←  Tử Bình

Tử Vi Lý Số :: Diễn đàn học thuật của người Việt

»

Cách tính giờ sinh theo mùa, chênh lệch th...

nguyenhuyen2010's Photo nguyenhuyen2010 22/07/2016

Các bác, các anh cho em hỏi về cách tính giờ sinh theo tác giả Dương Công Hầu, của bộ Diễn Cầm Tam Thế và cách tính thông thường thì nên dùng cách nào trong tứ trụ ạ:
1. Giờ tính theo tháng âm:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



2. Cách tính thông thường:
Sinh từ: 23h00 - 01h00: Giờ Tý
01h00 - 03h00: Giờ Sửu
03h00 - 05h00: Giờ Dần
05h00 - 07h00: Giờ Mão
07h00 - 09h00: Giờ Thìn
09h00 - 11h00: Giờ Tỵ
11h00 - 13h00: Giờ Ngọ
13h00 - 15h00: Giờ Mùi
15h00 - 17h00: Giờ Thân
17h00 - 19h00: Giờ Dậu
19h00 - 21h00: Giờ Tuất
21h00 - 23h00: Giờ Hợi
Em băn khoăn ko biết nên theo cách nào, mong các bác, các anh chỉ giúp em. Em xin chân thành cám ơn ạ!
Sửa bởi nguyenhuyen2010: 22/07/2016 - 08:34
Trích dẫn

hieuthuyloi's Photo hieuthuyloi 22/07/2016

cách xác định giờ sinh như trên là bậy bạ, chỉ có tính lý thuyết, không đúng trên thực tế

lý do: Mặt trời là bất biến (cố định) dùng làm quy chiếu chuẩn, bát tự và thời vận được định theo bất biến
Trích dẫn

Người H'Mông's Photo Người H'Mông 22/07/2016

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

hieuthuyloi, on 22/07/2016 - 11:24, said:

cách xác định giờ sinh như trên là bậy bạ, chỉ có tính lý thuyết, không đúng trên thực tế

lý do: Mặt trời là bất biến (cố định) dùng làm quy chiếu chuẩn, bát tự và thời vận được định theo bất biến

Tôi thì không nghĩ như vậy !

Mặt trời cũng dịch chuyển trong dải ngân hà chứ không đứng im 1 chỗ.

Để xảy ra hiện tượng thời gian dịch chuyển thành đơn vị năm, tháng, ngày đêm rồi chia ra gần 24h / 1 ngày thì là do chuyển động tự quay theo trục của trái và trái đất quay xung quanh mặt trời. Nếu chỉ xét tương quan trái đất với mặt trời này thì tạm coi mặt trời bất biến cố định cũng được.

Nhưng trái đất nghiêng 23,4 độ nên sinh ra 4 mùa, quỹ đạo trái đất hình e líp nên mỗi mùa mặt trời lặn mọc sớm muộn có khác nhau nên giờ giấc cũng xê dịch đi 1 tí.

Trên diễn đàn nhiều khi các cao thủ chỉ thỉnh thoảng bật mí 1 chút, gọi là nhỡ miệng làm rò rỉ bí kiếp. Nếu tinh ý thì bạn chủ thớt có thể phát hiện ra thầy @Quách Ngọc Bội có 1 bài về cách tính giờ can chi chính xác theo lịch Hồ Ngọc Đức.

Vì vậy, theo tôi thì chủ thớt nên kiên nhẫn, chịu đựng để hàng ngày duy trì thói quen đọc các bài viết của mọi người trên diễn đàn này (đa số các bài toàn là dở hơi chửi bới nhau).

Nhưng đôi khi vào 1 ngày đẹp giời nào đó chẳng may đọc được 1 mẩu ngắn có giá trị thì bằng công sức bỏ ra đọc sách 10 năm.
Sửa bởi nguoiHmong: 22/07/2016 - 12:33
Trích dẫn

nguyenhuyen2010's Photo nguyenhuyen2010 22/07/2016

Anh hieuthuyloi cho em hỏi nếu vậy thì nên tính theo cách thông thường ko căn cứ vào tháng âm lịch phải ko ạ?
Trích dẫn

hieuthuyloi's Photo hieuthuyloi 22/07/2016

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

nguyenhuyen2010, on 22/07/2016 - 12:17, said:

Anh hieuthuyloi cho em hỏi nếu vậy thì nên tính theo cách thông thường ko căn cứ vào tháng âm lịch phải ko ạ?

căn cứ vào tiết khí, vào mục ngày giờ sóc và tiết khí của hồ ngọc đức

ví dụ 2016, lập xuân ngày 04/2/2016 lúc 16h 46 phút

nghĩa là em nào sinh vào lúc 15h ngày 04/2/2016 vẫn là năm cũ

năm cũ: ất mùi / kỷ sửu / bính thìn / bính thân

năm mới: bính thân / canh dần / bính thìn / đinh dậu
Trích dẫn

tiachop007's Photo tiachop007 22/07/2016

Nói chung muốn tính chính xác giờ theo thiên văn thì phải dựa vào lúc mặt trời đúng đỉnh đầu tại nơi (địa phương) cần xác định Tứ Trụ đó là giữa giờ Ngọ.

Ví dụ giờ Hà Nội tại tháng X ở múi giờ Y mặt trời đúng đỉnh đầu là 12,00' chẳng hạn nhưng ở bên Lào cũng vẫn trong múi giờ Y nhưng mặt trời đúng đỉnh đầu không thể là 12,00' như ở Hà Nội được mà nó phải sai lệnh đi một số phút nào đó, và số phút sai lệch này càng nhiều khi càng xa Hà Nội theo phương Đông Tây. Cho nên muốn xác định Tứ Trụ có giờ sinh chính xác theo giờ thiên văn thì phải căn cứ vào lúc mặt trời đúng đỉnh đầu tại nơi sinh để xác định đó mới chính là giữa của giờ Ngọ.

Nhưng theo thực tế cho biết thì giờ khe không thể được quyết định bởi giây phút, tích tắc giao điểm của điểm giữa giờ Ngọ này được mà nó có thể dao động tới 30' trước hay sau cái thời điểm đúng giữa Ngọ đó. Bằng chứng là Vân Từ sinh sau giờ khe tới 20' mà các sự kiện đã diễn ra trong thực tế lại phù hợp với giờ trước của giờ khe này nên phải lấy giờ sinh trước giờ khe đó.

Do vậy không nên quá coi trọng giờ giữa trưa tại nơi sinh lệch đi bao nhiêu phút so với cách tính thông thường mà hãy cộng trừ 30' so với giờ tính thông thường. Nếu thấy nó thuộc 1 giờ thì lấy giờ sinh đó còn nếu nó thuộc 2 giờ khác nhau thì đành phải kiểm nghiệm những gì đã xẩy ra trong thực tế của người đó xem nó phù hợp với giờ nào thì giờ đó chính là giờ sinh của người có Tứ Trụ đó.
Sửa bởi tiachop007: 22/07/2016 - 15:32
Trích dẫn

Người H'Mông's Photo Người H'Mông 22/07/2016

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

tiachop007, on 22/07/2016 - 15:25, said:

Nói chung muốn tính chính xác giờ theo thiên văn thì phải dựa vào lúc mặt trời đúng đỉnh đầu tại nơi (địa phương) cần xác định Tứ Trụ đó là giữa giờ Ngọ.

Ví dụ giờ Hà Nội tại tháng X ở múi giờ Y mặt trời đúng đỉnh đầu là 12,00' chẳng hạn nhưng ở bên Lào cũng vẫn trong múi giờ Y nhưng mặt trời đúng đỉnh đầu không thể là 12,00' như ở Hà Nội được mà nó phải sai lệnh đi một số phút nào đó, và số phút sai lệch này càng nhiều khi càng xa Hà Nội theo phương Đông Tây. Cho nên muốn xác định Tứ Trụ có giờ sinh chính xác theo giờ thiên văn thì phải căn cứ vào lúc mặt trời đúng đỉnh đầu tại nơi sinh để xác định đó mới chính là giữa của giờ Ngọ.

Những điều bác nói trên, nếu theo phương pháp của @Quách Ngọc Bội thì tính toán rất đơn giản, cho ra kết quả chính xác đến từng phút là tại 1 địa điểm nào đó trên địa cầu vào 1 ngày nào đó muốn xem thì 12 giờ can chi bắt đầu từ khi nào, kết thúc lúc nào theo bất cứ múi giờ nào cần quy đổi.

Cho nên, Hà Nội và Viêng Chăn tuy cùng múi giờ GMT+7 nhưng tọa độ khác nhau thì kết quả cũng khác nhau. Ngay giữa Hà Nội và Hải Phòng rất gần nhau (~100km theo hướng đông tây) cũng đã chênh nhau dăm ba phút rồi.

Công cụ rất đơn giản, chỉ cần:

1. Vào 1 trang web xác định được tọa độ nơi cần xem, tính ra kinh độ vĩ độ là bao nhiêu.

2. Và 1 file lịch java của Hồ Ngọc Đức có dung lượng chưa tới 1 MB (chính xác là 96,0 KB). Nhập tọa độ trên vào là ra ngay kết quả.

Còn những phần sau bác viết là kinh nghiệm quý báu của bác, tôi không dám bàn.
Sửa bởi nguoiHmong: 22/07/2016 - 16:26
Trích dẫn