←  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp

Tử Vi Lý Số :: Diễn đàn học thuật của người Việt

»

Lục Nhâm, Tam thức thuật số Lạc thư và Tử Vi

emvomr.dam's Photo emvomr.dam 22/04/2020

Xin chào vietnamconcrete và các tiền bối.
Lục Nhâm, 1 trong Tam thức thuật số Lạc thư, tức là ứng dụng của Bát quái Quy tàng, nhưng thực tế trên các sách và các bài đăng gần như chỉ thấy là ứng dụng dựa trên vòng 12 Thần tướng, tức cấu trúc giống như Tử vi.

Thực tế xét thời gian ra đời thì Lục Nhâm xuất hiện trước, từ thời dân tộc Lạc Việt.

Vậy Lục Nhâm chúng ta đang sử dụng có xác thực tế không?

Trước hết Lục Nhâm, khái niệm này nói lên điều gì?

Tam thức gồm:
Thái ất với Ất là Mặt trời, Thái là nguyên sơ, vĩ đại, là 1 Hệ.
Độn giáp với Giáp là Quả đất, Độn tức ẩn, thuật số tìm Giáp độn, ánh sáng nơi cuối đường hầm, nên mới gán thêm 2 chữ Kỳ Môn.
Lục Nhâm, tức Nhâm là dương thủy, thủy dương trong thiên địa tức ánh trăng. thơ văn xưa ví ánh trăng vằng vặc như dòng suối tuôn trào qua cửa sổ. Trăng tức Nhâm. vậy còn Lục?? Lục, XANH, thiên chi ư MỘC, tức Mộc tinh hay còn gọi là Tuế tinh. Như vậy Lục Nhâm tức thuật số về các Thần sát của Nguyệt tinh và Tuế tinh. Chẳng vậy mà vòng Lục Nhâm gồm 2 vòng Thiên tướng và Thần tướng, và nói về số học Lục =6 tức 6+6=12 hay 12 canh giờ, nên mới có khái niệm 6 dương và 6 âm. Cũng giống Thái ất có 72 khối Dương và Âm.

Vài dòng chia sẻ.
Thân
Trích dẫn

tudoembuon's Photo tudoembuon 25/04/2022

Xin chào cả nhà.
xin được phép hỏi thăm các tiền bối về Lục Nhâm.
Đầu tiên là về tên gọi. Chữ Lục trong Lục Nhâm chỉ vị trí số 6 tức Nhâm đứng thứ 6 trong 6 can dương, tương truyền là do 1 vị cao nhân trong lúc ngẫu hứng mà sáng tác ra, do cũng là ngẫu hứng nên cũng tuỳ tiện lấy vị trí số 6 của Nhâm gọi luôn là Lục Nhâm. Tương truyền Thánh Tản Viên nước ta đđâđạt cấp độ Thánh, tức Tổ phụ Lạc Quân.
Một thuyết nữa là tên gọi xuất phát từ Thuật số Lạc thư của nước Việt ta ngày xưa đã bị nước ngoại bang chiếm đoạt v sửa tên để con cháu ngày sau không biết được. Nếu như vậy thì các sách dịch hoặc thuật lại từ lịch sử sau này do cha ông ta cất công học lại liệu có được truyền chính xác.
Thân!
Trích dẫn