←  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975

Tử Vi Lý Số :: Diễn đàn học thuật của người Việt

»

285.-Xuất xứ và diệu dụng của vòng tràng s...

Locked

titti's Photo titti 09/01/2012

XUẤT XỨ VÀ DIỆU DỤNG CỦA VÒNG TRÀNG SINH

  • 3 VÒNG ĐẶC BIỆT Ở TỬ-VI * 4 BỘ TAM HỢP TRONG TỨ-KINH NGŨ-HÀNH * CÓ THỂ ÁP DỤNG TỨ-KINH NGŨ-HÀNH VÀO TỬ VI * 3 CUNG SINH, VƯỢNG, MỘ TRONG TỬ-VI.

CAO-TRUNG và NHẤT-QUÁN 30 Trần khắc Chân Tân- Định.



Mục đích chính của loại bài có chủ đề:
“Lý học Đông Phương” là nêu ra những lý học của các Khoa học cổ truyền Đông phương.
Cách áp dụng của lý học có hai phần: Phần đã áp dụng rồi, và phần thử nêu ra sự áp dụng mới.
Phần đã áo dụng rồi giúp ta nghiên cứu lý học cổ truyền còn phần nêu ra, chưa khẳng định hẳn, chờ quí vị dùng thử xem có đúng không, hoặc áp dụng cách nào mới hiệu nghiệm. Nó còn giúp cho những bài lý học cổ truyền hữu ích này đỡ khô khan.

TÁC GIẢ.


1) Vòng Tràng-Sinh


Khoa Tử vi có 3 vòng đặc biệt:
Vòng Tràng Sinh
Vòng Lộc Tồn
Vòng Thái Tuế.

Ba vòng này đặc biệt ở chỗ mỗi vòng chiếm liên tục cả 12 cung, không bỏ trống cung nào. Chúng ta an sao Tử vi, ít mấy ai chú trọng đến hiện tượng này, nên chỉ đoán từng sao một của vòng đó mà thôi. Thực ra đã gọi là một vòng liên tục, nó phải có cái lý gì khác ở chỗ liên tục đó.

Thế rồi, cả lá số Tử-Vi chỉ có 3 vòng liên tục. Tại sao không hai vòng, tại sao không một vòng, và tại sao không bốn vòng?
Hiện tượng thứ hai này cũng đáng để chúng ta chú ý.
Riêng kỳ này chúng tôi xin đề cập đến Tứ Kinh ngũ hành của vòng Tràng Sinh trong Lý học Đông phương. Vòng này gồm 12 sao là:
Tràng sinh, Mộc dục, Quan Đới, Lâm quan, Đế Vượng, Suy, Bệnh, Mộ, Tuyệt, Thai, Dưỡng.
Tử vi dùng nó, chúng ta chỉ đoán có 2 sao chụm một là Tràng sinh và Đế Vượng còn các sao khác ta thường đoán riêng rẽ.
Thực ra Vòng Tràng Sinh có thể dùng nhiều cách, ví dụ:

a) Bộ 3: Sinh, Vượng và Mộ rất liên quan mật thiết với nhau.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Bộ 5 sao: Tràng Sinh, Mộc Dục, Quan đới, Lâm quan và Đế Vượng cũng có một liên quan đặc biệt.

c) Bộ Suy, Bệnh, Tử và Mộc cũng cần cho ta chú ý.

d) Sao Dưỡng có nhiều liên quan đến sao Sinh (Tràng Sinh) hơn là liên quan với mấy sao Tử, Mộ, Tuyệt, Thai….

Muốn hiểu cách diệu dụng của nó ta phải xem nguyên lý, và cách áp dụng nó với các môn khoa khác, nhất là khoa Địa lý là khoa dùng nhiều lý học Đông Phương nhất, là khoa có trước Tử-vi, là khoa đã xử dụng triệt để vòng Tràng Sinh, hơn nữa khoa Địa lý là khoa học cổ truyền huyền bí gần thực tại vật chất, nhiều hiện tượng cụ thể nhất, hoàn toàn nhất và bí hiểm nhất.

2) Tứ-Kinh ngũ-hành


Lý học của Tứ-Kinh ngũ-hành là một trong những phép dùng ngũ hành khác nhau của Địa lý. Ngũ hành này vượt qua ngoài chính ngũ hành mà ta dùng trong Tử-Vi, ngũ hành này hợp 3 cung xa nhau không cùng hành, tạo nên một hành mạnh hơn là hành của một cung như trong Tử-Vi.

Tứ Kinh ngũ hành có:

a) Thân, Tý, Thìn là hành Thủy

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Dần, Ngọ, Tuất là hành Hỏa

c) Tỵ, Dậu, Sửu là hành Kim

d) Hợi, Mão, Mùi là hành Mộc.

e) Chỗ nào cũng có Thổ nên không có hành Thổ trong tứ kinh ngũ hành.

Trong Địa lý người ta dùng Tứ Kinh ngũ hành để lập bốn cuộc long: Hỏa cuộc long là Dần, Ngọ, Tuất. Kim cuộc long là Tỵ, Dậu, Sử. Thủy cuộc long là Thân, Tý, Thìn. Mộc cuộc long là Hợi, Mão, Mùi, (Không có Thổ cuộc long)

Bây giờ ta thử áp dụng Tứ Kinh ngũ hành vào cách đoán Tử-vi.

3- Có thể áp dụng Tứ-kinh ngũ hành của vòng Tràng sinh vào Tử-vi không?

Có một ông vua, xưa kia, muốn kiếm sách quý và hay để xem, cho người đi khắp thiên hạ kiếm. Có rồi, ông thấy nhiều quá, ra lệnh quân thần sắp xếp lại cho có hệ thông, để mình xem từ đầu, quyển nào trước, quyển nào sau. Khi sắp xếp xong, ông thấy quá nhiều, sợ đọc không nổi, cho loại bớt ra chỉ giữ lại một số sách căn bản.
Đến đây ông vua đã già, sợ không đọc được hết nên bắt loại ra nữa. Công việc chưa xong ông này đau, e khó sống, nên bắt rút tóm lược lại thành một quyển thôi.
Khi rút lại thành còn 1 quyển thì ông vua hấp hối không đủ sức đọc quyển đó và quần thần lại tóm còn 4 chữ đọc cho vua nghe : Bốn chữ đó là:

“Sinh, Lão, Bệnh, Tử”
Thật vậy đời người và vạn vật không ra ngoài được 4 chữ Sinh, Lão, Bệnh, Tử, nó bao hàm:
Sinh là mới ra đời
Lão là già đi
Bệnh là suy yếu
Tử là chết.
Tứ Kinh ngũ hành không dùng 4 chữ mà chỉ dùng có 3:
Sinh là khởi đầu lên
Vượng là đến tột đỉnh
Mộ là chôn vùi, lấp đi.
-Mặt trời mới mọc, mọc ở đằng đông. Lên cao dần đến đỉnh đầu. Rồi xuống dần đến mất đi vào đêm tối.
- Mặt trăng đầu tháng thì khuyết tròn lần cho đến khi viên mãn ở ngày 16. Rồi dần dần khuyết đi, vào cuối tháng là mất hẳn.
- Ôi! Nguyên lý của vạn vật không ngoài 3 chữ: Sinh, Vượng và Mộ.
Sinh Vượng và Mộ trong Địa lý thật là quan trọng, dù kiểu đất lớn mấy đẹp mấy, hay mấy nếu không thu được đủ 3 chữ Sinh, Vượng và Mộ thì long và thủy của nó chỉ là long thủy chết không có đời sống, không sinh hóa được, tốt đẹp mấy cũng bằng thừa.

4) Ba cung Sinh Vượng và Mộ trong Tử-Vi.

Chúng tôi được nghe đàm luận 3 cung Sinh Vượng và Mộ trong Tử-Vi xin tóm tắt lại để quý vị chiêm nghiệm như sau!

a) Bất kỳ mệnh người đó nằm trong cung nào đều bị ảnh hửơng của 3 cung có:

Tràng Sinh
Đế Vượng
Và Mộ

- Tất cả những sự tốt, xấu trong cung có Tràng sinh đều ảnh hưởng đến sự khởi đầu, sự phát xuất của ngừi có lá số đó.

- Tất cả những sự tốt, xấu trong cung có Đế Vượng đều ảnh hưởng đến sự cùng độ tốt hay sự cùng độ xấu (lên đến cùng) của người đó.

- Tất cả những sự tốt xấu trong cung có sao Mộ đều ảnh hưởng đến chung cuộc đời sống chung cuộc của sự chấm dứt hạn của người đó.

Thế rồi nếu cung Tràng Sinh có hạn chết ta cũng phải tình nghi người này khó sống qua tuổi niên thiếu. Nếu cung Đế Vượng có hạn chết ta cũng phải tình nghi người này khó sống qua vận Trung niên.
Và cung có Mộ cũng vậy.

-Và tiếp theo: Tử-Vi có 12 cung thì 4 cung tứ sinh là Tỵ, Hợi, Dần, Thân.

4 cung tứ vượng là Ngọ, Dậu, Tý, Mão.
4 cung tứ Mộ là Thìn, Tuất, Sửu, Mùi.
Cùng một bộ sao nếu ở Tứ sinh phải đoán khác.
ở Tự Vượng phải đoán khác.
ở Tứ Mộ phải đoán khác,
Sau nữa:

Sao Trường Sinh ở Tứ sinh sẽ vượng hơn.

Sao Đế Vượng ở Tứ Vượng sẽ mạnh hơn
Cung Tứ Mộ nào có sao Mộ sẽ đặc biệt hơn.
Kể cả Sinh xấu và Sinh tốt, Vượng xấu và Vượng tốt Mộ xấu và Mộ tốt./.

TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ
Sửa bởi titti: 09/01/2012 - 07:10
Trích dẫn
Locked