←  Địa Lý Phong Thủy

Tử Vi Lý Số :: Diễn đàn học thuật của người Việt

»

Bài lễ giao thừa năm Giáp Ngọ 2014

ChanCuuPhapSu's Photo ChanCuuPhapSu 30/01/2014

Con nam vô a di đà phật.
Con lậy 9 phương trời con lậy 10 phương chư phật muôn trung bách bái
Con lậy trên thiên đình dưới thuỷ phủ
Con lậy quan đương niên : Tần vương hành khiển, thiên hao hành binh chi thần, ngọc tào phán quan chử thần y quản cai năm Giáp Ngọ.
Con lậy quan hành binh
Danh kì cha ma vương tại bắc phương trưởng tứ vạn thần binh
Con lậy các quan hành bệnh: mãn thần tướng, tống thần tướng, chính thần tướng, phương thần tướng, diễm thần tướng, càn thần tướng, giang thần tướng, thạch thần tướng, ảnh thần tướng, trưởng thần tướng, diệp thần tướng, hoàng thần tướng.
Con tên là: ...
Và các tên mọi người trong gia đình
Hợp đồng gia đẳng, ngụ tại ....đỉa chỉ..
Con nhất tâm khấu đầu bái lậy
Phật tử quảng đại thánh chúa các quan, thiên địa, trần gian các chư thần bốn phương
Con lậy quan thành hoàng khu thổ, Thổ công thổ chủ táo phủ linh kỳ, Long thần địa mạch, tiền chủ hậu chủ tài lộc tài thần.
Con lậy quan ngô vương hành khiển thiên hao hành binh chi thần vô sở uý hứa tào phán quan chử thần y cai quản trong năm quý tỵ
Quan Tần vương hành khiển thiên hao hành binh chi thần quý ngũ lôi ngọc tào phán quan chử thanh y ngự trì năm Giáp Ngọ.
Năm cũ đã hết, năm mới đã bước vào con mong cầu vạn sự như ý, gia trung thịnh vượng.
Được điều lành tránh mọi điều dữ, thân mệnh bình an đắc lộc đắc tài....


Năm giáp ngọ ngày tốt là ngày 1,2,6,8 âm
ngày 1 tết - giờ tốt ngọ mùi, hướng xuất hành hỷ thần ở chính nam, kỵ giờ thình không tốt.
Ngày 2 tết - giờ tốt tý sửu thìn tỵ, hướng xuât hành hỷ thần tại đông nam, tài thần chính nam, kỵ giờ thìn dậu
Ngayf 3 tết - giờ tốt tý dần mão tỵ. hướng xuất hành hỷ thần đông bắc, tài thần đông nam, kỵ giờ dần, tuất.


Giúp cho các bạn lễ đêm giao thừa cho linh nghiệm ( lễ ngoài trời mở cửa nha` )
Trích dẫn

CanhTan's Photo CanhTan 30/01/2014

Cám ơn bác đã chia sẻ.

Qua đây HNK cũng xin kính chúc Ban Điều Hành cùng toàn thể hội viên tuvilyso một năm mới An Khang Thịnh Vượng,Tài Lộc đầy nhà,gia đình hoà thuận,khoẻ mạnh. Và đặc biệt là có nhiều thăng tiến mới trên con đường học thuật.

HNK
Trích dẫn

bultiep's Photo bultiep 31/01/2014

Giá như bác viết sớm hơn vài ngày, BT có thể chép về cho chồng khấn đêm giao thừa thì hay biết mấy. Cái khoản này BT dốt cực, chẳng biết khấn vái gì.

Dù sao cũng cảm ơn bác, bài này dành cho những Tết sau vậy!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Trích dẫn

NgocQuang's Photo NgocQuang 03/02/2014

Còn nữa từ nay đến hết tháng giêng còn nhiều lần cúng
Lễ tạ (Lễ hoá vàng)
Lễ tạ, lễ hoá vàng hay còn gọi là Tết Khai hạ. Đây chính là ngày làm lễ dâng hương “bế mạc” dịp Tết Nguyên Đán để mọi người tiếp tục công việc thường nhật của mình.
Theo tục xưa để lại thì lễ tạ được tiến hành vào ngày mồng Bảy tháng Giêng âm lịch.
Theo sách “Phương sóc chiêm thú” thì sở dĩ lễ tạ được tiến hành vào ngày 7 Giêng là vì ngày thứ bảy đầu năm mới là “ngày của Người” (Nhân nhật); còn các ngày khác từ mồng một Tết Nguyên Đán đến mồng Tám tháng Giêng là các ngày của các giống động vật và thực vật:
Mồng Một là ngày của giống Gà, mồng hai là của giống Chó, mồng ba của giống Lợn, mồng bốn của giống Dê, mồng năm của giống Trâu, mồng sáu của giống Ngựa, mồng Tám của giống Thóc (lúa).
Vào chiều ngày ấy, ngày nào đẹp trời thì giống thú hay thực vật của ngày ấy sẽ khoẻ mạnh, tốt đẹp trong cả năm đó. Hiện nay nay vẫn có người tin vào những “điềm” báo trước ấy để có những “tiên đoán” cho cả năm.
Ngày nay tuỳ hoàn cảnh cụ thể công việc của mỗi nơi người ta có thể tiến hành Lễ tạ vào các ngày khác như vào mồng hai, mồng ba ... chứ không cứ phải vào mồng Bảy. Xem thế thì thấy người Việt Nam hiện nay chủ yếu căn cứ vào hoàn cảnh công việc mà làm lễ tạ chứ không câu nệ vào cái “Lý” của sách cổ “Phương sóc chiêm thú” nói ở trên. Tục cũng phải thay đổi theo hoàn cảnh là vậy.
Ý nghĩa quan trọng lễ tạ của người Việt Nam là ở chỗ: Tạ lễ Trời, Đất, Thần, Phật, Gia Tiên ... đã về chứng giám cho lòng thành và sự vui vẻ của những người đương sống nhân dịp Tết đầu năm và cầu xin các đấng cao minh. Tiên tổ gia cát, phù trì cho mọi người trong gia đình tiếp tục bước vào cuộc sống may mắn, phát đạt mọi bề suốt cả năm mới.
Với ý nghĩa đó, không có gia đình Việt Nam nào, xưa cũng như nay, đã dâng hương cúng lễ Giao thừa hay sáng mồng một Tết mà lại bỏ qua làm lễ dâng hương khai hạ, thậm chí những người có điều kiện còn tổ chức buổi lễ tạ khá lớn, mời họ hàng thân thích, bạn bè cùng đến dự và bàn tính dự kiến công việc đầu năm.
Nét khác biệt trong việc dâng hương vào dịp Tết Nguyên Đán so với các dịp lễ, tiết khác trong năm là ở chỗ vào suốt dịp Tết Nguyên Đán, kể từ Lễ tất niên vào chiều ngày 30 năm cũ, tháng chạp cho tới hết lễ tạ, trên các ban thờ trong nhà hương, đèn (nến) không bao giờ không thắp, ngày cũng như đêm. Các phẩm vật dâng cúng dịp Tết như tiền, vàng (đồ hàng mã), bánh chưng, mứt kẹo, ngũ quả, trầu cau .v.v... cũng chỉ được phép hạ xuống vào sau buổi lễ dâng hương khai hạ, trừ các lễ cúng mặn không thể để dài ngày như xôi, thịt ... thì có thể hạ lễ ngay sau mỗi tuần hương dâng cúng vào các buổi, các ngày trong dịp Tết Nguyên Đán.
Sở dĩ phải như vậy vì tục tín ngưỡng cho rằng trong suốt dịp tết Nguyên Đán trước khi làm lễ khai hạ thì các bậc Thần minh và Gia Tiên luôn luôn ngự trên ban thờ. Nếu để hương, đèn (nến) tắt, tự tiện hạ các phẩm vật trước khi Lễ tạ là bất kính đối với Thần minh và Tiên tổ.
Với ý nghĩa quan trọng của ngày Lễ tạ nên ngày làm Lễ tạ được quan niệm cũng là một cái “Tết” - Tết Khai hạ. Nó quan trọng chẳng kém lễ Giao thừa. Bởi thế trước khi dâng hương Lễ tạ ngày xưa người ta cũng có đốt Pháp mừng. Nhiều gia đình tính cẩn thận còn có cả lễ ngoài trời như lễ lúc Giao thừa nữa.
Trước khi hạ toàn bộ phẩm vật dâng cúng trong dịp hết một tuần nhang - thì trước tiên phải thực hiện việc hoá vàng tiền (đem đốt đi). Mỗi lễ vàng, tiền dâng cúng đều được hoá riêng theo thứ tự: Gia Thần trước, Gia Tiên sau - từ các bậc cao nhất đến dưới. Trước khi hạ mỗi lễ như vậy đều cần vái ba vái, và khấn “Con xin thiêu hoá tiền vàng, quần áo .v.v... thỉnh vong linh nhận chút lễ bạc. Tâm thành, kính cáo Tôn thần, xin rước vong linh lại về âm giới”.
Ngày nay, nhiều người làm ăn, buôn bán, sau lễ tạ đều có kén chọn giờ tốt, ngày tốt để khai trương cửa hàng, cửa hiệu.
Trích dẫn