←  Y Học Thường Thức

Tử Vi Lý Số :: Diễn đàn học thuật của người Việt

»

Mối Quan Hệ giữa Y Học Cổ Truyền và Tử Vi

Expander's Photo Expander 09/05/2020

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

babylon, on 09/05/2020 - 15:34, said:

Tôi lại nghĩ Cas đang Dụng ý 1 Phái Tử Vi nào đó ...Có cách an Trường sinh khác ...Chứ Cas thì không thể sai kiến thức cơ bản được ...Hoặc giả chăng thuyết gì đó ?

Nhắc lại, đây rõ ràng là đang hỏi liên quan đến nội dung các câu phú trích dẫn bên trên, không có chuyên dụng ý môn phái khác được.
Trích dẫn

babylon's Photo babylon 09/05/2020

Vậy Cas cười làm gì ...?
Còn kiến thức cơ bản đi Hỏi ngược lại thì thật nực cười ...Với Cas không đến nổi Hỏi chỉ cho vui...
Sửa bởi babylon: 09/05/2020 - 15:51
Trích dẫn

Expander's Photo Expander 09/05/2020

Babylon là Casp à? Có những dịp thế này mới biết. Thường ngày luận khơi khơi thì ai cũng như ai.

Haha
Trích dẫn

babylon's Photo babylon 09/05/2020

Xin đính chính là ...Cas là nhân tài.Mà Tôi hay phục nhân tài thôi....Giống Mike vậy -Ngôi sao sáng ....
Trích dẫn

PhapVan's Photo PhapVan 10/05/2020

Trong Huyền học nói chung, thường được chia ra làm 3 loại là: Nội, Ngoại và Biệt

Ngoại là những bản lưu thông trong dân gian, ứng dụng trong cuộc sống đời thường.

Nội là những bản dùng trong bản môn của Đạo gia

Biệt là những bản chứng nghiệm thực tế, y theo quy tắc riêng của từng Tông, Môn, Phái riêng của mỗi vị thầy và người thực hành.

Ví dụ : Thuyết 28 Tú (28 tinh tòa - chòm sao) những bản lưu thông bên ngoài cả Ấn Độ và Trung Quốc đều dùng 28 tú. Nội bản ghi nhận cũng 28 Tú, nhưng vị trí thứ tự các Tú khác nhau về thứ tự và cả phương vị.

Trong Mật giáo Ấn độ có hệ chỉ dùng 27 Tú.

Thành ra người tìm hiểu cần thận trọng, cân nhắc trước lúc nhận xét : những bản văn mới được đọc; khi đánh giá những hiện tượng sự việc và thành quả nghiên cứu của người khác. Mà thấy không giống những gì mình đã được tiếp thu và kinh nghiệm riêng của bản thân.
Trích dẫn

PhapVan's Photo PhapVan 17/05/2020

1. Theo y kinh
Chức phận của 12 tàng :

Tâm giữ ngôi Quân chủ vậy, nơi Thần minh xuất ra.
Phế giữ ngôi Tướng phó vậy, Trị tiết xuất ra.
Can giữ chức Tướng quân vậy, Mưu lự xuất ra.
Đảm giữ chức Trung chính vậy, Quyết đoán xuất ra.
Chiên trung giữ chức Thần xử, Hỷ lạc xuất ra.
Tỳ Vị giữ chức Thực lẫm, Ngũ vị xuất ra.
Đại tràng giữ chức Truyền đạo, Biến hóa xuất ra.
Tiểu tràng giữ chức Thụ thịnh, Biến hóa xuất ra.
Thận giữ chức Tác cường, Kỹ xảo xuất ra.
Tam tiêu giữ chức Quyết độc, Thủy đạo xuất ra.
Bàng Quang giữ chức Châu đô, Tân dịch xuất ra, Khí hóa thời hay mở vậy.

Phàm 12 cơ quan, chẳng được để mất chức phận hành sự .

2. Theo Thái Vi phú :

"Các ty kỳ chức, bất khả tham sai."

Mỗi chủ tinh đều có chức phận riêng, chẳng thể xen vào sai nhầm.
Trích dẫn

PhapVan's Photo PhapVan 28/05/2020

Cổ nhân nói : ba người cùng đi với nhau, tất có một người là thầy.

Có thể suy rộng ra trong xã hội được phân cơ bản có 3 nhóm. Trong 3 nhóm ấy tất có 1 nhóm cai trị, nhóm 2 thuận theo sự cai trị và nhóm 3 không thuận theo sự cai trị.

Chia tiếp 3 nhóm trên, mỗi nhóm tách thành 2 nhóm nhỏ hơn thì, được 6 nhóm :
Nhóm 1 có giới cầm quyền và giới khai hóa; nhóm 2 có thành phần thuận theo giới cầm quyền và thành phần tin thuận theo giới khai hóa; nhóm 3 cũng vậy, thành phần không thuận theo cầm quyền và thành phần không tin theo khai hóa.

Có thể nói xã hội loài người, bất kể chế độ xã hội nào cũng vậy. Biểu hiện của chúng có thể khác nhau, nhưng hệ thống phân loại xã hội cơ bản giống nhau như trên.
Trong các tập hợp xã hội phân nhóm thì giới cai trị chiếm thiểu số. Bao gồm giới cầm quyền và giới khai hóa. Từ làng quê heo hút nhất đến đô thành xa hoa nhất ở đâu cũng có chính quyền (trưởng thôn, xóm...) và khai hóa nơi thờ tự tâm linh (sư, thầy, linh mục ...).

Ở giới cầm quyền, để giản đơn chia ra thành nhóm hành pháp và tư pháp cùng với giáo dục tương tự giới khai hóa.

Lấy ví dụ trên so với Xã hội Khái niệm trong Tử vi Đẩu số. Một người xem số giống như người viết sử. Đứng trước các sự kiện lịch sử, trước hết người viết sử cần quên đi các quan điểm và quan niệm sống của cá nhân và thời đại mình để nhìn nhận một cách khách quan.

Người viết sử không những không quên quan điểm của mình mà còn mang tư tưởng và cảm xúc nhất thời, thậm chí cố hữu của mình để đánh giá sự kiện khách quan thì khó tránh khỏi làm mờ nghĩa lý của nó.

Một lá số cũng vậy, nó là một mô hình chung. Dựa trên quy tắc và nghĩa lý để giải đoán nó. Còn nếu dựa trên quan điểm, cảm xúc cá nhân thậm chí cả công kích nữa thì, xin đưa xuống lời bình sau khi đối đối chiếu so sánh với cuộc đời thật của ai đó.

Vài dòng cảm thán
Sửa bởi PhapVan: 28/05/2020 - 20:33
Trích dẫn

PhapVan's Photo PhapVan 09/06/2020

Theo đông y : Tứ chẩn và Bát cương là phương pháp thăm khám và chẩn đoán, để xác định bản chất bệnh. Nội dung của Tứ chẩn và Bát cương đều quy về âm dương nhằm quyết đoán bệnh: nặng hay nhẹ và có phương pháp thích hợp để điều trị.

Hệ thống luận lý âm dương ngũ hành là nền tảng biện chứng luận trị của đông y. Đồng thời cũng là nền tảng của đạo học đông phương và các môn của huyền học nói chung.

Nhất âm nhất dương chi vị đạo (dịch)
Vạn vật tựa âm và bồng dương (lão)

Đức Lão Tử giảng là : "thượng sĩ nghe đạo thực hành chăm chỉ; trung sĩ nghe đạo dường như còn như mất (chợt nhớ, chợt quên); hạ sĩ nghe đạo thì lại cười to. Chẳng cười chẳng đủ dùng làm đạo." (chương 41)

Như thế là đạo bao hàm tất cả.

Lại diễn ra thành : "Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật; vạn vật tựa âm và bồng dương, xung khí lấy làm hòa." (Lão, chương 42)
Trích dẫn

PhapVan's Photo PhapVan 03/07/2020

Phân Biệt Hư và Thực

Hư và Thực là hai khái niệm chỉ bệnh trạng cơ thể hoàn toàn khác nhau . Hư có thể hiểu là tình trạng dinh dưỡng khí huyết ...không đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể. Còn Thực là tình trạng tồn tại những gì ... có hại cho nhu cầu của cơ thể.

Trong điều trị, gặp Hư thì phải Bổ túc là thêm vào cái bị thiếu. Còn gặp Thực thì phải Tả đi tức là loại bỏ cái thừa thãi.

Như vậy : Hư chứng là biểu hiện sự suy yếu của cơ thể. Còn Thực chứng là bệnh Tà biểu hiện sức mạnh . Từ đó biện chứng luận trị cẩn thận, chọn phương thích hợp để điều trị.
Trích dẫn