←  Nguồn Sống Tươi Đẹp

Tử Vi Lý Số :: Diễn đàn học thuật của người Việt

»

Polaris - Sao Bắc Cực - Chòm Tiểu Hùng - U...

TeddyBear's Photo TeddyBear 17/09/2021

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Polaris (Alpha Ursar Minoris) là ngôi sao sáng nhất trong chòm sao Tiểu Hùng (Ursa Minor). Hiện nay, Polaris là ngôi sao gần thiên cực Bắc nhất, nên nó được chọn là sao Bắc Cực.

Sao Polaris trong tiếng Anh có các tên gọi khác nhau như: "North Star", "Lode Star", "Pole star", "Polaris Borealis".

Do hiện tượng tiến động (hay còn gọi là tuế sai) nên Polaris (sao Bắc Cực hiện nay) sẽ không còn là sao Bắc Cực mãi mãi. Trong quá khứ, vào khoảng năm 3000 TCN, sao Thuban của chòm sao Thiên Long (Draco) đã từng là sao Bắc Cực. Và trong tương lai sẽ đến lượt sao Chức Nữ (Vega) trong chòm sao Thiên Cầm (Lyra) làm sao Bắc Cực vào khoảng năm 14000.


Sao Polaris rất gần thiên cực Bắc, nên nó hầu như không chuyển động biểu kiến trên bầu trời đêm. Ngược lại các thiên thể khác trong các chòm sao cận thiên cực bắc như thể xoay quanh sao Polaris. Vì thế sao Polaris là ngôi sao định hướng cho người đi biển, đi rừng vào ban đêm. Người ta dựa vào sao Bắc Cực để xác định phương hướng. Mỗi khi nhận biết được sao Bắc Cực là người ta biết chính xác hướng Bắc rồi từ đó suy ra các hướng còn lại. Từ thời cổ đại sao Polaris đã có mặt trong các bảng chỉ dẫn cổ xưa của người Assyria.



Làm sao để nhận biết sao Bắc Cực trên bầu trời?

Sao Polaris có thể tìm thấy trên hướng nối từ sao Merak (β UMa) tới sao Dubhe (α UMa) trong chòm sao Đại Hùng - Ursa Major. Nhóm sao này rất dễ nhận biết trên bầu trời với 7 ngôi sao nổi bật, mà văn hóa phương Đông hay gọi là “Thất tinh Bắc Đẩu” tạo thành hình chiếc gáo múc nước. Bạn dùng hai ngôi sao Merak và Dubhe để tìm sao Bắc Cực bằng cách kẻ một đoạn thẳng từ sao Merak đến sao Dubhe rồi kéo dài đoạn thẳng nối hai sao ấy khoảng 5 lần, bạn sẽ gặp sao Bắc Cực.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn






Chúng ta có sao Bắc Cực, nhưng tại sao lại không có sao Nam Cực?

Bởi vì gần thiên cực Nam nhất là sao σ Octantis thuộc chòm sao Octans. Ngôi sao này có độ sáng biểu kiến là 5.42 và rất khó có thể quan sát bằng mắt thường.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn





Bài post được lấy cảm hứng từ sự khuyến khích tìm hiểu thông tin của bạn StellaT aka Pr333.
Trích dẫn