←  Khoa Học Huyền Bí

Tử Vi Lý Số :: Diễn đàn học thuật của người Việt

»

Lại bàn về "CỬU CỬU CÀN KHÔN DĨ ĐỊNH"

vietnamconcrete's Photo vietnamconcrete 26/05/2019

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Câu nói "Cửu cửu Càn Khôn dĩ định" ý nghĩa thế nào? Hệ từ thượng nói: «Cho nên Dịch có Thái Cực. Thái Cực sinh lưỡng nghi. Lưỡng nghi sinh tứ tượng. Tứ tượng sinh Bát Quái. Bát Quái định cát hung, cát hung sinh ra sự nghiệp lớn.»

THÁI CỰC VÀ HAI KHÍ ÂM DƯƠNG
Diễn giải một cách dễ hiểu thì Càn Khôn chính là đại diện của hai khí âm dương, thuần Dương là quẻ Càn, thuần Âm là quẻ Khôn. Thái cực là khí âm dương chưa phân, thăng lên là khí dương, giáng xuống là khí âm. Trong quá trình thăng giáng của hai khí Âm Dương lần lượt trải qua các giai đoạn Thái Dương - Thiếu Âm - Thái Âm - Thiếu Dương. Hay nói một cách khác tứ tượng chính là một chu kỳ bao gồm Thành - Thịnh - Suy - Hủy.

CHU KỲ ÂM DƯƠNG VÀ SỐ, MỆNH, VẬN
Một tổng chu kỳ được coi là một "Thái Cực", ví dụ như từ lúc ta sinh ra, lớn lên, trưởng thành rồi chết đi là một chu kỳ biến đổi của hai khí Âm Dương - tổng của hai khí Âm Dương này chính là Thái Cực.
Ví dụ khác: một ngày khởi đầu từ giờ Tý (Thái âm), mặt trời lên vào giờ Mão (Thiếu dương), mặt trời đứng bóng vào giờ Tị/Ngọ (Thái dương), mặt trăng xuất ra vào giờ Dậu, rồi quay lại nửa đêm vào giờ Tý - tổng của một chu kỳ này chính là Thái Cực.
Mệnh hay "Sinh Khí" chính là do hai khí Âm Dương giao phối mà thành (dịch nói: "một âm một dương là đạo, sinh sinh nhi vị dịch". Từ lúc hai khí Âm Dương giao phối mà thành Sinh Mệnh. Quá trình Sinh Mệnh vận hành gọi là "Vận", sự lớn nhỏ, tốt xấu, vinh khô của Sinh Mệnh này được quy định là bởi "Số" (biểu hiện của quy luật, hay nói chính xác là Quy luật 12 nhân duyên).
Chu kỳ có rất nhiều, đan xen lẫn nhau, chu kỳ của riêng ta hòa lẫn và là một mắt xích của Chu Kỳ lớn trong thiên hạ, chu kỳ này chấm dứt là để một chu kỳ mới bắt đầu... cứ thế sinh sinh diệt diệt tạo thành một lưới nhân duyên vô cùng phức tạp. Trong sự phức tạp ấy quy luật thực ra rất giản dị, nắm lấy chỗ giản dị có thể hiểu được "thời cơ" vậy.

TẠI SAO LẠI LÀ "CỬU CỬU CÀN KHÔN DĨ ĐỊNH"?
Khi sinh mệnh hay là chu kỳ thành thịnh suy hủy xuất hiện, mà tổng của chu kỳ = Thái cực", nó sẽ lần lượt trải qua 8 giai đoạn + tâm của chu kỳ ở giữa = 9. Nếu bạn muốn thấy rõ số 9 này hãy nhìn vào bảng Lạc Thư sẽ thấy rõ:

* Khảm 1 (Nhất Bạch)
* Khôn 2 (Nhị Hắc)
* Chấn 3 (Tam Bích)
* Tốn 4 (Tứ Lục)
* Trung Cung (Ngũ Hoàng/Tâm)
* Càn 6 (Lục Bạch)
* Đoài 7 (Thất Xích)
* Cấn 8 (Bát Bạch)
* Ly 9 (Cửu Tử)

Đấy là 9 số trong một chu kỳ/Thái Cực, 9 x 9 = 81 bước lường thiên xích - dùng để đo độ số âm dương. [ghi chú: môn Thái Ất có quy định khác về số, phần này tạm thời chấp nhận như trên cho đỡ rắc rối]. Khi 81 bước này hoàn thành chính là một Chu Kỳ, hay chính là Thái Cực - đấy chính là nghĩa của câu "Cửu cửu Càn Khôn dĩ định".

Lại nói "Đạo sinh Nhất, Nhất sinh Nhị, Nhị sinh Tam" - tự nhiên chỉ có 9 số, qua 9 là Cực Số, tất sinh biến, gọi là Hình vậy.

Tuy là nghe đến đây chắc chúng ta cũng cảm giác "hơi có lý"

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

. Nếu bạn học về Phong Thủy, bạn phải nắm được chu kỳ của phong thủy, biết thế nào là "Âm Dương tương phối" mới có thể đặt huyệt hay xây nhà. Nếu bạn làm nghề Y, bạn cũng phải biết chu kỳ của sinh mạng, liệu bệnh mà bốc thuốc; Kẻ làm tướng, kẻ cai trị quốc gia phải biết được Chu Kỳ, do đó nắm được thời cơ mà an bang tế thế, kẻ học Tam Thức càng phải lĩnh ngộ sâu sắc được (các) Chu Kỳ để mà nắm được họa phúc..vv.. - đấy chính là diệu dụng của câu "Cửu cửu Càn Khôn dĩ định" vậy.

Sửa bởi vietnamconcrete: 26/05/2019 - 18:52
Trích dẫn