←  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp

Tử Vi Lý Số :: Diễn đàn học thuật của người Việt

»

Kinh Dịch Quy Tàng và Kinh Dịch Liên Sơn,...

emvomr.dam's Photo emvomr.dam 28/02/2020

Theo lịch sử
Vua Hoàng đế ( vùng Tây Bắc Trung nguyên nước Trung Hoa xưa) đánh nhau với Đế Lai ( con Đế Nghi) là anh con bác của Lạc Long Quân ( con Kinh Dương Vương) cùng thuộc họ Thần Nông đang cai trị Trung Nguyên nước Trung Hoa.
Sử sách xếp các dân tộc nguyên thủy phía Nam sông Hoàng Hà trở vào là chủng tộc Tam Miêu, từ Hán xưa gọi xứ này là Miêu Cương vì các dân tộc này đã dùng 3 gạch để ghi chép và tính toán mọi chuyện.
Đời Đế Lai phần đất ở phía Bắc bị người Tây Bắc chiếm, chỉ còn phần đất ở phía Nam của Kinh Dương Vương với tên nước là Xích Quỹ do Lạc Long Quân cai trị.
Khi đánh chiếm vùng đất của Đế Lai, Hoàng Đế đã tìm thấy bảng Viên Đồ khắc gồm 3 vạch khắc trên núi đá nên gọi là Kinh Dịch Liên Sơn.
Riêng về Lạc Long Quân, người Tây Bắc gọi nước họ là nước Vũ, nước Xích Quỹ do Lạc Long Quân cai trị là nước Văn.
Loại lịch khi người Lạc Việt đem biếu cho vua Nghiêu vì khắc lên lưng Rùa nên gọi là Lịch Rùa và vì dùng Bát quái Hậu Thiên làm cơ sở nên Kinh Dịch Hậu Thiên họ gọi là Kinh Dịch Quy Tàng.
Sở dĩ 2 kinh dịch cách bố trí các quẻ khác nhau vì 2 vùng địa lý khác nhau, ngày nay ta có thể tra cứu địa hình khu vực xung quanh 2 vùng này qua Google. Nguyên tắc người Việt cổ sắp quẻ là Trung Cung là địa bàn họ sống, các quẻ chia 8 hướng là địa hình xung quanh nơi họ sống.
Qua cái nhìn lịch sử ta có thể thấy 2 Kinh Dịch Liên Sơn và Quy Tàng xuất hiện cùng thời gian, công dụng giống nhau. Còn do người Tây Bắc phát hiện sau nên sau này 1 số nhà thuật số mới đưa khái niệm sai khác đi là nhà Vũ và nhà Hạ sử dụng 2 loại Kinh Dịch.
Thân
Trích dẫn