←  Tử Bình

Tử Vi Lý Số :: Diễn đàn học thuật của người Việt

»

Chân Mệnh Thiên Tử: hãy giúp phân biệt

VULONG777's Photo VULONG777 20/09/2015

 Khokhao, on 13/09/2015 - 06:46, said:

Chào VuLong!
Tứ xung 1, Hội Phương 2, Hợp cục 3, Tam hình 4, Tương xung 5, Bán hợp 6, Tương hình 7, Lục hợp 8, Lục hại 9, Phá 10
Mình đã tra ra rôi nó nằm trong một cuốn sách cũ của một người TQ scan lên, sau đó mình photo để lại. Về sau lại thấy trong cuốn Nghiên cứu tinh mệnh học của Nguyễn Anh Vũ. Cuốn tinh mệnh học của Nguyễn Anh Vũ là gần nhất mà tự nhiên quên. Chắc đang vĩ cuồn với sách Tàu rồi haha.

10 tính chất được KhoKhao liệt kê ở trên có thể gộm lại thành 3 tính chất cơ bản xây dựng lên môn Tử Bình như sau:

1 - Tính chất Sinh và Khắc : "Tứ xung 1, Tương xung 5".
2 - Tính chất Hợp : "Hội Phương 2, Hợp cục 3, Bán hợp 6, Lục hợp 8".
3 - Tính chất Hình và hại : "Tam hình 4, Tương hình 7, Lục hại 9".

Riêng với tính chất "Phá 10" thì tôi không biết xếp nó vào dạng nào (vì tôi chưa bao giờ sử dụng đến nó) ?

Nói chung 3 tính chất cơ bản xây dựng nên môn Tử Bình này thì ai ai nghiên cứu Tử Bình đều biết nhưng để áp dụng chúng vào luận đoán thì hầu như tất cả các cao thủ Tử Bình từ Cổ cho đến Kim nếu chỉ học qua các "Sách Hàng Chợ" đều sai. Những cái sai mang tính cơ bản là họ đã không đưa ra được lý thuyết để áp dụng chúng vào các ví dụ trong thực tế. Cụ thể như:

a - Với tính chất Khắc của ngũ hành, họ thường cho rằng khắc xa hay gần hoặc trực tiếp giữa các Can Chi trong Tứ Trụ với nhau là như nhau.
b - Với tính chất Hợp cũng vậy, họ muốn cho các Can hay các Chi nào hợp thì luận hợp còn không muốn cho hợp thì luận chúng không hợp.
c - Giữa tính chất Khắc và Hợp tạo lên tính tranh phá hợp giữa các địa chi với nhau cũng vậy, khi nào hợp phá được xung còn khi nào xung phá được hợp đều là do họ thích chứ không phải theo một quy tắc nhất định nào cả.
d - Với tính Hình Hại thì riêng với cuốn “Trích Thiên Tủy“ tác giả đã loại nó ra khỏi môn Tử Bình.

Vậy thì với những sai lầm trầm trọng này liệu có một phương pháp luận nào như: “Vượng Suy Pháp“, “Cách Cục Pháp“, “Manh Phái“….. có thể luận đúng được hay không ?
Sửa bởi VULONG777: 20/09/2015 - 04:56
Trích dẫn

Khokhao's Photo Khokhao 07/10/2015

 ThichNguNgay, on 17/09/2015 - 12:08, said:

Mặc dù không thích cách nói chuyện trắng trợn của thầy vulong , nhưng đúng là gừng càng già càng cay . Sách nói thân nhược không ngậm được tài quan , rồi nào là muốn giàu thì tài thông , mệnh phú quý phải đủ tài quan ấn thực ...vv . Không phải là họ viết bậy , mà là viết thiếu , viết ít ỏi tới mức đáng giận . Nó tuỳ thuộc vào ngũ hành , nó rất đơn giản nhưng không thể luận chết , vì bát tự vốn là ngũ hành . Tôi có qua mục tử vi đọc bài chân mệnh đế vương của alexphong . Không biết lấy ý tưởng ở đâu nhưng về nguyên lý thì khá giống tử bình , mệnh tốt trước cần phải thành cách cục rõ ràng , ít nhất một vài thứ cần phải có căn hay toạ căn , rồi sau đó mới xét quan hệ phối chiếu , dạo qua một lượt , thấy một số bạn vẫn còn loay hoay dùng can chi đại vận như thế nào . Nhìn đại vận thấy mỗi can hay mỗi chi, đại vận là sự luân chuyển của cả bát tự qua các thời kỳ chứ không của riêng gì nhật can hay dụng thần . Đường còn xa và gập ghềnh quá ...
Nếu bạn biết đại vận là một hoàn cảnh của bát tự một người trải qua thì cứ mạnh dạn mà tiến và sẽ hiểu sao mà người xưa nói thương quan thương tận là phục Cái phúc đó có nghĩa là Phúc ẩn hay phúc gì, đại nạn không chết tất có hậu phúc, hay phúc sống lâu đời gặp nạn vẫn qua dc(như sao Thiên Lương). Làm sao biết người đó có Phúc, làm sao nhìn người đó biết Phúc họ dày, mắt thường không nhìn dc. Đọc sách thì thấy và tìm hiểu về một cái Phúc thật khó nên đem cách cục này ra để xem coi và nghiệm để tìm chữ "Phúc"
Trích dẫn