←  Kinh Dịch

Tử Vi Lý Số :: Diễn đàn học thuật của người Việt

»

Vô Thường



1 2 3

nhatquanq1's Photo nhatquanq1 12/02/2015

Đạo chỉ là con đường mỗi cá nhân chọn.
Trích dẫn

Vô Thường's Photo Vô Thường 12/02/2015

Ông Vuivui nói cũng có lý, ba xạo cũng có lý.

Cái điều ông nghĩ thì là có lý, nhưng điều ông nói lại vô lý.

Việc ông nghĩ là đúng, nhưng ông phát ngôn ra là đã có sai lệch rồi.

Đó chính là vô hạn của tự nhiên bị bó buộc trong giới hạn của ngôn ngữ.

Nên Đại sư cho rằng, Vô cực chả phải hằng thường , vĩnh cửu. Vì nó luôn có xu thế tạo ra Thái cực và phân cực thành nhị nguyên.

Cũng như A. Alex nói đúng, Con người sinh ra, từ chưa biết gì, dần sẽ phát sinh dục tính trai gái. Nhưng điều Vô cực là nguyên thủy bao hàm Thái cực và Nhị nguyên thôi.

Ví như trong vật lý:

Nguyên tử là đơn vị cơ bản của vật chất chứa một hạt nhân ở trung tâm bao quanh bởi đám mây điện tích âm các electron. Hạt nhân nguyên tử là dạng gắn kết hỗn hợp giữa các proton mang điện tích dương và các neutron trung hòa điện (ngoại trừ trường hợp của nguyên tử hiđrô, với hạt nhân ổn định chỉ chứa một proton duy nhất không có neutron). Electron của nguyên tử liên kết với hạt nhân bởi tương tác điện từ và tuân theo các nguyên lý của cơ học lượng tử. Tương tự như vậy, nhóm các nguyên tử liên kết với nhau bởi liên kết hóa học dựa trên cùng một tương tác này, và tạo lên phân tử. Một nguyên tử chứa số hạt electron bằng số hạt proton thì trung hòa về điện tích, trong khi số electron nếu nhiều hoặc ít hơn thì nó mang điện tích âm hoặc dương và gọi là ion. Nguyên tử được phân loại tuân theo số proton và neutron trong hạt nhân của nó: số proton xác định lên nguyên tố hóa học, và số neutron xác định đồng vị của nguyên tố đó.

Proton: là loại hạt mang điện tích +1, có khối lượng bằng 1.67262158 × 10−27 kg (938.278 MeV/c²) và spin +1/2. Trong tiếng Hy Lạp, proton có nghĩa là "thứ nhất". Proton tự do có thời gian sống rất lớn, gần như là bền vĩnh viễn. Tuy nhiên quan điểm này vẫn còn một số hoài nghi trong vật lý hiện đại.
Nơtron: là loại hạt không mang điện tích, có khối lượng bằng 1.67492716 × 10−27 kg (939.571 MeV/c²) và spin +1/2, tức là lớn hơn khối lượng của proton chút ít. Nơtron tự do có thời gian sống cỡ 10 đến 15 phút và sau đó nhanh chóng phân rã thành một proton, một điện tử (electron) và một phản nơtrino.


Notron chính là biểu tượng cho Thái cực, nó luôn có xu thế phân rã Nhị nguyên.

Nên đề cập đến Đạo phải dụng thêm pháp Vô Thường, để hiểu dòng chảy của Đạo, của lý, của khí.

Vô thường bất biến giữa dòng đời vạn biến.
Trích dẫn

AnKhoa's Photo AnKhoa 12/02/2015

Đạo, cũng như Thiền, "bất lập văn tự". Nhưng không có nghĩa là không thể dùng ngôn từ để nói về Đạo. Mà tuy dùng ngôn từ để nói, nhưng cũng chỉ là "ngón tay chỉ trăng" thôi. Ngôn từ là "ngón tay", không phải "trăng", nên đừng đồng nhất "trăng" với "ngón tay" là được.

Tại sao Đạo bao quát được vạn vật, vì nó không định nghĩa được = ngôn từ, không suy luận được = lý trí. Nếu định nghĩa được, suy luận được, tức là có giới hạn, có giới hạn thì không phải bản thể của sự sống.
Trích dẫn

Vongkiep's Photo Vongkiep 12/02/2015

Đụng đến chữ"ĐẠO" rất nhiêu khê và không có hồi kết!
Hàn Dũ (768-824) trong một tản văn có nhan đề Nguyên Đạo viết"Nhân dữ Nghĩa vi định danh,Đạo dữ Đức vi hư vị"(nghĩa là:Nhân với Nghĩa là những danh xưng đã được khẳng định,Đạo và Đức là những từ chưa khẳng định.)
Đọc trong Chu dịch đại truyện(Lê Minh Anh dịch chú)ta còn thấy các học giả TQ bàn và mổ xẻ rất nhiều về chữ"ĐẠO"
Chúng ta không phải người Đắc đạo mà chỉ là người tìm hiểu và học hỏi về Đạo,cho nên mỗi người một ý kiến,một cách hiểu cũng là chuyện thường tình.
Học càng sâu,càng thấy rất khó phát biểu về những vấn đề như thế này,bởi vì không biết bắt đầu từ đâu?
Lão Tử nói"tri giả bất ngôn" dứt khoát không phải là câu nói đùa!
Vài dòng góp vui đến Quý bạn!
Trích dẫn

PhapVan's Photo PhapVan 12/02/2015

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VuiVui, on 12/02/2015 - 00:56, said:

Nói vui một tý.
Theo Lão Tử thì Đạo, bất khả ngôn !
Nhưng mà, nếu đúng như thế thì ... Đúng là Ba Xạo !

Đúng là ba xạo : Nếu người thấy biết ít lại nói thấy biết nhiều, không thấy biết tự bảo thấy biết.

Tiền Nhân chỉ truyền ngôn hướng Đạo. Thấy biết trực tiếp tự mỗi người thực hành tùy theo căn tính và sự cố gắng riêng của họ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VuiVui, on 12/02/2015 - 00:56, said:

Cho nên nói Đạo, Chi bằng không nói, nói rồi cũng như không nói là vậy !
Trích dẫn

NguaQuaDoc's Photo NguaQuaDoc 13/02/2015

cái biết mỗi người là khác nhau nên khiên cưỡng chứng minh chỉ mất thời gian,thực chứng khác nhau (chắc chắn khác nhau,vì đúng với người này nhưng chưa chắc đúng với người khác) lại càng làm cho cái biết khác nhau và méo mó nếu dùng ngôn ngữ và cố gắng chứng minh.ai biết thì đã biết rồi
nhưng có một con đường đó là "tâm" đều làm cho nhau thỏa mãn.
Trích dẫn

VuiVui's Photo VuiVui 13/02/2015

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vô Thường, on 12/02/2015 - 09:47, said:

Ông Vuivui nói cũng có lý, ba xạo cũng có lý.

Cái điều ông nghĩ thì là có lý, nhưng điều ông nói lại vô lý.

Việc ông nghĩ là đúng, nhưng ông phát ngôn ra là đã có sai lệch rồi.

Đó chính là vô hạn của tự nhiên bị bó buộc trong giới hạn của ngôn ngữ.
Đúng với không đúng, có lý với vô lý. Cho nên mới nói " vui một tý "!
Để khi nào nghiêm túc, nghĩa là không nói vui một tý, thì nói chuyện về Đạo, chứ không hỏi và cũng không trả lời, Đạo là gì ?
Hỏi, đạo là gì ? Thì vốn cái sự đặt câu hỏi đã là Sai rồi.
Trích dẫn

Vô Thường's Photo Vô Thường 13/02/2015

Hỏi, đạo là gì ? Thì vốn cái sự đặt câu hỏi đã là Sai rồi.

Câu này ông nói đúng. Cũng đồng nhất với đoạn này của Đại sư:

Đạo mà có thể gọi được thì không còn là Đạo thường hằng. Tên mà có thể gọi được tên thường hằng. (Vô thường pháp)

Vậy nên khi bà PMK vấn Đại sư về Đạo, mặc dù rất tôn trọng bà, nhưng không biết đáp bà như thế nào cho ổn.
Trích dẫn

PMK's Photo PMK 13/02/2015

Ủa,

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vô Thường, on 13/02/2015 - 14:57, said:

Hỏi, đạo là gì ? Thì vốn cái sự đặt câu hỏi đã là Sai rồi.

Câu này ông nói đúng. Cũng đồng nhất với đoạn này của Đại sư:

Đạo mà có thể gọi được thì không còn là Đạo thường hằng. Tên mà có thể gọi được tên thường hằng. (Vô thường pháp)

Vậy nên khi bà PMK vấn Đại sư về Đạo, mặc dù rất tôn trọng bà, nhưng không biết đáp bà như thế nào cho ổn.

Thứ nhất, nếu không thể trả lời được ĐẠO là gì, vậy có thể trả lời VÔ CỰC là gì không?

Thứ hai, về câu: Đạo mà có thể gọi được thì không còn là Đạo thường hằng. Tên mà có thể gọi được tên thường hằng.

Xin hỏi:

- "thường hằng" nghĩa là gì? (Đừng lại nói "thường hằng" mà có thể gọi được thì không còn là...abcxyz nha).

- Nếu không thể gọi được thì tại sao không dùng cách thức khác để biểu đạt thứ đó mà nhất định phải viết là "đạo"?

Thiệt tình, các chiêu thức trong Tử vi còn có thể kiểm chứng bằng thực tế chứ cái kiểu "đạo khả đạo phi thường đạo" thì tha hồ bốc phét cả ngày mà không ai có thể bắt bẻ được tại vì "đạo khả đạo phi thường đạo" mà lị.
Sửa bởi PMK: 13/02/2015 - 15:48
Trích dẫn

AnKhoa's Photo AnKhoa 13/02/2015

Việc nói về Đạo, chỉ có 1 mục tiêu duy nhất, là chỉ ra sự tồn tại của Đạo, chứ không phải mô tả Đạo là gì.

Minh triết phương Đông yêu cầu mỗi người phải thực nghiệm mà tự tìm ra, cho riêng mình. Chứ không phải mớ triết học phương Tây, đơn thuần dựa vào suy luận lý thuyết.

Cho nên, việc mọi người bàn về Đạo, không phải là "dạy dỗ nhau" về Đạo là cái gì, vì không ai dạy ai được, cũng như không ai sống được thay ai, không ai trải nghiệm được hộ ai. Vì thực ra, việc này không cần thiết.

Nó giống như tôi nghe nhạc Trịnh thấy hay, còn anh lại nghe thấy bi thảm. Tôi nghe thấy hay kiểu này, nhưng anh nghe lại hay kiểu khác. Mỗi người đều tự tìm cái hay cho riêng mình, mà không cần phải mô tả chứng tỏ cho người khác rằng hay như thế nào. Nếu có dùng ngôn từ nói, thì chỉ là gợi mở, dẫn dắt, đại ý như "À, nhạc Trịnh nghe rất hay, anh thử xem". Còn sau đó anh nghe hay không, hay thế nào thì kệ anh, đó là vấn đề của riêng anh.
Trích dẫn

Vongkiep's Photo Vongkiep 13/02/2015

Thực ra,ẩn dưới lớp ngôn từ "LÝ-KHÍ-ĐẠO" mà cổ nhân gửi lại cho hậu thế là một cái gì đó,nó thâm sâu,có sức mạnh không tưởng tượng nổi!
Biết bao thế hệ của Nho-Phật-Đạo khổ công truy tìm nhưng số người sở hữu được nó cực kỳ hiếm hoi,uổng phí một đời nhiều lắm.
Suy cho cùng,người ta chỉ được hưởng cái gì đáng được hưởng mà thôi!
Trích dẫn


1 2 3