←  Thiên Văn - Lịch Pháp - Coi Ngày Tốt Xấu

Tử Vi Lý Số :: Diễn đàn học thuật của người Việt

»

lịch âm dùng để tính tử vi hoàn toàn không...

Elohim's Photo Elohim 12/04/2019

ví dụ

24/10/2018 là ngày trăng tròn lẽ ra phải là 15 âm nhưng trong lịch tử vi lại ghi là ngày 16

9/9/2018 là ngày không trăng lẽ ra phải là ngày 1 âm nhưng trong lịch âm tử vi lại ghi là ngày 30

26/8/2018

24/9/2018

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Trích dẫn

Expander's Photo Expander 14/04/2019

"9/9/2018 là ngày không trăng lẽ ra phải là ngày 1 âm nhưng trong lịch âm tử vi lại ghi là ngày 30"

Cái này đơn giản lắm, đơn giản đến nỗi tôi mà nói ra nhiều người lại thấy nhàm:

- Không có "lịch âm tử vi", mà phải hiểu là Tử Vi dụng lịch âm!

- Sóc là thời điểm mặt trời, mặt trăng, và trái đất nằm thẳng hàng với nhau. Mỗi tháng chỉ có DUY NHẤT một thời điểm này (3 thứ thẳng hàng). Nhưng tùy theo vị trí địa lý và cách chọn múi giờ của các quốc gia mà thời gian sóc ở từng nơi, từng nước sẽ khác nhau. Ta chỉ việc quy đổi tương đương là được.

- Ngày Mùng Một âm lịch được định nghĩa là ngày chứa điểm sóc, thậm chí kể cả khi điểm sóc diễn ra vào lúc 23:59:59 pm ngày hôm đó.

+ Tại Việt Nam (GMT+7), điểm Sóc xảy ra lúc 01:01 am ngày 10/09/2018. Vậy thì ngày 10/9/2018 chứa điểm sóc sẽ là ngày mùng 1 âm lịch ở Việt Nam. Nói cách khác ngày 09/9/2018 vẫn là ngày 30.


+ Tại Ấn Độ (GMT+5:30), điểm Sóc xảy ra lúc 23:31 pm đêm hôm trước tức đêm ngày 09/9/2018. Vậy thì ngày 09/9/2018 chứa điểm sóc sẽ là ngày mùng 1 âm lịch ở Ấn Độ.


--> Tóm lại, sinh ra ở đâu theo giờ AL ở đó!
Sửa bởi Expander0410: 14/04/2019 - 23:56
Trích dẫn

deephorizon's Photo deephorizon 15/04/2019

Ngày Mùng Một âm lịch được định nghĩa là ngày chứa điểm sóc, thậm chí kể cả khi điểm sóc diễn ra vào lúc 23:59:59 pm ngày hôm đó.
@ anh expander
Tôi thấy các ngày điểm sóc rơi vào giữa 11h đến 12 g đêm cần được nghiệm lý cẩn thận. cái nào đúng thì mới theo.
Sửa bởi deephorizon: 15/04/2019 - 07:01
Trích dẫn

Ngu Yên's Photo Ngu Yên 15/04/2019

Tôi vẫn theo cách tính xưa: giờ tí bắt đầu từ 23g ngày hôm trước ,vậy nếu điểm sóc rơi vào 23g đến 23g59 tôi cho tháng âm bắt đầu vào ngày hôm sau .
Trích dẫn

deephorizon's Photo deephorizon 15/04/2019

Căn cứ đâu là lúc bắt đầu ngày mới còn phải cẩn thận xem xét: ví dụ như căn đúng 11 đêm? hay giờ tý 3 khắc? hay theo giờ chính ngọ? và... chưa hết đâu hehe
nên cứ cẩn trọng mà nghiệm lý!
Trích dẫn

Expander's Photo Expander 15/04/2019

anh Ngu Yên: Đúng là vấn đề anh nêu đã gây tranh cãi bấy lâu. Nội dung tranh cãi thì anh deephorizon đã liệt kê một vài, ngoài ra còn Tý Sơ, Tý Chính (chưa hết)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vấn đề này giải thích ra thì dài dòng, nhưng có lẽ tôi chọn cách "thực nghiệm", tức lấy ví dụ cho dễ hình dung nhen.

Ví dụ ngày 26 tháng 11 năm 2019 Dương Lịch năm nay. Điểm Sóc xảy ra vào lúc 15:05 giờ GMT, thức 22:05 giờ Hà Nội (GMT+7). Theo lịch Việt thì ngày 26 tháng 11 năm 2019 chính là ngày Mồng Một tháng 11 năm Kỷ Hợi.

Giờ hãy bỏ qua một bên về sự đúng sai của mấy ông làm lịch ở Việt Nam, ta hãy chuyển sang xét mấy ông TQ xem thế nào. Điểm Sóc xảy ra vào lúc 15:05 giờ GMT tức vào lúc 23:05 giờ Bắc Kinh (GMT+8). Giờ xảy ra 2 khả năng:

- Nếu mấy ông TQ cũng tính giờ Sóc này là sang giờ Tý của ngày hôm sau thì ngày 26 tháng 11 năm 2019 DL sẽ vẫn là ngày 30 tháng 10 Kỷ Hợi lịch Tàu. Ngày hôm sau 27 tháng 11 năm 2019 DL mới là ngày Mồng Một

- Nếu họ cũng tính theo kiểu giờ Sóc rơi vào ngày dương lịch nào thì ngày dương lịch đó là Mồng Một (kể cả rơi vào 23:59:59) thì ngày 26 tháng 11 năm 2019 DL sẽ là ngày Mồng Một tháng 11 năm Kỷ Hợi lịch Tàu, giống như trong lịch Việt.

Xin mời quý vị tự tra cứu!
Trích dẫn

AuDuongTuanKiet's Photo AuDuongTuanKiet 15/04/2019

"Ngày Không Trăng" = ngày Hối.
"Thời điểm Nhật - Nguyệt - Địa Cầu thẳng hàng" (1) = cũng là ngày Hối.

Sóc = nghĩa là Trăng SỐNG LẠI.

Trích dẫn

Expander's Photo Expander 15/04/2019

Hối (晦) nghĩa là tối tăm, mù mịt.

Ngày hối là ngày cuối cùng trong tháng âm lịch (ngày 29 (T) hoặc 30 (Đ)), hoặc gọi là ngày không trăng như trên.

Sóc (朔) nghĩa là: Trước, Mới, Trăng non, Mồng Một.

-> Vậy cho nên, nói Ngày Hối là ngày chứa điểm sóc là đã nhầm lẫn to rồi.
Sửa bởi Expander0410: 15/04/2019 - 21:49
Trích dẫn

Expander's Photo Expander 16/04/2019

Trích "Gia Huấn Ca" - Nguyễn Trãi

Đoạn dành cho nữ lưu xưa (và nay):

Ấy ngôn hạnh các lời hằng giữ,
Lại cần điều cư xử cho tuyền,
Hễ ngày sóc, vọng, hối, huyền,
Cùng ngày nguyệt tín phải khuyên dỗ chồng.
Khi thai sản trong phòng gìn giữ,
Học cổ nhân huấn tử trong thai,
Dâm thanh chớ để vào tai,
Ác ngôn chớ chút bợn lời sam sưa!
Trích dẫn

deephorizon's Photo deephorizon 16/04/2019

Cụ Trãi này thật chẳng hổ danh nhân tài đất việt. Huấn thị này nội dung rất thời đại, đặc biệt câu Huấn tử trong thai, câu này tâm đắc hết chỗ nói.... (hổng dám giải thích). Một điều nữa là sóc vọng thì kiêng thì đùng rồi, mà sao ngày huyền cũng kiêng thì thì hổng hiểu ra răng? anh expander nhiều chữ xin giải giùm?
tháng có 30 ngày, kiêng mất sóc vọng, hai huyền, nguyệt tín- chà... mất tới 5 ngày rồi....haha, đàn ông khổ thật ta.....
Trích dẫn

Huydao2512's Photo Huydao2512 17/04/2019

bạn tìm hiểu về thời điểm sóc trong ttử vi xem liệu có thể trả lời câu hỏi của bạn k
Thân
Trích dẫn