm hiểu tử vi, vào trong diễn đàn lục lọi tất cả các bài viết, đọc tất cả những sách về tử vi, rồi cũng được các người hảo tâm trên mạng chia sẽ. rất đam mê và thích thú. đệ cũng quyết tâm sao cho mình có 1 chút kiến thức về tử vi. Nhưng cũng không đi đến đâu. vẫn không giải tỏa được những câu hỏi trong lòng.
Trong lúc tìm tòi các tài liệu nghiên cứu về tử vi trên mạng đệ vô tình đọc được bản dịch nguyên văn kinh Thủ Lăng Nghiêm. đệ hiểu ra 1 điều. từ trước tới nay mình không hiểu gì cả. vì thực ra mình không được đọc nguyên bản, mà chỉ đọc được các sách đã qua thuyết giảng hoặc được ai đó hiểu viết ra thành sách. từ đó đệ xem lại vấn đề mình đang nghiên cứu là tử vi. Mình không có cơ duyên đọc được nguyên bản. mà chỉ đọc các sách do những người nghiên cứu về tử vi viết ra mà thôi. Theo như kinh nghiệm có được. những sách mà được truyền bá từ Trung quốc thì cũng có dấu đi những bí quyết. trãi qua năm tháng được chỉnh sửa và thay đổi hoàn toàn theo chủ ý của người hiểu. vì vậy mà nội dung thực của nguyên bản không còn được mấy phần. có còn chăng nữa cũng chỉ là hình bóng mờ ảo mà thôi.
Vì vậy đệ dẹp bỏ nghiên cứu tử vi. Vì nếu có nghiên cứu tiếp thì mình cũng chỉ dừng lại ở mức độ đó. không nên mất thời gian vì chuyện mà mình không thể làm được.
Đê cũng mong ai đó có cơ duyên hiểu thấu đáo môn này. Vì mình không có khả năng đó. thôi thì rút lui cho sớm!
Và đệ chọn con đường hãy tự thắp đuốc lên mà đi!
Mong có được sự chia sẽ của quý anh chị trên diễn đàn.
Thân chào!
Trích dẫn

phonghue's Photo phonghue 29/11/2014

quanphuc nói: "Nói không dính mắc làm sao có yêu thương là không đúng".
Cảm ơn bạn! mình cũng có suy nghĩ như bạn. nhưng vì mình thắc mắc ở chổ. Ví dụ 2 người yêu thương nhau tất nhiên mắc dính vào nhau. cho nên mới có suy nghĩ không măc dính làm sao có yêu thương là vì vậy.
chào bạn!
Trích dẫn

AlexPhong's Photo AlexPhong 29/11/2014

Chân lý thì đơn giản. Người đời tự làm rối lên, rồi thấy lòe loẹt hoa hòe hoa sói. Thầy không thể đào tạo ra nhiều trò giống nhau vì còn tùy thuộc ngộ tính từng trò. Đến cha không thể dạy con được như mình thì hai chữ "bí kíp" chẳng qua để lòe đời như Thần Khê Định Số.
Chân lý nằm trong tự nhiên. Bất kì ai cũng có thể tìm ra. Đi chúi mũi vào thứ chết khô kaf bí kíp chẳng phải tự hạ mình mà làm phí thời gian theo voi hít bã mía của chúng ư.
Trích dẫn

VoLy's Photo VoLy 29/11/2014

@phonghue : Tự mình thắp đuốc là thắp cái gì .. , nếu vẫn dính và chìm đắm vào ái dục thì làm sao biết cõi tịnh lạc , vô ưu vô phiền nó ra làm sao ... nếu chỉ ngồi đó dùng trí suy diễn thì không thể đến được .. Các Bước cơ bản để mình dần dần sáng rõ ràng hơn đó là giữ " Giới và Hạnh " .. hãy tự quán xét vào bên trong mình , do nhân duyên nghiệp quả gì mà đời sống hiện tại mình như vậy ... Hãy Quán sâu vào xem trong ta cái gì là Mình .. hay chẳng có cái gì là của mình , từ đầu đến cuối , từ lúc bắt đầu , đến đoạn giữa , và kết thúc .. 3 chặng đường phải ghi nhớ rõ .. Để làm được điều này cần Gan dạ được gọi là " Dũng " không sợ chết ! .. Hãy chọn cho mình một Đề mục ... và chuyên tâm kiên trì với Đề mục đó ... hihi , sẽ thú vị lắm đó hơn là ngôi tơ tưởng đó đây .
Trích dẫn

phonghue's Photo phonghue 29/11/2014

Huynh cho đệ hỏi. tai sao Tế Điên hòa thường không giữ giới lại thành Ala hán, còn rất nhiều người giữ giới mà không đạt được quả vị nào? tại sao vậy?...

Tại sao Đức Phật tọa thiền dưới cây bồ đề có 49 ngày thì chứng quả. Còn Đạt Ma tổ sư phải mất 9 năm ngồi quay mặt vào núi mới chứng quả?
Trích dẫn