←  Nhân Tướng Học

Tử Vi Lý Số :: Diễn đàn học thuật của người Việt

»

Chiêm ngưỡng nhan sắc Hoàng hậu cuối cùng...



1 2 3 |»|

Cự Cơ's Photo Cự Cơ 31/12/2013

Đương thời, vua Bảo Đại từng nhận xét về vẻ đẹp của Nam Phương Hoàng hậu rằng: “Nàng có vẻ đẹp dịu dàng của người con gái miền Nam, thùy mị và quyến rũ, pha một chút Tây phương làm tôi say mê”.


Posted Image

Nam Phương Hoàng hậu, tên thật là Nguyễn Hữu Thị Lan (1914-1963). Bà là vợ vua Bảo Đại, cũng là vị hoàng hậu cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam. Sinh ra tại huyện Kiến Hòa, tỉnh Định Tường, nay là thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang, bà vốn xuất thân trong một gia đình Công giáo giàu có bậc nhất miền Nam thời bấy giờ.
Cha mẹ bà sinh được hai con gái, bà là thứ hai. Cuộc sống của hai chị em vô cùng sung sướng. Họ đã sống tuổi thanh xuân êm đềm, đẹp đẽ. Đó có lẽ cũng là giai đoạn hạnh phúc nhất đời của người thiếu nữ sau này sẽ trở thành Hoàng hậu.
Posted Image
Nam Phương Hoàng hậu khi ngoài 20 tuổi.
Năm 1926, khi được 12 tuổi, bà được gia đình cho sang Pháp học tại trường nữ sinh danh tiếng Couvent des Oiseaux ở Paris do các nữ tu điều hành. Tháng 9/1932, sau khi học xong, bà Nguyễn Hữu Thị Lan về nước trên cùng một chuyến tàu với vua Bảo Đại nhưng hai người không gặp nhau.
Tới khi đã về Việt Nam được gần một năm, nhân dịp vua Bảo Đại lên Đà Lạt nghỉ mát, trong một buổi dạ tiệc có sự sắp xếp trước, bà đã gặp vua Bảo Đại lần đầu tiên.
Posted Image
Nam Phương Hoàng hậu khi mới vào Hoàng cung và khi đã ngoài 30 tuổi.
Hoàng hậu Nam Phương sau này từng nhắc lại một cách chi tiết về buổi gặp gỡ đầu tiên đó:
“Hôm đó, giấy mời gửi tới cậu Lê Phát An tôi, mời cậu và tôi đến dự dạ tiệc ở Hotel Palace. Tôi không muốn đi nhưng cậu An tôi năn nỉ và hứa là chỉ đến tham dự một chút, vái chào nhà vua xong là về nên tôi phải đi một cách miễn cưỡng.
Tôi cũng chỉ trang điểm sơ sài, mặc cái áo dài bằng lụa đen mua bên Pháp. Chúng tôi đến trễ nên buổi tiệc đã bắt đầu từ lâu. Cậu tôi kéo ghế định ngồi ngoài hiên thì ông đốc lý trông thấy, ông ta chạy đến chào chúng tôi rồi nắm tay cậu tôi kéo chúng tôi vô nhà.
Vừa đi ông vừa nói: Ông và cô phải đến bái yết Hoàng thượng mới được. Khi cánh cửa phòng khách vừa mở, tôi thấy vua Bảo Đại ngồi trên chiếc ghế bành chính giữa nhà. Ông đốc lý bước tới bên cạnh vua rồi nghiêng mình kính cẩn nói bằng tiếng Pháp: Tâu Hoàng thượng, đây là ông Lê Phát An và người cháu gái, cô Marie Thérèse.
Nhờ các nữ tu ở trường Couvent des Oiseaux chỉ dạy nên tôi biết phải làm gì để tỏ lòng tôn kính đối với nhà vua, tôi đã không ngần ngại đến trước mặt hoàng thượng và hành lễ. Vua gật đầu chào tôi đúng lúc tiếng nhạc vừa trỗi dậy theo nhịp Tango, ngài ngỏ lời mời và dìu tôi ra sàn nhảy rồi chúng tôi bắt đầu nói chuyện.
Về sau, khi đã trở thành vợ chồng, ngài mới cho tôi biết hôm đó ngài rất chú ý cách phục sức đơn sơ của tôi. Tôi nghĩ rằng tôi được nhà vua lưu ý một phần do trong suốt buổi dạ tiệc chỉ có tôi là người phụ nữ Việt Nam duy nhất nói tiếng Pháp và hành lễ đúng cung cách với ngài”.
Posted Image
Hai con tem cổ có in hình Nam Phương Hoàng hậu.
Về cuộc tình duyên này, vua Bảo Đại về sau có viết trong cuốn “Con rồng Việt Nam” như sau:
“Sau lần hội ngộ đầu tiên ấy, thỉnh thoảng chúng tôi lại gặp nhau để trao đổi tâm tình. Marie Thérèse (tên thánh của bà Nguyễn Hữu Thị Lan) thường nhắc đến những kỉ niệm ở trường Couvent des Oiseaux một cách thích thú.
Cũng như tôi, Marie Thérèse rất thích thể thao và âm nhạc. Nàng có vẻ đẹp dịu dàng của người con gái miền Nam, thùy mị và quyến rũ, pha một chút Tây phương làm tôi say mê. Do vậy mà tôi đã chọn từ ghép Nam Phương để đặt danh hiệu cho nàng”. Nam Phương theo lý giải của vua Bảo Đại có nghĩa là “người con gái miền Nam”.
Khi vua Bảo Đại hỏi cưới, gia đình bà ra điều kiện bà phải được tấn phong Chính cung Hoàng hậu ngay trong ngày cưới, được giữ nguyên đạo Công giáo và các con khi sinh ra phải được rửa tội theo giáo luật Công giáo. Riêng vua Bảo Đại thì vẫn giữ đạo cũ là Phật giáo.
Posted Image

Do bà Nguyễn Hữu Thị Lan theo Công giáo nên cuộc hôn nhân của bà và vua Bảo Đại đã gặp phải nhiều lời phản đối. Trước Hoàng tộc, vua Bảo Đại đã phải “nói cứng” rằng: “Trẫm cưới vợ cho trẫm đâu phải cưới cho… triều đình”.
Hôn lễ được tổ chức ngày 20/3/1934 ở Huế. Khi đó, vua Bảo Đại 21 tuổi, còn bà Nguyễn Hữu Thị Lan 20 tuổi. Ngay ngày hôm sau, lễ tấn phong Hoàng hậu được diễn ra. Nhà vua phong cho bà tước vị Nam Phương Hoàng hậu.
Sự kiện Nguyễn Hữu Thị Lan được tấn phong Hoàng hậu ngay sau khi cưới là một biệt lệ. Vì 12 đời vua Nguyễn trước, vợ vua chỉ được phong tước vương phi, đến khi chết mới được truy phong Hoàng hậu.
Posted Image
Bà Nguyễn Hữu Thị Lan thời trẻ vốn là người nổi tiếng xinh đẹp. Trong ảnh, Hoàng hậu ngoài 20, đã có hai con: con trai cả Bảo Long và con gái thứ Phương Mai.
Hoàng hậu Nam Phương cùng vua Bảo Đại có tất cả 5 người con. Khi đó công việc hàng ngày của hoàng hậu Nam Phương là dạy dỗ các hoàng tử, công chúa. Thỉnh thoảng bà cùng các quan ở Bộ Lễ bàn thảo việc tổ chức lễ tiệc trong cung đình, lo việc cúng giỗ các tiên đế và đi vấn an các bề trên. Hoàng hậu Nam Phương còn tham gia các hoạt động xã hội và từ thiện.
Posted Image

Posted Image
Những bức ảnh được chụp khi Nam Phương Hoàng hậu đưa các con đi chơi công viên.
Posted Image
Ngay cả khi Nam Phương Hoàng hậu đã ngoài 30 và làm mẹ của 5 người con, bà vẫn giữ được vẻ đẹp mặn mà, đằm thắm.
Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công, vua Bảo Đại thoái vị. Nam Phương Hoàng hậu rời Việt Nam sang Pháp năm 1947. Những năm cuối đời, bà sống lặng lẽ cùng các con tại Perche, một làng cổ ở Chabrignac, tỉnh Corrèze, vùng Limousin nước Pháp. Bảo Đại có đến thăm bà vài lần.
Dân làng kể rằng cuộc sống của bà tuy không khó khăn nhưng cũng không hạnh phúc. Bao năm chỉ thấy cựu hoàng về thăm bà mấy lần. Thường bà chỉ sống âm thầm trong ngôi nhà vắng vẻ, thỉnh thoảng lắm mới về Paris thăm các con. Có lẽ vui nhất đối với bà là những dịp nghỉ hè khi các con về chơi với mẹ.
Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image
Những bức ảnh này được chụp vào năm 1949, khi đó bà 35 tuổi.
Một lần, bà thấy đau cổ. Bác sĩ tới thăm bệnh, nói bà bị viêm họng. Không ngờ sau đó, càng lúc bà càng khó thở hơn và trái tim đã ngừng đập ở tuổi 49. Ngoài hai người giúp việc trong nhà, không có một người ruột thịt nào có mặt bên bà trong giờ phút lâm chung. Khi đó, các con bà đang đi học hoặc đi làm ở Paris.
Đám tang của bà được tổ chức một cách sơ sài, lặng lẽ, không tiếng khóc than, không lời điếu văn. Ngày tổ chức tang lễ, ngoài 5 người con bên cạnh quan tài mẹ, không còn một người bà con nào khác.
Posted Image
Bà Nguyễn Hữu Thị Lan bên 5 người con.
Posted Image
Bức hình được chụp năm 1950.
Trích dẫn

Cự Cơ's Photo Cự Cơ 31/12/2013

Tướng Bà hoàng hậu đẹp ở đôi lông mày và mắt
Trích dẫn

hanbaoquan's Photo hanbaoquan 31/12/2013

Đúng là gái miền tây có truyền thống từ xưa, giờ giới chân dài trong showbiz toàn gái miền tây, và hình như, người nổi tiếng trong giới tài chính ngân hàng Huyền Như cũng miền tây và xinh gái phết
Sửa bởi ingodwetrust: 31/12/2013 - 16:11
Trích dẫn

Kapuchino's Photo Kapuchino 31/12/2013

View PostCự Cơ, on 31/12/2013 - 15:26, said:

Tướng Bà hoàng hậu đẹp ở đôi lông mày và mắt

Mắt này là mắt gì vậy anh..Tướng mũi này có phải mũi Thông Thiên không ạ..Hay mũi dọc dừa :)))))
Trích dẫn

hongtiem's Photo hongtiem 31/12/2013

View PostJianglai86, on 31/12/2013 - 17:21, said:



Mắt này là mắt gì vậy anh..Tướng mũi này có phải mũi Thông Thiên không ạ..Hay mũi dọc dừa :)))))
HT nghĩ mắt bà Nam Phương là mắt phượng. Mắt phượng cũng có nhiều loại nhưng thường là đều tốt. Dân gian thường quan niệm mắt phượng là mắt đẹp và phú quí.
Tướng Bà đẹp, quý hiển nhưng vẫn toát lên vẻ cô độc.

"Lưng ong, mắt phượng, mày ngài. Cổ cao ba ngấn kém ai trong đời"

Trong quan niệm tứ linh của Trung Quốc, long (rồng) là biểu tượng của sức mạnh, sự thịnh vượng; phụng (phượng) là biểu tượng của sự quý phái, vẻ đẹp thanh khiết. Theo truyền thuyết, khi long phụng sum vầy thì nơi ấy sẽ nhận được nhiều may mắn, tài lộc và tràn đầy hạnh phúc.

Với thuật xem tướng, người ta rất coi trọng cặp mắt phượng thanh tú mà luôn toát ra vẻ uy nghiêm, quý phái khiến người khác nể trọng. Đây là đôi mắt không mở lớn, cũng không quá nhỏ, lòng đen của mắt rất đen và sáng. Nếu so với mắt rồng, mắt phượng dài hơn và hơi xếch 1 chút.

Chủ nhân của cặp mắt này ít bộc lộ nội tâm ra ngoài nên người khác khó lòng đoán biết được suy nghĩ, ý định của họ. Tuy nhiên, trong quan hệ cư xử thường ngày, họ luôn thể hiện sự mềm mỏng, nhã nhặn, quan tâm đến mọi người xung quanh.

Kiểu mắt phượng thường hợp với phụ nữ hơn là kiểu mắt rồng. Mắt Phượng thêm mày gọn, lớn mọc như hơi cong lên rồi cong xuống ôm vòng ngoài mắt thì cực quí, đi với mày ngoạ tằm cũng cực quí.
Mày ngoạ tằm giống như con tằm bám trên mắt, lớn hơi xếch, lông mày mọc gọn mướt, thấy thịt dưới lông mày đùn lên như con tằm.
Mắt phượng dài, lòng đen hơi ẩn trên mí trên thấy có những vết sóng dài trên mí trên.
Thuỵ phượng minh phượng và Đan phượng hơi giống nhau, khác ở thần quang và vết sóng trên mắt.
Thuỵ phượng (phượng ngủ) tròng đen cân bằng hơi giống ẩn lên trên và có nhiều lớp mí dài lợp lên trên, thần mắt sáng nhưng bình thường trông giống người buồn ngủ.
( ST)
Sửa bởi hongtiem: 31/12/2013 - 20:42
Trích dẫn

Monday's Photo Monday 01/01/2014

Một người phụ nữ mạnh mẽ và bản lĩnh. :)
Trích dẫn

trangngoclan's Photo trangngoclan 02/01/2014

Ánh nhìn thể hiện 1 người phụ nữa đoan chính, nhưng cô độc.
Bản thân mình cho rằng đây không phải mắt phượng, mắt này 1 mí, là mắt rồng thì đúng hơn
Trích dẫn

khuntoria's Photo khuntoria 07/01/2014

mắt dài, nhìn nghiên hơi xếch lên trên trông buồn và cô độc. Mà cái hình đầu tiên công nhận đẹp ghê :Blow Kisses:
Trích dẫn

TNK75's Photo TNK75 07/01/2014

mắt có vẻ con bay con đậu, đặc biệt 2 tấm 3, 4 nhìn từ dưới lên nhìn rõ nhất
Trích dẫn

hoahongchin's Photo hoahongchin 08/01/2014

Tôi nể bà này ở chỗ học cao. Chương trình Tây ngày xưa khó lắm.
Trích dẫn

TOIYEUNGUOIVIETNAM's Photo TOIYEUNGUOIVIETNAM 11/01/2014

Mắt này ai bảo mắt phượng @@
Trích dẫn

Tâm Thiện's Photo Tâm Thiện 11/01/2014

Tướng mũi Hoàng Hậu Nam Phương rất tốt là cung Phu chỉ về chồng. Mũi bà vững vàng ngay thẳng, tròn trịa và phối hợp đắc cách với trán, lưỡng quyền và cằm nên vừa phúc hậu, vừa vượng phu ích tử.

Nhưng cần để ý ở các phụ nữ có vẻ đẹp thánh thiện thường yểu mệnh khi gặp vận xấu như Nghệ Sỹ Thanh Nga (36t), Công Nương Diana (36t) và Hoàng Hậu Nam Phương (49t).
Sửa bởi tamthien: 11/01/2014 - 15:10
Trích dẫn

minhminh's Photo minhminh 12/01/2014

Hoàng hậu Nam Phương , đẹp và quí phái , sang cả ai cũng thấy ngay được
Nhưng bảo rằng đây là tướng vượng phu ích tử thì phải xét lại
Vua Bảo đại sau khi cưới bà và tấn phong hoàng hậu , sau đó thì cuộc đời vua Bảo Đại ra sao ai cũng rõ
Cấc con bà có ai làm nên danh phận gì rạng rỡ cho gia tộc không chứ đưng nói gì cjo xã hôi

Vậy phá tướng của bà ở chỗ nào mà không vượng phu cũng chẳng ích tử
Trích dẫn

Cự Cơ's Photo Cự Cơ 12/01/2014

View Postminhminh, on 12/01/2014 - 08:17, said:

Hoàng hậu Nam Phương , đẹp và quí phái , sang cả ai cũng thấy ngay được
Nhưng bảo rằng đây là tướng vượng phu ích tử thì phải xét lại
Vua Bảo đại sau khi cưới bà và tấn phong hoàng hậu , sau đó thì cuộc đời vua Bảo Đại ra sao ai cũng rõ
Cấc con bà có ai làm nên danh phận gì rạng rỡ cho gia tộc không chứ đưng nói gì cjo xã hôi

Vậy phá tướng của bà ở chỗ nào mà không vượng phu cũng chẳng ích tử
Cháu đồng ý với Bác MM, tướng Hoàng Hậu Nam Phương chỉ tốt cho công danh của Bà ta thôi.

Còn tướng vì sao làm cho Chồng con đi xuống theo Cháu nghĩ do tướng mũi bà này cao mà lưỡng quyền thấp.
Sửa bởi Cự Cơ: 12/01/2014 - 09:23
Trích dẫn

Tâm Thiện's Photo Tâm Thiện 12/01/2014

Con người ta sống và mưu cầu hạnh phúc, mỗi thời đại một lối sống, mỗi thời đại một tư tưởng. Vượng Phu, Ích Tử có thể xét Bà Hoàng là người tây học, ảnh hưởng nếp sống nếp nghĩ phương tây, nhưng bà chuyên chú tâm việc chăm sóc, dạy dỗ 5 người con và chu toàn bổn phận làm dâu triều Nguyễn, luôn đi vấn an sức khỏe các bà Tiên cung và Hoàng thái hậu Từ Cung, tức mẹ vua Bảo Đại. Trong khi, Phu quá tệ như Bảo Đại "Ông vua giang hồ", là một người chồng không trọn nghĩa thủy chung!
Nhân đây, tưởng cũng nên nhắc lại một hành động chứng tỏ lòng thiết tha với quê hương đất nước của Hoàng hậu Nam Phương mới tìm thấy trong tài liệu của sử gia Pháp Jean Renaud do nhà xuất bản Guy Boussac ấn hành năm 1949. Lúc đó vua Bảo Đại đã từ chức, Bà Nam Phương đang ở tại An Định cung bên bờ sông An Cựu. Đau lòng trước thảm cảnh mà đồng bào miền Nam, quê hương của bà đang trực tiếp gánh chịu, đã gởi một Thông điệp (Message) cho bạn bè ở âu châu yêu cầu họ lên tiếng tố cáo hành động xâm lăng của thực dân Pháp với lời lẽ như sau:
"Kể từ tháng 3 năm 1945, nước Việt Nam đã thoát khỏi sự đô hộ của người Pháp nhưng vì lòng tham của một thiểu số thực dân Pháp với sự tiếp tay của quân đội Hoàng gia Anh nên hiện nay máu của nhân dân Việt Nam lại tiếp tục chảy trên mãnh đất vốn đã có quá nhiều đau khổ. Hành động nầy của thực dân Pháp là trái với chủ trương của Đồng Minh mà nước Pháp lại là một thành viên. Vậy tôi tha thiết yêu cầu những ai đã từng đau khổ vì chiến tranh hãy bày tỏ thái độ và hành động để giúp chúng tôi chấm dứt chiến tranh đang ngày đêm tàn phá đất nước tôi.
Thay mặt cho hàng chục triệu phụ nữ Việt Nam, tôi thỉnh cầu tất cả bạn bè của tôi và bạn bè của nước Việt Nam hãy bênh vực cho tự do. Xin các chính phủ của khối tự do sớm can thiệp để kiến tạo một nền hòa bình công minh và chân chính và xin quý vị nhận nơi đây lòng biết ơn sâu xa của tất cả đồng bào của chúng tôi".

Ký tên: Bà Vĩnh Thụy (tức Hoàng hậu Nam Phương).
Trích dẫn


1 2 3 |»|