Jump to content

Advertisements




Quan điểm của nhà cái về niềm tin và đức tin


13 replies to this topic

#1 buikhoai

    Đoài viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPipPip
  • 2908 Bài viết:
  • 14337 thanks
  • Location8 service providers

Gửi vào 06/07/2012 - 11:45

Tiếp nối bài trước, nhà cái viết bài trình bày quan điểm về niềm tin và đức tin. Cũng như bài trước, nhà cái từ chối tranh luận để bảo vệ những gì mình viết dưới đây.


Pascal từng nói “con người là một cây sậy yếu ớt biết tư duy”. Quả vậy, con người quá nhỏ bé và yếu ớt trước thiên nhiên vũ trụ như Đạo Đức Kinh có nói “trời đất bất nhân, coi vạn vật như chó rơm”. Và vì biết tư duy nên con người biết làm phong phú đời sống vật chất và tinh thần của mình, nhưng cái tinh thần này nó cũng yếu ớt như thể xác vậy. Trong hoàn cảnh đó, để sống hạnh phúc và hướng tới tương lai thì con người cần có cái để dựa vào. Gia đình, xã hội… ra đời cũng là để chúng ta dựa vào nhau. Nó rất quan trọng nhưng đó chỉ là chỗ dựa thực thể. Sự thống trị của thuyết âm dương khiến ngoài thực thể ta cần thêm chỗ dựa về tinh thần nữa, đó là 1 ý nghĩa sâu xa của niềm tin: chỗ dựa tinh thần.

Niềm tin quan trọng như thế nào với sự phát triển? Chẳng nói đâu xa mà chỉ nói hiện thực ở nước ta. Người VN ta niềm tin cho tương lai có thể có, nhưng niềm tin cho hiện tại thì có lẽ ít hơn nhiều. Nói về biểu tượng con người chẳng hạn. Mỹ có Bill Gates, Brin & Page, Zuckerberg, … những giá trị đương thời thì ta chỉ có những Võ Nguyên Giáp, Trần Hưng Đạo… Bạn thử trả lời chân thật rằng nếu cho bạn đề cử 10 người bạn tin xứng đáng nằm trong ban lãnh đạo đất nước thì bạn đề cử ai? Nếu khó vậy vài người thôi, bạn tìm được k? Nếu khó nữa thì bạn thử đề cử 1 người? Nếu nhiều người thấy khó đề cử thì sẽ không khó hiểu khi chúng ta khó mà phát triển tốt khi mà ta có quá ít niềm tin ở hiện tại và tương lai gần.

Mọi kiến thức ta tiếp nhận thì đều có thể tin hay không tin. Trong đó thì có những kiến thức được chứng thực trong cuộc sống hàng ngày bằng những ứng dụng rõ ràng thì làm ta dễ tin hơn, cho dẫu tất nhiên vẫn có người k tin. Có 1 hệ thống lớn kiến thức với rất nhiều thành tựu thực làm con người hiện rất tin tưởng. Đó là hệ thống kiến thức khoa học với khoa học tự nhiên-công nghệ với những thành tựu vật chất như sản xuất đồ ăn thức uống, xây dựng, y tế, các phương tiện giao thông, liên lạc, máy tính…và khoa học xã hội với những thành tựu nổi bật nhất là tiêu diệt chế độ nô lệ, tăng quyền tự do của con người, cải cách cách vận hành của nhà nước, tạo ra các phương pháp giao lưu văn hóa, kinh doanh…

Nhưng hệ thống khoa học với những ứng dụng rất thực đó đã đủ với con người chưa? Chắc chắn là chưa đủ. Khoa học là động lực phát triển của xã hội nhưng nó k đủ để làm nền tảng cho niềm tin, cho sự tồn tại của xã hội. Lại 1 lần nữa thuyết âm dương thống trị vạn vật đã làm cho ta, bên cạnh cái tin đã được chứng thực nhiều như khoa học, thì vẫn cần tin những cái “không biết có thật hay không”. Ta tin vào tương lai tươi sáng, đó cũng là một kiểu tin cái mà “không biết có thật hay không”. Nhưng ở đây nhà cái muốn nói về một thứ “không biết có đúng hay không” khác mà loài người cần để tin, đó là tính ngưỡng. Để thấy rõ hơn điều này ta nói thêm về lịch sử một chút.

Từ xa xưa, vì sự yếu ớt nhưng lại biết tư duy của mình mà con người đã tin có những thế lực hơn hẳn mình, khống chế mình, đó là thượng đế, là các vị thần linh… Tín ngưỡng bắt đầu từ đó, từ khi có con người. Và theo nhiều nhà xã hội học thì chính trị, vốn là một công cụ của kinh tế, có thể bị kinh tế nuốt đi nhưng tín ngưỡng thì mãi còn với sự tồn tại của loài người. Nhà cái cũng tin thế.

Trong tín ngưỡng, lúc đầu đại diện để liên lạc với thần linh, với thượng đế có rất ít, đó là những pháp sư, phù thủy… Dần dần được thử thách và chọn lọc rồi các tôn giáo lớn ra đời, truyền bá và phát triển. Nhưng cho dù là lịch sử và nguồn gốc ra đời thế nào, cho dù là chính trị và tôn giáo liên hệ thế nào thì tín ngưỡng, như cái tên của nó, vẫn gắn với niềm tin. Phật giáo ra đời khi con người quá khổ sở với sự thống trị của các tầng lớp tăng lữ, quí tộc… và sự ám ảnh luân hồi. Đức Phật đã cho mọi người niềm tin về sự công bằng của vạn vật và một con đường để sống hạn phúc, để giải quyết luân hồi. Thiên Chúa giáo cũng ra đời khi xã hội quá thiếu niềm tin về một cuộc sống hạnh phúc. Khổng giáo hay mọi tôn giáo khác cũng thế, đều ra đời để cho ta chỗ dựa niềm tin vào cuộc sống.

Murakami (tác giả tiểu thuyết “Rừng Nauy”) có nói ở đâu đó rằng “nếu không kể hậu quả thì tin tưởng vào việc gì một cách tuyệt đối là một trong những đức tính tốt đẹp nhất của loài người ”. Nhà cái rất đồng ý với nhận định này. Với xu hướng hướng đến Chân Thiện Mỹ của con người, khi tin tưởng một thứ gì thì thường là bạn tin vào cái đó có Chân Thiện Mỹ trong đó. Cho dù là Chân với người này thì có thể giả với người khác, Thiện với ta thì có thể Ác với người ta, Đẹp với cô này thì có thể xấu với anh nọ. Tuy nhiên với những người tin tưởng thì họ lại tin thứ đó có cái đúng, cái tốt, cái đẹp. Luôn có sự cao thượng khi tin một thứ gì đó tuyệt đối.

Một cách khác để hiểu quan điểm của Murakami là ta thử xem thế nào nếu một con người k còn tin tưởng một thứ gì cả, kể cả chính ta, kể cả thần linh, kể cả tương lai? Quả là đáng sợ thậm chí k tưởng tượng được phải k? Hay như nhiều người cũng từng sợ sự vô thần trong chính trị nếu được phát triển rộng khắp sẽ rất nguy hiểm. Vì nếu những nhà lãnh đạo vô thần thì họ dễ có xu hướng biến thành … thần, tức là sự độc tài.

Trở lại với câu nói của Murakami, nhìn vào chữ “nếu” ở vế đầu thì nhà cái nhớ đến câu nói của người Pháp :“với chữ ‘nếu’, người ta có thể bỏ Paris vào một cái chai.” Để cho thấy rằng hiện thực khắc nghiệt khiến cho ta k nên tin tưởng quá mù quáng, vì có thể gánh lấy hậu quả k tốt.

Theo thuyết âm dương, cái gì phát triển quá mức cũng không tốt, tôn giáo cũng vậy và niềm tin với tôn giáo cũng vậy. Ngay như đạo Phật, một tôn giáo nổi tiếng là hiền hòa nhưng khi quá phát triển thì cũng k khỏi rơi vào bê bối. Giai đoạn cực kì phát triển của Phật giáo nước ta trong thời nhà Trần là một ví dụ. Hay như theo những gì nhà cái biết thì nghề cầm đồ vốn xuất phát từ nhà chùa. Vì có thời nhà chùa được cúng dường rất nhiều, dư tiền nên dùng tiền đó để cầm đồ. Mọi người cũng biết quyền lực của các tôn giáo thờ Chúa trong xã hội châu Âu ngày xưa.

Xưa nay, quyền lực tôn giáo và chính trị luôn mượn của nhau vì cả 2 đều hùng mạnh. 1 bên nắm quyền lực vật chất, 1 bên nắm quyền lực tinh thần. Ngày nay tôn giáo k còn quá nhiều quyền lực cứng ở nhiều quốc gia (tất nhiên vẫn còn nhiều quyền lực lắm ở một số quốc gia) nhưng tôn giáo vẫn có quyền lực vượt ra khỏi pháp luật. VD 1 tên khủng bố xưng tội giết người với 1 cha xứ thì cha xứ đó cần giữ im lặng và được giáo hội bảo vệ, vì trong hoàn cảnh này, cha xứ đang đại diện cho Chúa ở dưới trần chứ cha xứ k phải là 1 công dân bình thường nữa.

Tôn giáo hiện trở lại vai trò nguyên bản của nó: tạo niềm tin sống cho xã hội. Cho dù niềm tin vào khoa học có làm lung lay ít nhiều quan điểm về vũ trụ của các tôn giáo (như thuyết nhật tâm bác bỏ quan điểm về việc xem trái đất và loài người là trung tâm của nhiều tôn giáo) thì những bài học đạo đức làm người của các tôn giáo lớn vẫn trường tồn, chính nó mới là nội dung quan trọng nhất của các tôn giáo. Thậm chí các nhà tự nhiên học vĩ đại nhất như Newton, Euler, Einstein … rất tin vào Chúa. Xã hội vẫn rất cần những bài học làm người của Đức Phật, Đức Chúa… Nếu k con người sẽ quá k biết lấy đâu làm nền tảng ngoài chính bản thân. Duy lí trí quá dễ khiến con người luôn đòi hỏi “công bằng”, ăn miếng trả miếng, thành ra chỉ là “công bằng” cho bản thân, dễ dẫn đến sự ích kỉ, xung đột…

Trên quan điểm đó, những nhà truyền đạo và các tăng lữ đóng vai trò rất quan trọng cho xã hội. Đối với cá nhân họ là đi tìm đạo. Ngoài ra với xã hội họ cũng giữ 1 vai trò quan trọng lắm. Đó là duy trì niềm tin tôn giáo. Thử hỏi nếu k có họ thì tôn giáo sẽ ra sao? Và như vậy, nền tảng đạo đức xã hội sẽ thế nào?

Lượt qua lịch sử làm ta thấy tín ngưỡng luôn cần thiết với con người trong mọi thời và 1 chuyện khác nữa là để đánh giá niềm tin đặt đúng hay k rất khó nói cho ra lẽ vì suy cho cùng ta lại k có gì làm điểm tựa cả (thế mới thấy tôn giáo cần thiết thế nào vì nó có những nền tảng qui định cái “đúng”). Tuy nhiên nhìn về tương đối để xét 1 thứ có đáng tin với ta hay k thì ta có thể xem nó ứng dụng thế nào, cho nhiều người k, được thử thách nhiều chưa? Và quan trọng với riêng ta là ứng dụng với ta thế nào?

Chẳng hạn như sự so sánh ứng dụng giữa đời và đạo thì từ sự tồn tại và phát triển xã hội từ xưa đến nay cho ta thấy việc theo sống giữa đời là được ứng dụng nhiều hơn và ta thường theo nó. Bằng chứng là số lượng những người thiên về đạo như giới tăng lữ ít hơn nhiều so với những người thiên về đời. Tuy nhiên, với 1 số người thì ứng dụng theo đạo lại thích hợp hơn.

Những thứ đã được kiểm nghiệm thực tế thì tạm ok đi. Thế những thứ “ảo” thì sao? Làm sao để phân biệt cái gì “ảo” đáng tin và không đáng tin? Lại một lần nữa, ta lại xem xét ứng dụng. Những bài học nhân sinh quan của các tôn giáo lớn như cách sống làm người trong xã hội, trong tự nhiên thì đáng để đặt niềm tin và đáng giá để tin, cho dù cái giá là ta có thể tin vào điều “không biết có thật không”. Theo nhà cái thì hệ thống tư tưởng nhân sinh quan của những tôn giáo lớn là một trong những thành tựu kì vĩ nhất của loài người. Và ít nhất thì, cho đến thời điểm này, sự huyền ảo của những tôn giáo lớn vẫn cho ta ứng dụng là niềm tin thực thụ chung cho loài người và vẫn chưa thấy cái gì có thể khả dĩ thay thế được trong tương lai gần. Có thể tương lai xa sau này hay với hiện tại 1 số người thì k biết nhưng phần đông con người xưa nay vẫn cần niềm tin từ tôn giáo. Tạm xem đây là niềm tin chung và khó dịch chuyển. Vì sao bạn có thể khẳng định điều này? Bởi vì kinh nghiệm từ lịch sử loài người, đã biết bao người theo lời dạy của Phật, Chúa, Khổng Tử, Lão Tử, Trang Tử, Mạnh Tử… và sống tốt (theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng).

Tuy nhiên khi đi vào từng người cụ thể, tức là niềm tin dành riêng cho bạn thì hãy tin vào chính mình, tự mình học hỏi, tìm hiểu để có niềm tin. Và quan trọng là, nếu niềm tin đó là tích cực thì hãy hành động để nó thành sự thực chứ đừng để mãi là niềm tin. Còn nếu nó là tiêu cực, hãy tiếp tục học hỏi và thay đổi để nó thành tích cực. Trong quá trình đó bạn có thể bắt gặp những gì “không biết có thật hay không”, chẳng hạn như các tôn giáo hay là các môn huyền học, các ông đồng bà cốt (hèm hèm hụ hụ). (Đừng nhầm lẫn huyền học và tôn giáo. Cho dù như đạo Lão-Trang và TV có họ hàng gì đi nữa thì hiện chúng họ hàng xa đến nỗi tên lửa bắn cũng k tới đâu, chứ đừng nói là đại bác, ít nhất là trong thời điểm hiện tại.)

Khoa học và những tôn giáo lớn đã được chứng thực là tạo ra những ứng dụng cho nhiều người trên nhiều miền và đã được thử thách qua nhiều thế hệ nên thường dễ có ứng dụng cho riêng mỗi người. Còn có nhiều thứ "không biết có thật hay không" khác thì ít người thấy được ứng dụng hơn, và có khi ứng dụng tùy vào thời điểm, lúc có lúc k. Do đó hãy cẩn thận hơn trong việc tin tưởng. Nhà cái k khẳng định những thứ đó sai, nhưng cho dù bạn tự tin về sự đúng đắn của chúng và tự tin về bạn thế nào, đôi khi hãy tự hỏi, vì sao lại có ít người tin thế? Tất nhiên bạn có thể lí luận là nhiều người theo chưa chắc đã đúng. Bạn có lí lắm, nhưng như trên đã nói, thực ra ta tin gì hay làm gì cũng là để ứng dụng 1 kiểu nào đó mà thôi. Đôi khi nó chỉ là để ứng dụng trong một giai đoạn ngắn của cuộc đời. Bạn hãy hỏi chúng thực sự có ứng dụng thế nào với ta và quan trọng là như vậy đã đủ chưa? Có nên tìm ứng dụng ở những thứ khác chưa? Những người k tin chúng có sống tốt k? …

#2 VarStark

    Đoài viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPipPip
  • 2302 Bài viết:
  • 13111 thanks

Gửi vào 06/07/2012 - 12:01

nhà cái nhắng nhít quá...thấy có mùi cô gái đồ long + gào + gấu + bác vuivui

Sửa bởi VarStark: 06/07/2012 - 12:02


#3 Mrgio

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1962 Bài viết:
  • 8596 thanks

Gửi vào 06/07/2012 - 13:39

Bài viết của anh Rậm cũng là mâu thuẫn của bản thân con người , nhưng đúng là ko có niềm tin thì ko có cố gắng để làm việc gì ? mà tin tưởng quá thì lại là chủ quan sai lầm , đúng như lời của Triết học khi giải 1 vấn đề xã hội " đúng nhưng chưa đủ , sai nhưng ko hẳn " , mỗi cách giải thích đều mang đến đáp án đúng tại 1 thời điểm chứ ko phải là mãi mãi .

Sửa bởi ChimHotTrongGio: 06/07/2012 - 13:40


#4 Thanh.Long

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1075 Bài viết:
  • 1444 thanks
  • LocationTuyệt Tình Cốc

Gửi vào 06/07/2012 - 17:38

Khi mình tin điều gì , thì điều đó sẽ trở thành sự thật .
Đó là bí mật của sự sống

Sửa bởi Thanh.Long: 06/07/2012 - 17:38


Thanked by 3 Members:

#5 ThanVuong

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3582 Bài viết:
  • 5392 thanks

Gửi vào 06/07/2012 - 17:44

mất tiền là cái mất ít, mất sức khỏe là cái mất nhiều, nhưng mất niềm tin là mất tất cả!!!

=> có niềm tin thì sẽ có tất cả

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi TanThuyHoang: 06/07/2012 - 17:51


Thanked by 2 Members:

#6 Thanh.Long

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1075 Bài viết:
  • 1444 thanks
  • LocationTuyệt Tình Cốc

Gửi vào 06/07/2012 - 18:14

mất niềm tin là bó tay chờ chết luôn còn làm cái gì được nữa

Thanked by 3 Members:

#7 midori

    Ly viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPipPipPip
  • 3607 Bài viết:
  • 13572 thanks

Gửi vào 06/07/2012 - 20:05

không có tiền, sống bằng niềm tin ah.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 3 Members:

#8 pen

    Khôn viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 9829 Bài viết:
  • 31870 thanks

Gửi vào 06/07/2012 - 20:12

dài wa' em đọc hok nổi tks thoy

#9 Tử Phủ Vũ Tướng

    Thái Dương

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 13542 Bài viết:
  • 50191 thanks
  • LocationThiên nhiên

Gửi vào 06/07/2012 - 20:17

pen giống c thế
c chỉ tk chứ chưa đọc Rậm viết ji
chỉ đọc bài reply thấy dễ hiểu quá

Sửa bởi Tử Phủ Vũ Tướng: 06/07/2012 - 20:19


Thanked by 3 Members:

#10 pen

    Khôn viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 9829 Bài viết:
  • 31870 thanks

Gửi vào 06/07/2012 - 20:19

vì em dự là em có đọc cũng hok hỉu gì

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 3 Members:

#11 midori

    Ly viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPipPipPip
  • 3607 Bài viết:
  • 13572 thanks

Gửi vào 06/07/2012 - 20:38

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Tử Phủ Vũ Tướng, on 06/07/2012 - 20:17, said:

pen giống c thế
c chỉ tk chứ chưa đọc Rậm viết ji
chỉ đọc bài reply thấy dễ hiểu quá

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

pen, on 06/07/2012 - 20:12, said:

dài wa' em đọc hok nổi tks thoy

Thú thiệt là em cưỡi chuột phi ngay qua cái thớt này đầu tiên, theo sau là chị Pi à nô.
Cơ mà, em kéo cái thanh be bé bên phải mà nó cứ miệt mài đi vào miền vô định. Em chỉ còn mỗi cách ngồi chờ cách anh hùng liệt sỹ hy sinh vào còm trước. Rồi em cứ thế mà gõ lóc cóc kêu gào theo sau.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#12 badboy

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3186 Bài viết:
  • 10751 thanks
  • LocationĐịa ngục

Gửi vào 06/07/2012 - 20:42

Mình không có cái gì, cho nên mình không mất cái gì. Mình chỉ tìm cái gì của ai đánh mất ....

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#13 kissintherain

    Ly viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPipPipPip
  • 3147 Bài viết:
  • 15011 thanks

Gửi vào 06/07/2012 - 23:24

Trong kinh Kamala (Tăng Chi I), Đức Phật nói :

"Đừng vội tin tưởng một điều gì dù điều đó thường nghe nhắc nhở đến luôn.
Đừng tin tưởng điều gì mà điều đó là một tập tục đã qua cả ngàn xưa để lại.
Đừng tin tưởng những điều sáo ngữ hay bất cứ một điều gì mà người ta thường nói đến nhiều quá.
Đừng tin tưởng bất cứ điều gì, dù cho điều đó là bút tích của thánh nhân xưa để lại bảo ta phải tin.
Đừng tin một điều gì dù điều đó ở dưới mãnh lực của ông thầy hay nhà truyền giáo.
Tất cả những sự thật, theo suy nghiệm riêng của mình và sau khi xác nhận rõ ràng, phù hợp với lẽ phải, tạo thành hạnh phúc riêng cho mình và hạnh phúc cho tất cả mọi người thì chính đó là sự thật và ta cố gắng sống theo sự thật ấy".



Ngẫm lại, từ niềm tin đi đến đức tin đi đến cuồng tín là một khoảng cách rất mỏng manh. Và như Nietzsche nói, "“Convictions are more dangerous enemies of truth than lies.” (sự phán xét/cố chấp là kẻ thù nguy hiểm của sự thật hơn cả sự giả dối).

Niềm tin không sai, sự cố chấp, cuồng tín và cực đoan mới là đáng sợ.



Lạc đề chút, nhưng có câu này : "For there are these three things that endure: Faith, Hope and Love, but the greatest of these is Love (có ba thứ là vĩnh cửu: niềm tin, hy vọng và tình yêu; nhưng trong cả ba, tình yêu là vĩ đại nhất".

Hope for the future. Hy vọng vào tương lai
Faith in human goodness. Niềm tin nơi con người
Love every one. Yêu thương tất cả.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vài lời tám nhảm với nhà cái .... cảm ơn n/c đã bỏ công viết một bài rất hay và rất dài.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi kissintherain: 06/07/2012 - 23:27


#14 Vị Tế

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 627 Bài viết:
  • 3048 thanks

Gửi vào 14/07/2012 - 20:42

Trích dẫn

"For there are these three things that endure: Faith, Hope and Love, but the greatest of these is Love (có ba thứ là vĩnh cửu: niềm tin, hy vọng và tình yêu; nhưng trong cả ba, tình yêu là vĩ đại nhất".

Ranh ngôn nè:
Tình yêu đúng là vĩnh cửu, nhưng người yêu thì không.

Câu nói " I love you " luôn vĩnh cửu, nhưng đối tượng được nghe câu đó thì đôi khi thường được thay đổi

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 4 Members:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |