←  Tử Vi

Tử Vi Lý Số :: Diễn đàn học thuật của người Việt

»

Đề xuất một ý tưởng.

Locked

Minh An's Photo Minh An 09/09/2011

Thưa các cô bác, anh chị trong diễn đàn. Minh An viết bài này nhằm đề xuất 1 ý tưởng, hi vọng có thể hiểu được 1 phần bản chất của 14 chính tinh. Tại sao có? Ý nghĩa liên hệ giữa 2 chòm Tử Vi và Thiên Phủ ?

Ý tưởng này, Minh An xây dựng và chưa bắt gặp trong sách nào hoặc tài liệu nào. Nếu có sự trùng lặp, xin được phân minh.

Mệnh đề 1 : Chòm Thiên Phủ được tạo thành do sự tao tác của âm dương trong chòm Tử Vi. Nói cách khác, âm dương tác động và diễn hóa chòm Tử Vi, hóa hình thành chòm Thiên Phủ.

Xin được diễn giải.

Chúng ta biết, hệ thống các sao trong Tử Vi được lập thành nhờ các dữ kiện về thời gian, mà cụ thể là giờ, ngày, tháng, năm sinh.

Sự quy ước về thời gian xuất phát tự chu trình vận động mang tính quy luật giữa Trái đất và mặt trời.

Như vật, rõ ràng, mặt trời là căn nguyên tĩnh để tạo nên ngày đêm ( âm dương của 1 ngày) và 4 mùa ( âm dương của năm).

Chòm Tử Vi có 6 sao, trong đó, Thái Dương có tượng là mặt trời.

Chúng ta coi như Thái Dương là căn nguyên tĩnh, 5 sao còn lại đại biểu cho các "ẩn số". Mà với sự vận hành của Thái Dương, âm dương được phân định, tao tác và vận hành. 5 "ẩn số" kia chịu sự tác động của sự vận hành âm dương này.

5 "ẩn số" này, hay là 5 sao, khi chịu sự tác động nói trên, sự sinh hóa thành các "ẩn số", hay sao, khác. Những sao mới này là chòm Thiên Phủ.

Cụ thể hơn, diễn trình này xảy ra như thế nào?

---------------------------

Tạm gác vấn đề đó sang 1 bên, trong quá trình nghiên cứu về lý tính và đặc thù riêng lẻ ( tức không nằm trong từng cách cục cụ thể) của các chính tinh. Minh An cảm thấy chúng có sự tương quan, đồng điệu nào đó, nhất là khi gây ảnh hưởng với tính cách của đương số.

Chẳng hạn : Khi phân định tính cách của Tử Vi, ta thấy nó có những điểm giống nhau với tính cách của Thất sát và Phá quân. Chẳng hạn, trong 1 số trường hợp, Tử Vi mang đặc thù mạnh mẽ, quả đoán, sát phạt, đa chiều của Thất sát. Trong 1 số trường hợp khác, Tử Vi lại thể hiện tính "nan minh", hao phá v.v... của Phá Quân.

Chính điểm này tạo nên sự lờ mờ, mơ hồ giữa việc phân định cụ thể ảnh hưởng của mỗi chính tinh lên 1 con người.

Hoặc, ta thấy sự tương đồng về tính ích kỉ, ưa hưởng thụ của Thái Âm và Vũ khúc. Nhưng đôi khi lại không thấy vũ khúc có đặc điểm trên.

Từ đó, chúng ta đổ tội cho các tác nhân khác, và đại thể là "mơ mơ hồ hồ nhắm mắt làm ngơ".
-----------------------------

Quay trở lại vấn đề trên.

6 sao trong chòm Tử Vi.
Thái Dương đại biểu cho sự sinh hóa, tương tác, vận hành của âm dương
5 sao còn lại đại biểu cho ngũ hành.

Minh An nhấn mạnh từ "đại biểu", nghĩa là, chúng hoàn toàn không phải là như thế, nhưng chúng có ý nghĩa giống như thế.

Tử Vi - đại biểu hành Thổ
Thiên cơ - đại biểu hành Mộc
Vũ khúc - đại biểu hành kim
Thiên đồng - đại biểu hành Thủy
Liêm trinh - đại biểu hành Hỏa.

Sự vận động của chòm tử vi, nói cách khác là sự tương tác giữa âm dương ( Do sao thái dương tạo thành) và ngũ hành ( 5 sao còn lại) tạo nên những sao mới. Những sao này là chòm Thiên Phủ.

Cụ thể hơn, trong bát quái :

Hành thổ có 2 quái : Cấn - Khôn
Hành Kim có 2 quái : Càn - Đoài
Hành Mộc có 2 quái : Chấn - Tốn
Thủy Hỏa tương ứng Khảm - Ly.

Vậy, từ đó suy ra.

- Sao tử vi đại biểu hành Thổ. Khi Thổ mang âm tính. Diễn hóa thành sao Phá Quân.
Khi Thổ mang dương tính. Diễn hóa thành Thất sát.

- Sao Thiên cơ đại biểu hành mộc.
Âm mộc : Thiên tướng
Dương mộc : Cự Môn

- Sao Vũ khúc đại biểu hành kim
Âm kim : Thái âm
Dương kim : Thiên Phủ.

- Sao Thiên Đồng hành thủy. Diễn hóa thành Thiên Lương
- Sao Liêm trinh hào hỏa. Diễn hóa thành Tham Lang.

Như vậy, ta có bảng sau

Càn - Thiên Phủ : Vũ khúc dương - dương kim
Đoài - Thái âm : Vũ khúc âm - âm kim
Ly - Tham lang : Thiên đồng - hỏa
Chấn - Cự Môn : Thiên cơ dương- dương mộc
Tốn - Thiên tướng : Thiên cơ âm. - âm mộc
Khảm - Thiên lương : Liêm trinh - Thủy
Cấn - Thất sát : Tử vi dương - Dương thổ
Khôn - Phá quân : Tử vi âm - Âm thổ.



Từ giả thuyết trên, nếu có thể chứng minh, chúng ta sẽ có được nhiều ứng dụng lý thú trong việc giải đoán.

Minh An kính mong nhận được những góp ý và bàn luận về ý tưởng trên.

Kính !
Sửa bởi Minh An: 09/09/2011 - 13:33
Trích dẫn

ThienA's Photo ThienA 09/09/2011

Lập luận của bạn có vẻ hơi tối ý, một số đoạn có thể gõ sai.
Ví dụ, đoạn bên trên bạn coi Thiên đồng-Thủy, Liêm trinh-hỏa, nhưng xuống dưới bạn gõ ngược thủy hỏa.

Càn - Thiên Phủ : Vũ khúc dương - dương kim
Đoài - Thái âm : Vũ khúc âm - âm kim
Ly - Tham lang : Thiên đồng - hỏa (Thiên đồng thuộc Thủy)
Chấn - Cự Môn : Thiên cơ dương- dương mộc
Tốn - Thiên tướng : Thiên cơ âm. - âm mộc
Khảm - Thiên lương : Liêm trinh - Thủy (Liêm thuộc Hỏa)
Cấn - Thất sát : Tử vi dương - Dương thổ
Khôn - Phá quân : Tử vi âm - Âm thổ.


Có lẽ Tử vi có những điều mãi mãi là bí mật, ví dụ như cách hình thành 14 chính tinh, hay dùng NHNA như thế nào.
Trích dẫn

ThienA's Photo ThienA 09/09/2011

Từ bài của bạn tôi hiểu theo cách này:

Từ nguồn gốc Thái dương (năng lượng mặt trời),tương tác đến Ngũ Hành tồn tại trên trái đất tương ứng với 5 sao còn lại của Vòng Tử vi (Tử vi, Thiên Cơ, Vũ Khúc, Thiên Đồng, Liêm Trinh).Do đó vòng Tử vi như THỂ, các sao đều nặng về TINH THẦN.Nếu vòng Tử vi dù có được hóa khí thành Lộc (Dương lộc: khai sáng, vũ-lộc: hành động-giỏi chuyên môn, Cơ Lộc:giỏi tính toán-giỏi tư duy, Đồng Lộc:tinh thần phong phú, Liêm Lộc:đầy đặn tình cảm hay lý trí) cũng là đều phát triển về khả năng tư duy trước (tinh thần), sau đó mới sinh ra tài lộc (vật chất).

Vòng Thiên Phủ là chuyển hóa từ vòng Tử vi thành bát quái tương ứng với 8 sao.Càn-Thiên Phủ, Đoài-Thái âm,vv...Các sao thuộc vòng Thiên Phủ dường như chuyển hóa thành DỤNG, nặng tính vật chất hơn.Vật chất không phải có ý chủ tiền bạc, mà là những tác động cụ thể quan sát được,biểu hiện thành hành động, cảm nhận được bằng 5 giác quan.Ví dụ:Thất sát chủ bôn ba vất vả, 3 chìm bảy nổi mới nên;Phá quân thích hành động thay đổi, phá đi dựng lại; Thiên lương là sao tai ách bệnh tật,Cự môn là sao thị phi cãi vã (nhìn được, nghe được,vv...
Trích dẫn

Vị Tế's Photo Vị Tế 11/09/2011

Ý tưởng rất hay, nhưng đi vào lý luận và phối ghép với bát quái thì lẫn lộn hết cả.

Xem chiều của tám quái (Càn Đoài Ly Chấn, Tốn Khảm Cấn Khôn) thì thấy không có sự thống nhất với chiều của các vòng Tử Vi, Thiên Phủ.

Có lẽ Minh An nên xem quyển "Số TV dưới mắt khoa học" của ông Nguyễn Đắc Lộc, đoạn nghiên cứu về 14 chính tinh, sẽ nhận thấy có nhiều điều đồng cảm.
Trích dẫn

Minh An's Photo Minh An 12/09/2011

Vòng Thiên Phủ được sắp xếp theo thứ tự Bát quái.
Vòng Tử Vi được sắp xếp theo thứ tự 6 hào , bắt đầu từ Tử Vi hào 6. Như vậy, Vòng Tử Vi an nghịch, khi đếm thuận sẽ theo thứ tự 6 hào từ 1 đến 6.

1 cung, sao thuộc vòng Thiên Phủ thuộc cung đó làm nội quái. Các sao chiếu, tam hợp lần lượt là ngoại quái.

Sẽ lập được 1 hệ quẻ.

Lấy sao thuộc chòm Tử Vi tương ứng là hào động.

Sẽ lập được 1 quẻ chính và 1 quẻ biến.

Dựa vào quẻ đó, phụ trợ cho vấn đề giải đoán tử vi.

1 cung Mệnh hoàn toàn có thể tương ứng với nhiều hệ quẻ khác nhau, tuy theo sự phối hợp với các cung tam hợp, xung chiếu, nhị hợp.

Điều này liệu có thể giải thích 1 lá số nhiều cuộc đời chăng?
Sửa bởi Minh An: 12/09/2011 - 11:21
Trích dẫn

Minh An's Photo Minh An 12/09/2011

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Ví dụ như cung mệnh của lá số này.

Thái âm đóng mệnh, chòm thiên phủ. Tương ứng quẻ Đoài.

Xung chiếu, tam hợp chỉ có Thiên Lương. chòm Thiên Phủ. Tương ứng quẻ Khảm.

Được quẻ Thủy Trạch Tiết.

Thái dương thuộc chòm Tử Vi, hào 4.

Ta có quẻ : Thủy Trạch Tiết biến Phong Trạch Trung Phù.
Trích dẫn

Hà Uyên's Photo Hà Uyên 12/09/2011

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Minh An, on 12/09/2011 - 11:32, said:


Ví dụ như cung mệnh của lá số này.

Thái âm đóng mệnh, chòm thiên phủ. Tương ứng quẻ Đoài.

Xung chiếu, tam hợp chỉ có Thiên Lương. chòm Thiên Phủ. Tương ứng quẻ Khảm.

Được quẻ Thủy Trạch Tiết.

Thái dương thuộc chòm Tử Vi, hào 4.

Ta có quẻ : Thủy Trạch Tiết biến Phong Trạch Trung Phù.


Phương pháp lập quẻ (theo nghĩa tứ Lập) có ảnh hưởng rất nhiều đến Lời bình quẻ và Lời giải quẻ, được định hướng theo thuyết Nghĩa - Lý hay thuyết Tượng - Số.

Từ thời nhà Tống cho tới nay, khi khảo cứu Thiên nguyên lịch thư, hay Bách sát kinh, hay Thiên kinh - Bối cô kích hư, ... bàn về Mệnh, đều mang tính thống nhất, được căn cứ vào năm tháng ngày giờ sinh của đương số làm cơ sở, để tương thông với Dịch.

Phương pháp này cũng có nét độc đáo riêng, nhưng chưa biết Lời bình và Lời giải theo thuyết nào !
Trích dẫn

Minh An's Photo Minh An 12/09/2011

Cháu chào bác HaUyen.
Những kiến thức bác nêu, cháu chỉ hiểu được 1 phần. "Thiên nguyên lịch thư", "bát sách kinh" v.v.. cháu chưa từng được nghe nói.

Phương pháp bình và giải Minh An chưa thể hoàn thiện.

Minh An chỉ nghiệm thấy 1 điều lý thú.

Chẳng hạn .

Phong Sơn Tiệm biến Phong Địa Quan.

Tốn thượng quái không động, đặt làm hàng chục
Cấn hạ quái động, đặt làm hàng đơn vị.

Ta có số : 57.

Quẻ Quan, lấy tổng của Tốn và Khôn. 5+8 =13.

Tổng số 2 quẻ : 57 + 13 = 70.

Con số này có ý nghĩa gì?
Đảo ngược lại. Quan biến Tiệm. Vẫn dùng cách trên, ta vẫn được con số 70.
Phong là hàng chục
Địa là hàng đơn vị

Ta có số 58.

Phong Sơn Tiệm : 5+7 = 12.

58+12 =70.


Tính nghịch đảo của 2 quái cùng cho ra 1 số.

-----------------------------

Kính thưa bác, theo bác số này có thể có ý nghĩa gì ạ? Minh An không có điều kiện được đọc nhiều tài liệu, nhưng cũng đang thử dùng con số này.

Với giả thuyết " Vòng Tử Vi là khí, Vòng Thiên Phủ là huyệt". Khí kết tại huyệt.

Kính mong bác chỉ dạy thêm ạ.
Sửa bởi Minh An: 12/09/2011 - 13:52
Trích dẫn

Minh An's Photo Minh An 12/09/2011

Trở lại ví dụ trên.

Tiệm biến Quan.

Tiệm : Chậm rãi, tiệm tiến
Quan : Xem xét, hời hợt

Ý cảnh : tiệm - quan. Đã chậm rãi, chắc chắn thì không xem xét hời hợt. Quan - Tiệm, đã xem xét hời hợt thì không thể chậm rãi chắc chắn.

Lấy tổng 70 đó, chia 8 dư 6. Được quẻ Khảm. Ý cảnh : Dòng sông.

Dòng sông mặt nước thì quan, dưới dòng thì tiệm.

Dùng phương pháp này cho lá số ví dụ trên.

hệ quẻ lập ra : Tiết - thuần đoài ( Cháu xin lỗi bên trên viết nhầm là tiết biến trung phù).

Tổng số : thủy trạch 26. thuần đoài 4. Tổng 30.

30 chia 8 dư 6. Tương ứng sao Thiên Lương.

Vậy, trong cách cục Nhật Nguyệt tại Sửu, khí kết tại Thiên Lương. Gọi nó là huyệt
Trích dẫn

Hà Uyên's Photo Hà Uyên 12/09/2011

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Minh An, on 12/09/2011 - 13:49, said:


Tính nghịch đảo của 2 quái cùng cho ra 1 số.

-----------------------------

... theo bác số này có thể có ý nghĩa gì ạ?



Minh An tự lập thuyết, lại đi hỏi Tôi số này có ý nghĩa gì ? Cũng ví như Tôi lập thuyết mang số 2, đi ra đường hỏi mọi người số 2 này có ý nghĩa gì ? Thuyết của Minh An còn mới lạ đối với Tôi.

Tôi dẫn một số tư liệu, để muốn nói rõ rằng, trong những tư liệu này, đều căn cứ vào Cung để lập quẻ, mà không căn cứ vào Sao để lập quẻ.

Chắc là Minh An vẫn còn chủ kiến của mình mà chưa nói ra,
Trích dẫn

Minh An's Photo Minh An 12/09/2011

Minh An chỉ muốn tìm hiểu bản chất của vấn đề, cháu không hề có ý định lập thuyết mà chỉ nêu ra một ý tưởng để biết đúng/ sai.

Về con số đó, cháu muốn hỏi bác vì cháu nghĩ không biết có tài liệu nào giải thích về việc tại sao có việc nghịch đảo mà vẫn ra cùng 1 tổng như trên không ạ?

Cháu nghiên cứu chỉ cầu tiến, không thích giữ lại hay giấu giếm gì ạ?

Cháu cảm ơn bác rất nhiều.
Trích dẫn

ThienA's Photo ThienA 12/09/2011

Trong trường hợp 2 hào động trở lên thì cách cộng số kia không còn đúng nữa.
Ví dụ Phong sơn tiệm (57) biến Thiên Hỏa đồng nhân (1+3=4)(hào 1 và 4 động).Tổng là 61
Nghịch lại Thiên hỏa đồng nhân (13) biến Phong sơn tiệm (5+7=12) tổng là 25.

Cách cộng của cậu hiển nhiên sẽ cho cùng 1 số khi nghịch đảo, lấy quái không động làm hàng chục.Nhưng khi 2 quái cùng động thì sẽ không còn đúng nữa, vì lúc đó hàng chục thay đổi.
Tôi nghĩ số này không có ý nghĩa nào cả.Tránh để Cơ kỵ dẫn đường để bị tẩu hỏa nhập ma bởi xuơng khúc hình riêu hỏa linh.
Sửa bởi ThienA: 12/09/2011 - 19:04
Trích dẫn
Locked