←  Mệnh Lý Tổng Quát

Tử Vi Lý Số :: Diễn đàn học thuật của người Việt

»

Giáo sư Phạm Kế Viêm có nhầm hay không?

thanhkhe's Photo thanhkhe 25/03/2018

Chào mọi người,

Minh xem bài viết của giáo sư Phạm Kế Viêm, người nổi tiếng về tử vi lâu nay tại trang sau:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Trong đó có nhiều chỗ mình không biết giáo sư đã sai, hay hiểu biết mình chưa tới, đơn cử như đoạn:

Tam Tai + Năm Xung + Thiên Không + Kình Đà + La Hầu: 28 (Tân Mão: Thiên khắc Địa xung + khắc xuất), 64 (Đinh Mão: Địa xung + khắc nhập).

Chỗ thắc mắc: Tuổi Giáp Tý gặp năm Tân Mão, thì Tý và Mão không hề xung nhau, thì làm sao có thể gọi là Địa Xung được (mặc dù có thiên khắc là Tân kim khắc Giáp mộc), tương tự như vậy thì gặp năm Đinh Mão cũng không thể gọi là Địa xung được.

Những đoạn như trên có rất nhiều trong bài viết, xin được mọi người chỉ giáo. Mình chân thành cảm ơn.
Trích dẫn

vietnamconcrete's Photo vietnamconcrete 25/03/2018

Ở đây ông Phạm Kế Viên xét 3 yếu tố: Can, Chi và Nạp âm

TUỔI GIÁP TÝ
Tam Tai + Năm Xung + Thiên Không + Kình Đà + La Hầu: 28 (Tân Mão: Thiên khắc Địa xung + khắc xuất), 64 (Đinh Mão: Địa xung + khắc nhập).
  • Can: can tuổi Giáp bị can năm Tân khắc gọi là Thiên khắc
  • năm Mão với tuổi Tý là tương hình - gọi là xung tuy không đúng, nhưng cũng có ý nghĩa xấu tương đương
  • tuổi Giáp Tý là mạng Kim, năm Tân Mão nạp âm Mộc vậy là khắc xuất.
Trích dẫn

thanhkhe's Photo thanhkhe 25/03/2018

Cám ơn vietnamconcrete nhiều,

Mình có thấy ở dưới những đoạn như sau (Trong tuổi Giáp Tý)

91 (Giáp Ngọ: Địa xung + cùng hành).
82 (Ất Dậu: Địa xung + sinh xuất).

Theo cách ghi như vậy, mình hiểu là xung ở đây nghĩa là nằm trong nhóm tứ hành xung (Tý Ngọ Mão Dậu) chứ không phải là địa chi tương hình (Tý-Mão), nhưng cách hiểu Thiên khắc địa xung như từ trước giờ thì hành thiên can phải khắc và địa chi phải xung, cụ thể ở đây chỉ có duy nhất Ngọ là xung với Tý. Nhưng ghi như vậy có sai chăng, mình thấy chưa có sách vở nào định nghĩa địa xung như vậy cả.
Trích dẫn

vietnamconcrete's Photo vietnamconcrete 25/03/2018

Về khái niệm hình hại xung phá cũng có nhiều cách hiểu khác nhau. Những người nghiên cứu Lục nhâm phân biệt từng trường hợp rất rõ ràng mạch lạc. Còn các môn khác có thể lại không kỹ tính về vấn đề này. Hoặc giả tác giả quen miệng nói là "xung" nhưng trong thực tế là quan hệ khác với xung. Ở trong trường hợp này, hễ năm sinh không hòa thuận với năm đang xem xét thì đại khái là bất lợi, xung thì hay bị hao phá, hình thì hay bị phạt, phá thì hay đổ vỡ đổi mới, hại thì hay ghen ghét...

Đại khái là tác giả không cần phải phân biệt rõ, nói tóm tắt là xung. Chứ còn trình bày cho rõ ra thì sẽ không ngắn gọn được theo mạch văn của tác giả. Trong sách cổ thường lời lẽ ngắn gọn, người đọc phải từ 1 suy thành 3 (thậm chí nhiều hơn), cho nên ta có thể đọc và hiểu thoát ý.
Trích dẫn