←  Linh Tinh

Tử Vi Lý Số :: Diễn đàn học thuật của người Việt

»

Càn tạc đồ



1 2

qbui21's Photo qbui21 18/03/2019

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi qbui21: 18/03/2019 - 23:52
Trích dẫn

qbui21's Photo qbui21 20/03/2019

Dịch vĩ là thư tịch lông cánh của Dịch kinh nay đã thất truyền. Trịnh Huyền đời Hán tiến hành chú thích sửa sang, đối với thiên nổi tiếng Càn tạc độ của sách này và lưu truyền đến ngày nay, trở thành một trong những thập dực của Dịch truyện, nói lên giá trị của Dịch vĩ – Càn tạc độ và Dịch vĩ – Càn khôn tạc độ.
Sửa bởi qbui21: 20/03/2019 - 10:47
Trích dẫn

qbui21's Photo qbui21 27/03/2019

Dịch vĩ cũng là phái tượng số học là đại diện của phái dịch học tượng số mà Càn tạc độ lại là tinh túy của Dịch vĩ. Dịch vĩ xuất hiện ở thời Tây Hán bao gồm Càn tạc độ, Càn khôn tạc độ, Kê lãm đồ, Thông quái nghiệm, Thị loại mưu, Khôn linh đồ, ảnh hưởng lớn nhất đối với Đông y học là Càn tạc độ, Càn khôn tạc độ trên cơ bản bắt nguồn từ “Kinh thị Dịch truyện”, nó ảnh hưởng cực kì sâu sắc đối với Đông y học.
Trích dẫn

qbui21's Photo qbui21 27/03/2019

Càn tạc độ đặc biệt chú trọng “dịch” của Chu dịch và giải thích có 3 nghĩa, tức”giản dịch, biến dịch và bất dịch.” Nguyên văn: “Khổng Tử nói: Kinh Dịch là giản dịch, biến dịch, bất dịch.”, xây dựng nghĩa “bất dịch” để bổ sung đối với “biến dịch” và “giản dịch” của Chu Dịch, làm cho “bất dịch” và “giản dịch” trở thành tượng trưng sự đối lập thống nhất của động và tĩnh, có ý nghĩa gợi mở đối với động và tĩnh của quan niệm cân bằng chỉnh thể và cân bằng của trạng thái hoạt động Đông y. “Bất dịch” của Càn tạc đồ thể hiện “biến dịch” là tuyệt đối, “bất dịch” là tương đối, “biến dịch” và “bất dịch” là một thể thống nhất của sự đối lập, là sự phát triển đối với vũ trụ quan Chu dịch, có ảnh hưởng nhất định đối với lý luận nhịp nhàng cân đối của bảy thiên Vận khí trong Nội kinh.
Trích dẫn

qbui21's Photo qbui21 29/03/2019

Sách Tố Vấn – Khí giao biến đại luận viết: “Tác dụng về khí của ngũ vận như sự thăng bằng, nếu thái quá thì phải ức chế, bất cập thì phải hỗ trợ, khí hóa bình thường thì có cảm ứng bình thường, khí hóa khác thường thì phải làm cho nó trở lại bình thường.”, nói lên giới tự nhiên tồn tại hiện tượng thăng bằng. Quan niệm thăng bằng của Nội kinh là cân bằng của trạng thái động, cân bằng của sự phát triển, không chỉ khí hóa của giới tự nhiên duy trì cân bằng tương đối mà tạng khí bên trong cơ thể cũng duy trì cân bằng, nhịp nhàng cân đối tương đối như vậy, đây là một qui luật của tự nhiên, ở ý nghĩa quan trọng của thăng bằng trong lý luận Đông y, vì vậy tác giả cho rằng: quan niệm cân bằng xếp song song với quan niệm chỉnh thể, quan niệm trạng thái động, cho nên tư tưởng lập luận Đông y – quan niệm vận động vĩnh hằng chỉnh thể phải là quan niệm trạng thái động thăng bằng chỉnh thể mới là toàn diện.
Trích dẫn

qbui21's Photo qbui21 29/03/2019

Tổng kết lại, bỏ qua những vấn đề quá mức phức tạp, mọi sự vật đều có quy luật chung để có thể trừu tượng hóa (gọi là giản dịch), nhưng luôn có sự biến đổi(biến dịch), và có thể tìm ra được quy tắc rõ ràng và đơn giản (bất dịch).
Sửa bởi qbui21: 29/03/2019 - 13:34
Trích dẫn

qbui21's Photo qbui21 29/03/2019

Cửu cung theo di vật khảo cổ lăng mộ nhà Hán ở Phụ Dương, Cửu cung chiêm bàn chứng tỏ cửu cung đã có từ thời Hán. Trong Càn tạc đồ có ghi chép chính xác rõ ràng về sơ đồ Cửu cung.
Sửa bởi qbui21: 29/03/2019 - 14:09
Trích dẫn

qbui21's Photo qbui21 29/03/2019

Trịnh Huyền chú thích: “Một âm một dương của Dịch hợp lại bằng 15 gọi là đạo,… cho nên Thái nhất lấy số của nó vận hành 9 cung, 4 hướng 4 góc cộng lại đều bằng 15.”. Ở đây có thể hiểu, ta lấy tổng theo lạc thư, được tổng bằng 15.
“Thái nhất là tên sao Bắc đẩu, chỗ nó ở là Thái nhất, thường vận hành giữa mặt trời, sao Bát quái, gọi là Thiên nhất, hoặc gọi Thái nhất, xuất nhập đi nghỉ ở trong và ngoài của cung Tử,… 4 hướng 4 góc lấy 8 quẻ để ở, cho nên cũng gọi nó là cung…
Trích dẫn

qbui21's Photo qbui21 29/03/2019

Thái nhất đi xuống cung của Bát quái, cứ mỗi lần 4 cung là vào ở giữa, ở giữa là chỗ của sao Bắc cực, cho nên gọi nó là Cửu cung.”, trình bày Cửu cung là lấy sao Bắc cực (Thái nhất) làm chuẩn, hợp Bát quái, thiên văn, lịch pháp thành một thể. Trịnh Huyền còn chú thích: “Số của trời hầu như dùng dương để xuất, dùng âm để nhập, dương khởi ở Tý, âm khởi ở Ngọ, Thái cực vận hành cửu cung bắt đầu từ cung Khảm”, chỉ ra quan hệ cửu cung với phương vị, tiết khí và liên hệ với âm dương tiêu trưởng.
Trích dẫn

qbui21's Photo qbui21 29/03/2019

Thuyết sơ đồ phương vị Càn tạc đồ, phương vị Bát quái phối hợp Bát quái với tiết khí 12 tháng, như “quẻ Chấn sinh vật, ở phương Đông, ứng với tháng 2; quẻ Tốn tản vật, ở Đông Nam, vị trí tháng tư; quẻ Ly nuôi trưởng vật, ở phương Nam, vị trí ở tháng 5; quẻ Khôn nuôi dưỡng vật, ở hướng Tây Nam, vị trí ở tháng 6; quẻ Đoài thu, ở phương Tây, vị trí ở tháng 8; quẻ Càn tước đoạt vật, ở hướng Tây Bắc, vị trí ở tháng 10; quẻ Khảm giấu cất vật, ở phương Bắc, vị trí ở tháng 11, quẻ Cấn kết thúc và mở đầu trở lại cho vật, ở phương Đông Bắc, vị trí ở tháng 12. Khí của Bát quái hết vòng thì 4 phương 4 hướng phân rõ, đầy đủ đạo sinh trưởng thu tàng, định rõ hình thể âm dương, đức của thần minh thông suốt, vạn vật thành từng loại của nó.”
Trích dẫn

qbui21's Photo qbui21 29/03/2019

Thuyết phương vị Bát quái tức thuyết khí Bát quái, bắt nguồn từ thuyết quái khí của Kinh Phòng, thông qua Bát quái và phương vị thể hiện quy luật tiêu trưởng chuyển hóa hai khí âm dương trong 4 mùa.
Trích dẫn

qbui21's Photo qbui21 29/03/2019

Chương Cửu cung Bát phong của Linh khu chịu ảnh hưởng của thuyết Cửu cung và thuyết Bát quái phương vị của Càn tạc độ lại hấp thu thuyết Bát phong của Tả truyện, Lã thị xuân thu viết: “Đông bắc là Viêm phong, hướng đông là Thao phong, hướng nam là cự phong, tây nam là thê phong, hướng tây là liêu phong, tây bắc là lịch phong, hướng bắc là hàn phong.”, từ đó mà xây dựng sơ đồ cửu cung bát phong.
Trích dẫn

qbui21's Photo qbui21 29/03/2019

Chương Cửu cung Bát phong của Linh khi dưới ảnh hưởng của Càn tạc độ kết hợp thiên văn, khí tượng, lịch pháp, thống nhất Bát quái, tinh tú, phương vị và Đẩu cương nguyệt kiến, luận thuật qui luật thay đổi khí hậu của 24 tiết khí thay thế nhau và ảnh hưởng của nó đối với cơ thể, dùng nó để dự báo tai họa mưa gió, có ý nghĩa tích cực nhất định đối với việc dự phòng bệnh tật.
Trích dẫn

qbui21's Photo qbui21 29/03/2019

Linh khu – Cửu cung Bát phong chỉ ra mỗi mùa đều có hướng gió hiện tại tức cái gọi là “Bát chính thực phong”, cũng có thời tiết mà không đoán được gọi là “Bát chính hư phong” đồng thời đưa ra rằng thời kì tiết khí thay đổi nhau ắt có sự thay đổi khí hậu tương ứng, là ngày mà sao Bắc đẩu di chuyển thì trái đất ứng có mưa giócó ảnh hưởng đối với nông nghiệp và dự phòng y học.
Trích dẫn

qbui21's Photo qbui21 30/03/2019

Cái gì gọi là “Thái dịch”? Càn tạc độ nói: “Thái dịch là chưa nhìn thấy khí, Thái sơ là bắt đầu của khí, Thái thủy là bắt đầu thành hình, Thái tố là bắt đầu của chất, khí, hình, chất còn chung mà chưa tách rời, cho nên mặt trời hỗn luân. Hỗn luân là nói vạn vật hỗn độn mà chưa tách rời nhau, “Thái dịch” là nguồn trước tiên của nguyên khí hỗn độn, cũng là trạng thái nguyên thủy của nguyên khí, từ ngữ “nguyên khí” xuất hiện ở sách Hoài Nam tử -Thiên văn huấn viết “vũ trụ sinh nguyên khí” Thái dịch của Càn tạc độ tức là mẹ của nguyên khí.
Trích dẫn


1 2