←  Vài Dòng Tản Mạn...

Tử Vi Lý Số :: Diễn đàn học thuật của người Việt

»

Kỷ niệm 40 năm ngày 30 tháng 4, 1975

Locked

Hoa Cái's Photo Hoa Cái 29/04/2015

Đây là 1 ngày mang ý nghĩa đặc sắc trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Có rất nhiều người xem đó là ngày quốc hận khi thân quyến của họ đã bị cầm tù, bị thanh toán trong những trại học tập cải tạo hay bỏ mình trên biển hay trên đường bộ xuyên qua Kampuchia (nữ nghệ sĩ danh tiếng Hồ Điệp chết mất xác khi bà băng rừng đi tìm tự do v.v...).

Nhưng với đa số người Việt còn lại trong nước thì đây là 1 ngày vinh quang đa'nh dâ'u đất nước thống nhất và không còn bị đế quốc Mỹ đô hộ !

Tôi xin trích đăng bài viết của nhân chứng lịch sử đã có tiếng nói minh định những thứ đúng sai khi tiếng súng chấm dứt vào ngày 30 tháng 4 cái năm lịch sử. Nên nhớ ông đó đã dám nói lên 1 phần sự thật đau buồn trong cái hào quang rực rỡ nhưng cũng mang lại rất nhiều nước mắt và tủi nhục cho những người thua trận.

Mong thời gian sẽ làm các thứ hàn gắn khi giới trẻ không chứng kiến cũng như không cảm nhận những thứ đau xót của 1 trận chiến huynh đệ tương tàn xem như 1 vết son tèm nhem trong lịch sử dân tộc Việt Nam - sẽ trở nên trung hoà và không đối xử phân biệt với thái độ người chiến thắng xem người thua như đối tượng đáng ghét đáng bị trù dập, cũng như người thua đã không thể tha thứ các tội ác của người có thế quyền áp đặt lên họ.

HC

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
(vnexpress.net)



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thứ ba, 28/4/2015 | 08:33 GMT+7

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Nguyên đại sứ Nguyễn Khắc Huỳnh: 'Đừng độc quyền yêu nước'

"Hoà hợp dân tộc là vấn đề tâm thức, không thể áp đặt được. Muốn hoà hợp phải chân thành, đừng bám lấy chuyện cũ, dám vượt qua chuyện cũ để chung sống", nguyên Đại sứ Nguyễn Khắc Huỳnh chia sẻ nhân 40 năm Ngày Thống nhất.
- Là thành viên phái đoàn Việt Nam Dân chủ cộng hoà tham gia đàm phán hiệp định Paris 1973, xin ông cho biết nội dung về hoà hợp dân tộc được đề cập như thế nào trong suốt quá trình này?
- Hội nghị Paris về Việt Nam là cuộc đấu tranh ngoại giao của nhân dân Việt Nam ở thủ đô nước Pháp, bắt đầu từ ngày 13/5/1968 và kết thúc vào ngày 27/1/1973. Đây là cuộc đàm phán tay đôi do Việt Nam chủ động đề xướng. Còn Mỹ, bị thất bại nặng nề nên chấp nhận thương lượng để tìm lối thoát danh dự. "Không nên coi những người có ý kiến trái chiều là chống đối, mà cần đồng thuận với họ để có ý kiến phản biện. Cần hết sức khiêm nhường, đừng độc quyền yêu nước, độc quyền lẽ phải - xem những ai không đồng tình với mình là không yêu nước", nguyên Đại sứ Nguyễn Khắc Huỳnh.
Thời kỳ đầu, tư tưởng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là buộc Mỹ rút, lập chính phủ liên hiệp đoàn kết toàn dân ở tất cả các lực lượng gồm cách mạng, đối địch và lực lượng thứ ba. Lúc này, hoàn toàn chưa có khái niệm hòa hợp dân tộc. Cuộc đàm phán diễn ra với cục diện "vừa đánh, vừa đàm", ở cả 3 mặt trận quân sự, chính trị và ngoại giao.
Cuộc đàm phán Paris diễn ra hơn 3 năm vẫn bế tắc. Năm 1972, Việt Nam đề ra đường lối tìm cách mở đường cho Mỹ rút với khẩu hiệu "Mỹ rút, Sài Gòn còn, miền Nam giữ nguyên trạng". Lúc này, phải liên kết các lực lượng miền Nam thì vấn đề hòa hợp dân tộc mới được đặt ra, đưa vào dự thảo Hiệp định và bàn kỹ.
Lúc đầu, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gọi là chính phủ liên hiệp ba thành phần, nhưng Mỹ không chấp nhận vì chính phủ mới có nghĩa là thủ tiêu Sài Gòn. Vì thế mới đổi thành "một chính quyền hòa hợp dân tộc" vì khi Mỹ rút, hai chính quyền sẽ song song tồn tại, cần thực hiện hòa hợp, hòa giải để tổ chức tổng tuyển cử. Tuy nhiên, Mỹ chỉ nhận rút quân chứ không đồng ý lập chính quyền, vì thế kết quả đàm phán là sẽ thành lập một hội đồng quốc gia hòa giải, hòa hợp dân tộc để tổ chức tổng tuyển cử và đôn đốc thi hành Hiệp định.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ông Nguyễn Khắc Huỳnh từng là thành viên đoàn đàm phán Paris từ khi bắt đầu cho đến khi Hiệp định được ký kết. Sau đó làm đại sứ Việt Nam tại Mozambique. Từ khi nghỉ hưu ông chuyên nghiên cứu về lịch sử ngoại giao nước nhà.Ảnh: Hoàng Thùy.
- Sau ngày 30/4/1975, Việt Nam thống nhất được đất nước, thế nhưng hàng chục nghìn người dân miền Nam lại rời bỏ quê hương. Đâu là lý do thưa ông?
- Năm 1998 tôi đi công tác ở Mỹ, họ sắp xếp một cuộc hội thảo về chiến tranh Việt Nam với sự tham dự của 1.000 sinh viên và hơn 100 giáo sư, trao đổi trong nhiều giờ tại Đại học Brown. Trong mấy chục câu hỏi sinh viên đưa lên có một câu với nội dung: "Thưa ngài, các ngài thuộc phe thắng lợi, đưa lại hoà bình cho đất nước theo như các ngài nói, nhưng tại sao khi các ngài vào Sài Gòn thì có hàng triệu người bỏ ra đi?".
Tôi đã trả lời rằng: Trong suốt thời gian chiến tranh, Mỹ và chính quyền Sài Gòn đều tuyên truyền rằng Cộng sản rất độc ác. Thế nên khi đất nước vừa thống nhất, chúng tôi vào tiếp quản, nhiều người dân miền nam đã quyết định ra đi. Ngoài ra, Việt Nam vốn là nước nghèo, khi Mỹ vào nền kinh tế phát triển hơn. Khi Mỹ rút đi, chúng tôi chưa thể đáp ứng ngay nhu cầu của một bộ phận. Cuối cùng, chúng tôi đánh nhau giỏi, nhưng vấn đề tranh thủ lòng dân lại chưa tốt. Sau ngày 30/4/1975, rất nhiều người ra đi, nhưng dù họ đi đâu cũng vẫn là công dân Việt Nam. Chúng tôi luôn khuyến khích họ liên lạc, về thăm hay trở về quê hương.
- Hòa hợp dân tộc, hòa hợp 2 miền Nam - Bắc được nhà nước thực hiện như thế nào sau ngày thống nhất?
- Khi vào tiếp quản Sài Gòn, ông Trần Văn Trà, Chủ tịch Ủy ban Quân quản Sài Gòn - Gia Định đã nói không nên coi ai thắng ai thua. Bởi đây là chiến thắng của dân tộc, của sự nghiệp độc lập. Chủ tịch UBND TP H.C.M lúc đó, ông Võ Văn Kiệt cũngcho rằng người của cả hai bên hiện diện trong hàng vạn gia đình nên phải thực hiện hoà hợp dân tộc. Bởi vậy, nhiều người thuộc lực lượng thứ ba đã được giữ lại, những nhân vật cao cấp thuộc chính quyền cũ đều được tự do...
Nhưng tinh thần đó không được mở rộng, phổ biến rộng rãi nên một số lãnh đạo đã phạm sai lầm, nhiều cái sai của miền Bắc lại được áp dụng vào miền Nam...
Hầu hết những sai lầm này đều do tư tưởng kẻ thắng người thua. Nếu như đặt lợi ích dân tộc lên trên thì sẽ ít sai lầm. Gần đây, việc hòa hợp dân tộc đã được chú trọng hơn.
- Vậy theo ông, đâu là yếu tố quan trọng nhất để thực hiện hoà hợp dân tộc?
- Hoà hợp dân tộc là truyền thống của nhân dân ta. Phật hoàng Trần Nhân Tông khi có danh sách người làm tay sai cho quân Mông đã mang đi đốt. Đó là tư tưởng hoà hợp dân tộc, độ nhân độ lượng cần phải học hỏi.
Hoà hợp dân tộc là vấn đề tâm thức, lối sống, văn hoá, không thể áp đặt được. Muốn hoà hợp dân tộc phải chân thành, đừng bám lấy chuyện cũ, dám vượt qua chuyện cũ để chung sống. Người cầm quyền cần phải có chính sách, thái độ ứng xử, đường lối đúng, như vậy mới tranh thủ được hoà hợp.
Hiện nay, ta kêu gọi đoàn kết xây dựng đất nước, nhưng khẩu hiệu rộng quá, phải tìm khái niệm hẹp hơn. Cái cần nhất bây giờ làChính quyền phải làm sao tập hợp được những trí thức lớn, tranh thủ đồng thuận, lắng nghe phản biện, tranh luận. Đồng thuận không mới nhưng lúc này càng cần phải làm, phải tranh thủ. Muốn đồng thuận phải tư duy mới, những gì trở ngại cho đồng thuận thì phải sửa.
Không nên coi những người có ý kiến trái chiều là chống đối, mà cần đồng thuận với họ để có ý kiến phản biện. Cần hết sức khiêm nhường, đừng độc quyền yêu nước, độc quyền lẽ phải - xem những ai không đồng tình với mình là không yêu nước.
Cần phải khẳng định rằng, tất cả người Việt ở nước ngoài đều là một bộ phận của dân tộc, vì vậy không chia ra Việt kiều yêu nước, nói vậy thì bộ phận còn lại là không yêu nước hay sao?
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân:
[color=rgb(0,0,0)]"Việc chia thành 2 phe trong một đất nước trong thời chiến là điều không ai mong muốn, nhưng đó là thực tế lịch sử. Từ năm 1946, khi chúng ta giành chính quyền sau cách mạng tháng Tám có những người đứng ở bên phía Pháp, nhưng Hồ Chủ tịch đã nói: 'Tôi khuyên đồng bào đoàn kết chặt chẽ và rộng rãi, 5 ngón tay cũng có ngón ngắn ngón dài, nhưng ngắn dài đều hợp ở nơi bàn tay, trong mấy triệu người cũng có người thế này thế khác. Nhưng thế này hay thế khác đều dòng dõi của tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng, đại độ, ta phải nhận rằng đã là con Lạc cháu Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc. Đối với những đồng bào lạc lối lầm đường ta phải lấy tinh thân ái mà cảm hóa họ, có như thế mới thành đoàn kết. Có đại đoàn kết thì tương lai chắc chắn vẻ vang'.[/color]
Tôi nghĩ rằng cách nhìn của Bác, lời dạy của Bác từ đó đến nay đã thấm trong lãnh đạo Việt Nam qua các thời kỳ cũng như nhân dân trong cả nước. Cho dù có lúc đứng đối diện với nhau, cho dù có những khi đã chĩa súng vào nhau, dù mỗi bên đều đã mất mát người thân của mình nhưng nhớ lại lời dạy của Bác thì chúng ta đều một gốc cả, đều là con cháu vua Hùng, đều có lòng yêu nước. Bác Hồ nói rất hay "ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc", đó chính là điểm tựa của chúng ta để cùng hướng về quê hương.
Sửa bởi Hoa Cái: 29/04/2015 - 08:47
Trích dẫn

nhatquanq1's Photo nhatquanq1 29/04/2015

Chủ tịch mttq phát biểu hay, không thấy có tài liệu gì trên truyền hình. Đúng là khí chất của một thầy giáo lịch sử.
Trích dẫn

hoamap's Photo hoamap 29/04/2015

30/4 cháu thấy, phải nhìn lịch sử 2 mặt có dc ,có mất như vậy mới khiến giới trẻ nể trọng công lao của cha ô, chứ cứ ta thắng địch thua, đến giáo viên cũng không mặn mà để dạy
Trích dẫn

PMK's Photo PMK 29/04/2015

Tất cả chúng ta đều là người Việt. Chiến thắng này là của toàn dân tộc Việt Nam. Thua chỉ có Mỹ và những ai mất gốc coi Mỹ là mẫu quốc. Lớp trẻ chúng tôi tuy sinh ra sau chiến tranh, nhưng chứng kiến những nấm mồ liệt sĩ san sát ở nghĩa trang, những phận người quằn quại đau đớn vì chất độc màu da cam của Mỹ, chúng tôi cảm nhận được sâu sắc giá trị của hòa bình, của độc lập tự do. Chắc chắn sẽ có người bảo Việt Nam hiện tại làm gì có tự do, nhưng họ quên tự đặt ra câu hỏi rằng tại sao ngày xưa chế độ cũ không cho cộng sản tự do hoạt động mà lùng diệt ráo riết thế? Nếu như không thể trả lời được câu hỏi đó thì làm ơn đừng lôi hai chữ tự do ra làm chiêu bài lừa bịp những người thiếu hiểu biết, làm ơn dừng ngay việc chọc gậy bánh xe.
Tôi tin tưởng những người thực sự có tấm lòng ái quốc sẽ có những hành động góp ý xây dựng chân thành như bác Hoa Cái đây. Bỏ qua tất cả những cái không vừa ý của cá nhân, cùng xây dựng đất nước, vì tương lai của toàn dân tộc.
Trích dẫn

PMK's Photo PMK 29/04/2015

Mọi người có để ý không? Lễ 30.4 năm nay, trên truyền thông hầu như là những bài viết với mục tiêu hòa hợp dân tộc, khác hẳn với những năm trước thường nhấn mạnh vào chiến thắng.
Rồi đây sẽ có những diễn đàn phản biện của trí thức đối với các chính sách của Nhà nước. Việc thi tuyển lãnh đạo, bầu cử đại biểu quốc hội và hội đồng nhân dân chắc chắn cũng sẽ thay đổi theo hướng tích cực dân chủ ...
Quan sát các động thái trên, tôi tin chắc trong bộ máy nhà nước hiện nay đang tồn tại những cái đầu trí tuệ cùng với tấm lòng vì dân vì nước thực sự.
Sửa bởi PMK: 29/04/2015 - 12:43
Trích dẫn

PMK's Photo PMK 29/04/2015

Thưa Ban quản trị, bác Hoa Cái và các cô bác anh chị em,
Tất cả chúng ta cùng một tổ tiên. Lịch sử dân tộc mấy nghìn năm hầu như toàn đau thương và chiến loạn. Tình trạng loạn sứ quân và giang sơn chia cắt xảy ra như cơm bữa. Kết cục là mẹ Việt Nam nghèo khó chẳng được một ngày yên, lại đau lòng đẫm nước mắt mà nhìn các con mình nồi da nấu thịt. Thương thay!
Nay chính quyền đương đại chủ trương hòa hợp dân tộc rất đúng đắn tốt đẹp. Diễn đàn chúng ta nên chăng cũng hòa vào sự chuyển mình của cả dân tộc bằng hành động, cụ thể như bỏ ngay cái thiết kế cài đặt mỗi khi gõ Hồ Chí Minh thì nó ra H-C-M đầy sỉ nhục, xúc phạm, miệt thị?

Kính cẩn và hồi hộp chờ mong sự hồi đáp của Ban quản trị, bác Hoa Cái và các cô bác anh chị em.
Sửa bởi PMK: 29/04/2015 - 13:27
Trích dẫn

TanMinh's Photo TanMinh 29/04/2015

Xin hỏi PMK " lớp trẻ chúng tôi " ở đây là ai vậy ? PMK lấy tư cách gì để đại diện cho lớp trẻ ? Có thật sự bạn trẻ nào cũng nghĩ như PMK không ?
Còn các câu hỏi PMK đặt ra đại loại như " tại sao ngày xưa chế độ cũ không cho cộng sản tự do hoạt động mà lùng diệt ráo riết thế? " thì PMK hãy đặt vào bối cảnh lịch sử để tìm câu trả lời chứ đừng hỏi một cách đơn giản như vậy.
Hỏi vậy tức là PMK thừa nhận hiện tại ko có tự do chăng ? hay là PMK bao biện chính quyền ngày xưa cũng như chính quyền bây giờ chứ có hơn gì đâu mà kêu ca ?
Vài lời đóng góp với PMK !

Sửa bởi TanMinh: 29/04/2015 - 15:13
Trích dẫn

vibinh's Photo vibinh 29/04/2015

PMK

Một hình thức câu giờ thôi - xu hướng thì không thể cưỡng lại được - nhưng người ta câu giờ cho con cháu chắt chút chit của họ thành tỷ phú USD đã
Trích dẫn

name's Photo name 29/04/2015

Sự hòa hợp dân tộc:

Khi nói đến sự hòa hợp tức là nói đến 2 đối tượng.
Cuộc chiến 1954-1975 chung cuộc:
Bắc Việt (dưới sự hậu thuẫn Liên xô, Trung quốc, phe XHCN) thắng - 30/04 kỷ niệm ngày đại thắng
Nam Việt (dưới sự hậu thuẫn Mỹ, Đồng minh, phe TBCN) thua - 30/04 kỷ niệm ngày quốc hận

Có phe thắng, phe thua nhưng chung quy lại toàn bộ dân tộc, đất nước Việt Nam đã thua và hậu quả vẫn còn tồn tại đến ngày nay.

Và theo ý kiến của tôi thì nếu đúng với tinh thần hòa hợp dân tộc thật sự thì ngày 30/4 không nên coi là ngày đại thắng hay ngày quốc hận mà nên coi ngày 30/4 là ngày kỷ niệm kết thúc cuộc nội chiến, chấm dứt cảnh "nồi da nấu thịt"

Chưa nói vấn đề gì xa xôi, nếu ngay cả điều trên không làm được thì cả 2 phe đừng mở mồm nói chúng tôi thực sự muốn hòa hợp. Còn nếu làm được thì có lẽ đây là 1 bước tiến lớn cho dân tộc Việt Nam.
Trích dẫn

TRANDINHLONG's Photo TRANDINHLONG 29/04/2015

1 topic chẳng có ý nghĩa gì?
Trích dẫn
Locked