Jump to content

Advertisements




Tranh Đông Hồ - Tấm bản đồ tìm về nguồn cội


6 replies to this topic

#1 MucDongNguyenNamAnh

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 7 Bài viết:
  • 3 thanks

Gửi vào 20/05/2011 - 10:45

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Chân lí thường rất giản dị

Giản dị đến mức khó có thể nhận ra trong cuộc sống thường nhật.

Nhưng nó không bao giờ là những thứ hời hợt dễ dãi hay xuề xòa cả tin.


Phần mở đầu – dẫn nhập

Trước khi đi vào phần chính của cuốn sách là giải nghĩa nội dung thật sự của tranh Đông Hồ tôi xin nói đôi chút về nhan đề của cuốn sách. Tại sao lại gọi là: Tranh Đông Hồ - Tấm bản đồ tìm về nguồn cội.? Bản đồ tức là phải chứa đựng thông tin chỉ dẫn để giúp ta tìm ra đường đi hướng đến đúng nơi cần đến, để ta không bị lạc lối. Vậy thì những thông tin đó ở đâu? Xin trả lời là những chỉ dẫn đó nằm ngay trên từng đường nét từng chi tiết của mỗi bức tranh, nó được thể hiện một cách khéo léo đầy ẩn ý hòa vào tổng thể chung mà không mất đi yếu tố tự nhiên của bức tranh.

Còn nguồn cội ở đây chính là sự khởi nguồn, sự bắt đầu của tất cả, gốc rễ của mọi vấn đề. Đó chính là những tri thức về sự khởi nguồn của vũ trụ, về nguồn gốc của sự sống được ghi lại dưới dạng hình ảnh là những bức tranh. Một sản phẩm chứa đựng tinh hoa tri thức của một nền văn minh đã thấu hiểu quy luật của cả vũ trụ. Chà, nói như vậy có quá không nhỉ? Xin thưa là không hề quá chút nào.

Thoạt nhìn vào những bức tranh này bạn sẽ nghĩ nó chỉ là những bức tranh bình thường tả cảnh sinh hoạt bình dị của cư dân nông nghiệp thời xưa. Nhưng hãy sử dụng trí tưởng tượng của mình, tập trung vào những chi tiết bất thường nhất, rồi suy luân, xâu chuỗi các chi tiết đó lại với nhau bạn sẽ khám phá ra một bí mật. Đó là cả một thông điệp từ quá khưa xa xưa vọng về nói cho ta biết những tri thức kì vĩ của ông cha ta mà đã bị bao biến cố thăng trầm của lịch sử che lấp.

Có lẽ chính vì chứa đựng những giá trị to lớn đó mà tranh Đông Hồ có một sức sống mãnh liệt trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân và được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Xin lưu ý là lịch sử hình thành và phát triển của tranh Đông Hồ vẫn còn là một điều bí ẩn. Chưa ai biết được tác giả và thời điểm ra đời của dòng tranh này. Chỉ biết là tranh Đông Hồ cùng với hình ảnh bánh chưng xanh là những thứ không thể thiếu mỗi độ Tết đến xuân về, tục treo tranh ngày Tết đã trở thành một phong tục mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc Việt.

Cuốn sách này được trình bầy theo trình tự từ những khám phá đầu tiên đến những khám phá sau cùng của tác giả. Những cái ban đầu sẽ là cơ sở cho những lập luận và những khám phá sau này. Với cách trình bầy như vậy sẽ giúp độc giả dễ nắm bắt cũng như hiểu được cách thức lập luận và suy diễn để tìm ra lời giải. Vấn đề sẽ dần dần được sáng tỏ một cách tự nhiên.

Trong sách có sử dụng nhiều những thuật ngữ khó hiểu và trừu tượng, liên quan đến Dịch học vì thế mà tác giả sẽ cố gắng diễn giải một cách chi tiết đồng thời sử dụng nhiều hình ảnh minh họa. Cách tiếp cận vấn đề chủ yếu dựa trên hình ảnh, cắt nghĩa bằng hình ảnh và sử dụng tối đa kỹ thuật đồ họa để tăng tính trực quan.

Do không đủ phương tiện kỹ thuật và khó khăn trong việc tìm mua tranh Đông Hồ gốc nên hầu hết các bức ảnh trong sách đều được chụp lại từ các nguồn sách báo tranh ảnh bằng máy ảnh kỹ thuật số. Vì thế mà màu sắc và chất lượng hình ảnh không được trung thực. Điều này tác giả sẽ cố gắng khắc phục bằng cách chỉnh sửa lại trên photoshop, tuy nhiên vẫn đảm bảo tính chính xác về bố cục và nội dung của bức tranh.

Lần đầu tiên viết sách chưa có nhiều kinh nghiệm, lại đi vào một vấn đề hóc búa là Dịch học nên chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, lời lẽ và câu cú chưa được chỉnh chu. Rất mong những độc giả khó tinh bỏ quá cho, hãy cùng đặt mục tiêu chia sẻ kiến thức lên trên hết để cùng tìm lại những tinh hoa văn hóa đích thực của dân tộc mà đã bị rất nhiều những lớp bụi thời gian cũng như những biến cố thăng trầm của lịch sử vùi lấp. Xin chân thành cảm ơn!

Phần I : Sự Khởi Nguồn


Hãy bắt đầu bằng những điều gây chú ý nhất, những thứ gây ấn tượng nhất, gợi trí tưởng tượng và không ngừng đặt câu hỏi về nó. Hãy vận dụng khả năng suy tưởng (suy luận và tưởng tượng) để kết nối mọi thứ lại và khám phá. Đó là cách để loài người có được những khám phá vĩ đại và phát triển được như ngày nay.

Trong tất cả những bức tranh Đông Hồ còn lưu truyền lại được thì bức tranh Đàn lợn là bức tranh có nhiều điểm nổi bật nhất, nhiều ẩn ý nhất và các chi tiết có tính biểu trưng nhất.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Chi tiết đâu tiên đáng chú ý nhất nằm ngay trung tâm bức tranh, đó là hình tròn “đốm xoáy” trên thân lợn mẹ. Nếu nói 2 hình tròn trên thân lợn con là đốm xoáy thì có thể tạm chấp nhân nhưng đốm xoáy trên thân lợn mẹ thì khó có thể chấp nhận được.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Dốm xoáy trước khi convert

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Đốm xoáy sau convert và phục dựng lại trên máy tính


Đây rõ ràng là một hình tròn được phân chia làm hai phần (màu đỏ và màu xanh) bằng một đường cong. Sử dụng kỹ thuật đồ họa để tách riêng 2 phần này ra, ta sẽ có hình sau:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Nào, giờ hãy sử dụng trí tưởng tượng của mình nhé. Bạn thấy nó có giống 2 sinh vật nào đó đang ở tư thế uốn cong không. Sinh vật nào mà đầu thì to còn thân và đuôi nhỏ dần nhỉ. Chính xác đó là 2 con nòng nọc. Nòng nọc chính là giai đoạn trung gian phát triển từ trứng tới Cóc, Ếch , Nhái… nói chung là các sinh vật lưỡng cư. Nòng nọc là giai đoạn khởi đầu của chu kỳ sự sống. Vậy phải chăng hình ảnh “đốm xoáy” trên thân lợn mẹ chính là hình ảnh tượng trưng cho sự sinh nở, một bọc trứng chứa đựng di thể gen của 2 sinh vật nào đó. Càng có thể hơn khi đối chiếu với đối tượng mà nó gắn lên : lợn mẹ cùng hình ảnh đàn con bụ bẫm.

Nếu đây là bọc trứng thì càng không thể là bọc trứng của lợn mẹ được vì lợn là động vật có vú. Phải chăng đây chính là hình tượng bọc trứng của mẹ Âu Cơ trong truyền thuyết Bọc trăm trứng của dân tộc ta?!

Điều đáng chú ý nữa đối với “đốm xoáy” này là sự đối xứng mang tính hình học. Đó là sự đối xứng của 2 con “Nòng Nọc” qua tâm tròn, hai điểm tượng tự trên 2 con “Nòng Nọc” này luôn đối xứng với nhau qua tâm hình tròn:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Xét ở góc độ hình học thì đây rõ ràng là một biểu tượng đối xứng và có nhiều điểm tương đồng với biểu tượng Âm Dương hay đĩa Thái Cực trong Kinh Dịch (xem phần sau: Thái Cực):

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Phải chăng thông qua hình ảnh “đốm xoáy” trên thân lợn mẹ, ông cha ta_tác giả của tranh Đông Hồ_ muốn truyền tải một thông điệp nào đó có liên quan đến những truyền thuyết về nguồn gốc của dân tộc Việt và học thuyết Âm Dương Ngũ Hành ??

Mục Đồng

NGUYỄN NAM ANH

Nguồn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#2 MucDongNguyenNamAnh

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 7 Bài viết:
  • 3 thanks

Gửi vào 20/05/2011 - 10:49

I.2 Thỉnh Thầy

Quay trở lại nội dung chính, ở phần trên chúng ta đã tiến hành phân tích hình đốm xoáy trên tranh Đàn lợn và nhận ra nó có hình 2 con nòng nọc đang trong tư thế cuộn tròn. Ngoài ra còn một điểm chú ý nữa đó là các vòng cung hình trăng lưỡi liềm được vẽ nổi bật bằng màu đỏ nằm ở má và đùi lợn mẹ. Hai hình cong này cũng có dạng đối nghịch nhau

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


2 hình cong ")" và "(" ở má và đùi lợn mẹ trong tranh Đàn lợn

Những hình cong này cộng với hình đốm xoáy kiểu nòng nọc được vẽ như vậy chắc chắn phải có ý đồ. Ý đồ đó là gì? Biết hỏi ai đây? Hỏi thầy chứ còn hỏi ai nữa. Thầy là người hay chữ, hiểu biết rộng lại tinh thông thiên văn, chắc chắn thầy sẽ biết. Các bạn có biết “thầy” mà tôi ám chỉ ở đây là ai không? Đó là Thầy đồ Cóc _ một bức tranh rất nổi tiếng nữa trong dòng tranh dân gian Đông Hồ. Cón ai biết rõ về Nòng Nọc hơn Thầy đồ Cóc đây nhỉ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Thầy đồ Cóc

Nhìn xem kìa, Thầy ngồi rất là oai (Oai như cóc). Bụng Thầy chứa đầy một bụng “chữ”, đang ngồi quan sát đám học trò của mình. Vậy câu trả lời của Thầy là gì? Hãy nhìn vào chiếc ghế mà Thầy ngồi lên ta sẽ thấy câu trả lời. Đó chính là những biểu tượng hãy những kí tự được thể hiện giống như những hình trang trí bình thường.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hoa văn trên ghế sau khi convert và phục dựng trên máy tính.

Hình tròn ở chính giữa chính là một loại chữ mà các nhà nghiên cứu gọi là chữ Nòng Nọc.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Loại chữ này có rất nhiều trên các Trống Đồng thời xưa bao gồm 2 ký hiệu là Nòng O và Nọc ●, tương đương với Âm và Dương. Loại chữ cổ này nhìn rất giống trứng cóc, mà trứng cóc lại nở ra nòng nọc. Điều đó có nghĩa rằng biểu tượng hình tròn có 2 con nòng nọc kia có liên quan đến loại chữ này. Vậy thì đây chính là chìa khóa để giải quyết vấn đề rồi.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Chữ Nòng Nọc trên Trống Đồng Ngọc lũ


(Còn tiếp...)

Mục Đồng
NGUYỄN NAM ANH

Nguồn:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#3 MucDongNguyenNamAnh

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 7 Bài viết:
  • 3 thanks

Gửi vào 20/05/2011 - 10:50

(tiếp..)

Còn hình này nghĩa là gì?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Cũng là một hình có dạng đối xứng hai bên tuy nhiên phần bên phải có to hơn phần bên trái. Không lẽ đây cũng là một dạng khác của biểu tượng Âm Dương. Thử tách hình này ra làm đôi xem sao:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


2 đường cong đối xứng hình số "6"

Giờ hãy so sánh với hình đốm xoáy để tìm ra sự tương đồng:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Rõ ràng đây chính là kí hiệu tối giản của hình 2 con Nòng Nọc . hãy xem sơ đồ sau:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Chữ Nòng Nọc_ trứng cóc nở ra nòng nọc được ký hiệu là:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

thì ký hiệu này cũng phải là một loại chữ thuộc loại chữ Nòng Nọc. Vấn đề nghĩa của nó là gì, là Âm hay là Dương, là Nòng O hay là Nọc ●.

(còn nữa..)

Nguồn:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#4 MucDongNguyenNamAnh

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 7 Bài viết:
  • 3 thanks

Gửi vào 20/05/2011 - 10:53

I.2 Thỉnh Thầy (tiếp..)

Còn hình này :

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hình cong ")"

nó giống với hình cong ")" được vẽ nhấn mạnh ở phần đùi lợn mẹ trong tranh Đàn lợn.

Để hiểu được nghĩa của hình cong ")" ta hãy đối chiếu với đối tượng mà nó gắn lên là chiếc ghế. Chiếc ghế này có màu sắc chủ đạo là màu đen, chỉ có một dải đỏ ở giữa. Theo quan niệm Âm Dương thì màu đen là màu lạnh nên thuộc về tính Âm còn màu đỏ là màu nóng nên thuộc về tính Dương. Vậy là chiếc ghế này mang Âm là tính chủ, nghĩa là duy Âm, từ đó suy ra biểu tượng gắn lên nó cũng là duy Âm. Nghĩa là hình trăng lưỡi liềm ")" là duy âm còn hình đối nghịch với nó "(" là duy Dương. Giờ hãy so sánh các đường cong cùng phía để tìm ra cái nào là âm cái nào là dương trong 2 đường cong đối xứng hình số "6"

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Điều này giải thích tại sao phần đường cong bên phải lại lớn hơn phần đường cong bên trái trong hình 2 đường cong đối xứng hình số "6". Bởi vì chiếc ghế mang Âm tính nhiều hơn Dương tính.

Ngoài ra còn một hình cong nữa trên ghế đó là cong nằm ngang

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

hình cong này nằm độc lập và không có hình đối xứng với nó_giống như hình cong ")"_ điều đó chứng tỏ nó cũng chỉ một thuộc tính là duy Âm.

Vậy là đã xác định được đâu là Âm, đâu là Dương, giờ phải tiến hành kiểm chứng trong một bức tranh khác có thể hiện tính Âm Dương, đó là bức tranh Hứng dưa (mời bạn theo dõi tiếp phần sau).

Mục Đồng
NGUYỄN NAM ANH

Nguồn:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#5 MucDongNguyenNamAnh

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 7 Bài viết:
  • 3 thanks

Gửi vào 20/05/2011 - 10:56

I.3 Tranh Hứng dừa_ Âm - Dương


Thoạt nhìn ta chỉ thấy đây là một bức tranh nói về cảnh sinh hoạt rất bình dị của cư dân vùng nhiệt đơi. Có sự tham gia của đầy đủ các thành viên trong gia đình. Nói chung đây là một hình ảnh rất đẹp về mối quan hệ gia đình khăng khít xum vầy, một nét đặc thù của Văn hóa Việt.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vậy thì có gì đặc biệt ở bức tranh này? Hãy để ý vào hình ảnh cây dừa, mang tính ước lệ rất cao. Trước hết hãy đặt câu hỏi Tại sao lại chọn cây dừa mà không phải cây cau? Vì thứ nhất cây dừa mọc cong còn cây cau mọc thẳng, thứ hai là gốc dừa thường phình to dễ làm người xem liên tưởng đến hình nòng nọc đầu to còn đuôi và thân nhỏ dần. Giờ hãy tiến hành phân tích mổ sẻ cái cây này.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Cây dừa có hình cong "("


Cây dừa này có thân hình cọc hay cột (Dương tính) được ghép lại từ nhiều khấc có hình vạch ngang giống như hào Dương trong Kinh Dịch, mỗi khấc lại có nhiều chấm nhỏ ● (Nọc – Dương). Vậy có nghĩa thân cây dừa này là thuần Dương hay theo Dịch lý là Thái Dương. Chính vì thế mà hình ảnh cây dừa được gắn liền với hình ảnh người chồng (Dương) đang trèo “thả” dừa ở trên còn người vợ (Âm) ở phía dưới tung váy ra “hứng” dừa từ chồng. Giờ lại tiến hành đối chiếu thân cây dừa này với các hình cong ở trên :

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Từ đây có thể xác định các hình cong này đều muốn biểu đạt là ý mang nghia Dương , thuộc về Dương suy ra các dạng đối xứng ngược lại mang nghĩa Âm, thuộc về Âm :

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Trong đó:

- Chữ mang nghĩa Âm

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(hình số "6" ngược) Còn tượng của nó là hình cong có dạng ")" và phình to ở dưới.

- Chữ mang nghĩa Dương (hình số "6") là:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Có tượng là hình cong dạng "(" và phình to ở dưới.

- Hình cong lưỡi liềm :

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

có nghĩa là duy Âm suy ra hình đối nghịch với nó mang nghĩa là duy Dương:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ngoài ra hình cong :

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

cũng mang nghĩa duy Âm như hình dải lụa trên áo người vợ trong tranh Hứng dừa.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Hãy để ý kỹ hình ảnh hai dải lụa trên váy của người vợ bạn sẽ thấy nó có hình cong võng xuống dưới. Biểu tượng cho sự chứa đựng, giống với hình lưỡi liềm nằm ngang trên ghế thầy đồ Cóc, có nghĩa là thuộc về Âm tính hay là duy Âm.

Dải lụa cong trên váy người vợ

Cần phân biệt rõ giữa chữ và tượng của chữ. Chữ ở đây chỉ có 2 chữ là Âm (hình số "6" ngược) và Dương (hình số "6") tức Nòng O và Nọc ●. Còn tượng của chữ là những hình ảnh hay chi tiết trong tranh mang tính ước lệ để liên tưởng tới chữ. Đây chính là cơ sở để luận Âm Dương từ các hình tượng trong tranh dân gian Đông Hồ và cũng là chiếc chìa khóa để giải mã những ẩn ý dưới dạng hình ảnh của ông cha ta.

Mục Đồng
NGUYỄN NAM ANH

Nguồn :

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#6 MucDongNguyenNamAnh

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 7 Bài viết:
  • 3 thanks

Gửi vào 20/05/2011 - 10:59

I.5 Bí mật cái mũi lợn


Vẫn là bức tranh Đàn lợn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vậy là ở phần trên chúng ta đã tìm ra bí mật đầu tiên của đốm xoáy này đó là biểu tượng mang tính Âm Dương chuyển hóa, trong Âm có Dương và trong Dương có Âm. Giờ ta sẽ đi tìm lời giải cho câu hỏi đây có phải là hình tượng bọc trứng của mẹ Âu Cơ trong truyền thuyết Bọc trăm trứng hay không?

Trong truyền thuyết có nói rằng Tổ mẫu Âu Cơ kết hôn với Tổ phụ Lạc Long Quân rồi sinh ra một cái bọc có 100 trứng nở ra 100 người con chính là các Vua Hùng tổ tiên của dân tộc Việt Nam ngày nay. Vì lí do là Âu Cơ thuộc mệnh Hỏa (lửa) còn Lạc Long Quân mệnh Thủy (nước), Thủy Hỏa tương khắc không thể sống cùng nên họ đã chia ra 50 người con theo mẹ lên núi còn 50 người con theo cha xuống biển, mỗi người chiếm lĩnh một phương.

Vậy thì chi tiết nào trong bức tranh này có liên quan đến truyền thuyết kia. Xin thưa đó là cái mũi lợn. Cái mũi này có hình dạng khá đặc biệt và được vẽ một cách nổi bật giống như những hình cong và đốm xoáy. Phân tích cái mũi này ta sẽ thấy nó được ghép lại bởi 4 hình tròn đặc màu đỏ và 2 chấm tròn đen.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Nghĩa là 4 Nòng O và 2 Nọc ● tỉ lệ là 1:2 tương đương với 2 Nòng O và 1 Nọc ●. Với 3 kí tự này ta có 3 cách sắp xếp như sau : OO● , ●OO hay O●O . Nhưng vì đầu lợn mẹ có ký hiệu duy Dương "(" ở má và quay về bên phải nên tính Dương ● sẽ là tính trội vì thế sẽ là OO● tức là OO của ● .

Đối chiếu với 8 quái trong Kinh Dịch ta thấy OO● tương đương với quái Cấn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

. Cấn nghĩa là núi, núi chính là nơi Tổ mẫu Âu Cơ cùng 50 người con sinh sống, đúng như trong truyền thuyết. Vậy thì hình tượng lợn mẹ cùng 5 lợn con trong tranh Đàn lợn có một ý nghĩa là : mẹ Âu Cơ cùng 50 người con và hình đốm xoáy kia còn có một nghĩa là bọc trứng có chứa 2 đặc tính di truyền là Âm và Dương – nước và lửa, còn cái mũi màu đỏ (lửa) tượng trưng cho quái Cấn – Núi là nơi sinh sống của họ.

Đúng là một khám phá thú vị và thật khó mà tưởng tượng nổi !!

(còn tiếp...)

Nguồn:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#7 MucDongNguyenNamAnh

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 7 Bài viết:
  • 3 thanks

Gửi vào 20/05/2011 - 11:02

I.5 Bí mật cái mũi lợn (tiếp..)

Bức tranh Đàn lợn miêu tả hình ảnh Tổ mẫu Âu Cơ cùng 50 người con lên núi, vậy còn bức tranh nào sẽ miêu tả hình ảnh 50 người con theo Tổ phụ Lạc Long Quân xuống biển? Xin thưa đó là bức tranh Đàn cá. Đàn cá để đối với Đàn lợn thật là quá chỉnh và chuẩn. Tại sao tôi lại nói như vậy? Bởi vì thứ nhất bức tranh này cũng có môt cá chép to có râu (cha) và 5 cá chép nhỏ tương tự như bức tranh Đàn lợn. Thứ 2 cá chép tượng trưng cho hình tượng cá chép hóa rồng (Long) thường thấy ở phương Đông. Thứ 3 cá chép sống ở nước (Thủy). Đây chính là 3 điểm cơ bản đầu tiên, còn bây giờ hãy đi sâu vào chi tiết.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vâng, lại là một biểu tượng trăng lưỡi liềm ")" quen thuộc ở mang cá cùng với hình đầu cá quay về bên trái, cả hai điều này có một nghĩa chung là duy Âm. Chi tiết tiếp theo đó là cái vây cá:
tương đương

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


tương đương

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Ngoài ra hãy chú ý vào đôi mắt của cá:

tương đương

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


tương đương

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



= 1 Nọc ● và 2 Nòng O

Ở cả vây và mắt cá thì hình tròn Nọc đều được vẽ to đậm bằng màu đen (Thủy – nước).

Tương tự như mũi lợn, với 3 kí tự trên ta cũng có được 3 cách sắp xếp. Nhưng đây là một bức tranh duy Âm nên phải sắp xếp thành ●OO tức là ●O của O . Đối chiếu với 8 quái ta sẽ thu được quái Chấn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(Xem bảng ký hiệu Bát Quái theo kí tự Nòng Nọc). Chấn nghĩa là Biển là nước đối nghịch với Cấn là núi. Hai quái này đúng là có hình dạng ngược nhau.

Vậy thì bức tranh cá chép với cái đầu cá có đôi mắt đen (Thủy – nước) quay về bên trái (duy Âm) chính là hình ảnh tượng trưng cho Tổ phụ Lạc Long Quân, còn 50 người con theo cha xuống biển được tượng trưng bằng 5 cá con. Thật là quá chuẩn và chỉnh còn gì!?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Bảng ký hiệu Bát Quái theo kí tự Nòng Nọc

Tổng kết lại 2 bức tranh Đàn cá và Đàn lợn bằng sơ đồ sau:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Sơ đồ so sánh 2 bức tranh Đàn cá và Đàn lợn

Đến đây chắc chắn sẽ có người nghi ngờ không tin vào những gì tôi vừa nói. Có thể bạn nghi đây chỉ là một sự trùng lặp giữa truyền thuyết và tranh vẽ hoăc nghĩ rằng đây chỉ là suy diễn dựa trên những tưởng tượng mang tính cá nhân, không đủ bằng chứng để chứng minh tính xác thực.

Bạn nói tôi tưởng tượng vậy ông cha ta xưa chẳng phải cũng tưởng tượng để vẽ ra những bức tranh này sao? Và cũng phải dựa trên một thực tế nào đó để tưởng tượng chứ? Và rồi bây giờ tôi cũng dựa vào những bức tranh này để tưởng tượng ra cái thứ mà ông cha ta đã dựa vào đó mà tưởng tượng. Vậy thì đó là tưởng tượng có lí hay vô lí ?!

Mục Đồng

NGUYỄN NAM ANH

Nguồn :

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn








Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |