←  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp

Tử Vi Lý Số :: Diễn đàn học thuật của người Việt

»

Quẻ Đoài - Trạch - Trong Tam Dịch Tiên Thi...

emvomr.dam's Photo emvomr.dam 17/03/2020

Trong Tam Dịch Tiên Thiên, Quy Tàng, Liên Sơn có nhiều ý kiến, ý tưởng, lý luận về cấu trúc sắp xếp các quẻ, về sự đối xứng, khi không có sự đối xứng thì có thêm lý luận về mô tả quan hệ xã hội.
Sau đây xin chia sẻ 1 số cảm nhận về đề tài sự đối xứng trong cấu trúc các quẻ trong Tam Dịch mà 1 quẻ tương đối ngẫm và hiểu là quẻ Đoài.
Đi và cảm nhận, nhìn và ngẫm. Việt Nam đẹp lắm các bạn. Rừng vàng biển bạc, núi cao và hang sâu, cao nguyên và đồng bằng, biển, sông, cù lao và dải đất Mũi, lại có cả đảo.
Đoài dịch ra tiếng Việt là Trạch. Vậy thế nào là Trạch?
Trạch là vùng đất trũng vào, bao quanh, và thông khí ra ngoài.
Quẻ Đoài gồm 2 vạch dương và 1 hào âm ở hào hạ. Hào 1 dương ý chỉ bản chất dương, về cơ bản dương là có hình, sắc, tướng. Trong thực tế quẻ Đoài ở ngoài thực tế như hang động, cái ao, ruộng lúa, đều có hình dáng xác định.
Hào 2 dương ý chỉ về không gian là có và rộng tức là có thể chứa được nhiều.
Hào 3 âm tức về mặt âm tức tinh thần là âm, là nhu, là tối, là nghỉ ngơi.
Trong dịch Tiên thiên và Liên Sơn:
là cặp Đoài - Cấn
xét về mặt đối xứng: về hình tượng là 2 quẻ đối xứng qua trục.
Trong dịch Quy tàng: là cặp Chấn - Đoài.
xét mặt đối xứng: về hình tượng quẻ rõ ràng 2 quẻ không đối xứng, về tượng 1 cái là rừng còn 1 cái là ao đầm, cũng không đối xứng; về mặt xã hội 1 cái là con trai trưởng còn 1 cái là con gái út, cũng không đối xứng.
Vậy ở đây có đúng thực tế không?
và Đoài có hẳn là Đoài?
Trong Liên Sơn, nơi xuất phát dịch này là Miêu Cương nên Cấn là núi đá và Đoài là hang đá, tất đối xứng về hình tượng quẻ và tượng quẻ.
Trong Quy Tàng, nơi xuất phát là vùng đất nơi ở của Lạc Long Quân, nên Chấn là rừng rậm và Đoài là hang đá thạch nhũ, tức ảnh ngược của rừng rậm.
Trong Tiên Thiên thì Cấn là Mặt trăng ( vì hào 1, 2 là Thái âm; hào 1 âm tức bản chất là âm, hào 2 âm tức không gian âm tức vật chất âm vì nhận ánh sáng từ Mặt trời; hào 3 dương tức thời gian hay chuyển động là dương) còn Đoài là Mặt trời ( vì hào 1, 2 là Thái dương; hào 1 dương tức bản chất là dương; hào 2 dương tức không gian dương hay phát sáng; hào 3 âm tức thời gian âm hay không chuyển động).
Vài dòng chia sẻ.
Thân
Trích dẫn

babylon's Photo babylon 17/03/2020

Post nhầm

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi babylon: 17/03/2020 - 22:06
Trích dẫn

emvomr.dam's Photo emvomr.dam 17/03/2020

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

babylon, on 17/03/2020 - 22:05, said:

Post nhầm

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


????
không hiểu babylon?
Trích dẫn

babylon's Photo babylon 17/03/2020

phần Quả lão tinh tông bên topic kia nãy lỡ tay post ko xoá đc nên cmt vậy
Trích dẫn

vietnamconcrete's Photo vietnamconcrete 18/03/2020

@ EM: thấy EM nói tùm lum về dịch, VN thấy thế này:
  • Võ công bàn trên giấy cuối cùng cũng chỉ nói cho vui. Chi bằng EM vận dụng thử xem, suy đoán tương lai gần trúớc mắt, hoặc dùng cách nào đó áp dụng vào thực tế.
Như thế mới có ý nghĩa.
Trích dẫn

babylon's Photo babylon 18/03/2020

Tôi thắc mắc từ qua tới giờ chứ lấy hệ từ truyện hay Chu dịch để luận đoán thì có khác chi đâu...Còn nếu phương vị không thì quy luật có thể đoán định xu hướng chung hay kiểu mẫu nào đó ...rất tiếc Nó đã thất truyền.Tôi cũng có Tài liệu Liên sơn ứng Dụng trong Phong Thủy Dương trạch nhưng chưa đã thông cảm thấy thiếu thiếu nên để đó.
Trích dẫn

emvomr.dam's Photo emvomr.dam 18/03/2020

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vietnamconcrete, on 18/03/2020 - 07:47, said:

@ EM: thấy EM nói tùm lum về dịch, VN thấy thế này:
  • Võ công bàn trên giấy cuối cùng cũng chỉ nói cho vui. Chi bằng EM vận dụng thử xem, suy đoán tương lai gần trúớc mắt, hoặc dùng cách nào đó áp dụng vào thực tế.
Như thế mới có ý nghĩa.
xin chào VNconcrete
áp dụng vào thực tế môn nào VNconcrete.
chứ lúc này EM cũng có thảo luận mà.
Thân

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

babylon, on 18/03/2020 - 08:35, said:

Tôi thắc mắc từ qua tới giờ chứ lấy hệ từ truyện hay Chu dịch để luận đoán thì có khác chi đâu...Còn nếu phương vị không thì quy luật có thể đoán định xu hướng chung hay kiểu mẫu nào đó ...rất tiếc Nó đã thất truyền.Tôi cũng có Tài liệu Liên sơn ứng Dụng trong Phong Thủy Dương trạch nhưng chưa đã thông cảm thấy thiếu thiếu nên để đó.
xin chào Babylon.
Đó là cảm về Dịch
và ứng dụng về Dịch.
cái gì có tác giả đăng đọc cảm thấy dễ và dễ đưa ý tưởng.
Nhận thức và ứng dụng hoàn toàn khác nhau.
Vài dòng chia sẻ.
Thân
Trích dẫn