Jump to content

Advertisements




TRUYỆN CỔ PHẬT GIÁO - Quyển 4


47 replies to this topic

#31 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 07/08/2012 - 18:48

31. Phật Dạy Vua Thắng Quang Làm Chính Trị

Bấy giờ vua Thắng Quang ở nước Kiều Tát La đi đến chỗ Phật, đầu mặt lễ dưới chân Phật, chắp tay hướng lên Phật mà bạch rằng:

- Bạch Ðức Thế tôn! Xin Ngài từ bi dạy các pháp làm chính trị cho tôi hiểu biết mà cai trị nước nhà.

Phật dạy rằng:

- Phàm là một vị Thiên Tử, chủ quyền một nước, thống lãnh muôn dân, phải rộng lòng nhân đức, đầy đủ các đức tính từ bi, thương yêu dân như cha thương yêu con vậy, hằng cầu nguyện cho được yên lành. Nếu họ có điều gì độc ác, thì nên dạy bảo khiến họ biết chừa bỏ, còn làm điều gì hiền lành ích lợi thì nên khuyến khích cho họ tin tiến thêm lên.

Nếu Ðại vương thương yêu dân như cha thương yêu con, thì tất cả dân đều trung thành hiếu thuận như con thảo thờ cha mẹ.

Còn cách chính trị phải đủ: Nhân, tình, ân, thứ, khoan hậu, nhu, hòa. Thuế má chớ nên bắt họ đóng nặng, công việc chớ nên sai khiến nhọc nhằn nhiều, chọn kẻ hiền tài mà phong làm quan, mỗi người coi một việc, phải tùy cơ tùy thời, không cần phải dùng nhiều người mà sinh sự phiền phí. Nếu có kẻ nào tàn ác, thì phải trừ khử, còn người nào hiền lành thì phải khuyến thưởng, vả lại kẻ nào sinh điều ác nghịch, không lòng trung lương, tức thì phải phạt trị, chớ nên để lạm dụng mà sinh di họa về sau!

Cần nhất phải tuân theo chế độ chân chánh của các vị Thánh Vương đời trước, chớ nên hà khắc tàn hại những kẻ dân đen, mà mắc phải khổ báo luân hồi, đền trả thân mạng về sau.

Thường phải dốc lòng tôn kính Tam Bảo, chớ sinh lòng tà kiến. Sau khi ta nhập diệt rồi, thì phó thác lại cho các vị Thánh Vương. Ðại thần cùng nhau dương ngọn đèn tuệ cho thường quang minh, bánh xe pháp luân thường chạy, phải gắng sức giữ gìn cho lâu dài, chớ nên để tiêu diệt.

Nếu các Ðại Vương y theo pháp tu hành mà giữ đúng như lời ta dạy dỗ, thì Chư Thiên cũng thấy hoan hỷ, các bộ Long Vương cũng đều vui lòng, trong nước được hưởng mọi sự tốt: mưa thuận gió hòa, lúa đậu được mùa, nhân dân no ấm, tai nạn tiêu trừ, nước nhà an lạc, thiên hạ thái bình, ngôi rồng của nhà vua được bền vững, phúc duyên tăng tấn, tuổi thọ được thêm cao.

Nếu được như vậy, thì tiếng đồn vang khắp gần xa, các nước lân bang đều khâm mộ, đem lễ vật đến mà cống hiến. Nếu Ðại Vương tuyên truyền Chánh Pháp được như thế, thì chẳng những nước trị dân yên mà thôi, và lại sau khi thăng hà, còn được sinh về cõi trời, mà hưởng phần tiêu dao khoái lạc nữa.

Tuân lời Phật dạy vua làm lễ ra về.

TÂM MINH




Thanked by 1 Member:

#32 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 07/08/2012 - 18:54

32. Ðại Bi Trì Nghiệm

Xưa ở nước Ma Dà Ðà xứ Tây Thiên Trúc có một người Phật tử tại gia, tánh ưa sắc đẹp. Một hôm nhân xem kinh thấy nói làng A Tu La người nam tuy xấu, song người nữ lại xinh đẹp tuyệt trần, trong lòng sanh niệm mến thích, ước làm sao được cùng kết mối lương duyên.

Không bao lâu, lại nghe nhiều vị bảo trong núi nọ có cung điện A tu La rất nguy nga tráng lệ, báu lạ như Thiên cung, liền quyết tâm trì chú Ðại Bi ba năm, cầu mong được viếng cảnh mầu để thỏa lòng ước nguyện khi trước.

Ba năm đã mãn, người ấy đến từ tạ thân hữu và gọi một tên đệ tử cùng đi theo. Khi thầy trò đi đến trước núi, chí tâm tụng chú cầu nguyện bỗng cửa đá vụt mở, trong ấy lộ ra cung điện có quỷ thần canh giữ cực nghiêm, vị Phật tử liền bước tới nói rõ bổn nguyện mình trì chú, muốn kết duyên cùng thần nữ A Tu La xin nhờ thông báo và thỉnh ý giùm.

Kẻ giữ cửa vào thưa lại. A Tu La nữ nghe nói tỏ dáng vui đẹp, hỏi:

- Ði đến có mấy người?

Ðáp:

- Thưa hai người.

Thần nữ bảo:

- Ngươi ra thuật lại ý ta đã hứa thuận, thỉnh người trì chú mau vào, còn đồng bạn hãy tạm đứng ngoài cửa.

Kẻ giữ cửa ra thưa lại, vị Phật tử liền đi vào trong. Nhìn theo thầy mình đi rồi, người đệ tử còn bàng hoàng, bất giác bỗng tự thấy đã trở về đứng ở phía Nam của nhà mình hồi nào không hay.

Từ ấy về sau, ông nầy đã mấy lần đến chỗ cũ, song chỉ thấy vách đá đứng sững, mây khói mịt mù, không còn được nghe biết tin tức gì bên trong nữa. Nhân đó, người đệ tử phát tâm lìa nhà tu hành, nguyện tròn đời ở nơi Già Lam cúng dường ngôi Tam Bảo.

Khi ngài Huyền Trang sang Ấn Ðộ tu học, trụ ở chùa Na Lan nghe chính người đệ tử này thuật chuyện lại…

LIÊN DU

Ở đâu có nhiều dục vọng, ở đấy có nhiều khổ đau.




Thanked by 1 Member:

#33 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 07/08/2012 - 18:57

33. Ðức Phật Với Người Nghèo Khổ

Một hôm Phật ứng thỉnh ông Cấp Cô Ðộc, đến Tịnh xá ông lập an cư 3 tháng. Phật thuyết pháp giáo hóa nhân dân thành Xá Vệ vô số, ai cũng cảm mến Ngài và được ánh đạo soi sáng đời sống. Nên sau 3 tháng an cư, khi Ngài ra đi, từ quan quân cho đến dân chúng ai cũng khóc thỉnh Ðức Phật ở lại ít nhất là một tuần nữa. Nhưng Ngài không hứa nhận, bấy giờ trong nhà ông Cấp cô Ðộc có người tớ gái tên là Phước Lê, nàng rất nghèo khổ nhưng giàu lòng hướng thượng: Nghe Phật ra đi, nàng cũng như mọi người, lòng buồn tủi vô hạn, nhưng nàng nghĩ Ðức Phật không phân biệt nghèo khổ như ai, nên đánh bạo đến trước Phật đảnh lễ và thỉnh Phật ở lại.

Phật liền nhận lời và ôn tồn bảo mọi người:

- Lòng ta không phân biệt, song chỉ muốn làm cho mọi người nghèo khổ mà nàng Phước Lê là một người được tắm gội ánh đạo từ bi. Ta nhận lời để mọi người thấy rằng người nghèo khổ không phải đáng khinh. Trí giác chỉ có ở nơi họ cũng như lửa chỉ có ở nơi cây khô.

Ðược Phật nhận lời và nghe Ngài dạy như vậy, mọi người đổi cái nhìn khinh thị ra cái nhìn biết ơn, nhìn nàng Phước Lê và nói với nhau:

- Người nghèo khổ nhất lại có thể gần đấng Trí Giác nhất.

MINH CHÂU

Không nên căn cứ vào địa vị xã hội hay là gốc tích cha mẹ bà con mà phán đoán một con người nào. Con người sinh ra là tuân theo cái nghiệp của mình. Nó khiến mình vào lòng người đàn bà sao mà đáp sự thừa thiếu ở đời trước vậy.


Thanked by 1 Member:

#34 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 07/08/2012 - 19:04

34. Cò Và Cua

Một ngày kia, ở vườn Trúc Lâm, trước một số đông đệ tử, trong đó có vua (Vimbasana) Bình Sa Vương và Hoàng tử A Xà Thế (Ajâtacatrou) Ðức Phật bố thí Pháp, Ngài nói:

- Hỡi các đệ tử, nghe và suy ngẫm ta nói. Dùng mưu mô xảo trá để mưu đồ một việc gì, không bao giờ thành công. Ác nghiệt, bạo tàn, chỉ đem lại kết quả thảm khốc.

Ðể chứng minh câu hỏi đó, ta kể cho các đệ tử nghe một câu chuyện sau này ta đã chứng kiến. Trong một tiền thân ta xưa kia, ta là một vị thần ở một cổ đại thụ. Cổ đại thụ mọc trên một khoảng đất, hai bên có hai cái đầm: một cái nhỏ xấu, một cái lớn nom rất ngoạn mục. Trong cái đầm nhỏ có rất nhiều cá, cái lớn sen mọc che kín mặt nước.

Gặp một năm, trời làm tiêu khô, hạn hán, cái đầm nhỏ nước cạn gần hết, trái lại cái đầm lớn có sen phủ, không bị cạn, nước lúc nào cũng mát rượi. Tình cờ một con cò đi ngang qua đó, nom thấy trong đầm nhỏ nhiều cá vô kể. Nó đứng lại, co một chân lên suy nghĩ:

- Cá nhiều thế này, tuyệt quá, nhưng giống này lanh lắm, đụng vào, chúng sẽ lủi bằng hết, vị tất đã bắt được con nào. Ta không nên kinh động, phải lập mưu mà tỉa dần. Nhưng nghĩ cũng ái ngại cho chúng, chen chúc nhau trong bùn nóng, nếu chúng được sang bên đầm bên kia, chúng được vẫy vùng, sung sướng lắm.

Trong đàn cá, có một con thấy Cò có một dáng điệu kỳ khôi, co một giò, đứng hàng giờ không nhúc nhích, như một tu sĩ quán thiền nhập định bèn hỏi:

- Tôn ông chắc có điều gì thắc mắc mà trầm tư mặc tưởng lâu thế?

- Ðúng thế em ạ, nom thấy các em, anh không khỏi mủi lòng, nghĩ thân phận của các em anh rất lo và ái ngại.

- Tại sao Tôn ông nói lo và ái ngại cho chúng em?

Cò nói:

- Các em không thấy ư? Nước cạn gần hết, nếu trời cứ nắng như thế này, chẳng mấy lúc nước cạn hết, lúc đó các em sẽ ra sao, các em không nghĩ đến điều đó à? Các em sẽ chết khô hết. Nghĩ thế nên ta không cầm nổi nước mắt.

Ðàn cá nghe cò nói, hoảng cả lên, đứng khấu đầu trước vị cứu tinh, năn nỉ:

- Tôn ông ơi, Tôn ông có mưu chước gì tế độ, giúp chúng em thoát khỏi cảnh hiểm nghèo này không?

Cò làm bộ nét mặt rầu rầu, vờ đứng suy nghĩ một lúc rồi chậm rãi nói:

- Anh suy nghĩ đã nhiều, chỉ có một kế này có thể cứu các em trong tình trạng nguy ngập này.

Ðàn cá chen lấn nhau, lắng tai, cố nghe cho rõ, Cò nói:

- Ở gần đây có một cái đầm tuyệt đẹp, rộng lớn hơn cái này nhiều, sen mọc phủ đầy đầm, nước vì thế không cạn. Các em di cư sang ở bên đó, anh lấy mỏ cắp từng em một chuyển sang, chỉ có cách đó mới có thể thoát được cảnh hiểm nghèo thập phần nguy ngập này.

Ðàn cá nhiệt liệt hoan hô tán thưởng. Bỗng có một con Cua la lớn:

- Thật từ thuở lọt lòng mẹ tôi ra đến bây giờ, chưa bao giờ thấy có chuyện kỳ khôi như thế này!

Ðàn cá nhao nhao lên chất vấn con Cua:

- Chú mày lạ cái gì? Lạ làm sao?

Cua trả lời:

- Từ khai thiên lập địa đến giờ, có thuở nào Cò thương hại bọn Cá, Cua chúng mình. Chỉ khi nào nó đói, nó mới mò mẫm hỏi thăm anh em mình.

Cò làm ra bộ nhân đức, nghĩa hiệp xen vào:

- Chú Cua ơi! Lời nói của chú thất đức, tội quá, chú gieo rắc sự nghi kỵ, để cả bọn này chết thảm, chết nhục hay sao? Anh chỉ tâm tâm niệm, cố làm sao cứu được các em trong lúc này là anh sung sướng, anh không có tà tâm, ác ý nào.

Quay về đàn cá, Cò nói:

- Lòng anh trong trắng, các em không nên nghi kỵ, phụ lòng. Muốn rõ hư thực, hãy cứ chỉ định một em, anh quắp sang bên kia đi chơi ít lâu rồi anh lại quắp về. Em đó sẽ tường thuật lại, các em sẽ rõ, lời anh nói, việc anh làm có đúng không.

Ðàn cá tán thưởng ý kiến đó, đề cử một chú cá già mắt kèm nhèm, cho là chú này khôn ngoan, cho đi công cán để thăm dò đường đất. Cò lấy mỏ quắp chú cá già sang đầm bên kia, thả xuống. Chú cá già tha hồ tung tăng, vùng vẫy thỏa thuê. Khi ủy viên công cán trở về với đồng bọn ca ngợi cò hết lời, nó tường thuật đầm bên kia thật là bồng lai tiên cảnh. Tất cả đàn cá nghe nói thích quá, suy tôn Cò là vị cứu tinh, nhao nhao xin Cò hoan hỷ chuyển vận di cư sang ngay bên đó, Cò nói:

- Anh xin hết lòng phục vụ các em, anh sẽ chuyển các em sang dần.

Chú cá già được Cò quắp mỏ đi tiên phong. Lần này Cò có đem chú cá già sang đầm sen đâu, Cò quăng chú xuống đất, rỉa hết thịt, còn xương vứt ở dưới gốc cây cổ thụ. Ăn thịt cá già. Cò quay về đầm bảo đàn cá:

- Nào em nào muốn đi với anh bây giờ?

Tất cả đàn cá nóng lòng muốn biết cảnh non bồng tranh nhau đi, Cò tha hồ lựa chọn, con nào vừa mắt đem đi ăn thỏa thích. Dần dần cả đàn cá, con lớn, con nhỏ, con già, con trẻ được định cư vào bụng Cò. Tất cả đầm chỉ còn xót lại một con Cua. Cua vẫn thắc mắc nghi sự man trá, thủ đoạn của Cò. Nó nghĩ:

- Ta nghi quá, đàn cá được sang bên đầm sen thật là vô lý, không khéo cả đàn, cả lũ chui hết vào bụng Cò gian hùng. Ở đây đất hẹp nước cạn, ta cũng cần phải di chuyển đi nơi khác, nhưng có đi ta cũng phải tính toán kỹ càng, phòng Cò có manh tâm phản phúc, ta phải có cách đối phó kịp thời. Mình mà có chết nó cũng khó bảo toàn được tính mạng nó.

Cò lại gần Cua, vồn vã, mơn trớn:

- Bây giờ đến lượt chú mày, anh đưa chú mày sang bên đó?

Cua hỏi:

- Thế anh đưa em sang bằng cách nào?

Cò nói:

- Ô hay! Thì cũng như các em cá, anh quắp vào mỏ, chứ còn bằng cách nào?

Cua nói:

- Em nghĩ như thế không được anh ạ. Cái áo (vỏ) của em nó cứng ngắc mà trơn lắm, anh quắp em sẽ bị tuột mất. Nếu anh cho em bám vào cổ anh em cố lựa không để anh đau đâu, như thế có lẽ bảo đảm hơn, chắc chắn hơn.

Cò nghe gật đầu ưng thuận. Cò đem Cua đi, đến gần gốc cây nó đứng lại. Cua hỏi:

- Sao anh lại đứng lại chỗ này, anh Cò? Anh mỏi chân rồi à? Hai cái đầm cũng chẳng cách xa nhau mấy.

Cò lặng thinh không biết đằng nào trả lời. Thấy khác ý Cua bè bắt đầu dùng hai cái càng siết chặt cổ Cò:

- À này! Cái đống xương cá ở dưới gốc cây đã tỏ lòng thâm độc, xảo quyệt của mày. Cò ơi! Mày không lừa nổi tao đâu như mày đã bịp tụi cá.

Cò bị đau quá, nước mắt dàn dụa thổn thức:

- Em Cua ơi! Anh đau quá! Anh không hại em đâu, anh sẽ đưa em sang đầm sen.

Cua nói như truyền lệnh:

- Ði, mau!

Cò lủi thủi sang bên đầm sen, vươn cổ đặt ngang mặt nước, để Cua xuống. Nhưng Cua dùng hết sức hai càng siết chặt cức cổ Cò đứt làm đôi.

Vị thần ở cổ đại thụ, được mục kích nói:

- Cua làm thế phải lắm. Ác giả, ác báo! Ðừng mưu mô xảo trá để mưu đồ vị kỷ không bao giờ thành công. Ác nghiệt bạo tàn chỉ đem lại kết quả thảm khốc. Con cò gian manh lại gặp phải con Cua mưu trí.

Ðức Phật kết thúc thời pháp, Ngài nói:

- Hỡi các đệ tử, nhất là Hoàng tử A Xà Thế có mặt ở đây, chớ có quên chuyện ta vừa kể.

Vua Bình Sa Vương khấu đầu trước Phật, cám ơn Ngài đã bố thí cho một thời Pháp rất hữu ích, những ai có tánh mang tâm, sâu độc lấy đó làm gương mà sửa mình.

NGUYỄN THẾ VINH

Hại người sẽ bị người hại
Oán người sẽ bị người oán
Mắng người sẽ bị người mắng
Ðánh người sẽ bị người đánh.




Thanked by 1 Member:

#35 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 09/08/2012 - 10:25

35. Nàng Dâu Giỏi

Có một thời Ðức Phật ở trong vườn của ông Cấp Cô Ðộc và cây của ông Kỳ Ðà thái tử tại nước Xá Vệ, vua Ba Tư Nặc chủ nước ấy, có một quan đại thần tên là Lê Kỳ Di ông là người rất hiền hậu và giàu có lắm, ông sinh hạ được bảy người con trai, sáu người con lớn ông đã gây dựng cho thành gia thất cả rồi.

Bấy giờ ông tự nghĩ rằng hiện nay mình già sức yếu, sống chẳng bao lâu nữa, mà xem tất cả mấy nàng dâu lớn, không ai là người đủ tài đảm đang giữ gìn được cơ nghiệp này. Nay còn một người con út, cần phải kén chọn một nàng dâu sao cho đủ tài năng đức hạnh để giao phó thì mới an tâm.

Ông nghĩ xong liền cho mời một ông bạn thân tới để bàn về việc đó. Khi ông bạn kia tới ông tiếp đãi rất trọng hậu rồi nói với ông bạn rằng:

- Tôi còn một cháu út, nay muốn gây dựng cho cháu, nhưng chưa tìm được nơi nào xứng đáng, vì cháu là người thông minh đĩnh ngộ, nên tất cả cơ nghiệp sau này của tôi, tôi định giao cho cháu út chủ trương. Xưa nay ông là người hay đi lại khắp nước, tôi muốn phiền ông làm ơn giúp cháu việc này, xin ông để ý cho, xem đâu có người con gái hiền hậu tài năng tương đương với cháu xin ông cố làm mối giúp cho.

Ông bạn nhận lời, đi thăm dò khắp cả, khi đến nước Ðặc Xoa Thi Ly thất một tốp con gái rủ nhau đi hái hoa để trang điểm chơi với nhau. Ông liền theo dõi để ý xem xét, một lúc đi tới quãng đường lội thì các cô đều trút guốc và vén áo lội qua. Trong số đó chỉ có một cô người rất xinh xắn, và coi có vẻ thông minh hiền hậu lắm, lúc lội xuống cô để yên cả áo và đi cả guốc lội qua. Lúc đến rừng, các cô kia đều tranh nhau trèo lên cây hái hoa, riêng cô ấy cứ đi xin mỗi người một vài hoa và không bao lâu mà đã được đủ các thứ hoa.

Bấy giờ ông kia liền đến tận nơi hỏi cô ấy rằng:

- Thưa cô, tôi có chút việc hơi thắc mắc cô có thể làm ơn chỉ giúp cho?

- Thưa cụ, cụ cần có điều chi hỏi đến cháu, cụ cứ nói, nếu cháu biết cháu xin trả lời.

- Vì sao lúc nãy lội qua nước, tất cả mọi người đều bỏ guốc mà chỉ một mình cô đi cả guốc là sao?

- Thưa cụ, sở dĩ người ta chế ra guốc cốt để hộ vệ cho bàn chân. Ði trên khô, nếu có chông gai đá sỏi còn có thể thấy được để tránh, chứ ở dưới nước đáy nước là chỗ khuất mắt không trông thấy, thì những thứ chông gai ngói sỏi rắn độc, rất dễ làm hại chân người, vì thế mà cháu không bỏ guốc chứ có chi lạ.

- Mọi người đi qua chỗ lội đều vén áo, riêng cô không vén áo là sao?

- Thưa cụ, thân thể người ta có tốt có xấu, nhất là đàn bà con gái nếu đi chỗ lội mà vén áo lên rất là khó coi, bị người ta chê cười, vì thế cháu cứ để yên.

- Thế sao chỉ có mình cô không lên hái hoa?

- Thưa cụ! Vì sợ gãy cành nên cháu không dám lên.

Người con gái ấy chính là con ông Ðàm Ma Ha Tiện, ở nước vua Ba Tư Nặc, trước vì bị tội trốn sang đất nước này, lấy vợ sanh ra người con gái đặt tên là Tỳ Xá Ly. Ông nghe những lời lẽ trên biết là người hiền lành, liền hỏi lại rằng:

- Cha mẹ cô còn không?

- Thưa cụ, hãy còn cả.

- Nay tôi muốn vào thăm ông bà nhà có được không?

- Xin mời cụ quá bộ lại, cháu xin về thưa ngay với thầy mẹ cháu.

Khi tới nơi người con báo tin cho cha mẹ biết, liền cùng ra đón tiếp thân mật, ông liền hỏi rằng:

- Có phải người con ấy là con của ông bà không?

- Thưa phải!

- Xin lỗi, đã gả cho ai chưa?

- Thưa cháu hãy còn nhỏ chưa dám cho ai.

- Ông bà có biết ở nước Xá Vệ có quan Ðại thần tên là Lê Kỳ Di không?

- Trước tôi đã quen biết.

- Thưa ông bà, hiện nay ông ấy còn một người con út rất thông minh ngay thẳng và cực kỳ khôi ngô, ông muốn nhờ tôi đến thưa chuyện với ông bà để cho cậu út ông ấy được kết duyên cùng cô em nhà, việc đó nên chăng thế nào xin ông bà cho biết ý kiến tôi xin cám ơn.

- Ông ấy cũng là một nhà hào kiệt xứng đáng nếu quả có lòng thương cháu thì chúng tôi cũng vui lòng.

Khi được rồi, may sao lại có người về nước Xá Vệ, ông liền viết thơ gởi cho ông Lê Kỳ Di bảo cho ông biết các việc đã xong xuôi, đúng như ý muốn của ông, vậy sắm sửa sang đón dâu về. Ông Lê Kỳ được tin mừng, lập tức sắm sửa đủ các lễ vật, xe ngựa, đi sang gần tới nơi, cho người báo tin cho ông Ðàm Ma Ha Tiện biết. Ông liền sắp đặt đón rước rất là long trọng, mời cả họ hàng bạn bè yến tiệc ròng rã suốt bảy ngày. Lúc trở về Xá Vệ cô con gái vào bái biệt cha mẹ, bấy giờ bà mẹ đứng trước mặt mọi người dặn con rằng:

- Từ này về sau lúc nào con cũng mặc áo thật đẹp, thường phải ăn các thứ thật ngon, ngày nào cũng phải soi gương luôn.

Người con gái quỳ xuống xin vâng lệnh. Ông Lê Kỳ Di nghe thấy thế, nghĩ thầm trong bụng lấy làm giận lắm, cho người ta sinh ra ở đời những sự khổ sự vui làm thế nào mà ấn định được. Sự ăn ngon, mặc đẹp làm thế nào mà có mãi được, huống chi là soi gương suốt ngày thì lại càng vô lý lắm. Tuy ông nghĩ như thế, nhưng dù sao ông cũng phải giữ lễ chủ khách cho qua, và đã trót tin ở ông bạn rồi, bây giờ cũng đành cố nhẫn xem sao.

Công việc xong, đôi bên từ giã, cùng nhau thẳng đường về trước. Khi đến giữa đường vào nghỉ nhờ một nhà trọ, rất lịch sự mát mẻ, ai nấy đều lấy làm vui thích, mọi người đến trước đều đã nghỉ ngơi cả. Khi cô dâu đến sau, cô nói với bố chồng rằng:

- Xin dời nhà khác, chớ ở đây.

Ông cũng không trái ý, thu xếp ngay chỗ thoáng đãng rộng rãi nghỉ ngơi, còn mấy người cố ý không nghe ở lại, đến đêm những voi ngựa buộc chung quanh nhà bị ngứa ngáy chúng nó cọ xát đổ nhà cột gãy, đè phải người ở trong, người thì chết người thì bị thương, không người nào thoát cả. Bấy giờ ông nghĩ rằng: "Hôm nay ông thoát chết là nhờ ở con dâu", nên từ đấy ông đem lòng kính nể tin cậy.

Hôm sau lại lên xe ngựa đi đến bên một bờ sông con, mọi người thấy cây cối um tùm mát mẻ liền dừng lại nghỉ, khi cô dâu đến sau, cô cũng lại nói là đi chỗ ngay chỗ khác, không ở đây, phải lên trên chỗ cao ráo mới có thể yên được. Mọi người nghe lời vừa đi lên trên ngọn đồi nghỉ được một lúc thì bỗng dưng đùng đùng nổi lên cơn giông tố, ầm ầm gió táp, mây kéo nghịt trời, sấm vang chớp giật, mưa xuống như trút, trong khoảnh giây phút mà nước ngập hết cả đường đi lối lại những chỗ vừa qua.

Bấy giờ ông Lê Kỳ lại nghĩ rằng: “Hôm nay lại nhờ con dâu nên tất cả mọi người được thoát chết”. Từ đấy nàng dâu nói câu gì ai ai cũng lấy làm tin cẩn. Khi về đến nhà, ông cho mời tất cả họ hàng, bạn bè thân thích đến mở tiệc ăn mừng rất là vui vẻ. Mấy hôm xong công việc, ông liền cho hội họp tất cả các con dâu lại mà bảo rằng:

- Bây giờ cha già tuổi yếu, tất cả công việc và của cải trong nhà, nay cha muốn giao lại cho các con trông coi gìn giữ giúp đỡ cha. Vậy ai có thể đảm đương được thì nhận lấy công việc và cầm lấy chìa khóa các kho tàng.

Sáu người đều từ chối, chỉ có nàng dâu út nhận lời. Khi nhận công việc rồi thì nàng hết sức chăm chỉ, sáng dậy sớm, sai bảo các người ở sửa sang quét dọn nhà cửa, đi chợ nấu ăn, sắp đặt việc dâng cơm lên cha mẹ và dọn cho cả nhà ăn, rồi thu xếp cho các người tôi tớ ăn xong, phân công người nào việc ấy, xong xuôi tất cả công việc rồi nàng mới ăn. Ngày nào cũng như thế, ông bố chồng thấy nàng khác hẳn người phàm, lấy làm lạ nhất là không thấy nàng làm theo những lời mẹ dặn khi bước chân về làm dâu. Ông liền hỏi:

- Trước khi con về nhà chồng thì mẹ con có dặn là: “Phải ăn ngon, mặc đẹp, ngày ngày soi gương”, việc đó có ý nghĩ như thế nào?

Nàng liền thưa:

- Theo chỗ mẹ con dặn phải mặc áo đẹp, nghĩa là ở trong thân thể phải luôn luôn giữ gìn cho sạch sẽ, còn áo mặc thường chỉ cốt sao cho bền chắc sạch sẽ là đủ. Những lúc hội họp tiếp xúc với tân khách mới cần phải ăn mặc cho xứng đáng. Còn ăn ngon, không phải là ăn các thứ cao lương mỹ vị béo bổ, mà ý mẹ con dặn nên ăn muộn lại cốt để cho đói thì ăn mới ngon, bấy giờ dù thức ăn thế nào cũng vẫn thấy ngon.

Còn ngày ngày soi gương, không phải các thứ gương soi thường dùng. Mà ý mẹ con dặn phải dậy sớm, chăm chỉ quét dọn, rửa ráy trong ngoài mọi nơi cho sạch sẽ, sửa sang kê lại bàn ghế thẳng tề chỉnh gọn gàng, không được để chỗ nào xiên xẹo bẩn thỉu. Nhất là mỗi ngày phải kiểm điểm trong ngày ấy mình có phạm lỗi lầm gì không để mà sửa chữa… Ðó chính là ý nghĩa những điều mẹ con đã dặn.

Nghe xong, trong lòng ông rất kính phục là bà mẹ có biệt tài dạy con, mà con cũng là người khác hẳn phàm tục, ông liền giao phó tất cả cơ nghiệp cho trông coi, và từ đấy vui vẻ không còn lo ngại gì nữa. Có một hôm, đàn chim nhạn bay qua sân nhà vua, nó đánh rơi một bông lúa “tám cánh” là một thứ lúa rất quí ở mãi ngoài bể khơi, mọc ở các gò rất xa, khi nó ăn tha về qua đánh rơi. Có người nhặt được đem dâng vua, vua cho là thứ lúa ấy có thể làm thuốc được, vậy không nên bỏ đi, liền chia cho các quan mỗi ông mấy hạt về làm giống cấy để dành.

Ông Lê Kỳ Di được phần đem về cho cô dâu út, nàng liền sai người làm ruộng rất kỹ càng và ở trong thửa ruộng tốt nhất gieo mạ chăm chỉ cấy. Ðến mùa sau, được bao nhiêu lại để giống gieo nàng cho là giống lúa quí nhất mà xưa nay ít thấy, kế tiếp mãi mùa nọ sang mùa kia, số thóc đó trong nhà ông có rất nhiều.

Bấy giờ Hoàng hậu bị bệnh rất nguy kịch, các thầy thuốc đều bảo làm thế nào lấy được thứ lúa tám cánh ở ngoài bể để chế thuốc thì mới chữa được, không thì đành phải chịu. Vua liền nhớ lại ngày trước có được thứ lúa ấy đã giao cho các quan đem về làm giống cấy. Vua liền triệu các quan vào hỏi việc đó. Ông thì nói nó không nở, ông thì bảo bị chuột ăn, ông thì nói sâu cắn, mỗi ông có mỗi cách, không ông nào còn lại hạt nào.

Ông Lê Kỳ Di về hỏi lại con dâu, thứ lúa ngày xưa cho đem cấy bây giờ thế nào, nay nhà vua cần một ít để làm thuốc cho Hoàng hậu, cần lắm. Người dâu đáp:

- Thứ lúa ấy hiện nay ở nhà có rất nhiều, nếu chỉ làm thuốc thì có thể chữa cho cả nước cũng không hết, chứ chữa cho một người thì có là bao.

Ông Lê Kỳ Di đưa lúa vào, vua cho thầy thuốc dùng chữa được Hoàng hậu khỏi ngay. Vua rất mừng rỡ, ban thưởng các phẩm vật và vàng ngọc cho ông rất nhiều.

*

Bấy giờ giữa nước Ðặc Xoa Thi Lý và nước Xá Vệ hai bên hiềm khích nhau, thường thường xảy ra những sự xung đột trở nên rối loạn. Vua nước Ðặc Xoa Thi Lý muốn thử xem nước Xá Vệ có những bậc hiền tài trí tuệ không, liền sai sứ giả mang sang hai con ngựa thật giống nhau như một. Hỏi xem con nào là con, con nào là mẹ. Vua cho hội họp cả các quan lại bàn, tuyệt không ai biết làm thế nào mà biết được.

Ông Lê Kỳ Di cũng đi họp về, tỏ vẻ buồn rầu lắm, vì nếu không hiểu được thì cả nước sẽ bị khinh. Ông về tới nhà, người dâu thấy ông có vẻ khác, liền hỏi ngay thì ông nói lại việc trong triều cho nghe. Nàng út nói:

- Việc đó có khó gì phải lo ngại, nghĩa là đem ít cỏ rất ngon bỏ cho cả hai con, thì thế nào mẹ nó cũng nhường cho nó ăn trước, phân biệt rõ ngay.

Hôm sau ông vô vào tâu làm đúng như thế, thử xong gọi sứ giả vào bảo, người kia nhận là đúng. Vua lấy làm mừng lắm, lại ban thưởng cho ông được thăng phâm tước và bổng lộc. Khi sứ giả về tâu vua nước kia, thì vua nước ấy lại sai mang sang hai con rắn dài bằng nhau, hỏi xem con nào đực con nào cái? Vua quan bên này lại hội họp cùng bàn, cũng lại không giải quyết được, ông Lê Kỳ Di lại về hỏi con dâu xem như thế nào thì biết được? Nàng bảo:

- Lấy lụa giải xuống đất, rồi đặt hai con rắn lên trên, hễ thấy con cái thì nó nằm yên, còn con đực thì nó cựa quậy luôn. Bởi vì tánh con cái thích trơn nhẵn êm dịu không thích động, còn tánh con đực thì mạnh mẽ hay bạo động, suy đó có thể biết được.

Ông lại vào tâu vua làm đúng như thế rồi bảo sứ giả, cũng chịu nhận là đúng. Vua lại ban thưởng tước lộc cho ông. Sứ giả về tâu lại, vua nước kia lại cho mang sang một cây gỗ dài mười thước, bào nhẵn hai đầu giống nhau, lại cho sơn kín. Hỏi đầu nào là gốc, đầu nào là ngọn? Tất cả vua quan bàn nhau mãi cũng không ai nghĩ ra, ông Lê Kỳ Di lại về hỏi con dâu. Nàng bảo:

- Ðem thả xuống nước, đầu nào chìm tức là gốc, còn đầu nào nổi là ngọn.

Hôm sau sứ cũng làm cho đúng như thế, rồi lại trả lời cho sứ giả. Sứ giả chịu nhận là đúng. Vua lại ban thưởng tước lộc cho ông. Còn vị sứ giả về trình tấu với vua nước ấy mọi sự việc. Vua nước ấy nghe xong rất lấy làm hoan hỷ, cho là ở trong nước bạn có bực hiền tài thực phải tôn kính. Vua liền cho sắm sửa lễ vật và các thứ châu báu, sai sứ giả mang sang cống hiến và đề nghị từ nay hai nước nên tu chỉnh lễ nghĩa, giữ tình giao hảo tốt đẹp với nhau, vì nước bạn thực đã có bực hiền tài phước đức.

Vua Ba Tư Nặc bấy giờ lại càng mừng rỡ sung sướng, liền cho triệu ông Lê Kỳ Di vào, đồng thời hỏi ông làm thế nào mà trước đây ông quyết đoán được mọi sự thử đố của nước láng giềng. Ông thành thực tâu với vua, không phải chính ông có những sáng kiến đó, mà chính là do tài trí của người dâu út của ông. Vua nghe xong hết sức cảm phục, cho triệu nàng vào cung và ban đặc ân nhận nàng là em thứ ba của vua.

*

Nàng dâu Tỳ Xá Ly này sau sanh ra một bọc ba mươi hai cái trứng, nở ra ba mươi hai người con trai, người nào cũng thông minh anh dũng, văn võ toàn tài, sức một người địch nổi muôn người, cha mẹ rất yêu mến mọi người đều kính sợ. Những người con kia khi khôn lớn lên lấy toàn con gái các nhà hào phú trong nước, thuần là những con nhà phúc đức hiền hậu. Cả nhà này đều ngưỡng mộ Phật pháp, thường thỉnh Phật và Chư Tăng tới cúng dường và được nghe thuyết pháp, nên người nào cũng đã đắc đạo chứng được bậc sơ quả, duy còn một người con út chưa chứng đạo.

Có một hôm cưỡi ngựa đi chơi ở ngoài thành, lúc đi qua một cái cầu, gặp một chàng thiếu niên con quan Phụ tướng đi tới cầu. Chàng thiếu niên kia đi xe, hai bên gặp nhau, đều cậy vào con nhà hào phú quyền thế không ai chịu nhường bước ai. Lúc đó con bà Tỳ Xá Ly nổi giận, lập tức xuống dùng sức mạnh lôi xe của chàng kia vứt xuống vệ cầu, làm cho thân thể chàng bị thương nặng. Chàng bị đau bưng đầu khóc, về mách với cha:

- Con của Tỳ Xá Ly nó làm nhục nên con bị đau đớn như thế này.

Quan Phụ tướng thấy con bị thương rất lấy làm tức tối và thương con, song ông lại nghĩ: “Lũ con nhà kia có sức khỏe, hiện nay cả nước không ai dám địch với chúng”, nên ông nghĩ kế để báo thù.

Ông liền thuê thợ làm ba mươi hai cái roi toàn bằng thép ở trong có lưỡi rất sắc, ngoài bọc kín chỉ nhìn như bao kiếm, đem tặng cho mỗi người một chiếc. Lúc đem tặng nói là các cậu trẻ tuổi nên dùng thứ này để thường cầm tay cho tiện, tất cả đều nhận để chơi, vì thấy nó rất nhỏ rất xinh.

Luật trong nước lúc bấy giờ cấm không ai được mang dao trong mình, sau khi tặng ông thấy các người con của bà Tỳ Xá Ly thường mang roi đi chơi, ông mới vào dèm tâu với vua:

- ba mươi hai người con của bà Tỳ Xá Ly mỗi người sức địch được hàng nghìn người, nay xem như là có ý ám hại vua.

Vua nghe không lấy gì làm tin, ông liền tâu tiếp:

- Nếu vua không tin cho nghiệm xét sẽ thấy. Hiện nay thường nào cũng mang dao giấu trong roi ngựa, cứ lấy đó suy ra là đúng.

Vua liền đòi vào xem thử quả đúng. Lập tức vua cho triệu các người lực sĩ vào mai phục ở trong cung rồi cho gọi tất cả ba mươi hai người con của bà Tỳ Xá Ly vào, giết chết xong cắt tất cả đầu đóng vào một cái hòm đậy kín, cho mang lại nhà em vua là bà Tỳ Xá Ly.

Ðúng ngày hôm ấy lại là ngày bà thỉnh Phật và Chư Tăng về nhà thọ trai, khi có người mang hòm đến bà tưởng nhà vua giúp thêm thứ gì cho bà, định mở ra, Phật liền ngăn lại, bảo để ăn cơm xong đã. Khi ăn xong, Phật cho tất cả mọi người cùng ngồi, Phật thuyết pháp cho nghe. Phật nói:

- Tất cả cái thân của người ta đây, đều là vô thường không có chi là bền chắc cả. Phàm đã có thân đều phải chịu những sự đau khổ, không thể kêu ai được. Tất cả muôn sự muôn vật ở đời đều là giả dối, như chiêm bao, như bọt nước, không có chi là có thực. Cái thân này cũng là giả hợp, mượn nhiều nhân duyên họp lại mà thành, đến khi nhân duyên hết lại tan rã, như cây chuối kia khi bóc hết bẹ ra là không thấy cây đâu nữa. Nói tóm lại, phàm đã có sinh ra thân này đều phải chịu những sự lo buồn khổ não nó ràng buộc, những sự lo buồn khổ não nó ràng buộc, những sự đắng cay chua xót nó vẫn ở luôn bên mình, những sự yêu mến nhau tới lúc ly biệt nhau làm cho nhau thương xót ảo não, uổng chịu những nỗi khổ đau làm cho thân tâm nhọc mệt mà không ích lợi gì cho đạo cả, không có gì đứng mãi không đổi thay tàn hoại. Chỉ có những người có trí tuệ mới hiểu các lẽ đó.

Lúc đó bà Tỳ Xá Ly nghe xong liền tỉnh ngộ, chứng được quả A Na Hàm, vui mừng chắp tay bạch Phật:

- Xin Phật thương xót cho con được làm theo bốn điều nguyện như sau:

1. Xin cung cấp thuốc thang cơm nước cho các vị Tỳ kheo bị đau ốm.

2. Cung cấp cho những người trông nom các vị Tỳ kheo bị bệnh.

3. Cúng dường các vị Tỳ kheo ở xa mới tới.

4. Cúng dường lương thực thuốc thang cho các vị Tỳ kheo đi xa.

Bởi vì những vị bị bệnh nếu không có đủ thuốc thang ăn uống, có thể nguy mất tánh mạng.

Những người săn sóc cho các vị bị bệnh, nếu thiếu các sự ăn uống và cần dùng, thì người ấy sẽ bỏ vị bị bệnh, người bệnh khó khỏi.

Những vị ở các phương xa mới tới, còn lạ lùng bỡ ngỡ, đi xin rất khó, hoặc gặp chó dữ hoặc gặp người không tốt, có khi họ làm cho khó chịu sanh lòng căm giận nên con phải cúng dường các vị ấy trước.

Các vị Tỳ kheo đi xa cần nên có bạn, nếu không có bạn hoặc thiếu lương thực, hay không đi kịp bạn, đường lối hiểm trở gặp nhiều thú dữ, có khi xảy ra tai nạn, vì thế nên phải cúng dường cung cấp cho các vị ấy trước.

Khi Phật nghe bà Tỳ Xá Ly phát nguyện như thế, Phật liền khen ngợi:

- Hay lắm, hay lắm! Ngươi phát nguyện như thế cũng như cúng dường Chư Phật.

Công việc xong, Phật và Chư Tăng cùng về Kỳ Hoàn Tịnh Xá. Sau khi Ðức Phật về rồi, bà Tỳ Xá Ly mới mở hòm ra, trông thấy ba mươi hai cái đầu, nhưng nhờ bà đã hiểu đạo, dứt bỏ được mối ái dục, nên không đến nỗi áo não lắm. Về phía họ hàng bên vợ của ba mươi hai người con kia, khi được tin đều lấy làm đau khổ vô cùng và căm giận lắm. Cho vua là người vô đạo, giết hại những người lương thiện, nên cùng nhau chiêu tập binh mã kéo tới vây kín cả chung quanh nhà vua định để báo thù.

Vua lấy làm sợ hãi quá, vội vàng chạy tới chốn Phật ở, các người kia lại kéo quân tới, vây kín chung quanh Tịnh Xá Kỳ Hoàn. Lúc ấy, Ngài A Nan nghe tin vua Ba Tư Nặc giết chết ba mươi hai người con của bà Tỳ Xà Ly, nay có người họ hàng bên ngoại đem quân tới báo thù, liền bạch Phật rằng:

- Bạch Ðức Thế Tôn! Vì cớ gì mà ba mươi hai người con kia bị giết một cách đau đớn đến thế?

Phật nói:

- Ai muốn nghe nhân duyên ba mươi hai người con Tỳ Xá Ly bị chết thì lặng yên mà nghe rồi ghi nhớ lấy.

Ngài A Nan và mọi người đều bạch với Phật:

- Chúng con đều muốn nghe, xin Phật dạy bảo cho.

Ðức Phật bảo Ngài A Nan và tất cả đại chúng:

- Về đời trước kia, cách đây đã lâu lắm, có một bọn ba mươi hai người kết bạn với nhau, đi ăn trộm một con bò. Bấy giờ tại địa phương ấy có một bà già, con cái không có, bị nghèo túng, ở trong một cái nhà ở vùng hẻo lánh. Khi bọn kia bắt được bò thì dẫn tới nhà bà lão ấy làm thịt, bà lấy làm mừng rỡ lắm, bà liền đi sắm sửa củi nước, chuẩn bị các thứ thổi nấu.

Lúc sắp giết thì con bò quỳ xuống tỏ ý cầu cứu xin tha mạng. Nhưng các người kia đã quyết định giết, nên đồng bảo:

- Không thể nào mà tha cho mi được!

Khi con bò bị giết, trong bụng phát lời thề:

- Nay chúng mi giết ta, sau này ta sẽ không tha cho chúng mi, dù chúng mi có đắc đạo ta cũng không tha.

Phát lời thề xong thì bị giết, mọi người xúm lại cắt xẻo đem nấu nướng ăn uống cùng nhau, cả bà lão kia cũng ăn, vừa ăn vừa khen vừa cám ơn các người kia là quý hóa. Ðấy, chính con bò kia ngày nay là Vua Ba Tư Nặc. Lũ ăn trộm bò ấy bây giờ là ba mươi hai người con bà Tỳ Xá Ly. Bà lão thưở trước nay là bà Tỳ Xá Ly. Vì quả báo ấy, mà đã năm trăm đời nay thường bị giết như thế. Cho tới ngày nay cũng vậy, bà lão kia vì trong năm trăm đời cũng lại thường làm mẹ để đồng chịu những sự khổ não. Nay được gặp ta mới chứng được đạo quả, nên mới đỡ đau khổ một phần nào, vì đã hiểu đạo.

Ngài A Nan lại hỏi ví cớ gì những người này lại được hưởng phúc giàu sang mạnh khỏe? Phật nói:

- Cũng về đời đã qua, trong thời Ðức Phật Ca Diếp có một bà lão tin kính Tam Bảo nhà bà rất giàu có, bà mua đủ thứ hương hoa để cúng dường và bà rất chăm việc làm phúc đức cứu giúp những người cùng khổ. Có một hôm, bà làm các việc phước thiện, đi gặp một lủ ba mươi hai người bà khuyên các người kia giúp vào để hưởng phước cùng nhau. Chúng ta sẽ nguyện cùng nhau sanh vào nhà giàu, mà thường được làm mẹ con với nhau, và được gặp Phật nghe pháp tu để tu thành Ðạo quả. Vì thế nên trong năm trăm đời nay vẫn được sanh làm người giàu sang khỏe mạnh.

Bà lão lúc bấy giờ nay là Tỳ Xá Ly, còn ba mươi hai người kia, ngày nay là lũ con của bà bây giờ đấy. Khi tất cả mọi người nghe Phật nói như thế rồi, những người có lòng phẫn uất đều nguôi hết giận, mà nói với nhau rằng:

- Không phải là vua cố ý giết, đấy là vì kiếp trước những người kia đã tạo ra tội, nên nay phải chịu quả báo. Giết một con bò mà còn bị quả báo như thế. Vậy Vua Ba Tư Nặc là chủ của chúng ta, sao ta nỡ giết hại để gây thành tội báo.

Lập tức thu khí giới nộp cho vua và xin lỗi, vua hoan hỷ không chấp những lỗi ấy. Tất cả đại chúng được nghe Phật nói các Pháp dạy tu nhân tích đức, xa lìa các sự tàn ác. Phật lại nói rõ các pháp Tứ Ðế cho mọi người nghe, ai nấy đều đắc đạo, vui mừng theo lời Phật dạy mà tu hành.

TRÍ HẢI

Tạo một nghiệp nhân gì, dù lâu đến trăm ngàn kiếp cũng không mất, hễ đủ nhân duyên rồi, thì mình phải chịu quả báo.


Thanked by 1 Member:

#36 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 09/08/2012 - 10:34

36. Dứt Bỏ Ảo Tình

Từ khi Phật Thích Ca Mâu Ni lại thành Xá Vệ thuyết pháp, giáo hóa đại chúng thì nhân dân toàn thành này trở nên có đạo đức có lễ độ lại biết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, khiến cho nước Xá Vệ biến thành một cực lạc quốc.

Tin này truyền đi gần xa, có một số người khác đạo ở nước La Kiệt Kỳ rất khâm phục uy tín Ðức Phật, liền không quản đường xá xa xôi, cố tìm đến nước Xá Vệ để cầu Phật dạy bảo. Nhưng trong khi chưa gặp được Ðức Phật thì bỗng xảy ra một chuyện rất trái ý ở giữa đường.

Số là nước Xá Vệ ở vào xứ nóng, thường có nhiều rắn độc, một khi rắn đã cắn phải người thì người ấy tức khắc chết liền, không có cách nào cứu sống được.

Hôm đó, người viễn khách vừa tới ngoài thành, ngồi nghỉ dưới bóng cổ thụ, nhìn xuống bên đường, thấy hai người, một già một trẻ, đang cuốc đất. Bỗng đâu có con rắn độc núp trong cỏ nhảy ra mổ chết người ít tuổi, người nhiều tuổi bỏ cuốc chạy lại thấy người ít tuổi đã tắt thở, thì hơi lộ nét buồn rồi thản nhiên quay lại chỗ cũ cuốc đất.

Viễn khách thấy thái độ ấy làm lạ, liền tiến lại bên cạnh ông già mà hỏi rằng:

- Này cụ! Thanh niên vừa chết kia có là con cháu hay là gia nhân cụ?

Ông già đáp cách tự nhiên:

- Hắn là con tôi.

- Ủa, lệnh lang bị rắn cắn chết sao cụ lại không kêu gào khóc lóc thảm thiết như người xứ chúng tôi thường làm?

- Nó là con trai tôi đó, nhưng bây giờ đã chết rồi, thiết tưởng dù có khóc than chỉ là thêm phiền não mà cũng chẳng cứu sống lại được. Vậy khóc than có ích lợi gì?...

Trầm ngâm một lúc, ông lão nói tiếp:

- Ông ạ! Con người ở đời trước sau thế nào cũng chết, khác nào như mọi sự vật, có thành tựu thời phải có hoại không, đó là hiện tượng tự nhiên của tuần hoàn, nếu mà lúc sống gây nhiều nhân thiện thì sau có báo ứng tốt, nhược bằng gây nhiều nhân ác thì có ác báo không sai. Nay đã chết rồi, thì dầu gì chăng nữa cũng là thừa.

Ông già nói xong thấy khách suy nghĩ đờ đẫn người ra liền hỏi:

- Phải chăng ông định tiến vào thành? Tôi muốn cảm phiền ông giúp cho một việc, phỏng có được không?

- Có việc gì xin cụ cứ nói!

- Thế thì hay lắm! Ðây, nhà tôi ở ngay cổng thành đi vào, quẹo sang bên phải bỏ gian đầu đến gian thứ hai ấy chính là nhà tôi. Vậy xin ông, khi đi qua, ghé vào nói giúp với bà nhà tôi rằng: Ðứa con đã chết, vậy trưa nay chỉ đem một xuất cơm cho tôi ăn mà thôi.

Viễn khách nghe ông già dặn thì điếng người, vừa đi vừa tự nghĩ: "Ông già này keo quá, con đã chết mà còn đếm xỉa đến cả bữa cơm… Thật cả thế gian này cũng không đâu có người cha đến như thế"! Kịp khi qua cửa thành, quẹo sang bên phải, cách hai nhà, quả nhiên thấy bà cụ vừa vặn đứng ở ngoài cửa. Viễn khách liền thi lễ và nói:

- Thưa bà, con trai bà bị rắn cắn chết, ông có nhắn tôi về bảo bà chỉ cần đem một suất cơm cho ông thôi.

Bà nghe khách nói xong thì tỏ vẻ buồn rầu thoáng qua nét mặt rồi trân trọng cảm tạ khách, viễn khách lấy làm lạ lùng hết sức và tự hỏi: “Tại sao bà nghe tin con chết mà không kinh hoảng hoặc té xỉu người đi?. Liền hỏi luôn:

- Này bà, xin thứ lỗi cho tôi hỏi câu đường đột. Bà không thương xót lệnh lang hai sao?

Bà lão thong thả đáp:

- Thưa ông! Cái đạo con cái với cha mẹ là tự túc nhân nghiệp báo nên mới có sự thác sinh vào nhà chớ không phải là do cha mẹ mời vào mà được, đến khi họ chết, cũng là do mãn nhân, mãn nghiệp mà họ đi, nên cũng không thể lưu họ lại. Cha mẹ khác nào như người chủ quán trọ chiều nay có khách lại ngủ đỡ, sáng mai hay ngày kia khách lại ra đi, chủ quán không thể lưu lại. Ấy sự liên quan giữa cha mẹ và con cái cũng thế đó. Vậy thì: Có thương tiếc hay kêu gào khóc lóc liệu có thể cứu sống lại được người đã chết không? Hay chỉ là gây thêm phiền não mà chẳng có ích gì?

Nghe câu trả lời của bà cụ, khách rất hoang mang cho rằng vợ chồng ông già này quả thật là xứng đôi vừa lứa. Cả hai đều có một tấm lòng sắt đá giống nhau. Giữa lúc này, từ phía trong nhà, một người con gái đi ra, bà lão giới thiệu là chị gái người vừa chết. Khách liền hỏi ngay:

- Em trai cô vừa bị rắn cắn chết, chắc cô thương xót lắm nhỉ?

- Thương xót là lẽ thường, nhưng thương xót có thể cứu người em sống lại được chăng? Tôi tưởng: Chị em một nhà, khác nào như các cây gỗ ở rừng hạ xuống đóng thành cái bè rồi thả vào nước cho trôi. Nếu sông hồ phẳng lặng thì bè trôi mãi, bằng có cơn phong ba bão táp nổi lên đánh tan chiếc bè thì mỗi cây trôi đi mỗi ngả, có bao giờ còn hy vọng lắp lại liền với nhau? Tình chị em cũng thế. Ðó là nhân duyên kiếp trước hợp rồi sinh vào một cửa. Tuổi thọ cũng tùy nghiệp báo, có người ngắn có người dài, và ngày chết cũng là vô thường, không sao biết trước được. Nay em tôi chết, mặc dầu tôi là chị hắn, nhưng tôi có làm gì được đâu? Huống chi là khóc với lóc, có phải không ông?

Người này đang nói, bỗng ở đằng sau, thấy một người đàn bà nữa tiến ra, khi nghe cô chị nói xong thì kêu lên:

- Thế ra chồng tôi đã chết rồi?

- Ðúng đấy! Chồng bà đã bị rắn cắn chết ở ngoài đồng. Vậy bà đau buồn lắm thì phải?

- Thưa ông! Chồng chết ai không đau buồn, nhưng cái đạo vợ chồng ở đời khác nào như đôi chim trong rừng, tối đến cùng ngủ một cành, sáng ngày lại bay đi kiếm ăn, nếu có duyên thì trở về cùng nhau, nhược bằng gặp tai họa thì mỗi con bay đi một ngả. Ấy nghĩa vợ chồng ở đời là thế, mỗi người có một số mạng riêng, không làm sao mà nói được rằng:

- Chồng chết thay cho vợ, hay vợ chết thay cho chồng. Như thế khóc lóc phỏng có ích gì?

Viễn khách nghe lời mọi người trong gia đình này nói ra thì lòng sanh hoài nghi cho thế tục nhân tâm ở xứ này, liền hối hận đã mất công tìm đến xứ này để học cái hay cái tốt của Ðức Phật giáo hóa dân chúng; nào ngờ dân chúng như thế hỏi còn học được cái gì ở đây? Chi bằng lui gót trở về quê hương xứ sở là hơn. Nhưng hồi lâu lại nghĩ: "Mình chưa được gặp Ðức Phật đã nóng nảy phê bình một vài thái độ của dân, rồi vội vã quay về, như thế là hành động nông nổi chưa chín chắn, chắc sau này có điều phải ân hận… Vậy ta phải đến thẳng tịnh xá tại vườn Kỳ Viên, để được gặp Ðức Phật đã rồi sẽ hay". Nghĩ rồi, khách đi thẳng một hơi tới Tịnh xá và được ra mắt Phật.

Khi thấy Phật, khách khoanh tay cúi đầu thi lễ, đoạn lui sang ngồi một bên, không nói không rằng. Ðức Phật đọc rõ ý kiến trong lòng khách, nhưng cũng cất tiếng từ bi hỏi:

- Tại sao viễn khách có bộ dạng buồn rầu?

- Bạch Thế Tôn, nhân vì con hy vọng một việc mà chưa được như ý nên trong lòng con không được vui vẻ.

- Có việc gì trái với bản tâm, tưởng cứ nói ra không nên để trong lòng phải ưu sầu không thể giải quyết được việc gì hết!

Lúc đó người khách mới thuật hết đầu đuôi câu chuyện đã gặp ở ngoài thành, cuối cùng khách phê bình thái độ của gia đình nông dân ấy là trái với tình đời.

Phật nghe xong tủm tỉm cười dạy rằng:

- Ðiều mà viễn khách cho rằng trái với tình đời là thuộc về “nhân tính”. Còn chân lý thì không những không được thể hiện theo “nhân tính” mà còn phải tước bỏ nhân tính cho đến hết. Ðó mới thực là điều khẩn yếu của kẻ tu hành xuất gia.

Nghĩ một chút, Ngài nói tiếp:

- Viễn khách đây vì chưa hiểu chân lý, nên thấy gia đình nhà nông kia hành động như thế thì vội cho là “phản tình đời”. Nhưng đứng về mặt chân lý mà xét, thì những người ấy quả nhiên là không có hành động lỗi lầm, vì họ biết rõ thế nào là “cuộc đời vô thường”, nghĩa là con người đời không thể nào nắm giữ vĩnh viễn được cái “sắc thân” làm sinh mệnh bấy hủy bất diệt của mình. Kìa xem từ xưa tới nay, dù là phàm hay Thánh, cũng không ai có thể tránh được cái chết.

Nếu vì một cái chết mà cả nhà theo nhau khóc lóc đến phát đau, phát ốm thì sự khóc lóc ấy hỏi có ích lợi gì cho cả người sống lẫn người chết? Vả chăng, con người ngay từ lúc sơ sinh, đã nắm chắc lấy cái chết trong tay rồi. Nay thấy sự chết mà gây phiền não trong lòng quá đỗi thì ta “mê hoặc” chưa hiểu cái lẽ sống chết. Nên biết rằng “sống” và “chết” là hai đầu mối luôn luôn tiếp diễn và luân chuyển không lúc nào ngừng. Hễ đã biết rõ được như thế là đã giải thoát rồi.

Viễn khách nghe Ðức Phật giảng giải cho nghe một hồi thì lòng thoát nhiên tỉnh ngộ. Liền nguyện xin ở lại làm đệ tử của Phật và qui y Phật pháp tức thì. Viễn khách này sau trở nên một vị Tỳ kheo rất tinh tiến.

PHẠM NGỌC KHUÊ

Thân như bóng chớp chiều tà
Cỏ xuân tươi tốt, thu qua rụng rời
Sá chi suy thịnh việc đời
Thịnh suy, suy thịnh, sương rơi đầu cành.





Thanked by 1 Member:

#37 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 09/08/2012 - 10:40

38. Chuyện Bảy Cái Lọ Vàng

Ðời quá khứ cách đây vô số kiếp, ở cõi Diêm Phù Ðề có một nước lớn tên là Ba La Nại. Thuở đó có một người ham làm giàu đến nỗi không dám ăn no mặc đủ hoặc bố thí giúp đỡ ai. Làm được bao nhiêu người đó mua vàng dần tích trữ, dần dà đóng thành bảy lọ đem chôn giấu kỹ. Chẳng may một thời gian sau khi bệnh chết, vì tiếc của nên phải đọa làm rắn độc, ngày ngày quanh quẩn ở xó nhà giữ vàng.

Năm, tháng trôi qua, căn nhà mục nát sụp đổ, rắn ấy bị chết. Bởi tâm quá tham tiếc nên lại đọa làm thân rắn một lần nữa để coi giữ trên đống đất chôn vàng. Cuối cùng, quá chán ngán mệt mỏi rắn thầm nghĩ: “Thân thể ta xấu ác bởi vì tham tiếc của, nay phải đem số vàng này cúng dường bố thí để cầu phước báo”. Nghĩ xong, rắn bò men tới bên vệ đường, chợt thấy một người đi qua liền gọi:

- Này bác kia, lại gần đây tôi bảo!

Khách qua đường thấy rắn liền đáp:

- Ngươi độc ác như vậy gọi ta làm chi, có phải định hại ta chăng?

- Ừ, ta ác đấy, nếu bác không nghe lời ta sẽ tác hại.

Nghe rắn đe dọa, người đó sợ hãi vội lại gần. Rắn nói tiếp:

- Nhà tôi có bảy lọ vàng, nay muốn nhờ bác đem đi cúng dường bố thí hộ cho.

Người đó ưng thuận. Rắn dẫn ông ta về nhà chỉ chỗ chôn vàng và bảo ông ta bới lên một lọ rồi dặn:

- Bác đem vàng này về cúng Trai Tăng và định ngày nào thiết trai cúng dường thì mang một cái gậy lại đây khiêng tôi đến.

Người ấy mang vàng về chùa giao cho một vị Tăng, chức vụ Duy Na và kể rõ sự tình. Ðến ngày thiết trai, người đó trở lại chỗ rắn ở với một chiếc gậy. Rắn gặp ông ta, vui vẻ hỏi han và quấn mình tròn vào chiếc gậy. Ông ta lấy cái khăn chiên phủ lên trên và khiêng tới chùa. Ði nửa đường gặp một người khách lạ hỏi:

- Ông khiêng cái gì đẹp thế?

Khách trịnh trọng nhắc tới ba lần câu hỏi đó. Ông ta vẫn cứ yên lặng rảo bước. Rắn độc tức giận, ác tâm bộc phát muốn cắn chết ông nhưng lại thầm nghĩ: “Người này vì ta làm phúc, ơn đã chưa trả thì ta nên nhẫn”. Một lát đi tới khu đồng vắng vẻ, rắn đòi đặt xuống đất và cực lực trách ông ta về thái độ lạnh lùng lúc nãy đối với người khách. Ông ta hối hận và xin hứa không bao giờ xử sự như thế nữa. Khi đến chùa, rắn độc được nằm trước mặt Tăng chúng. Rắn nhờ ông dâng hương. Rắn tự lấy tín tâm cung kính quan sát không rời mắt. Chư Tăng chú nguyện và thuyết pháp cho rắn nghe, rắn rất hoan hỷ nói:

- Bạch Ðại Ðức! Xin mời Ngài tới chỗ tôi ở, còn sáu lọ vàng nữa xin dâng cúng dường bố thí để cầu phước.

Vị Tăng Duy Na theo rắn và người khiêng tới chỗ lấy vàng. Cúng dường xong, rắn chết. Cũng do phước đức ấy rắn được sanh lên cõi trời Ðao Lợi. Ở câu chuyện trên, một hôm Ðức Phật nói với Ngài A Nan rằng:

- A Nan! Ông có biết người khiêng rắn lúc bấy giờ là ai không? Chính là ta đó! Còn rắn độc thuở đó là ông Xá Lợi Phất. Ngày ấy bị rắn trách mắng ta hổ thẹn và tự thề sanh tâm khiêm hạ đối với mọi loài, mọi vật đều xem bình đẳng mãi mãi không thối chuyển…

Y HÀ

Tài thí trừ khổ về thân, pháp thí trừ khổ về tâm
Tài thí cho tiền vô tận, pháp thí cho trí vô tận
Tài thí làm thân sung sướng, pháp thí làm tâm sung sướng
Tài thí người ngu ham muốn, pháp thí người trí ham muốn
Tài thí đem vui hiện tiền, pháp thí đem vui Niết bàn.





Thanked by 1 Member:

#38 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 09/08/2012 - 10:50

39. Lễ Cúng Dường Cuối Cùng Của Thuần Ðà

Ở nước Câu Di Na Kiệt có vị trưởng giả tên là Thuần Ðà, cùng năm ngàn vị trưởng giả nghe tin Phật sắp nhập Niết bàn, liền đến đảnh lễ khóc lóc mà bạch Phật rằng:

- Xin Ngài từ bi thương xót chúng con. Xin Ngài ở lại lâu thế gian, đừng vội nhập Niết bàn. Xin Ngài thọ lãnh lễ cúng dường này để chúng con được công đức và sớm giải thoát.

Ðức Thế Tôn bảo Thuần Ðà:

- Ta nay vui lòng thọ lãnh lễ cúng dường cuối cùng của ông. Các ông chớ có sanh lòng ưu não chính nên phải sung sướng hoan hỷ, đừng có thỉnh cầu Như Lai ở lại lâu làm gì. Các ông thử quan sát mà xem, ở đời mọi vật đều vô thường, hết thảy chúng sanh cũng lại vô thường. Dầu ở lâu trên đời rồi cũng có ngày diệt tận.

Tuy sanh trưởng thọ yểu, mạng sống cũng có lúc bị tổn hoại. Mạnh rồi sẽ bị bệnh bức khổn, người sống rồi phải chết, đâu có thể thường tại lâu ngày, cho đến vợ con, vàng bạc, voi ngựa cũng chịu luật vô thường chi phối. Những kẻ thân thích nhất ở trên đời cũng phải chịu biệt ly, duy có bốn món họa lớn chi phối con người là sanh, lão, bệnh, tử.

Thuần Ðà nghe nói lại càng khóc lóc thảm thiết, khẩn cầu Như Lai ở lại. Ðức Phật lại bảo:

- Ông chớ nên khóc lóc làm loạn động tâm niệm. Hãy bình tĩnh suy xét. Nên biết rằng tất cả pháp hữu vi đều không kiên cố chân thực.

Thuần Ðà lại bạch Phật:

- Ðức Như Lai không thương xót chúng con nên không ở lại trên đời. Thế giới này mà không có Như Lai thời vắng vẻ trống rỗng như hư không, làm sao chúng con lại không than khóc được.

Ðức Phật lại phải dạy rằng:

- Ðức Thế Tôn thật vì có lòng thương tưởng chúng sanh và các ông nên mới nhập Niết bàn. Hết thảy Phật pháp đều vô thường, hết thảy pháp hữu vi cũng đều vô thường…

MINH CHÂU

Nếu không có cái sanh, cái già, cái bệnh, cái chết, thì Ðấng Như Lai cũng chẳng giáng trần làm gì và Phật pháp cũng chẵng có cơ hội để rải tủa ánh sáng siêu việt khắp trong thế gian.





Thanked by 1 Member:

#39 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 09/08/2012 - 10:56

40. Chiến Công Oanh Liệt Nhất

- Trẫm đang say danh lợi, sợ nghe pháp Phật lỡ tin thì bỏ giang sơn, sự nghiệp cho ai.

Ðây là câu nói của Hoàng đế Vô Trách Niệm trả lời với đạo thần Bảo Hải.

Vua Vô Trách Niệm là một vị Hoàng đế danh tiếng lẫy lừng nhất trong thời xưa ấy. Vua có tài dẹp giặc nên trăm trận trăm thắng, đi đến đâu thì các nước đều qui phục, và người ta dâng vua rất nhiều mỹ nữ. Trong số tám ngàn cung nữ, người được vua sủng ái nhất là Mai Phi và Lan Phi của hai nước đem dâng trong khi làm lễ đầu hàng.

Nhưng có lẽ chiến công oanh liệt nhất của vị Hoàng đế thanh danh ấy là một hôm mải say sưa với phép dụng binh, để sửa soạn chinh phục thêm mấy nước, lại đương triền miên trong dục lạc, thì vị cận thần của vua là Ngài Bảo Hải đến mời vua đi nghe Ðức Bảo Tạng thuyết pháp. Vua cười: Trẫm đương say danh lợi sợ nghe pháp Phật lỡ tin thì giang sơn sự nghiệp bỏ cho ai? Ðại thần Bảo Hải làm thinh. Nhưng vua ngoảnh lại tìm người sắp sẵn xe giá để vua đi hành lễ.

Thế rồi tất cả đình thần, tám nghìn cung nữ chánh cung Hoàng hậu và Mai Phi, Lan Phi cùng theo vua đi yết kiến Ðức Bảo Tạng Như Lai. Sau khi được nghe pháp Phật xong, vua và Hoàng hậu phát tâm cúng dường Phật cùng Chúng Tăng đầy đủ tứ sự trong ba tháng.

Sau thời gian ba tháng cúng dường xong, Ðại thần Bảo Hải tâu vua:

- Trong tất cả các pháp cúng dường Chư Phật, thì chỉ có pháp Bồ Ðề Tâm. Chỉ có phát triển cái tâm trên cầu thành tựu quả Phật dưới nguyện độ tất cả chúng sanh mới là hơn hết.

Trong một tuần suy nghĩ kỹ, vua Vô Tránh Niệm quyết trường từ bảo vị trước Phật Bảo Tạng Ngài xin xuất gia làm Sa môn. Trong một đời vua Vô Tránh Niệm đánh đông dẹp bắc, trăm trận trăm thắng. Nhưng chỉ có trận giặc lòng này mà ngài đã thắng mới là chiến công oanh liệt nhất.

Ngài Pháp Tạng Tỳ Kheo (vua Vô Tránh Niệm) đối trước Ðức Phật Bảo Tạng mạnh mẽ phát bốn mươi tám nguyện. Khi Ngài phát nguyện xong thì cả đại địa đều rúng động, vì nguyện nào cũng chứa chan tha thiết một ý niệm cầu cho tất cả chúng sanh thoát khổ được vui, vì thế Ðức Bảo Tạng thọ ký cho ngài, sau này sẽ thành Phật hiệu A Di Ðà làm giáo chủ cõi nước Cực Lạc.

Phát nguyện rồi Ngài tinh tấn lo tu phước đức. Trong thời gian tu phước, Ngài đã làm tất cả những việc khó làm, nhẫn tất cả những việc khó nhẫn. Giữ gìn thân khẩu ý thanh tịnh, thường hòa thân vào trong các loài, thọ dụng như chúng để tiện bề giáo hóa. Cứ như thế trải vô lượng kiếp cần khổ, tích lũy công đức, đến khi thành Phật thì được phước báo sống lâu vô lượng, nên hiệu Ngài là: “VÔ LƯỢNG THỌ PHẬT”.

Ngài lại giữ gìn phạm hạnh, siêng tu thiền định nên trí tuệ càng ngày càng sáng suốt, cho đến khi huệ tánh bao trùm cả thái hư thì ngài thành Phật niên hiệu là “VÔ LƯỢNG QUANG”.

Từ khi phát tâm ban đầu cho đến khi thành Phật, tất cả việc làm, lời nói, ý nghĩ gì Ngài cũng hồi hướng về chúng sanh cả. Vì thế nên chúng sanh ở cõi Ta Bà có rất nhiều duyên với Ngài, nếu nhất tâm chuyên niệm danh hiệu Ngài dù tối thiểu trong một ngày mười niệm, mà tha thiết cầu sanh về nước Ngài thì hiện đời này sự sống sẽ yên ổn, khi lâm chung chắc chắn được vãng sanh. Khi đã sanh về Cực Lạc thì sẽ được thần thông tự tại, có thể đi khắp tam giới, thấy suốt mười phương và biết được trong ba đời, không còn bị khổ, không có chướng duyên, nên ai đã được may mắn sanh về Cực Lạc thì dễ tu chứng không còn sợ phải trở lại lăn lóc trong cõi Ta Bà này nữa.

Vua Vô Tránh Niệm đầu tiên chứng được thiên nhãn thông, Ngài mới biết đại thần Bảo Hải là thiện tri thức, nhờ thiện tri thức kích phát bồ đề tâm vua Vô Trách Niệm mới thành Chánh Giác.

Ðại thần Bảo Hải chính là tiền nhân của Ðức Thích Ca, Ðức Thích Ca là thiện tri thức của Ðức Di Ðà, mà hiện nay Ngài là Minh Sư của chúng ta…

THỀ QUÁN

Ái ái hà là ngàn thước nước xao
Muôn trùng biễn khổ sóng nhào thương ôi
Muốn cho khỏi kiếp luân hồi
Phải mau sớm niệm Nam Mô Di Ðà.




#40 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 09/08/2012 - 11:07

41. Sự Tích Bánh Cốm

Ngày xửa ngày xưa, không biết từ đời nào, tương truyền ở tỉnh Hà Ðông, có một nhà Phú ông nọ hay tu nhân tích đức đã nổi tiếng khắp vùng. Những người nghèo khổ thường đến xin ông bố thí đồng tiền bát gạo, những người có cha mẹ từ trần, mà túng bẫn quá, thường đến xin ông cấp cho quan tài, những người có cha mẹ vợ con đau yếu, không tiền chạy chữa, thường đến xin ông cấp cho đôi chút để cân thuốc thang.

Cả những đứa trẻ mất cha, mất mẹ từ lúc nhỏ cũng được ông đón về nuôi nấng cùng cho đi học. Nghĩa là cả vùng đó ai có sự cần cấp là không quên đến gõ cửa nhà ông, mà chưa ai từng bị ra tay không bao giờ. Do đó, mà thời bấy giờ hễ nói đến hai chữ “Tích Ðức” thì không ai không trỏ vào nhà ông. Cho nên hai chữ này sau trở thành tên riêng, khác nào cả dân chúng toàn vùng đã đặt cho ông vậy.

Một hôm, ông Tích Ðức sau khi đi bố thí ở vùng lụt về, mệt quá ông ngồi xuống chiếc tràng kỷ đặt bên cạnh lối ra vào để nghĩ ngơi, bỗng chốc có sáu vật lạ, người chẳng ra người, ma chẳng phải ma, thấp thoáng đi lại chỗ ông ngồi và cất tiếng rụt rè có ý cầu khẩn ông.

- Thưa ông, chúng tôi muốn lại nhờ ông dung nạp…

Ông liền hỏi một cách bâng quơ:

- Các bạn là ai? Có cần tôi việc gì xin cứ nói!

Lập tức trong hư vô có tiếng trả lời:

- Chúng tôi là Lục Tặc: Nhãn, nhĩ, tỳ, thiệt, thân, ý của Quốc vương hiện tại. Nhân vì giả thân tứ đại của Ngài sắp tan rã, nên chúng tôi phải tìm chỗ đầu thai để báo hiện thân Ngài. Bởi Ngài tuy có nghiệp căn tốt, nhưng hiện mắc sáu điều tham:

1. Mắt Ngài tham sắc, không lúc nào chán, cho nên bây giờ linh tính đó phải thác vào địa ngục Noãn sanh (do trứng nở ra) biến làm loài chim có lông đẹp khoác luôn vào mình để được thỏa mãn sự ngắm nghía.

2. Tai Ngài tham nghe đàn ca du dương, lời nói uyển chuyển nên bây giờ linh tính đó phải đọa vào địa ngục Thai sinh (do bào thai sinh ra) biến làm giống lừa, ngựa, chó, mèo có nhạc đeo ở cổ để thỏa mãn sự nghe.

3. Mũi Ngài tham ngửi mùi thơm cá thịt chiên xào, nên bây giờ linh tính đó phải đọa vào địa ngục thấp sinh (sinh dưới nước) biến làm cua, cá, lươn, tôm ở nơi đầy bùn dơ dáy hôi hám để thỏa mãn sự ngửi.

4. Lưỡi Ngài tham ăn các vị ngũ tân (hành, hẹ, tỏi, nén, hương cừ) nên bây giờ linh tính đó phải đọa vào địa ngục hóa sinh (thay lột nhiều lần mà sinh) biến làm muỗi rệp, gián, ve, rận, chí để được thỏa mãn sự hút máu tanh hôi.

5. Thân Ngài tham dâm dục, nên bây giờ linh tính đó phải đọa vào kiếp gà, vịt, ngỗng, ngang để được thỏa thuê vui vẻ.

6. Tâm Ngài châu báu, tiền của nên bây giờ linh tính đó phải đọa vào kiếp lạc đà, la, lừa cả ngày chỉ chuyên chở đồ vật vàng bạc trên lưng để thỏa mãn sự giàu có.

Nay chúng tôi thấy nhà ông đây có đức, thường đối xử tốt với các loài người lẫn loài vật, vả lại nhà ông có đủ mọi loài ở cạn cũng như ở dưới nước, dễ bề đầu thai cho cả sáu đứa chúng tôi, nên chúng tôi đến cả đây nhờ ông dung nạp cho. Chúng tôi xin báo trước đêm mai, con lừa nhà ông đẻ, mà đứa con nó là linh tính tham tài cuả nhà Vua thác sinh vào. Vậy xin ông lưu tâm.

Bọn lục tặc nói đến đây, bỗng một cơn gió mạnh đập vào mành mành khiến ông tỉnh dậy, hóa ra giấc mơ. Suốt ngày hôm sau, ông Tích Ðức thắc mắc cửa tin, nửa ngờ về chuyện báo mộng, nên cứ trằn trọc tới nửa đêm vẫn chưa ngủ. Sực có tên gia nhân thấy ông còn thức thì hối hả vào báo:

- Lừa nái vừa sanh lừa con.

lúc đó ông mới yên tâm tin là mộng đã báo đúng như sự thật. Tiếp luôn đến chiều hôm sau, có tin: Quốc Vương thăng hà vào khoảng nửa đêm hôm trước, đúng là lúc con lừa nhà ông đẻ, làm cho ông càng tin rằng quả có Lục Tặc đầu thai.

Từ đó trở đi, mỗi lần linh tính nào của nhà Vua đầu thai làm vật gì trong nhà ông, ông đều được báo trước cho biết. Ðến khi nhà Vua đầu thai hết sáu lần: Làm lừa, làm cá, làm chim, làm muỗi...thì ông cũng vừa tám chục tuổi.

Cách ba năm sau, một hôm tại nhà cụ Tích Ðức có thiết tiệc cơm chay long trọng cúng dường Chư Vị Hòa Thượng và Chư Tăng. Hôm đó, trên bàn thờ Phật đủ cả các lễ vật, hương hoa, lại có thêm một thứ bánh dẹp, hình vuông, gói trong lá chuối xanh, có buộc lạt đỏ mà xưa nay chưa từng thấy.

Khi cúng Phật xong, Chư Hòa Thượng và Chư Tăng vào thọ trai với tuần dâng hoa quả bánh trái, bỗng mọi người ngạc nhiên thấy thí chủ đem lên những đĩa bánh màu xanh như ngọc, chất mượt như tơ, khi bỏ vào miệng thấy có hương vị xông lên như hương lúa đồng mà chất bánh thì dẻo quánh càng nhai càng ngọt càng bùi. Thật là một thứ bánh đặc biệt.

Trong khi mọi người đang ca ngợi thưởng thức, thì Hòa Thượng cao tuổi nhất từ từ đứng lên hỏi thí chủ:

- Xin cho bần đạo và Chư Tăng biết thứ bánh quý nầy, thí chủ đã mua ở đâu và gọi tên là gì?

Thí Chủ là Cụ Tích Ðứcm trịnh trọng đứng lên, với giọng nói phào phào, cụ bạch rõ câu chuyện đã thuật ở trên, từ chỗ Lục Tặc đầu thai cho đến chỗ Quốc Vương thác sinh hết sáu kiếp, cụ nghỉ lấy hơi nói tiếp:

- Lần báo mộng cuối cùng Lục Tặc có nói cho biết rằng:

- Thể theo lời Quốc Vương lúc sắp thăng hà, có tỏ ý hối hận về lúc sống đã quá mắc phải sáu điều tham xúi bẩy nên phải trụy lạc luân hồi. Nay quyết sám hối tội lỗi và mong được biến hóa làm một vật gì vừa được giúp ích cho đời, vừa được gần Phật, nên chỉ anh em chúng tôi đã hóa làm giống nếp hương, hiện mọc tại cánh ruộng lúa nhà cụ. Vậy mong cụ cố gây giống lúa cho nhiều thêm rồi lưu tâm sáng chế thành thứ bánh dâng cúng Phật và Chư Tăng, để cho Quốc vương sớm đoạn kiếp mà siêu sanh tịnh độ.

Do đó, cụ Tích Ðức nói tiếp:

- Già này không dám ngại công khó nhọc đã hết sức gây giống lúa ấy cùng chế ra thứ bánh này, lấy tên là bánh Cốm. Nghĩa là lúa còn non, để dâng Phật và cúng dường Chư Hòa Thượng và Chư Tăng ngày hôm nay, không ngờ lại được từ âm quá khen, thật là sung sướng cho già này không sao tả xiết! Mới hay tâm thành cũng thấu đến trời Phật”.

Cụ Tích Ðức trình bày xong, các vị Hòa Thượng cùng Chư Tăng thảy đều hoan hỷ và cùng công nhận bánh cốm là sản phẩm quý báu của nước nhà, đang đứng vào hàng trai phẩm cúng Phật. Bắt đầu từ đó nước ta có bánh cốm ra đời. Sau nhân sự phổ biến ngày một rộng lớn, và nổi danh khắp nơi, nên đời mới đem bánh cốm dùng vào các lễ trọng của nhân dân như lễ ăn hỏi, lễ sêu tết, lễ cưới và cả đến lễ táng cũng dùng bánh cốm thay cho bánh dầy, bánh chưng.

PHẠM NGỌC KHUÊ

Ðến khi ta mãn phần, linh hồn ta nó tách đi một mình, chừng đó, chỉ có những điều lành của ta đã tạo phò trợ cho ta mà thôi.



Thanked by 1 Member:

#41 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 09/08/2012 - 11:20

42. Niệm Phật

Ngày xưa, có một phú ông rất sùng mộ đạo Phật. Phú ông xuất tiền xây cất một ngôi Chùa cực kỳ nguy nga tráng lệ. Ông già hảo tâm ấy lại có tính hiếu kỳ. Sau khi hoàn thành ngôi Bảo điện ông già muốn có một điểm gì đặc biệt khác thường nên ông chạm trổ một bức hoành phi thật đẹp và khắc sáu chữ vàng “Nam mô A Di Ðà Phật” bằng chữ phạn rồi treo trước chánh điện. Những học giả và bô lão trong làng đều chịu không biết là chữ gì. Họ rất thán phục Phú ông, cho Phú ông là một học giả uyên bác, thông hiểu cả Phạn ngữ. Kỳ thật thì Phú ông đã nhờ một Pháp sư người Ấn Ðộ viết cho sáu chữ đó.

Ðược thiên hạ trầm trồ khen ngợi bao nhiêu thì tính hiếu kỳ tự đắc của Phú ông càng bị kích thích bấy nhiêu. Một hôm, ông cho viết sáu chữ ấy lên các tấm bảng gỗ kèm theo mấy hàng chữ bản xứ ở dưới:

- Nếu ai đọc được mấy chữ này tôi sẽ gả con gái cho làm vợ và chia một nửa gia tài.

Ðoạn Phú ông cho dựng những tấm bảng đó khắp nơi trong vùng và mỗi nơi cắt một người đứng gác. Sau khi những tấm yết thị được dựng lên các học giả, văn gia, thi sĩ và nho sinh nô nức đến xem, nhưng không một ai đọc được cả.

Một ngày nọ có chàng thanh niên bán chiếu tên Hoàng Kim Ấn, đi qua một nơi có dựng bảng, thấy rất nhiều người đang chen lấn nhau vào xem chữ, dĩ nhiên là ai cũng ôm một bầu hy vọng to tướng trong lòng. Tò mò, chàng bán chiếu cũng cố len lỏi để vào cho được. Nhưng khi đến nơi, nhìn lên tấm bảng chàng chẳng hiểu cái quái gì, chỉ thấy mấy dòng chữ ngoằn ngoèo như giun bò, chàng thất vọng quay ra.

Song, lúc chàng vừa quay ra thì không may đầu đòn gánh của chàng đụng ngay vào trán của một văn sĩ đang đứng bên cạnh. Hoàng Kim Ấn hoảng hồn la lên:

- Nam Mô A Di Ðà Phật.

Lập tức người đứng gác bảng tóm lấy cổ chàng và nói:

- Ðúng người này rồi.

Hoàng Kim Ấn chẳng hiểu đầu đuôi ra sao, cứ van lạy để xin lỗi vì trót vô ý để đòn gánh đụng vào trán nhà văn. Nhưng người gác nhất định không buông tha chàng, và vội vàng đưa chàng về trình với Phú ông. Chàng bán chiếu vẫn kêu van lạy lục xin tha, nhưng người gác lại nói:

- Anh này thật dại dột, sắp được vợ đẹp và giàu sang đến nơi rồi mà không biết, còn cứ xin tha mãi! Bộ anh sợ vợ hay sao?

Hoàng Kim Ấn càng hoang mang ngơ ngác thêm không hiểu chi hết và cứ bước theo người gác về nhà Phú ông. Chả là Hoàng Kim Ấn là một Phật tử rất kiên thành. Mặc dầu nhà nghèo, học ít, không được đọc kinh sách, nhưng chàng rất tin Phật, nên chỉ trì sáu chữ Nam mô A Di Ðà Phật và lúc nào cũng nhớ Phật, niệm Phật, dù đi đứng, nằm, ngồi không bao giờ quên cả. Niệm Phật đối với chàng đã thành một thói quen. Mỗi khi gặp nguy hiểm, hay việc gì ngoài ý muốn của chàng, chàng lại niệm Phật to hơn.

Do đó, lúc vô ý để đòn gánh của mình đụng vào tránh nhà văn sĩ, chàng cất tiếng niệm danh hiệu Phật, mục đích để cầu cho việc đó được vô sự. Nhưng không ngờ sáu chữ chàng niệm lại đúng với sáu chữ viết bằng chữ Phạn ở trên bảng, nên người đứng gác tưởng chàng biết những chữ ấy, nên liền tóm lấy cổ chàng rồi lôi cổ chàng về để Phú ông gả con gái cho. Khốn nỗi chàng bán chiếu không hiểu cứ tưởng là người ta bắt đi để mang gông vào cổ, vì đã làm sứt trán của nhà văn lúc nãy nên cứ kêu xin tha tội hoài!

Khi về tới nhà Phú ông, chàng bán chiếu mới vỡ lẽ là chàng được tôn lên hàng học giả để cùng sánh vai với tiểu thư, con gái Phú ông. Chàng bán chiếu thấy bàn tay của định mệnh xếp đặt lắm việc kỳ diệu quá. Bất giác chàng khẽ ngâm hai câu đối để ghi lại một biến chuyển trong quãng đời chàng mà chàng cho là vô cùng huyền bí:

Phúc chủ, lộc thầy, bát tất con hiền, con thận

Thơm tay, may miệng, hà tụ phụng thỉnh, phụng chư.

Từ đó, Hoàng Kim Ấn sống cuộc đời trưởng giả, nhưng hàng ngày chàng vẫn không quên công việc niệm Phật của quãng đời bán chiếu hồi xưa. Một hôm, vì trái nắng trở trời, vợ chàng cảm gió. Cũng tưởng chỉ qua loa, nào ngờ mỗi ngày bệnh tình mỗi trầm trọng, cứ sốt li bì, không thuốc nào khỏi. Hoàng Kim Ấn đâm lo và lúc nào cũng ngồi bên giường bệnh nhân để niệm Phật. Vừa niệm, chàng vừa đưa tay thoa từ đầu đến chân của tiểu thư, và huyền diệu thay! Hễ chàng đưa tay đến đâu là nàng cảm thấy nhẹ nhõm đến đó. Chẳng bao lâu, vợ chàng bình phục hẳn. Thật là đã “may miệng” lại “thơm tay”.

Từ đó, Hoàng Kim Ấn nổi tiếng là một “Ðại y sư” thành danh lừng lẫy, đồn đến tai Vua. Thật là một sự trùng hợp ly kỳ. Cũng trong thời gian trái nắng, trái gió ấy. Công chúa cũng lâm bệnh, và bao nhiêu danh y đã được triệu vào để trị liệu cho Công chúa, nhưng đều vô hiệu. Khi tiếng tăm của Hoàng Kim Ấn được đồn đến Hoàng cung, lập tức nhà vua hạ chiếu chỉ vời chàng vào để chữa cho Công chúa.

Nhận được chiếu chỉ, Hoàng Kim Ấn cảm thấy bối rối, lo sợ, sợ vì không biết miệng chàng còn may không nữa? Câu niệm Phật biết có còn hiệu nghiệm để chữa bệnh cho Công chúa nữa không? Mặc dầu lo sợ, song không cách nào để khước từ mệnh lệnh của nhà Vua, bởi vậy chàng đành nhắm mắt đưa chân và chỉ tin tưởng vào sức vạn năng của một câu niệm Phật chí thành, đã đến chỗ nhất tâm bất loạn.

Khi tới Hoàng cung, Hoàng Kim Ấn được đưa ngay vào phòng bệnh của Công chúa. Chàng đuổi hết người hầu cận ra ngoài. Trong phòng chỉ còn có chàng và Công chúa. Bây giờ chàng bắt đầu chữa cho Công chúa bằng phương thần dược: Miệng chàng niệm Phật, tay chàng thoa vào đầu và mình mẩy Công chúa. Công chúa ngạc nhiên và không thấy y sư cho uống thuốc gì cả, mà trong người thì cứ thấy nhẹ nhàng dần, rồi cuối cùng như một chiếc đũa thần hễ tay Hoàng Kim Ấn đưa đến đâu là bệnh hết đến đấy.

Mừng và lạ quá, Công chúa chạy vào tâu với Hoàng hậu và Ðức Vua. Nhà Vua thấy con mình bình phục mau quá cũng hết sức ngạc nhiên và trong bụng nghĩ thầm Hoàng Kim Ấn đúng là Thánh sư. Nhà Vua hạ lệnh mở yến ăn mừng và khoản đãi Thánh sư. Trong bữa tiệc không thiếu một thứ gì, đủ cả sơn hào hải vị. Trong lúc rượu đã ngà ngà, Nhà Vua nhìn ra sân, nơi có đắp một con rồng thật lớn nói với Hoàng Kim Ấn:

- Trẫm đố khanh biết trong miệng con rồng kia có cái gì? Nếu khanh nói đúng, Trẫm sẽ cho làm phò mã và gả Công chúa cho, bằng không trẫm bắt tội!

Nguy to rồi, nếu lần này mà cái miệng của chàng hết “may” thì đến “du địa phủ”. Ðầu óc Hoàng Kim Ấn lúc này thật là rối tùng xòe, như một túi bòng bong vậy. Chàng tự nghĩ: “Nếu không nói đúng, chắc mình phải chết, còn nếu nói đúng thì cái nghĩa tào khang chi thê mới làm sao đây?”. Thật là tiến thoái lưỡng nan. Ðúng cũng khổ mà không đúng thì chết. Chàng cứ băn khoăn lo lắng, tự nghĩ đời tàn, bất giác chàng than một câu để thương cho số phận:

- Hoàng Kim Ấn!

Nhưng chàng vừa dứt lời thì bỗng nhà Vua vỗ tay reo và truyền gọi Công chúa ra dâng cho chàng một ly rượu. Hoàng Kim Ấn ngơ ngác, không hiểu ra sao. Chàng còn đang ngơ ngác thì nhà Vua nói:

- Khanh nói đúng, thật là Thánh sư! Trẫm có cất chiếc “Hoàng Kim Ấn” trong miệng rồng đó!

Kỳ diệu biết bao! Tưởng mình chết đến nơi, kêu tên mình lên để than thở cho số phận, không ngờ tên mình lại trùng với tên có giấu bằng vàng ròng của nhà Vua, chết thì thoát rồi, còn việc phò mã và lấy Công chúa thì sao? Hoàng Kim Ấn vập đầu xin nhà Vua tha cho tội đó, viện lẽ mình đã có vợ và phải giữ trọn đạo thủy chung. Nhà Vua cảm khích vì người có tiết nghĩa, không nỡ ép buộc, liền ban thưởng thật trọng hậu rồi sai cận vệ đưa tiễn về nhà…

Huyền diệu và linh nghiệm thay sáu chữ Nam mô A Di Ðà Phật khi được phát ra với niềm chí thiết, chí thành và nhất tâm bất loạn!

NGƯ ÔNG

Ví dù muôn đắng ngàn cay
Một câu niệm Phật tan ngay cấp kỳ
Niệm Phật dứt bỏ oán thù
Lòng không hung dữ ngục tù đâu vương
Niệm Phật mở rộng lòng thương
Oan thân bình đẳng tai ương nào vào.



Thanked by 1 Member:

#42 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 09/08/2012 - 11:29

43. Mối Tình Thân Hữu

Nắng vàng buổi chiều dịu lại, phảng phất trên các ngọn cây xanh của rừng rậm. Gió nhẹ thổi mặt nước hồ khẽ gợn sóng, rung rinh những bóng cây cao hai bên bờ in hình trong đáy nước.

Trong khung cảnh những buổi chiều êm mát này của chốn núi rừng, một con linh dương đang thong thả uống từng ngụm nước trong. Nó hình như đang chờ đợi. Nó nghĩ đến một chiều trước đây, nó làm quen với chàng rùa cùng chị chim gõ kiến. Cả hai bạn nó đều cùng cư trú ở bờ hồ này và thường về vào cái giờ mà nó đến uống nước. Lâu rồi thành quen nhau. Rồi chuyện trò qua lại trở nên thân thiết, mỗi lần mà một con nào đến trễ là những con kia trông đợi và tỏ vẻ lo lắng.

Nhưng kìa linh dương ngẩng mặt lên mừng rỡ vì chàng rùa, đã bò gần đến và trên cành cây chị gõ kiến cũng đã reo lên những tràng tiếng dài. Câu chuyện của rừng sâu, của lưng trời, của bờ nước, được trao đổi cùng nhau. Trong lúc linh dương cúi thấp xuống gần sát chàng rùa và chim gõ kiến đang gạt những con nhện vẩn vơ trên bộ lông linh dương mướt màu nâu lợt. Cho đến khi mặt trời khuất sau trái núi đằng xa, linh dương rời hai bạn để trở vào bên trong đám cây rậm rạp.

Một hôm kia, một người thợ săn lảng vảng đến rừng này. Hắn mang theo cung tên giáo mác đầy đủ. Hắn lần theo dấu chân linh dương và khám phá ra chỗ linh dương thường hay đến uống nước. Hắn núp vào một bụi rậm chờ đợi.

Trưa đã qua rồi, mặt trời đã chết về phương tây. Mệt mỏi hắn đứng dậy, ra khỏi bụi, nhìn hồ nước, nhìn cái gốc cây rồi bỏ đi nơi khác. Trong óc hắn đang chuẩn bị một kế hoạch sát hại gì đây? Ngày mai hắn trở lại. Hắn đào đất thành hục nhỏ, ở mỗi hục hắn đặt một chiếc bẫy rồi khỏa đất lại liền láng. Nó còn bỏ thêm lên vài chiếc lá để không ai để ý tới những dấu đất mới ở trên đường. Nó khôn ngoan đoán trước những chỗ mà linh dương sẽ để chân tới mà đặt bẫy. Xong đêm ấy nó quanh sang đường khác, đi trở về, hẹn sáng mai trở lại để trói chặt bốn chân linh dương xỏ vào đầu gậy quẩy về. Từ trước đến nay, chưa lần nào nó đặt bẫy mà không đánh được con thú nào.

Nắng vàng buổi chiều dịu lại, phảng phất trên các ngọn cây xanh, linh dương thong thả bước đi. Nó lánh một đôi dấu lạ trên đường và tiến đến bờ hồ để gặp hai bạn thân thiết. Vừa uống từng ngụm nước, nó vừa kể chuyện của rừng sâu trong lúc chàng rùa và chị gõ kiến lắng tai nghe.

Gió mát quá thành ra cả ba đều muốn kéo dài thời gian gặp gỡ. Ðến khi linh dương từ giã bạn ra về thì trời đã gần tối. Trong rừng sâu, đêm đổ xuống rất mau, đường đất chỉ trông thấy mờ mờ. Linh dương đang đi bỗng sụp một chân xuống, nó nhảy lướt tới, nhưng không kịp nữa rồi, một cái gì giữ chặt chân nó. Nó giựt mạnh và nghe chân càng bị thắt chặt thêm. Nó biết là nó bị mắc bẫy rồi. Cảnh tượng như thế này đã in sâu vào trí nó. Chính cha nó, trước đây đã bị trói chặt chân sau, khi dẫn nó đi ăn, hồi nó còn nhỏ lắm. Rồi liền sau đó hai người dữ tợn từ bụi rậm nhảy xổ ra, vật ngã cha nó, trói chặt bốn chân, khiêng đi trong lúc nó chạy lùi lại xa, đứng nhìn theo, nước mắt tuôn trào, đến nỗi nó không còn thấy gì nữa.

Giờ đây đến lượt nó, nó nhìn ra hai bên cây là tối đen, không có hai người tàn ác đó nhưng nó cũng đoán biết là chính loài người đã gây ra tai ác này. Tại sao con người lại tìm cách giết nó, giết gia đình nó, trong lúc chúng nó không làm gì hại ai cả.

Nó giật mạnh chân lần nữa. Sợi dây càng thắt chặt hơn trước nó làm tê cả bắp đùi. Nó kêu cứu khe khẽ. Trong rừng lúc này, tiếng kêu của nó thật không lợi gì cho nó vì loái thú dữ có thể theo đó mà tìm đến. May quá là chim gõ kiến nghe được liền chạy đến ngay. Tội nghiệp quá! Nó nhìn quanh quẩn hồi lâu quanh linh dương mà chẳng tìm được cách nào để cứu bạn. Thấy bạn lo lắng, linh dương không lộ vẻ đau đớn nữa.

Rồi bỗng gõ kiến bay đi. Chim vất vả lắm mới tìm được chỗ rùa. Rùa đoán biết được việc chẳng lành vì từ đầu hôm đến nó thấy nóng lòng không sao ngủ được. Gõ kiến vừa nói xong, rùa vội vã giục đi. Gõ kiến dẫn đường. Rùa bò theo sau, nhanh gấp mấy lần ngày thường. Ðường tối mò, hai ba phen rùa ngã lăn lóc, nhưng rồi cũng trở dậy được, bò theo kịp bạn.

Tới nơi rồi, rùa không khỏi đau lòng khi nghe linh dương thở mệt nhọc, và rờ thấy chiếc dây thừng to đang xiết chặt chân bạn. Rùa bắt đầu thử sức nó mổ vào sợi dây thừng. Dây thừng bằng gai bền chắc, làm tê cả hai hàm răng. Nó mổ nhát thứ hai. Lần này dây thừng bị xơ ra đôi ba sợi ngoài nhưng hàm răng rùa cũng rung rung.

Rùa ngậm dây, nghiến từng sợi nhỏ. Chậm, nhưng chắc chắn và ít đau. Công việc phải làm xong trong đêm nay. Gõ kiến suốt đêm canh chừng, và rùa không một chút nghỉ ngơi, cắn đứt từng sợi trong lúc linh dương chịu đau giữ cho dây căng thẳng.

Gần sáng, dây thừng đã đứt quá nửa, việc cắn dây dễ làm hơn trước, nhưng rùa đã mệt quá sức rồi. Có nhiều lần rùa gục đầu vào dây không cử động được. Nhưng rùa cố tỉnh lại để nghiến đứt thêm một vài sợi con nữa.

Trời sáng hẳn, thật khó lòng giải thoát cho linh dương trước khi người thợ săn đến. Phải làm thế cho tên tàn ác đến chậm, gõ kiến vụt bay đi. Chi tìm ra nhà người thợ săn vào lúc hắn bước ra cửa mang theo tất cả những đồ dùng sát hại của hắn. Gõ kiến bay đến trước hắn, kêu lên những tiếng buồn thảm nhất. Tên thợ săn ngẩng đầu lên lẩm bẩm, chửi rủa. Hắn cho là điềm xấu nên vội quay lại. Khá lâu rồi mà không thấy hắn ra. Nhưng kìa hắn đã lách cửa sau, định tiến bằng đường khác. Rất nhanh, chim bay tới trước mặt hắn và kêu lên ai oán. Hắn nhìn lên chửi rủa rồi lại đi trở vào.

Mặt trời đã lên cao, không chậm trễ được nữa, hắn hối hả tiến vào rừng mặc cho gõ kiến buông những lời oán trách tội ác trước mặt hắn, hắn đi nhanh như chạy, hắn nghĩ đến cách hả hê khi vật ngã con thú đã kiệt sức, đến những ly rượu hòa với máu tươi, đến đĩa thịt phay ưng ửng hồng màu máu. Hắn gần đến nơi rồi, con linh dương đang đứng ở đằng kia kìa. Ðích là nó đã mắc bẫy rồi. Tên thợ săn có cả sự thật để tự hà là xưa nay nó chưa lần nào đặt bẫy mà không bắt được một con mồi. Hắn thỏa thích không gì bằng.

Dây vẫn chưa chịu đứt, không lẽ công trình cả một đêm chỉ đưa đến kết quả thảm hại thế này ư? Trên cây gõ kiến giục quyết liệt. Rùa gom góp cả toàn lực cắn phát cuối cùng trong lúc linh dương giựt thật mạnh. Dây thừng đứt ngang. Một đoạn còn lại nằm cong queo trên mặt đất. Rùa ngã lăn ra ngất lịm đi. Linh dương không thể nỡ rời bạn. Nhưng không còn có thể trì hoãn nữa, nó vội vã lánh vào đám rậm lánh sang rừng bên cạnh. Tên thợ săn chạy như bay đến nhưng không còn đuổi kịp linh dương nữa. Hắn dậm chân tức tối. Hắn lượm hòn đá quăng vào bụi rậm để xua đuổi chim gõ kiến mà nó ghét cay ghét đắng. Hắn định dậm nát thân rùa cho hả dạ, nhưng suy nghĩ lại, hắn bắt rùa bỏ ngay vào cái giỏ nó đang mang sau lưng. Hắn thâu các bẫy lại và buồn bực trở về.

Người thợ săn đi được một quãng đường thì thấy phía trước mặt mình con linh dương đang đi thấp thỏm. Hắn mừng quýnh hắn đi nhanh hơn định bắt lại con vật mới sổ ra khỏi tay hắn. Hắn đến gần hơn, gần hơn. Hắn chạy nhanh lại, nhưng linh dương nhanh nhẹn lánh sang lối khác. Phía sau xa này rõ ràng tên đi săn nom thấy con linh dương đi thấp thỏm một cách đau đớn. Chân sau vẫn còn mang theo một đoạn thừng. Hắn lại rượt đuổi theo mà có cái gì nặng cứ đập thình thịch sau lưng hắn như muốn trì hắn lại. Thì ra, hắn nhớ lại là con rùa đáng đánh chết này đang bò ngom ngóp trong chiếc giỏ mang sau lưng hắn. Nếu không có cái giỏ này chắc chắn hắn đã bắt kịp con linh dương từ buổi đầu, hắn nghĩ như thế.

Ðàng xa, linh dương đi chậm lại, có lẽ linh dương đã mệt đừ rồi. Phải rồi! Vùng vẫy suốt một đêm, còn gì sức đâu mà chạy thi với hắn nữa. Tên thợ săn tin ở tài chạy của hắn lắm. Nhưng phải trừ bỏ cái giỏ bất tài vô tướng này. Hắn vội gấp tay, rút ra khỏi quai giỏ. Hắn quăng giỏ sang một bên và đuổi theo linh dương. Hắn tin rằng chỉ trong dây lát, con thú sẽ thuộc về hắn.

Nhưng khi hắn tới gần thì linh dương vụt lao nhanh sang đường khác và chạy như biến. “Ừ có giỏi thì cho mày gắng giỏi một lần cuối cùng này nữa”. Nghĩ thế rồi, tên thợ săn quên mệt đuổi theo.

Trong lúc này chim gõ kiến vẫn theo dõi cuộc đuổi của người thợ săn. Cho đến lúc người thợ săn mệt nhoài chạy theo linh dương mà tiến sâu vào rừng, thì gõ kiến dẫn linh dương đi ngõ tắt trở lại chỗ rùa. Ðến nơi linh dương thấy rùa lúng túng trong giỏ mà thương lắm. Thật là may mà nó còn gặp lại bạn, ân nhân của nó ở đây. Không thì còn cách nào để đền đáp ơn cứu thoát. Linh dương chân đạp một quai giỏ, miệng cắn chặt vành giỏ. Nó giật một cái mạnh, xé rách một mảnh lớn. Rùa mừng rỡ bò ra khỏi ngục tù, gật đầu cám ơn bạn và đi luôn không thèm ngó lại cái giỏ xấu xí. Trên cành cây chim gõ kiến reo từng tràng dài vui vẻ.

Chiều hôm ấy, trong bầu trời yên tĩnh và mát mẻ bên bờ hồ quen thuộc, linh dương một tiền thân của Ðức Phật và hai bạn thân thiết cùng yên lặng để tưởng nghĩ đến tai nạn khủng khiếp vừa qua, giữa lúc mối tình thân hữu đang rạo rực bừng dậy từ mọi cõi lòng.

QUẢNG HUỆ

Khi tai nạn gấp rút mới biết được lòng bạn, có đánh nhau mới biết kẻ yếu người mạnh, có luận nghị mới biết được người trí, lúc cơm thua gạo kém mới biết người có lòng nhân.



Thanked by 1 Member:

#43 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 09/08/2012 - 11:33

44. Dắt Nhau Xuống Giếng

Xưa kia ở trong một khu rừng, có đàn khỉ tới khoảng năm trăm con, chúng rủ nhau tới một cây cổ thụ, trên bờ giếng.

Gặp ngay kỳ trăng, đến tối chúng trông thấy ở dưới đáy giếng nước rất trong và có bóng trăng. Chúng đều kêu rộ lên rằng:

- Ôi! Chết rồi các anh em ơi! Nguy to rồi! Hôm nay mặt trăng rơi xuống giếng này rồi. Chúng ta phải tìm cách mò lên, không thể để thiên hạ bị tối tăm khổ sở được.

Xôn xao nhảy nhót, cuống quít với nhau chưa biết làm cách nào, thì con khỉ chúa bảo các con kia rằng:

- Tất cả các anh em hãy yên lòng, tôi đã có cách. Việc này cũng không khó khăn chi, miễn là làm theo lời tôi. Vậy tôi bíu lấy cành cây, rồi một anh bám lấy đuôi tôi, rồi cứ thế lần lượt bám đuôi nhau hết tất cả đàn, thế là chúng ta xuống được tới ngay đáy giếng.

Chúng đều cho là diệu kế, làm đúng như lời khỉ chúa. Khi gần xuống đến nơi bị nặng quá nên cành kia gãy, cả lũ đều rơi xuống giếng lúng túng không có lối lên, không người cứu vớt, kết cuộc cả lũ đều bị chết.

Bấy giờ ông Thần ở trên cây trông thấy, nói bài kệ rằng:

Một con ngu dại đã xong

Thương thay cả lũ cũng không biết gì

Trăng tròn vằng vặc trên kia

Dắt nhau xuống giếng làm chi cực lòng.

TRÍ HẢI

Biết rõ ràng, nhưng sự thật là không, nên gọi là không, chớ không phải không biết.

Ôi nhân sanh mê muội
Nhận khổ cho là vui
Chấp ngã cho là thường
Mà lặn lội nơi non sầu bể hận.




Thanked by 1 Member:

#44 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 09/08/2012 - 11:45

45. Bồ Tát Và Mãng Xà Vương

Có một hôm, Ðức Quán Thế Âm Bồ Tát cỡi mây chu du tay cầm bình Dương Chi, mình mặc áo bào trắng nhìn xuống và quan sát thế gian thấy người trần nào kêu cầu danh hiệu cứu khổ cứu nạn thì Ngài cứu độ. Khi Ngài đến núi Phổ Ðà ở địa phận Triết Giang quận Nam Hải, thấy núi non tráng lệ, cây cỏ xanh tươi, chung quanh có bể bao bọc, thì Ngài lấy làm mãn ý và nghĩ rằng:

“Tại chốn này nên lập một đạo tràng trang nghiêm để mở mang Phật Pháp, khiến cho chúng sinh có nơi cầu phước cầu tuệ. Tuy nhiên, núi này lại thuộc La Môn Xà Vương, vậy ta thử xuống hỏi mượn điạ điểm của y xem sao?” Nghĩ như thế, rồi Ðức Quán Thế Âm Bồ Tát liền từ từ hạ mây giáng xuống núi Phổ Ðà.

Ðây nói về La Môn Xà Vương vốn là một con rắn tu hành đã hàng nghìn năm và đã có phép thần thông. Hôm đó rắn biết Ðức Quan Thế Âm Bồ Tát đến mượn đất Phổ Ðà Sơn để mở ngôi đạo tràng, hắn muốn lánh mặt Bồ Tát, liền chui xuống đất để lộ cái đuôi ngoe nguẩy chọc lên trời, trong chẳng khác chi một cây cổ thụ cao chót vót mà không có cành có lá chi cả. Nhưng cái thủ đoạn thần thông nho nhỏ của y làm sao mà che mắt được vị Quán Thế Âm Bồ Tát là bậc đại trí tuệ, đại thần thông? Khi Ðức Quán Thế Âm xuống bên cạnh cây Xà Vương, liền vịn tay vào thân cây, mỉm cười và tự nói:

- Cây đại thụ này không cành không lá, chắc là đã chết khô rồi, ta há nên chặt đem về làm đồ dùng.

La Môn Xà Vương nghe thấy nói vậy thì hoảng hồn. Còn đang bối rối, lại nghe Ðức Quán Thế Âm Bồ Tát nói:

- Xà Vương! Nhà ngươi không cần giả vờ ẩn dấu để trốn tránh ta. Ta có câu chuyện hay muốn nói với nhà ngươi đây!

La Môn Xà Vương nghe Bồ Tát nói thế, tự biết là trốn tránh không khỏi, liền rút đầu ra khỏi đất hỏi Bồ Tát muốn nói chuyện gì? Ðức Quan Thế Âm Bồ Tát liền bày tỏ ý kiến muợn núi Phổ Ðà làm nơi thiết lập đạo tràng. La Môn Xà Vương nghe xong cự tuyệt ngay:

- Không được, đây là chỗ con con cháu cháu đời đời kiếp kiếp của rắn tôi dùng làm chỗ căn cứ để ở. Người có uy đức gì mà dám nghĩ đến chuyện mượn núi Phổ Ðà này của tôi.

Bồ Tát trả lời:

- Ta đây không có đại oai thần lực như Ðức Phật Tổ, nhưng vì ta thay người tế độ chúng sanh nên không thể không xin nhà ngươi bố thí cho chút phương tiện là mượn dãy núi này.

La Môn Xà Vương nghe rồi tỏ vẻ bất phục vì hắn nghĩ rằng: “Ta tu hành ít ra cũng có hàng ngàn năm nay và có phép thần thông quảng đại, liệu Quán Thế Âm Bồ Tát có thể đấu phép với ta được chăng?”. Nghĩ như thế rồi hắn liền nói với Bồ Tát:

- Nếu Bồ Tát chỉ biết đến Phật Tổ mà không cần đếm xỉa gì đến Xà Vương ta đây, thì đây không ngại gì mà không đấu phép với Bồ Tát một phen. Nếu Bồ Tát không thắng thì xin tự tiện rút lui đi nơi khác chớ đừng hy vọng gì mượn núi này.

Bồ Tát nói:

- Tốt lắm, nếu nhà ngươi không thắng nổi ta, thì núi này ta được tùy ý được dùng mà nhà ngươi không được hối hận ảo não chứ gì? Vậy nhà ngươi định đấu thứ phép gì đây?

La Môn Xà Vương gật đầu và mỉm cười:

- Ta đây không hối hận cũng không ảo não chi hết, miễn là Bồ Tát chịu thừa nhận rằng: Phàm đất đai trong núi này ta sẽ vươn mình bao bọc được đến đâu là ở trong khoảng đó, Bồ Tát không được mượn.

Bồ Tát gật đầu, La Môn Xà Vương liền vận dụng thần công đại lực vươn mình dài ra khoanh lấy núi Ðà Sơn. Nhưng kỳ lạ thay! Bình thường hắn dùng phép vươn mình ít ra cũng quấn được tới ba lần, nhưng hôm nay trước mặt Bồ Tát phép thần thông của hắn tan mất, hắn cố hết sức vươn mình cho dài tưởng chừng như đứt cả đầu đuôi ra làm hai đoạn, thế mà mình vẫn không dài ra được chút nào. Lúc đó La Môn Xà Vương mới thấy sức thần thông của mình không bằng Bồ Tát nên có ý duyệt phục mà giải hòa rằng:

- Thưa Bồ Tát! Tôi thực có mắt mà không nhìn thấy núi Thái Sơn, đức thần thông của tôi quả không địch nổi Bồ Tát. Nhưng có một điều khó xử là: Còn con cháu cháu gia đình, nhà tôi, tôi biết ở chốn nào?

Bồ Tát vui vẻ trả lời:

- Nếu nhà ngươi phát tân hoan hỷ cho ta mượn núi này thiết lập đạo tràng thì nhà ngươi sẽ được công đức vô biên, còn con cháu nhà ngươi vẫn ở nguyên đây như cũ.

Xà Vương có ý ngần ngại không quyết:

- Thưa Bồ Tát làm sao để người và rắn ở chung cùng nhau. Bởi vì người sợ rắn, rắn sợ người, đôi bên nhất định phải tàn sát lẫn nhau mất. Nay Bồ Tát bảo con cháu tôi cứ ở nguyên núi này, thì tối thiểu tôi và Bồ Tát phải lập một điều ước:

- Nếu giống rắn tôi con nào xâm phạm đến tín đồ phật giáo thì rắn đó sẽ do Bồ Tát xử phạt, nhược bằng tín đồ nào sát hại đến loài rắn chúng tôi thì tín đồ đó sẽ bị tôi bắt thường mạng, chẳng hai tôn ý nghĩ biện pháp đó như thế nào?.

Ðức Quán Thế Âm Bồ Tát nhận rằng Xà Vương nói đúng bèn lập đính ước với Xà Vương. Từ đấy Phổ Ðà Sơn trở thành đạo tràng Quán Thế Âm Bồ Tát, chùa chiền được dựng lên rất nhiều, Tăng Ni cũng lại ở rất đông, những khách du lịch thập phương thấy núi này non xanh nước biếc hùng vĩ vô cùng, đều rủ nhau đến hành hương nghe giảng kinh Phật. Chỉ hiềm một nỗi chỗ nào chỗ nấy đều nhan nhản có rắn nhỏ rắn to ẩn nấp làm cho phải kinh hoảng hãi hùng.

Tuy nhiên các rắn này đã nghe lời giáo thị của Xà Vương, cho nên kể hàng bao nhiêu năm chưa từng thấy rắn cắn một người nào. Trên núi cũng đã có cắm bảng cáo thị thông tri của nhà Chùa:

- Các tín đồ và du khách không được làm hại rắn.

Cho nên đôi bên người và rắn bình an vô sự, không xảy ra chuyện gì đáng tiếc. Trên núi này có một số rắn nhân thường ngày nghe mõ sớm chuông chiều, cùng tiếng tụng kinh niệm Phật mà phát tâm tu hành rồi thoát khỏi kiếp rắn cũng không phải là ít.

*

Có một em nhỏ tên là Tiểu Ðinh thường quen tính chơi nghịch tinh quái, hay đi quấy phá tổ chim, bắt di, bắt sẻ về chơi, nghe nói phong cảnh trên núi Phổ Ðà rất đẹp, có nhiều chim muông thì có ý muốn lên đó sục sạo lung tung một phen cho hả dạ, đã mấy lần nó năn nỉ cha mẹ cho theo lên núi, nhưng vì thấy bản tính nghịch ngợm của nó nên lần nào cũng bị từ chối khiến cho Tiểu Ðinh trong lòng buồn rầu sinh oán cha mẹ. Một ngày kia Tiểu Ðinh quyết trốn cha mẹ một mình lên Phổ Ðà Sơn.

Khi đến chân núi thấy người đi lễ Phật rất đông lũ lượt qua lại như mắc cửi. Thiện nam, tín nữ cũng không quản đường xa trời nắng, không ngại đói khát mỏi mệt, đều theo nhau trèo lên núi với vẻ mặt cực kỳ thành khẩn niệm cầu. Tiểu Ðinh vội vã bước theo tới khi miệng khát, chân mỏi nó liền ngồi lên một cái ghế dài đặt trước cửa điện Tam Bảo. Lạ thay! Khi ngồi xuống, toàn thân cảm thấy mát mẻ lạ lùng nó nở một nụ cười mãn nguyện và lên tiếng khen chiếc ghế:

- Cha chả phiến đá đại lý thạch quý hóa làm sao, trên mặt có bao nhiêu là điểm điểm, chấm chấm coi thật sướng mắt và lại lạnh như băng sương, mát đến gan ruột khiến cho những người mỏi mệt ngả lưng lên trên thì tiêu hết được khí nóng nực và quên cả sự mỏi mệt đi đường.

Tiểu Ðinh đang lẩm bẩm một mình khen chiếc ghế, bỗng có một người hành khất ở bên đường nghe thấy phì cười bảo Tiểu Ðinh:

- Hỡi người bạn nhỏ ngây thơ của tôi ơi! Thử nhìn lại chiếc ghế xem, nó không phải chiếc ghế làm bằng đá đại lý đâu. Ðó là lưng con mãng xà đấy, con mãng xà này đã tu hành hơn ba trăm năm nay rồi, nó phát nguyện lấy thân làm ghế để mọi người ngồi nghỉ chân, tiêu sự nóng nực trong khi leo núi mỏi mệt.

Tiểu Ðinh nghe xong nhảy phắt dậy, mặt trắng bệt cắt không còn một tí máu, nổi gai khắp người nó giương to đôi mắt rồi hỏi người ăn mày:

- Thế đầu rắn và đuôi rắn đâu sao không thấy?

Người ăn mày thấy Tiểu Ðinh vẫn còn run rẫy bất giác cười và nói rằng:

- Không những chiếc ghế này là con đại xà mà cả chiếc ghế đối diện cũng là đại xà nốt, vì hai con rắn này sợ thiện nam tín nữ trông thấy hình rắn mà sợ nên đầu nó chui vào trong cung Tam Bảo mà không ai nhìn rõ được; còn đuôi nó thì cắm sâu dưới đất. Tuy nhiên bạn đừng sợ, ở trên núi Phổ Ðà này rắn chưa từng hại một ai cả! Miễn là chúng ta đừng nghịch phá và ghết hại dòng họ rắn.

Tiểu Ðinh vẫn kinh hoảng ngắm đi ngắm lại một lần nữa thấy hai khúc rắn này dài ước mười trượng chẳng khác gì hai chiếc ghế dài đặt trước cửa điện Tam Bảo. Nhưng cái văn hoa bóng loáng đẹp như đá Ðại Lý đều là vẩy rắn có màu sắc như vân đá. Tiểu Ðinh sợ quá không dám ngồi nữa và kiếm đường lánh đi nơi khác.

Tiểu Ðinh trốn nhà ra đi lẽ tất nhiên không mang theo đồ ăn, lại nhân chạy nhanh nhiều nên miệng khát dạ đói nôn nao chưa biết tính sao, thì may thay trên núi Phổ Ðà, trong Chùa thường vẫn sẵn có cơm chay nước vối, thiện nam tín nữ vào đó đói cứ việc ăn uống tự nhiên. Tiểu Ðinh mừng quá nhảy vào ăn uống cho đến thỏa thích, ăn rồi lại đi ngao du khắp núi. Chiều hôm đó nó vào ngủ trong chùa, nằm bên một cụ già. Hôm sau nó dậy sớm, nghe thấy cụ già ấy đang hỏi một vị sư phó:

- Xin Sư phó chỉ giáo cho câu chuyện này. Nguyên đêm qua vào khoảng nửa đêm tôi sực tỉnh dậy thấy bóng trăng le lói bên giường như tăng thêm cảnh mỷ lệ êm đềm của Phổ Ðà Sơn. Tôi liền bước ra khỏi phòng bồi hồi ngắm cảnh núi dưới trăng trong, bỗng nhiên tôi thấy xuất hiện một cây khổng lồ không cành không lá, cao vút ở giữa trời, chung quanh có rất nhiều các cây khác, tôi lại gần rờ vào cây khổng lồ thì thấy mát lạnh, tôi có trăm lạng vàng kim muốn mua cây đó của quý tự đem về chơi, vậy dám hỏi cây đó là cây gì và hiện giờ ở đâu?

Vị Sư phó nghe xong kinh ngạc bảo rằng:

- Làm gì có thứ cây đó, lão Tăng ở đây đã trọn ba mươi năm nay, nội các thứ cây thứ hoa ở trên núi này lão tăng đều biết hết không có cây nào như thế cả.

Cụ già nhất định cãi lại:

- Có mà, đêm qua tôi trông thấy rõ ràng và chính tôi rờ lên trên thân cây vừa nhẵn vừa mát thì làm sao Sư phó bảo là không có cây đó. Chẳng tin thì xin người cùng tôi đi tìm xem!

Giữa lúc hai người rủ nhau định đi thì Sư phó trụ trì khác nghe thấy liền vào xua tay ngăn lại:

- Các vị không cần phải đi xem, cây khổng lồ đó thật không có đâu. Ðêm qua, chắc rằng ông thấy La Môn Xà Vương hiện thân đấy. Ai thấy được Xà Vương thì ít lâu cũng gặp điềm hay, vậy tôi mừng cho ông đấy.

Cụ già nghe xong rất lấy làm vui mừng nhưng hãy còn bán tín bán nghi liền hỏi lại:

- Có thật như thế không? Nếu quả tôi sẽ gặp chuyện hay thì tôi nhất định thành tâm xây một tòa bảo pháp bảy từng để cúng dường.

Vị Sư phó trụ trì gật đầu đáp:

- Thật như thế đấy! Xà ở đây thì nhiều nhưng Xà Vương thì ít người trông thấy ông ạ. Chỉ ai có phúc mới được gặp mà thôi.

Tiểu Ðinh ngồi bên cạnh nghe rõ đầu đuôi, bất giác trong lòng rất là thắc mắc về câu chuyện Xà Vương ở núi Phổ Ðà Sơn, cho là một chuyện thần kỳ quá sức. Tiểu Ðinh lại bắt đầu đi theo thiện nam tính nữ vãn cảnh như hôm qua, mặc dầu nó đã được nghe chuyện thần bí của Xà Vương, nhưng vì trong lòng nó vẫn có bản tính sát sanh, cho nên khi đi đường đôi mắt trợn trừng, nhìn sau nhìn trước nhìn tả nhìn hữu, xem có con chim nào ở trên cành, hoặc chuồn chuồn, bươm bướm bay qua thì tìm cách bắt ném cho chết hoặc bắt về làm trò chơi cấu chân, bẻ cánh cho hả thích.

Ðến một đoạn đường nọ, có thấy một con bọ cạp đuổi theo một con rắn, nó dừng chân lại ngắm thấy rắn nhỏ sợ quá đang lao đầu cố chạy mà bò cạp thì hết sức đuổi theo. Tới một khe nước nhỏ, rắn nhanh như chớp bơi sang bờ bên kia, còn bò cạp vì không biết nên đành phải dừng lại nhìn theo rắn ta với vẻ thất vọng. Tiểu Ðinh thấy thế vụt nghĩ: “Chuyện này hay quá ta! Ðể ta lấy cây bắc cầu cho con bò cạp qua khe sang đánh nhau với rắn coi chơi”.

Nghĩ rồi nó làm ngay, bò cạp qua sang được khe rồi thừa lúc rắn không để ý, sấn lại cắn luôn làm cho rắn đau đớn, quằn quại một lúc lâu, rắn lăn quay ra chết. Tiểu Ðinh nhìn sướng mắt reo lên rồi vừa đi vừa nhảy vừa ca hát, tỏ ra khoái ý.

Khi mặt trời gần lặn những ánh vàng rớt lại trên Phổ Ðà Sơn, phủ lên mọi vật tạo nên một màu vàng quắc thật đẹp mắt, Tiểu Ðinh tìm một ngôi chùa vào ngủ qua đêm, khi vào tới cửa, Tri khách lão Sư nhìn Tiểu Ðinh lắc đầu ra vẻ thương hại nói rằng:

- Em nhỏ ơi! Ta xem sắc mặt em có ám khí che phủ, ta e rằng tối nay em lại nghỉ ở đây, nhưng sáng mai em sẽ không còn sống để ra về nữa.

Tiểu Ðinh không hiểu câu nói trố mắt ra nhìn và hỏi lại:

- Thế là nghĩa làm sao, con không hiểu ý Thầy định nói gì?

Tri khách lão Sư nhìn Tiểu Ðinh chăm chú một hồi lâu rồi căn vặn hỏi:

- Em thử nghĩ gần đây em có làm một việc gì tổn đức không?

Tiểu Ðinh quả quyết trả lời:

- Thưa Thầy, con không hề làm một sự gì tổn đức cả.

Sư phó lắc đầu lần nữa:

- Em thử nghĩ lại một lần nữa coi, hoặc giả trên núi Phổ Ðà này trong khi đi đường em có sát hại một sinh vật nào không?

Tiểu Ðinh ngẫm nghĩ hồi lâu:

- Thưa Thầy! Hôm nay giữa đường con thấy một con bò cạp đuổi một con rắn nhỏ. Rắn nhỏ chạy đến bên khe nước bơi sang hồ bên kia. Bò cạp không lội được nước nên dừng, con liền nhặt một cành cây bắt qua bên kia làm cầu. Bò cạp nhờ đó qua được khe và đuổi rắn cắn, nhân thế mà rắn chết.

Tri khách lão Sư cau mày:

- Chao ôi! Nhân vì tội nghiệp đó thế nào mà em chẳng biết sắc mặt, việc này khó khăn lắm đấy. Không thể trốn thoát tay Xà Vương được. Nhân vì trên núi này, khi xưa Ðức Quán Thế Âm Bồ Tát đã lập qui ước với Xà Vương đòi thường mạng. Vậy tối nay em sẽ chết về tay Xà Vương mất.

Tiểu Ðinh sợ quá cố van cầu:

- Xin Thầy cứu con với. Ba má con ở nhà chắc là đang trông đợi con lắm.

Tri khách lão Sư lắc đầu than thở:

- Ðó là tội nghiệp do con gây ra, Thầy không có cách nào cứu được.

Tiểu Ðinh rỏ hai hàng lệ ròng ròng, túm chặt lấy vạt áo vị Sư mà van lơn không chịu bỏ ra một phút.

- Nhất định Thầy cứu được con và từ nay con nguyện sẽ vâng lời cha mẹ, không bỏ nhà đi chơi và con nguyện xin làm người hiền lành không dám giết hại sinh linh nữa. Con không bắt chim, bắt bươm bướm chuồn chuồn nữa.

Tri khách lão Sư cúi đầu nghĩ ngợi hồi lâu rồi từ từ nói:

- Em ơi, giờ đây Thầy chỉ biết hết sức vì em mà tụng kinh trước Chư Phật Bồ Tát, để nhờ công đức tụng kinh may ra cứu thoát oan nghiệp này không, ngoài ra cũng còn phải nhờ phúc đức của nhà em cứu thêm. Ngoài cách đó ra, Thầy không còn phương pháp nào cả.

Tiểu Ðinh gật đầu lia lịa tỏ vẻ hết lòng cảm khích và nhất thiết y theo lời tri khách Sư phó xếp đặt cho. Tri khách Sư phó liền thả dây cho cái chuông lớn treo ở trước cửa Tam Bảo hạ thấp xuống và bảo Tiểu Ðinh núp vào trong niệm Phật luôn mồm, còn Sư phó thì khêu đèn đốt hương mở kinh rồi quỳ trước bàn Phật tụng kinh.

Quái lạ thay! Khi trông vào kinh điển tri khách rất lấy làm ngạc nhiên vì cả quyển kinh không nhìn thấy một chữ nào cả, khi cầm dùi gõ mõ thì mõ cũng chẳng kêu. Tri khách Sư phó, ba lần gõ, ba lần xem vào kinh mà trước sau vẫn nguyên tình trạng như thế thì trong lòng lấy làm sợ hãi muôn phần, thật là định nghiệp của đứa nhỏ không thể trốn thoát được.

La Môn Xà Vương lúc đó ở ngoài tiến vào phía quả chuông quẩn ba vòng chung quanh quả chuông và từ từ buông ra và lặng lẽ ra khỏi cửa Tam Bảo biến mất.

Tri khách lão Sư thấy Xà Vương đi rồi, liền chạy mau đến kéo chuông lên thì trong quả chuông chẳng thấy Tiểu Ðinh đâu, mà chỉ thấy còn sót lại một vũng máu và một mớ tóc. Vị Sư nhắm nghiền hai mắt lại miệng niệm:

- A Di Ðà Phật và tự lẩm bẩm một mình:

- Ðịnh nghiệp không thể chuyển được. Ðịnh nghiệp không có cách nào chuyển được, làm ra thời phải chịu lấy, nhân quả tơ hào không sai! Há chẳng đáng cẩn thận lắm ru?

Tri khách lão Sư vì việc Tiểu Ðịnh hiếu sát nên tụng kinh niệm Phật luôn trong ba ngày để cầu cho vong hồn Tiểu Ðinh được sớm giải thoát về nơi Cực Lạc.

PHẠM NGỌC KHUÊ


Thanked by 1 Member:

#45 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 09/08/2012 - 12:09

46. Quả Báo Của Lời Nói, Hành Động Đâm Thọc Ly Gián

Xưa có một vị Tỳ kheo tên Kondaahana kể từ khi vị này xuất gia, hễ thầy đi đâu thì sau lưng Thầy cũng có một người phụ nữ đi theo sau, riêng Thầy thì Thầy không biết gì cả, nhưng ai ai cũng đều thấy.

Khi đi khất thực, những thí chủ cúng dường để vào bát Thầy hai muỗng cơm, muỗng thứ nhất họ nói:

- Muỗng này là phần Thầy, và muỗng thứ nhì là phần cô bạn của Thầy.

Các vị Tỳ kheo thấy như vậy đinh ninh Thầy phạm giới Bất cọng trụ mới đi nói với Trưởng giả Cấp Cô Ðộc và yêu cầu ông đuổi Thầy Tỳ kheo Kondaahana ra khỏi chùa. Ông Trưởng giả không dám, chư Tỳ kheo cho bà tín nữ Visakha biết, bà cũng không dám. Các thầy mới vào chầu Ðức vua Ba Tư Nặc và thuật tự sự. Ðức vua nhận lời.

Chiều lại vào chùa, vua cho quan quân bao vây chánh điện, còn vua thì lên điện, Thầy Kondaahana nghe ồn ào mới ra coi, thì vua thấy sau lưng Thầy có một người phụ nữ, riêng Thầy thì biết vua đến liền trở vào. Gặp Thầy vua không đảnh lễ, nhưng vua lại không thấy hình người phụ nữ lúc ở ngoài. Vua tìm trong kẹt cửa dưới gầm giường cũng không thấy, mới hỏi:

- Bạch Thầy, trẫm vừa trông thấy một người phụ nữ ở tại đây, cô ấy đâu rồi?

- Tâu Ðại vương, bần đạo không thấy.

- Chính trẫm thấy một người phụ nữ đứng sau lưng Thầy.

Thầy Tỳ kheo vẫn quả quyết:

- Bần đạo không biết và không thấy.

Ðức vua nghĩ: “Chuyện này sao kỳ thế!”. Vua mới nói:

- Vậy xin Thầy hãy đi ra ngoài.

Khi Thầy đi thì lập tức có người phụ nữ theo sau lưng. Vua trông thấy rõ rồi, mới mời Thầy vào. Thầy trở vào và ngồi xuống. Khi Thầy đi vào, vua trông chừng theo hình của người phụ nữ ấy, nhưng bỗng dưng lại biến mất. Vua lấy làm lạ mới hỏi:

- Bạch Thầy, còn người phụ nữ ấy đâu?

- Tâu Ðại vương, bần đạo chẳng thấy người phụ nữ nào cả.

- Xin Thầy thành thật nói cho trẫm rõ.

- Tâu Ðại vương, hàng Ðại chúng đều nói rằng có một người phụ nữ đi sau lưng bần đạo, mà bần đạo thì không thấy.

Vua mới nghĩ rằng đây là hình giả, nhưng hãy còn nghi nên lại phán rằng:

- Vậy xin mời Thầy đi khỏi chỗ này lần nữa.

Thầy ra đứng ngoài thì hình người phụ nữ lại hiện ra đứng sau lưng. Ðức vua hỏi Thầy vẫn trả lời như trước. Vua mới nghĩ: “Quả thật là hình giả”, vua mới thưa rằng:

- Bạch Thầy, một khi đã có điều không được trong sạch thế này, thì không có ai trong sạch cúng dường cho Thầy, vậy từ đây Thầy cứ vào cung nội, trẫm xin cúng dường những vật dụng cho Thầy.

Các thầy Tỳ kheo mới nói với nhau rằng:

- Quý Thầy nghĩ xem nhà vua ươn hèn thái quá, chúng ta đã mời vào để xem tình tệ như thế này lại không chịu đuổi Thầy Tỳ kheo phá giới ấy, mà còn mời vào cung để cúng dường.

Rồi các thầy mới nói với Thầy Kondaahana rằng:

- Này kẻ phá giới! Nhà vua cũng là kẻ hèn như ngươi vậy.

Lúc trước thầy không có bằng cớ để đáp lại, nhưng bây giờ đã được nhà vua làm chứng nên liền trả lời rằng:

- Các người là kẻ phá giới, các người là kẻ dẫn gái đi.

Các thầy Tỳ kheo mới đem chuyện ấy vào bạch với Ðức Thế Tôn. Ðức Thế Tôn gọi Thầy vào hỏi:

- Thầy có mắng các Thầy Tỳ kheo kia không?

Thầy bạch:

- Bạch Thế Tôn, vì các Thầy ấy nói đệ tử.

Ðức Thế Tôn hỏi các Thầy kia:

- Tại sao các Thầy lại mắng Thầy Tỳ kheo này?

- Bạch Thế Tôn, vì chúng con thấy một cô phụ nữ đi theo sau lưng của Thầy Tỳ kheo này.

Ðức Thế Tôn mới phán hỏi Thầy Tỳ kheo Kondaahana rằng:

- Các Thầy Tỳ kheo này có thấy một người phụ nữ đi theo sau lưng ngươi, vậy tại sao ngươi lại không thấy, mà lại gây gỗ với các Thầy Tỳ kheo này. Quả này cũng do nơi nghiệp đê tiện của ngươi kiếp trước, vậy mà hiện nay tại sao ngươi cũng không bỏ tánh đê tiện ấy?

Lúc ấy các Thầy Tỳ kheo đồng bạch với Ðức Phật:

- Bạch Ðức Thế Tôn, thầy Kondaahana làm nghiệp thế nào trong quá khứ?

Ðức Thế Tôn mới dạy rằng:

- Trong thời kỳ Ðức Phật Ca Diếp, có hai vị Tỳ kheo yêu thương nhau chẳng khác nào anh em cùng một cha mẹ. Thời kỳ ấy, mỗi năm Chư Tăng hội làm lễ Phát Lồ một lần. Gần đến ngày Phát Lồ, hai thầy rủ nhau đi định đến nơi làm lễ phát Lồ. Lúc đi giữa đường, có một vị Chư Thiên ở cõi Trời Ðao Lợi thấy hai vị thương nhau mới nghĩ rằng: “Hai vị Tỳ kheo này rất thương yêu nhau, ta có thể chia rẽ được không?”.

Trong khi đang nghĩ kế chia rẽ, thì một trong hai thầy nói rằng:

- Xin Thầy vui lòng đợi tôi một chút, tôi cần đi sông.

Vị Chư Thiên mới đợi cho thầy Tỳ kheo ấy đi sông xong, khi từ trong bụi đi ra, vị này liền hóa ra một người phụ nữ một tay nắm lấy quần, một tay vén tóc làm như mới vừa ân ái với Thầy Tỳ kheo ấy xong. Vị Chư Thiên cố ý đợi cho Thầy Tỳ kheo kia thấy rồi mới biến mất.

Do đó, khi Thầy Tỳ kheo này đến thì vị kia liền nói:

- Thầy là người phá giới.

- Thưa Thầy đâu có!

Vừa rồi tôi thấy có một cô gái đi sau Thầy.

- Thưa Thầy chuyện này thật tôi không có.

Hai Thầy cãi nhau, kết cuộc hai Thầy chia đường nhau đi không bao giờ hợp nhau, vì không bằng lòng cùng nhau làm lễ Phát Lồ.

Vị Chư Thiên thấy kết quả tai hại như vậy mới nghĩ rằng: “Ta đã làm nên tội quá đáng lắm rồi”, liền hiện xuống nói:

- Giới đức của vị Tỳ kheo này vẫn trong sạch, đây là do nơi tôi muốn thử hai Ngài thôi. Xin hai Ngài cùng làm lễ Phát Lồ chung.

Chừng ấy, hai vị Tỳ kheo mới chịu nghe theo và hoan hỷ cùng nhau làm lễ Phát Lồ.

Vì nghiệp đê tiện ấy, sau khi chết, vị Chư Thiên mới bị đọa vào địa ngục A Tỳ, thời gian nhiều kiếp, đến nay mới sanh làm Kondaahana.

Khi nhắc tiền kiếp của Thầy Tỳ kheo Kondaahana xong, Ðức Thế Tôn mới phán rằng:

- Ngươi vì nghiệp đê tiện ấy nên mới có chuyện phi thường như hôm nay. Thế mà ngươi vẫn giữ tánh đê tiện ấy. Ngươi không nên nói tiếng gì với các Thầy Tỳ kheo. Ngươi phải nín lặng như người câm, khi ngươi làm được như thế mới mong hết nghiệp và chứng đạo quả…

Thông Kham

Thánh hiền kiêng mọi lời nói vu khống. Nghe thấy điều gì, người cũng không nhắc lại để gây mối bất hòa giữa người này với người nọ. Bực hiền hòa giãi những người chia rẽ, kết chặt dây thân ái giữa người đồng tâm nhất chí. Bực hiền lấy sự hòa hợp của người khác làm sự vui thích của mình, coi đó là công việc là lạc thú của mình. Người chỉ nói những lời làm cho người hòa hợp.










Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |