←  Vài Dòng Tản Mạn...

Tử Vi Lý Số :: Diễn đàn học thuật của người Việt

»

Tản mạn: Cái tóc là góc con người



1 2 3

thanhthanh2014's Photo thanhthanh2014 29/12/2022

Ai cũng biết góc con người còn có thêm “cái răng” nữa. “Cái răng cái tóc là góc con người” là câu tục ngữ xưa nói về vẻ đẹp. Người xưa đề cao việc chăm sóc răng và tóc đến mức chỉ nhìn vào đấy là có thể đánh giá được nhan sắc, thậm chí cả tính cách nữa.
Cái răng có dụng cụ chăm sóc không cầu kì lắm. Nhỏ thì có cái tăm. Lớn hơn thì miếng cau khô là đủ để chăm sóc nó rồi. Người xưa phần lớn nhuộm răng đen cả đàn ông và đàn bà nên để bảo vệ nó chỉ đơn giản cần đến tăm và cau khô mà thôi.
“Cái tóc” phức tạp hơn thế nhiều. Người Việt cho đến những năm đầu thế kỉ trước vẫn có thói quen để tóc dài cả đàn ông và đàn bà. Ngoài những khăn vấn, khăn xếp, trâm cài, khăn buộc còn có một vật dụng không thể thiếu với cả đàn ông và đàn bà. Đó là chiếc lược dùng để chải tóc hàng ngày. Nguyên lý của lược bao gồm những răng thưa mau tùy việc có công dụng gỡ rối mớ tóc người dùng. Thế nhưng nó cũng liên tục thay đổi về hình dáng kích thước theo cách định hình thẩm mĩ mái tóc đương thời.
Từ khi đàn ông Việt cắt tóc ngắn, chiếc lược đã không thể dùng chung với đàn bà như trước nữa. Trước đó loại lược thưa chải tóc chỉ có hình dáng bán nguyệt cắt bằng hai đầu. Sống dày lưỡi mỏng. Chế tác bằng gỗ, sừng trâu bò, ngà voi tùy theo thứ bậc xã hội của chủ nhân. Đàn ông khi đã cắt tóc ngắn như Tây theo phong trào “cắt tóc ngắn để răng trắng” cụ Phan Châu Trinh đề xuất vào đầu thế kỷ trước đã không còn cần đến chiếc lược bán nguyệt to khỏe răng dài đến thế nữa. Lược của họ chỉ đơn giản mỏng mảnh nhỏ như ngón tay là đủ. Kiểu tóc nam chải ngôi lúc ấy của đàn ông cũng chỉ dành cho dân trí thức công sở. Người lao động cơ bắp chọn kiểu đầu cua chẳng cần đến lược.
Đàn bà cho đến tận những thập kỷ ’80, ’90 vẫn phổ biến dùng hai loại lược. Lược thưa và lược bí. Lược thưa chải mái tóc dài vào nếp. Búi tó hay để sõng hoặc cặp, buộc, tết đuôi sam thì cũng đều phải qua công đoạn chải tỉ mỉ không thể vội vàng. Công đoạn này mà làm vội thì cuối cùng sẽ vê được một nhúm tóc rụng trên răng lược. Trẻ con lại có thứ để mang đổi kẹo kéo. Lược bí dùng để đánh bắt thủ công loài chấy đã có từ nghìn xưa. Những nước gội lá sả, hương nhu, vỏ bưởi, bồ kết ngày trước cũng chỉ mang tính mộc mạc đồng quê nhung nhớ mà chẳng thể tiêu diệt hết được chấy kềnh chấy con đã ngự trị trên đầu từ thời tiền sử. Chiếc lược bí sẽ truy lùng tận diệt kể cả chấy mới nở bởi răng lược đan sít chỉ vừa chỗ cho một sợi tóc lách mình qua. Ít chấy vừa chải vừa xiết bằng móng tay cái lên nền gạch. Nhiều hơn, chải vào chậu nước cho nổi lên là hết chạy. Kể từ khi các loại nước gội đầu thịnh hành vào quãng thập kỷ ’90 thì cả chấy và lược bí đã biến mất hoàn toàn.
Những năm chiến tranh, vài anh lính tỉ mẩn nhặt xác máy bay rơi cắt thành những chiếc lược nhôm khắc hình kỷ niệm gửi về cho bạn gái ở hậu phương khá nhiều. Những dòng chữ còn hôi hổi khói bom chiến trường được khắc vụng về trên sống lược. “Kỷ niệm trận đánh ngày... trên mặt trận Quảng Trị”... Máy bay rơi là có thật. Mảnh xác máy bay cũng rất thật. Nhưng chiếc lược thì không chắc anh lính nào cũng làm được. Những dụng cụ như bàn kẹp, cưa sắt răng nhỏ may ra chỉ có ở những xưởng quân khí tiền phương. Hậu phương cũng dựa vào sáng kiến ấy sản xuất ra nhiều loại lược nhôm. Những hàng xén trong các chợ Hà Nội và vài quầy bán đồ lưu niệm Bờ Hồ bày bán những chiếc lược còn khắc chìm dòng chữ “Xác chiếc máy bay Mỹ thứ 2..3 bị bắn rơi trên miền Bắc”. Thực ra nhôm làm lược chỉ là nhôm dập gác-đờ-bu xe đạp mà thôi. Tất nhiên lạc quan tếu nên cũng chẳng ai bắt bẻ gì. Vả lại nó là vật dụng gọn nhẹ phù hợp nhất với thời chiến nên hầu hết đàn ông đàn bà đều có. Lược nhôm đàn bà răng to và dài hơn phải để trong túi xách. Lược đàn ông mỏng dính và ngắn có thể cho vào ví đút túi quần. Hình ảnh một đàn ông công sở vào máy nước cơ quan nhúng ướt chiếc lược chải lại đầu ngôi trở thành quen thuộc. Thanh niên đến nhà bạn gái ngồi chơi dù đã chải đầu ngôi bằng va-dơ-lin từ ở nhà vẫn thỉnh thoảng mở ví rút chiếc lược nhôm ra dặm lại vài sợi trước trán đầy kiêu hãnh.
Cuộc sống ngày một bận rộn lên. Những phong trào tóc tai thời trang du nhập vào Việt Nam như vũ bão. Nhưng thật ngạc nhiên bây giờ chiếc lược đã không còn giữ được tầm quan trọng như trước. Đã chẳng bao giờ còn nhìn thấy một đàn ông có lược trong ví nữa. Dân chơi chải đầu vuốt keo bọt từ lúc ra đường cho đến lúc về nhà không cần đến lược làm gì. Đàn ông bình thường không keo cũng chẳng chải. Rất nhiều đàn ông chỉ nhìn thấy cái lược mỗi tháng một lần. Ở trong tay ông thợ cắt tóc.
Đàn bà cũng chọn cho mình những kiểu tóc phù hợp với công việc. Không nhiều người lắm phải mang chiếc lược kè kè bên mình. Tóc nghệ sĩ hoặc nữ dân chơi cũng không phải là thứ dễ dàng tự chải. Lược dùng để chải tóc ấy thường là những thứ chuyên dụng có đến hàng chục loại chỉ thợ mới biết dùng. Nhiều người phải vào tiệm thuê chải mất hàng giờ đồng hồ mới xong mái tóc như mong muốn. Quan sát trên phố sẽ thấy chị em đông đảo phần lớn có mái tóc gần với tự nhiên nhất. Chỉ khác nhau độ ngắn dài. Lược hiếm khi dùng đến. Tất nhiên gương thì bất cứ ai cũng có một chiếc trong túi.
“Cái góc” tóc của người Việt hiện đại hình như là thứ duy nhất theo kịp với mọi trào lưu thế giới. Thế giới có tóc kiểu gì Việt Nam cũng có. Cái khác nhau có chăng là ở bên trong mái tóc ấy mà thôi.
7-2017 laodong.vn
Trích dẫn

thanhthanh2014's Photo thanhthanh2014 29/12/2022

Cái răng, cái tóc là “góc” hay “gốc” con người?
Theo “Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” của G.S Nguyễn Lân, câu tục ngữ này được ghi là “Cái răng, cái tóc là góc con người”. Từ điển giải nghĩa câu này như sau: “Hàm răng, mái tóc góp phần quan trọng tạo nên vẻ đẹp con người”. Trong Sách giáo khoa Ngữ văn 7, câu tục ngữ này cũng được ghi là “Cái răng, cái tóc là góc con người”.

Tuy nhiên, có một số ý kiến của các nhà nghiên cứu khác băn khoăn về việc sử dụng từ “góc” hay “gốc” thì câu trên được hiểu đầy đủ và chính xác hơn.
Về mặt cấu trúc hình thức, câu tục ngữ có mô hình “A thì B”. Cấu trúc này thể hiện sự đánh giá tình cảm tốt xấu và khẳng định ý nghĩa giá trị tương đương giữa A và B. Vd: “Ăn được ngủ được là tiên”, “Miếng ăn là miếng nhục”, “Con trâu là đầu cơ nghiệp”…

Theo “Từ điển tiếng Việt” do Hoàng Phê chủ biên, ở mục từ “góc” có ghi “Góc d.(…) 3 phần, thường có hình góc và là một phần tư, được chia ra của một số vật. Ăn hết một góc bánh chưng. Chung một góc con lợn. Cái răng, cái tóc là góc con người”. Nếu xét câu tục ngữ dựa trên cấu trúc “A thì B”, vế A có đến 2 hình ảnh (“cái răng, cái tóc”) mà chỉ dùng để nói tới một phần tư của B. Sự so sánh này khá khập khiễng, đặt ra vấn đề vì sao không dùng “cái mắt, cái mũi/cái dáng, cái da là góc con người” mà lại dùng “cái răng, cái tóc”. Hai vế so sánh này không có giá trị tương đương nhau.
Về mặt ngữ âm, âm tiết “góc” và “gốc” khá giống nhau về cách phát âm, chỉ khác nhau ở âm chính. Việc ca dao tục ngữ được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thì không tránh được hiện tượng “tam sao thất bản” và có dị bản là điều tất nhiên.
Về mặt ngữ nghĩa, cách hiểu “hàm răng, mái tóc góp phần tạo nên vẻ đẹp của con người” khiến người ta nghĩ phiến diện câu tục ngữ chỉ nói đến vẻ đẹp hình thức. Trong lời hiệu triệu tướng sĩ đánh quân thanh, Quang Trung từng viết: “Đánh cho để dài tóc, đánh cho để đen răng”. Câu nói trên không chỉ khẳng định độc lập, chủ quyền mà còn thể hiện nét truyền thống, văn hóa ngàn đời của dân tộc. Người Việt xưa thường để răng đen, tóc dài, nam thì búi tóc lên. Cho nên nói “Cái răng, cái tóc là gốc con người” ý chỉ tính nguồn cội văn hóa, bản sắc của người Việt, ý nghĩa này sâu xa hơn câu “Cái răng, cái tóc là góc con người”.

Bên cạnh đó, theo quan niệm của Phật giáo, một người khi xuất gia quy y nơi cửa Phật thì phải cạo đầu đi để đoạn tuyệt trần tục, không còn vướng bận chuyện nhân gian. Phụ nữ thời xưa nếu có chửa hoang hay làm chuyện ô uế phép tắc làng xã thì bị cạo trọc đầu bôi vôi đem bêu giữa làng. Những ý trên cho thấy sự quan trọng của mái tóc đối với con người và trong văn hóa Việt, không dừng lại đơn thuần ở nghĩa hình thức.

Ngoài ra, câu tục ngữ còn có một dị bản khác “Cái răng, cái tóc là vóc con người”, câu này ý nghĩa cũng tương đương với “Cái răng, cái tóc là góc con người”, nói đến vẻ đẹp hình thức. Tựu trung lại, ở mỗi cách dùng “góc”, “gốc” hay “vóc” đều có mặt đúng riêng và có nền tảng lý luận xác đáng nên dùng một trong ba từ đều được và không bị cho là sai.
Nguyenthanhlinh.com
Sửa bởi thanhthanh2014: 29/12/2022 - 10:59
Trích dẫn

Ngu Yên's Photo Ngu Yên 29/12/2022

Từ xưa tôi vẫn được học là cái gốc : dưới đây từ điển , phần thành ngữ , của Lê Văn Đức / Lê Ngọc Trụ nxb Khai trí
trang 904 của files / trang 43 phần thành ngữ từ A đến L

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi Ngu Yên: 29/12/2022 - 15:02
Trích dẫn

Tre's Photo Tre 29/12/2022

Con cũng được Mẹ dạy (giáo viên Văn đã về hưu) là cái gốc.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Trích dẫn

Tre's Photo Tre 29/12/2022

Ông Rừng thì lúc nào cũng dặn để ý Răng, Tóc nhất là ở Phụ Nữ ạ.
Trích dẫn

thanhthanh2014's Photo thanhthanh2014 29/12/2022

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Tre, on 29/12/2022 - 15:23, said:

Ông Rừng thì lúc nào cũng dặn để ý Răng, Tóc nhất là ở Phụ Nữ ạ.
Vậy là với thời nay thì đã có phòng khám nha khoa và tiệm làm tóc rồi nhỉ?
Trích dẫn

tony99's Photo tony99 29/12/2022

"cái răng cái tóc là gốc con người" : Khoảng 3.260.000 kết quả (0,38 giây)
cái răng cái tóc là góc con người : Khoảng 5.880.000 kết quả (0,41 giây)

--------
Góc : 1 phần của xyz.
Riêng theo định nghĩa chợ búa : góc tức là nơi dành cho đại ca, anh đại ngủ và chơi (góc tường). Nôm na là trong mấy tỷ cái gì đó trên ng, 2 thằng này là trùm xhd :3
Trích dẫn

minhminh's Photo minhminh 30/12/2022

Răng là biểu hiện Trời cho để ăn , để hưởng , trẻ con khi chưa có răng chỉ biết bú không biêt ăn , chỉ biết ăn khi có răng
nhìn hàm răng có thể biết được tư chất no đủ của người ấy thế nào
răng hô răng khấp khểnh , cái lòi cái lõm , răng vẩu răng như bàn nạo dừa .... cuộc sông đều cày sâu cuốc bẫm có nhiều khó khăn trong cuộc sống , cho dù co vận nào đó mát mặt một chut , thì ngày vui cũng không lâu

răng đều răng vững chãi , một đời không đói , một số nước văn minh tiên tiến họ có gần như một thói quen , trẻ con vừa sang tuổi trưởng thành la cho niềng răng , cho nên khi lớn ai ai cũng có hàm răng đều khít nên chuộc sống thuận lợi , nhiều người giàu sống trong một đất nước thì quốc gia ấy phồn vinh

một người tuy tướng tốt nhưng hàm răng không tốt , công danh sự nghiệp cũng sẽ không bền , hay gãy đổ nửa chừng và làm việc gì cũng gặp nhiêu khó khăn kiêir như Tuần Triệt đương đầu trong Tử Vi

Lông , Tóc là biểu hiện của khí huyết tiên và hậu thiên hoà trộn
từ lông , tóc cũng có thể nhìn ra công danh sự nghiêp phú quí và sức khoẻ của người ấy ra sao
Trong đông y nói Thận chủ cốt xỉ phát tưc xương răng tóc , tuy trái tim ở trên làm công việc vận chuyển máu để biểu hiện của sự sống , nhưng Thận mới là bản chất chủ thể của sự sống
Thận sinh huyết vị trong thận có chất Erythoproteinn là tác nhân sinh ra hồng cầu , người suy thận sẽ bị thiếu máu mãn tính ...
Tóm lại chỉ nhìn răng và tóc cũng có thể biết đuoc thọ yểu sang hèn , nên gọi la góc con người
mà răng và tóc cũng tham dự làm cho con người ta nhìn đẹp , bảnh hẳn lên
Trích dẫn

thanhthanh2014's Photo thanhthanh2014 30/12/2022

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

tony99, on 29/12/2022 - 22:44, said:

"cái răng cái tóc là gốc con người" : Khoảng 3.260.000 kết quả (0,38 giây)
cái răng cái tóc là góc con người : Khoảng 5.880.000 kết quả (0,41 giây)

--------
Góc : 1 phần của xyz.
Riêng theo định nghĩa chợ búa : góc tức là nơi dành cho đại ca, anh đại ngủ và chơi (góc tường). Nôm na là trong mấy tỷ cái gì đó trên ng, 2 thằng này là trùm xhd :3
Thực ra coppy đăng lại bài này e cũng muốn liên hệ đến thời nay, liệu quần áo điện thoại ô tô sang có phải cũng đc coi là 1 goc con người ko nhỉ ?
Trích dẫn

MHTH's Photo MHTH 30/12/2022

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

thanhthanh2014, on 30/12/2022 - 07:55, said:


Thực ra coppy đăng lại bài này e cũng muốn liên hệ đến thời nay, liệu quần áo điện thoại ô tô sang có phải cũng đc coi là 1 goc con người ko nhỉ ?

Đó là trí tuệ !

-------

Răng con cũng ko đẹp lắm, con phải đi niềng răng !

Hồi bé mẹ cho niềng mà khó chịu tháo ra, giờ phải niềng lại.

Để đi giao tiếp có hàm răng đều tăm tắp =)))))
Sửa bởi MHTH: 30/12/2022 - 08:25
Trích dẫn

thanhthanh2014's Photo thanhthanh2014 30/12/2022

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

MHTH, on 30/12/2022 - 08:24, said:



Đó là trí tuệ !

-------

Răng con cũng ko đẹp lắm, con phải đi niềng răng !

Hồi bé mẹ cho niềng mà khó chịu tháo ra, giờ phải niềng lại.

Để đi giao tiếp có hàm răng đều tăm tắp =)))))
Nếu giả sử tách ra có trường hợp :
1,người răng,tóc hơi xấu nhưng lười làm lại. Nhưng họ có quần áo ,điện thoại hàng hiệu ô tô sang,nhà cao cửa rộng.
2,người điều kiện kha khá và có răng, tóc đẹp tự nhiên hoặc đi làm cho đẹp
3, người cũng có tiền nhưng ko để ý đến răng, tóc hay quần áo ,điện thoại ô tô sang.
..........
Tất nhiên để đánh giá một người thì còn phải qua tiếp xúc một thời gian xem cách cư xử của họ. Nhưng nếu ấn tượng ban đầu thì chắc giờ nhiều người cũng có ấn tượng tốt hay nể sợ với người có quần áo điện thoại ô tô sang nhỉ ?
Sửa bởi thanhthanh2014: 30/12/2022 - 08:53
Trích dẫn

MHTH's Photo MHTH 30/12/2022

Có trí tuệ thì mới diễn hoá ra được vật chất !

Vậy nhìn người có 4 kiểu:

1. Không trí tuệ không vật chất.
2. Có trí tuệ có vật chất do phong cách sống thích xa hoa, phông bạt.
3. Có trí tuệ không vật chất do phong cách sống tối giản.
4. Không trí tuệ nhưng giàu do ông bà bố mẹ có trí tuệ !

Nhìn người phải nhìn nó có trí hay không chứ không nhìn vật chất phù hoa.

Nó vật chất mà nó ngu thì phá sản sớm muộn.

Nhân cách và trí tuệ là hai phạm trù khác biệt. Nếu nó đồng thì gọi là trí huệ !
Trích dẫn

thanhthanh2014's Photo thanhthanh2014 30/12/2022

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

MHTH, on 30/12/2022 - 08:59, said:

Có trí tuệ thì mới diễn hoá ra được vật chất !

Vậy nhìn người có 4 kiểu:

1. Không trí tuệ không vật chất.
2. Có trí tuệ có vật chất do phong cách sống thích xa hoa, phông bạt.
3. Có trí tuệ không vật chất do phong cách sống tối giản.
4. Không trí tuệ nhưng giàu do ông bà bố mẹ có trí tuệ !

Nhìn người phải nhìn nó có trí hay không chứ không nhìn vật chất phù hoa.

Nó vật chất mà nó ngu thì phá sản sớm muộn.

Nhân cách và trí tuệ là hai phạm trù khác biệt. Nếu nó đồng thì gọi là trí huệ !
Liệu có trường hợp nó ngu nhưng phước nó dày nên nó vẫn cứ giàu chăng?
Trích dẫn

MHTH's Photo MHTH 30/12/2022

1. Đần nhưng nhân cách đẹp thì giàu mãi
2. Đần nhưng nhân cách xấu thì sập

2 điều trên với điều kiện sinh ra trong gia đình có trí. Trường hợp 2 nếu nó đẻ con khôn thì cứu vớt, còn đần thì sập thật !

Bởi vì phước xuất phát từ nhân cách !
Trích dẫn

thanhthanh2014's Photo thanhthanh2014 30/12/2022

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

MHTH, on 30/12/2022 - 09:15, said:

1. Đần nhưng nhân cách đẹp thì giàu mãi
2. Đần nhưng nhân cách xấu thì sập

2 điều trên với điều kiện sinh ra trong gia đình có trí. Trường hợp 2 nếu nó đẻ con khôn thì cứu vớt, còn đần thì sập thật !

Bởi vì phước xuất phát từ nhân cách !
Hẳn nào một số tài liệu cho rằng cõi Atula ko bằng cõi người dù cõi Atula là cõi phước báu như cõi trời. Lên đó rồi sau ko biết rớt xuống cõi nào
Trích dẫn


1 2 3