←  Nguồn Sống Tươi Đẹp

Tử Vi Lý Số :: Diễn đàn học thuật của người Việt

»

Văn hóa lễ phép trước 1975

Đinh Văn Tân's Photo Đinh Văn Tân 20/12/2019

Tôi trích bài từ Báo Tuổi trẻ .
==================

Một người bạn đồng môn của "sư phụ", GS Nguyễn Kim Phi Phụng bên Khoa học tự nhiên, cựu nữ sinh trung học Nguyễn Bá Tòng, khi nói chuyện cũng vậy, cũng thường dùng những tiếng dạ, thưa. Không chỉ dạ, thưa khi nói chuyện với người lớn tuổi hay bạn bè cùng trang lứa, mà khi nói chuyện với những người nhỏ tuổi hơn, mình vẫn nghe những tiếng dạ, thưa như vậy của thầy.


Ở Bách khoa, ngoài những giảng viên ngày cũ, mình vẫn thấy phong cách này ở những nhân viên. Chỗ phòng đào tạo, có chị Như Hằng, mỗi lần nói chuyện đều "thưa có", "thưa không", "dạ", dù các thầy cô đang nói chuyện đều nhỏ tuổi hơn chị.


Phòng KHCN còn có chị Mai Loan, cũng một dạ hai thưa với các thầy cô, dù người nói chuyện nhỏ tuổi hơn chị. Có một chị lao công thường quét lá ở gần thư viện, sáng nào cũng gặp, mình chào chị trước, lúc nào cũng nhận lại câu chào bắt đầu bằng tiếng "dạ", trong khi mình nhỏ tuổi hơn chị và chào chị… cộc lốc.


Trong giới văn nghệ sĩ miền Nam, một trong những nghệ sĩ nổi tiếng nhất của sân khấu cải lương là "sầu nữ" Út Bạch Lan, xem các chương trình trò chuyện trên truyền hình, vẫn thấy bà dùng những tiếng "dạ, thưa" rất lịch sự, dù có khi người phỏng vấn chỉ đáng tuổi con cháu của bà.


Không chỉ trên truyền hình, ở ngoài đời thật, có lần mình cũng nghe bà dạ, thưa như vậy khi nói chuyện. Một nghệ sĩ nổi tiếng khác là ca sĩ Hoàng Oanh, cựu nữ sinh Gia Long, khi trả lời phỏng vấn báo chí, bà vẫn "dạ thưa chị" hay "dạ thưa anh"…




Mà cũng không chỉ trong trường đại học, giữa Sài Gòn, mình vẫn có dịp nghe những người bình dân dạ, thưa theo phong cách lịch sự như vậy. Có lần ghé vào một tiệm tạp hóa ở quận 1, cái tiệm cũ còn hơn cả người yêu cũ nữa. Chị chủ quán có lẽ cũng đã U60, nhưng vẫn một dạ hai thưa với khách hàng.


Cũng phải nói thêm cho rõ, người ta dạ, thưa theo kiểu rất tự nhiên, chứ không phải dạ, thưa theo kiểu khúm núm xun xoe để cố lấy lòng người đối diện hay khi nhờ vả chuyện gì đó…


Ngẩn ngơ với những tiếng dạ, thưa kiểu Sài Gòn dễ thương như vậy…

Trích dẫn

Đinh Văn Tân's Photo Đinh Văn Tân 20/12/2019

Nhân đây tôi Xin kể 2 câu chuyện that .

Ông Trợ Kế . Tôi nói Ông trợ Kế thì ít người biết nhưng nói BS Ngữ người An cựu Huế thì ai cũng biết vì có tên đường nầy trước mặt nhà Ông Trợ Kế (anh Ông Ngữ) .
Me Ông Trợ Kế mất . Thường thi khi sinh thời mỗi sang Ông Trợ kỉnh trà Bà Cụ . Sau khi Bà Cụ mất . Ông Trợ Kế vẫn khăn đóng áo dài, nấu trà, bưng khay chén ra mộ hầu trà cho mẹ một năm trời như vậy, bất kể mưa nắng.
Ông Hồ Huân làm ở kho bạc Huế.
Sau khi về hưu ở Ngan khố Huế , Nhà máy nước Giả viên mời Ông làm kế toán trưởng, cho xe đưa đón hằng ngày .
Sáng dậy đúng giờ, khan áo chỉnh tề (quần trắng, áo đen dài) đầu độ mũ feutre , bước ra thềm đứng lại . Ngã mủ chào . Khi đi đến ngang Ông tài xế, đứng lại . Ngã mủ chào Ông tài xế rồi mới bước lên xe . 100 ngày như một không sai một ly .
Trích dẫn

au007's Photo au007 20/12/2019

Họ thể hiện văn hóa tôn trọng đối phương, cũng là tôn trọng chính bản thân mình. Còn thì giờ nhiều người kênh kiệu hơn người, vênh váo, thái độ, có câu nói bình thường tử tế cũng khó đừng nói gì tới "dạ" hay "thưa".
Trích dẫn

minhminh's Photo minhminh 20/12/2019

ngày xưa vào những năm 1966 ,
chúng tôi những ( nhóc tì ) đi xem bói tướng cụ Đông nam Á , ở ngã tư Bảy hiền
lần nào đến cũng thấy cụ khăn đóng áo dài kiểu quốc phục cổ truyền
trang trọng và lịch sư tuổi cụ ở những năm ấy chắc trên dưới 75
cụ vẫn điềm đạm gọi chúng tôi là ông .
Trích dẫn

HatCat90's Photo HatCat90 20/12/2019

Dạ Thưa, hình như cháu thấy chỉ có duy nhất ở Viêt Nam trước 1975 mới có, còn lại không nước nào có.
Bây giờ thì mai một dần...


Trích dẫn

HoaCai01's Photo HoaCai01 20/12/2019

Lễ phép có thừa trước 1 kẻ ngạo mạn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Trích dẫn