←  Vài Dòng Tản Mạn...

Tử Vi Lý Số :: Diễn đàn học thuật của người Việt

»

Thiền Tử Vi



1 2 3

lethanhnhi's Photo lethanhnhi 21/02/2015

CHỊU KHÓ QUAY TAY
VẬN MAY SẼ TỚI
Trích dẫn

AnKhoa's Photo AnKhoa 21/02/2015

Hỏi: Có nên một mực truy cầu Vận may ? Có nên chuyển hết Phúc khí thành Vận may đo bằng vật chất hữu hình ?
Trích dẫn

lethanhnhi's Photo lethanhnhi 21/02/2015

Theo ngu ý thì chú ăn khoai nên chuyển phúc khí thành tinh khí cho nó đỡ hao mòn.
Trích dẫn

AnKhoa's Photo AnKhoa 22/02/2015

Đời cua đời cáy

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Tony giải thích về tục ngữ "Không ai giàu 3 họ, không ai khó 3 đời", và tại sao điều này không đúng với người phương Tây (thực ra là người Do Thái).

Bài hay ! Không nghĩ lại có 1 tác giả Việt viết vừa đơn giản lại thâm sâu được thế này. Vì bày này mà mình bắt đầu đọc các bài viết của anh này.

--------------------------

Lược trích:

Lúc thảo luận, mình có ngồi chung nhóm có hai bạn Trung Quốc. Thấy các bạn nói là bên đó, vẫn có khái niệm “không ai giàu ba họ”, tức giàu cho lắm, ba thế hệ sau thì cũng hết giàu. Nhưng ở phương Tây, họ giàu đến cả chục thế hệ, cụ thể trong nhóm vẫn có một anh người Ý là thế hệ thứ năm của một tập đoàn sản xuất các sản phẩm cà chua. Vậy Âu, Á có gì khác biệt.

Tony với hai người bạn Trung Quốc bèn đi tìm hiểu tiếp, vô thư viện tìm tài liệu đọc, rồi phỏng vấn bao nhiêu là người. Cuối cùng cũng tạm rút ra được nguyên nhân trong một cổ thư Trung Quốc thế kỷ 15, họ cũng làm thống kê trong cả mấy ngàn năm lịch sử Trung Quốc và châu Á, nên nhóm tạm tin và dùng làm cơ sở nghiên cứu tiếp. Cuốn sách nói về sức mạnh của sự chia sẻ “ the power of giving”. Một người sinh ra, để thành đạt, có 1 PHẦN TÀI, 2 PHẦN ĐỨC VÀ 7 PHẦN PHÚC. Nôm na cái phúc này là cái may mắn, phúc phần của gia đình tổ tiên để lại. Sinh ra có phúc, nó đẹp đẽ khôi ngô lành lặn, nói một hiểu mười. Cái đó sẽ quyết định 70% sự thành đạt. Vấn đề là con người mình không biết cái phúc của mình bao nhiêu, nên con người muốn thành đạt phải tích đức, tức tăng tỷ lệ trong cái room* 20% đó. Phải luyện tài, để đạt tối đa trong cái room 10%.

Có ví dụ ông Trương ở Hàng Châu, một nhà buôn nổi tiếng thời Đường. Số phận của ông là thương gia, nên thang đo sự thành công là số tiền có được. Phúc của ông là được 100,000 lượng vàng, đó là tới điểm cực đại của đồ thị sự nghiệp của ông. Tức ông nếu chỉ có 50,000 lượng, thì công việc cứ vẫn phát đạt, vì đồ thị vẫn còn đi lên. Nhưng khi ông có 100,000 lượng rồi mà vẫn cứ tích lũy tiếp, thì sự nghiệp bắt đầu xuống dốc. Rủi ro xui xẻo, rồi đau ốm bệnh tật, đủ thứ chuyện cho nó mất dần mất dần, rồi xuống con số 0. Đó là thế hệ thứ ba của ông sẽ phải gánh chịu.

Người phương Tây họ nắm bắt cái này sớm, họ đưa ra giải pháp. Đó là bí mật của nhà giàu phương Tây. Họ chỉ nuôi con nuôi cháu đến 18 tuổi. Rồi tùy đứa trẻ quyết định. Muốn học nữa thì đi vay, của chính phủ hay của gia đình, có hợp đồng luật sư đàng hoàng. Xong ra trường, tụi này cũng cày quần quật như bao nhiêu người khác để trả nợ. Sau một thời gian dài mới vô công ty của gia đình làm, rồi leo dần lên như người ngoài vậy. Nên tụi nó quý trọng đồng tiền. Các tỷ phú phương Tây vì không biết cực đại của cuộc đời mình là bao nhiêu, nên họ chủ động bỏ bớt. Khi đến con số 99,000 lượng, họ cho đi 90,000 lượng vào quỹ từ thiện, chỉ còn 9,000. Số phận của họ lại được tiếp tục 91,000 lượng nữa, nên làm ăn cứ lại phát đạt. Cứ như thế, tới đời con đời cháu, cứ phát đạt hoài. Chưa kể khi cho đi, sức mạnh của sự chia sẻ, PHÚC LẠI TĂNG LÊN, cực đại của họ cao hơn, mức cực đại lần sau sẽ là 150,000 lượng chứ không phải 100,000 lượng nữa.

Đọc xong. Thở dài. Hiểu. Thôi thì “đời cua cua máy, đời cáy cáy đào“. Thôi giờ lo cho tụi nhỏ, cho thế hệ “Tony con” hưởng một chương trình giáo dục thật tốt đến năm 18 tuổi. Rồi thôi, không để lại một xu. Rồi nó muốn học gì thì học, làm gì thì làm. Nó muốn học tiếp thì vay tiền, ngành học gì thì tùy nó lựa chọn, theo đam mê (passion) và sứ mạng (mission) cuộc đời của nó. Hoặc giả dụ nó muốn đi làm luôn từ năm 18 tuổi cũng được. Siêu xe biệt thự gì thì tự nó làm lấy mới bền vững được.

Mình, mảnh đất bé xinh ở một góc đồi Đà Lạt, cất cái nhà nhỏ ẩn trong rừng thông, bình yên, sáng pha ấm trà Cầu Đất, xong đạp xe đi dạy, truyền cho thế hệ sau những cái mình đã biết. Chiều tưới cây tưới hoa trong vườn, viết thơ, viết văn, đọc sách, đối ẩm với bạn hiền. Chờ trăng lên và gió ngàn vi vút qua đồi thông trước mặt. Hổng biết có làm được không nữa. Thấy cũng khó nhưng ráng.
Trích dẫn

AnKhoa's Photo AnKhoa 23/02/2015

Vì sao có Vô Ngã ?

Vì Vô Thường.

Khi nào thì "Giác Ngộ" ?

Khi Tuần - Triệt được "bắc cầu" trong lá số Tử Vi.

Làm thế nào thì mới bắc được cầu ?

Thiền.

Trái táo cắn dở, và Steve Job dùng Thiền để tạo nên những Vòng tròn hoàn hảo.
Trích dẫn

AnKhoa's Photo AnKhoa 28/02/2015

Phật nói Vô thường
Dịch bàn chữ Thời
Mệnh lý bàn về Số mệnh

Thực chất, 3 thứ này đều được chỉ ra nhằm nhắc nhở con người rằng:

Mọi vật, mọi sự đều có Thời của nó. Lúc thì tồn tại, lúc thì mất đi. Lúc thì hiện, lúc thì ẩn. Và chúng ta cần tuân theo quy luật đó. Như vậy, tức là đã sống theo đúng quy luật. Hay gọi bằng một từ là đúng Đạo.

Đạo, hay Thời, nương theo thì thuận (dù trong nghịch cũng có thuận), còn cố chống lại, thì không những không giữ được mà còn thiệt hại to lớn hơn (dù có thuận cũng là hàm cái nghịch).

Cho nên, thuận theo số mệnh (Khổng), cũng có thể gọi là "cải mệnh" (Phật) vậy. Tưởng dị, mà đồng.
Trích dẫn

AnKhoa's Photo AnKhoa 01/03/2015

Nói "Âm Đức" tức là cái Đức ẩn bên trong, không ai biết, chỉ có Trời biết.

Hỏi: Tại sao tôi suốt đời làm việc thiện, công đức cho nhà chùa, giúp đỡ kẻ nghèo khó mà tôi không được đền đáp ?

Đáp: Vì anh coi việc thiện là một việc "đầu tư nhằm sinh lợi", chứ không từ sự đồng cảm từ bên trong. Đừng bao giờ cố gắng làm người tốt, làm việc thiện một cách máy móc. Đừng nghe quá nhiều lời răn dạy, cho tới khi bản thân mình lĩnh hội và chuyển hoá được thành chính bản thân mình. Một cách bình thản, tự tại.

Phật, không khuyên răn nhiều. Vì Phật biết, khuyên răn quá nhiều, ắt phản tác dụng.
Trích dẫn

ThuHoaDienTrang's Photo ThuHoaDienTrang 02/03/2015

@AnKhoa !
Mình đã từng rơi vào vòng luẩn quẩn, và cũng nhờ phương phát trên do chú @tamthien hướng dẫn, đầu tiên bập bẹ , sau đó quen dần và trong vòng chưa đầy 1 năm mình cũng đã đổi khác khi đang vào vận KK, Từ người sở hữu 1 mối lương duyên không hài lòng nhưng vướng vớ, đã chuyển trả hết sang 1 mối nhân duyên mới, tốt đẹp hơn, cưới chồng và có baby ngay trong tuần đầu vỡ mật.Cũng có thể theo HH thì đã bước sang quẻ dự, nhưng để nhanh được như thế thì cũng không ngờ. Hi vọng cũng nhiều bạn vượt qua khủng hoảng về tâm trí nhờ pp trên - Thay đổi từ bên trong, thay đổi từ suy nghĩ,
Trích dẫn

AnKhoa's Photo AnKhoa 02/03/2015

Tư Mã Ôn Công “Gia Huấn”:

Tích kim dĩ di tử tôn, tử tôn vị tất năng thủ;
tích thư dĩ di tử tôn, tử tôn vị tất năng độc;
bất như tích âm đức ư minh minh chi trung, dĩ vi tử tôn trường cửu chi kế.

Tư Mã Ôn Công nói:

Tích lũy vàng để lại cho con cháu, con cháu chưa chắc giữ nổi,
tích lũy sách để lại cho con cháu, con cháu chưa chắc đọc được,
không bằng tích lũy âm đức trong mờ mờ, để làm kế lâu dài cho con cháu.
Trích dẫn

AnKhoa's Photo AnKhoa 02/03/2015

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Trích dẫn

AnKhoa's Photo AnKhoa 05/03/2015

Đọc Tây - Tàu nhiều, giờ quay về với các cụ nhà ta. Cao Xuân Huy. Lương Kim Định. Nguyễn Duy Cần. Các cụ thật đáng ngưỡng mộ.
Trích dẫn

AnKhoa's Photo AnKhoa 06/03/2015

Hàm dưỡng Nội khí.

1. Giới hạn thời gian Online trên Internet. Không nên "lướt web" khi không có chủ đích.
2. Hạn chế sử dụng Smart Phone. Nếu dùng thì cần biết "Ai là chủ".
3. Hạn chế đọc báo, tăng cường đọc sách. Thông tin, tri thức trong sách vở có tính chiều sâu và hệ thống hơn.
Trích dẫn

hongtiem's Photo hongtiem 08/03/2015

Mỗi khi cuộc sống gặp khó khăn, bế tắc tôi luôn muốn nhìn lại cuộc đời, nhìn lại mình, lại người qua một lăng kính khác, tách biệt với cuộc sống mà tôi đang sống. Với tôi việc tìm đến học thuật, nghệ thuật...như việc người ta muốn tức tốc tìm đến một liều thuốc tinh thần để xoa dịu, trì hoãn những cơn đau...

Cuộc đời hay số mệnh đều ẩn tàng những giá trị Nhân- Quả sâu xa mà để hiểu hết về nó có thể nào chỉ qua những điều trông thấy bên ngoài mà bản thân chưa một lần thành thật với chính mình, nhìn thấu lại mình, cách hành xử của mình...

"Âm Long Trực: là người có thiện chí làm việc nhưng luôn luôn bị đời bạc đãi, dù có Khoa Quyền Lộc thì chỉ càng thêm đau đớn"

Hôm nay tôi thấy tôi thật tệ!
Sửa bởi hongtiem: 08/03/2015 - 18:37
Trích dẫn

AnKhoa's Photo AnKhoa 08/03/2015

Con người ở thời đại nào, xã hội nào cũng là một thể ở trạng thái "khuyết thiếu tâm linh". Vì vậy, mọi dân tộc, dù văn minh tới đâu, thì tôn giáo, nghệ thuật, hay "let the music heal your soul" cũng luôn tồn tại. Nếu không, thì họ sẽ lao đầu vào những cuộc chơi, như kinh tế, chính trị, quyền lực, tình dục ... để bù đắp "theo đường vòng".

Nhìn bề ngoài thì tưởng là những con người khác nhau, nhưng đó đều là những quá trình bù đắp sự "khuyết thiếu tâm linh". Tất nhiên, có người sớm có người muộn, và có người nhanh, có người chậm.

Trích "Cho đất nước đi lên" (Thích Nhất Hạnh)

Hôm đó, một thiền sinh ở Boston thấy một ông già mặc áo rất cũ kỹ, ngồi bên bờ sông và đọc một cuốn sách của thầy Nhất Hạnh, cuốn Peace is Every Step (An lạc từng bước chân). Người thiền sinh tới gần và hỏi: Này bác, bác có biết gần đây chỉ mấy cây số thôi có một trung tâm của thầy Nhất Hạnh, một trung tâm thực tập chánh niệm không? Nếu bác muốn, tôi mời bác đến đó để thực tập với chúng tôi vì tôi thấy bác đang đọc cuốn sách của thầy chúng tôi, thầy Nhất Hạnh. Cuốn sách mà ông đang đọc đã sờn, rất cũ. Ông ta cám ơn rồi vẫn tiếp tục đọc. Cuối cùng người thiền sinh từ giã và nói rằng: Bác cho chúng cháu bên tên, họ và địa chỉ để có gì chúng tôi đem xe đến chở bác tới trung tâm thực tập. Anh nghĩ rằng ông già kia không có xe. Nhưng khi ông già lấy danh thiếp ra, người thiền sinh đó mới biết đó là Lawrenre Rocketfeller, nhà tỉ phú bậc nhất ở tiểu bang New York.

...
Trích dẫn

AnKhoa's Photo AnKhoa 09/03/2015

Với những Mệnh Thân dính Không vong, hoặc Vận đang Không vong, cơ chế "khuyết thiếu tâm linh" này đang mở rất rõ. Cho nên, nếu đủ hiểu biết, thì người sẽ dùng "Tâm linh bồi đắp tâm linh", con người sẽ được an ổn. Nếu quá vọng động, thì họ sẽ dùng những vật thay thế như tiền/quyền lực/danh vọng để bù đắp Tâm linh. Và đến khi họ có rất nhiều rồi, nhưng vẫn không thấy "được ân ổn, thấy đầy đủ", cho nên họ nghĩ rằng cần phải kiếm nhiều hơn nữa... Và bi kịch, bắt đầu từ đây.

Cách đây tầm 1 năm, trên báo chí có một bài báo nói về "Tại sao người lương thiện lại nghèo, người ác lại giàu" và có một bài trả lời rất dài. Nhưng tôi nghĩ rằng:

Giàu, vốn đã là một "sự trừng phạt" cho kẻ ác.

Cho nên, trong mọi vấn đề, cần nhìn sâu và xa hơn một chút. Thì vạn sự trong thiên hạ không có cái gì là không sáng tỏ được.
Trích dẫn


1 2 3