←  Bát Tự Hà Lạc

Tử Vi Lý Số :: Diễn đàn học thuật của người Việt

»

Biến cách bất đồng trong Bát Tự Hà Lạc



1 2

Đinh Văn Tân's Photo Đinh Văn Tân 25/04/2011

Chuyen bai cua pth77 qua .


Cảm ơn chú đã trả lời.
Có mấy điểm cháu xin trình bày:
- Trong cuốn sách mới của ô.Xuân Cang(Khám phá một tia sáng văn hóa phương đông-in và nộp lưu chiểu t7/2009} có đề cập trong phần "Lời nói đầu" về cách tính quẻ vận tháng: "trong lần tái bản trước, nhà sư Thích Quảng Hiền(tp***) cung cấp cách tính tiểu vận tháng,ngày trích dẫn trong sách Hà Lạc Lý Số của Trần Hy Di, sau đó nhà nghiên cứu(Nnc) Nguyễn Tu Tri, Lê Gia giúp thẩm định phần trình bày công thức này.Sau đó,đến lượt Nnc Nguyễn Ngọc Phi lại góp ý bổ sung công thức tính vận tháng,ngày(do một chuyên gia Hà Lạc ẩn danh truyền thụ), qua trắc nghiệm thấy ứng nghiệm kỳ diệu hơn sách tái bản năm 2004 và cho phép chúng tôi công bố trong lần xuất bản này. Nnc Đinh Văn Tân qua mạng máy tính, góp ý bổ sung công thức tìm quẻ hậu thiên đối với 3 quẻ Thuần Khảm, Thủy Lôi Truân, Thủy Sơn Kiển trong trường hợp hào nguyên đường là hào 5 và hào 6" (hết trích)
Từ đó, cách tính quẻ vận tháng là lấy quẻ năm làm quẻ chính(quẻ tiên thiên) cho 6 tháng đầu năm, sau đó dùng quẻ năm biến đổi thành quẻ hậu thiên(dùng cách đảo quẻ và biến hào như cách tìm cấu trúc Hà Lạc).
- Cách tính theo trên cho kết quả khác với trình BTHL mà Thiên Y đã lập. Đông thời nó cũng đặt ra một cấu hỏi khi gặp quẻ tiên thiên(quẻ tháng) mà là 3 quẻ Khảm, Truân, Kiển có hào động là hào 5, hào 6 thì cách biến các quẻ này ra quẻ hậu thiên(quẻ tháng) như thế nào? ( liệu có thể dùng như cách biến quẻ năm mà chú đã phát hiện)
- Ngoài ra còn một số điểm mới như: công thức tìm quẻ Hỗ nhân quả(theo Gs Nguyễn Hoàng Phương); biểu diễn quẻ bằng hệ số nhị phân(theo Gs Hoàng Tuấn); tính tiết lệnh theo dương lịch và Việt hóa tên gọi các tiết lệnh(theo Nnc Lê Thành Lân)
Đây là mấy điểm cháu thấy còn thắc mắc. Mong chú quan tâm.


Cháu xin nói thêm:
Từ Quẻ tiên thiên(quẻ tháng) biến từng hào để được quẻ từng tháng, hào động là hào biến (biến sáu hào quẻ chính được 6 quẻ tháng). Nói chung ta sẽ có một cấu trúc Hà Lạc theo năm (tương tự như cấu trúc Hà Lạc của cuộc đời) với quẻ tiên thiên, quẻ hậu thiên(của năm) và 12 quẻ tháng.(tổng công 14 quẻ)
Trích dẫn

Đinh Văn Tân's Photo Đinh Văn Tân 05/05/2011

Nnc Đinh Văn Tân qua mạng máy tính, góp ý bổ sung công thức tìm quẻ hậu thiên đối với 3 quẻ Thuần Khảm, Thủy Lôi Truân, Thủy Sơn Kiển trong trường hợp hào nguyên đường là hào 5 và hào 6" (hết trích)

Đinh văn Tân tên trong TVLS . Tên hiệu trong tác phẫm là : Duơng đình Lê thứ Chi (người làng Cồn duơng, họ Lê nhánh thứ)

Cách tính theo trên cho kết quả khác với trình BTHL mà Thiên Y đã lập. Đông thời nó cũng đặt ra một cấu hỏi khi gặp quẻ tiên thiên(quẻ tháng) mà là 3 quẻ Khảm, Truân, Kiển có hào động là hào 5, hào 6 thì cách biến các quẻ này ra quẻ hậu thiên(quẻ tháng) như thế nào? ( liệu có thể dùng như cách biến quẻ năm mà chú đã phát hiện)

Cách biến quẻ bất đồng, có trong sách Bát tự Hà Lạc của TQ. Cách nầy chỉ dùng để tính lá số Hà Lạc (từ Tiên Thiên nếu gặp biến ra Hậu thiên), chứ không nói đến việc tính lưu niên và lưu nguyệt vì khi tính lưu niên và lưu nguyệt không vận dụng đến thời khí .
Trích dẫn

Đinh Văn Tân's Photo Đinh Văn Tân 05/05/2011

CACH BIẾN BẤT ĐỒNG TRONG BÁT TỰ HÀ LẠC.

Đó là 3 quẻ chí tôn : KHÃM - TRUÂN - KIỂN .


Ba quẻ nầy hào cửu Ngũ là quân vị, gặp thời bất lợi truân nan, hiễm trở thì không theo như thì không theo cách biến bình thường trong Kinh Dịch được . Hào cửu Ngũ là Duơng thuộc Quân thượng và hào Thượng Lục là hàu chủ quần âm, cục cao, chí tôn như bậc quân tử, tất phải ứng thời mới động , không như tiểu dân biến dịch dễ dàng được.

Vì vậy hào cửu Ngũ gặp tháng âm lệnh thì chỉ biến hào mà không đổi quẻ, gặp tháng duơng lệnh mới có đổi quẻ.
Hào thượng Lục gặp tháng duơng lệnh thì chỉ biến Hào mà không đổi quẻ , gặp tháng âm lệnh mới có đổi quẻ .

Thế nào là tháng Duơng Lệnh hay Âm Lệnh :
- Đông chí hậu, Hạ chí tiền là Duơng Lệnh.
- Hạ chí hậu, Đông chí tiền là Âm Lệnh .

Lập thành : 3 Que Kham - Kien va Truan (hao 5 hoac hao 6)

(Xem bảng ở dưới)


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Trích dẫn

G-R-E-E-N's Photo G-R-E-E-N 06/05/2011

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn






Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi G-R-E-E-N: 06/05/2011 - 00:24
Trích dẫn

Đinh Văn Tân's Photo Đinh Văn Tân 06/05/2011

Cám ơn GREEN . Đúng vậy đó .
Trích dẫn

pth77's Photo pth77 07/05/2011

Cháu cảm ơn chú đã trả lời.
BTHL như có lần chú nói xem quẻ năm là thượng đẳng, tuy nhiên, cháu muốn thử nghiệm lý phần quẻ tháng nên còn băn khoăn.
Trích dẫn

pth77's Photo pth77 23/02/2013

cháu xin phép hỏi thêm bác Tân ;
- Quẻ Nhu, hào 5: đợi nơi cơm rượu. giữ chính thì tốt.
toán Hà Lạc giải là : giữ đạo lâu năm, việc thành đạt.
Theo đó, mình nên hành động ra sao ạ, ngồi đợi thành quả hay làm gì đó ( như bày ra mâm rượu, hoặc cứ làm việc cũ mình đang làm). vì với tượng quẻ : Đợi nơi cơm rượu có thể hiểu ntn?
Cháu cảm ơn bác.
Trích dẫn

Đinh Văn Tân's Photo Đinh Văn Tân 19/07/2017

Có Hội vien nguoiHmong chuyên nghiên cứu BTHL . Tôi ùng hộ .
Có việc tôi lưu ý là trong những biến cách của BTHL có 3 quẻ biến bất đông mà tôi đã nêu lên đây ở mssg số 3.
nguyoiHmong hay lưu ý .
Trích dẫn

Người H'Mông's Photo Người H'Mông 19/07/2017

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Đinh Văn Tân, on 19/07/2017 - 20:35, said:

Có Hội vien nguoiHmong chuyên nghiên cứu BTHL . Tôi ùng hộ .
Có việc tôi lưu ý là trong những biến cách của BTHL có 3 quẻ biến bất đông mà tôi đã nêu lên đây ở mssg số 3.
nguyoiHmong hay lưu ý .

Cảm ơn Cụ !

Cụ là cây cao bóng cả mà trong lòng người H'Mông luôn kính trọng !
Trích dẫn

Lou's Photo Lou 20/07/2017

anh Mông nịnh ông Tân hã? quân tử gì chơi nịnh là xao? Định mời ông Tân về mở lớp BTHL đua với TSi Gấu về Hiền Học Đương Đại chăng?
Trích dẫn

Brian's Photo Brian 20/07/2017

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Lou, on 20/07/2017 - 00:43, said:

anh Mông nịnh ông Tân hã? quân tử gì chơi nịnh là xao? Định mời ông Tân về mở lớp BTHL đua với TSi Gấu về Hiền Học Đương Đại chăng?
Thầy trò Gấu MiKeDo o mở lớp BTHL, o cần đua.
Trích dẫn

Picawodo's Photo Picawodo 28/09/2018

Pica đang viết một ứng dụng nhỏ tính quẻ Hà Lạc. Đến phần tính quẻ hậu thiên thì không rõ cách tính cho ba quẻ Kiển, Truân, Khảm.
Xin hỏi Bác Đinh Văn Tân, đối với cách biến bất đồng như bác giới thiệu, thì chỉ có ba trường hợp như trong hình ảnh bác đưa hay có 6 trường hợp bất đồng( tương ứng 2 hào 5,6 của 3 quẻ). Cảm ơn Bác.
Trích dẫn

Đinh Văn Tân's Photo Đinh Văn Tân 28/09/2018

Cứ theo chỉ dẫn trong bài ở trên .
Trích dẫn

Picawodo's Photo Picawodo 28/09/2018

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Đinh Văn Tân, on 28/09/2018 - 11:44, said:

Cứ theo chỉ dẫn trong bài ở trên .
Dạ. Vậy cách biến bất đồng này này sẽ chỉ áp dụng cho 3 hào: Hào 5 của quẻ Kiển; Hào 6 của quẻ Truân; và Hào 5 của quẻ Khảm. Pica nói như vậy có đúng không?
Trích dẫn

Đinh Văn Tân's Photo Đinh Văn Tân 28/09/2018

2 hào 5 và 6 của 3 quẻ : Khãm, Truân, Kiển đều có biến động .
Đổi ngang (biến hào) hay đổi ngược (biến hào và đổi ngược) , tùy vào tháng âm lệnh hay dương lệnh .
Trích dẫn


1 2