Jump to content

Advertisements




Cục và Cục suy rộng


3 replies to this topic

#1 Whitebear

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 440 Bài viết:
  • 175 thanks

Gửi vào 20/05/2011 - 15:37

Chào mọi người.
It's very well known that:

1- Trong lá số tử vi, yếu tố tất cả mọi người đều xét đầu tiên đó là Mệnh và Cục. Hành của chúng được tạo ra từ Ngũ Hành Nạp Âm của năm sinh và của cung an mệnh, tương tác của chúng là những yếu tố thiết yếu nhất khi luận lá số tử vi. Nếu như Cục sinh mệnh, thì cuộc đời sẽ hạnh thông, nếu khắc thì sẽ nhiều trở ngại.

2- Thiên can, khi tương tác với với các tinh đẩu, sẽ sinh ra tứ hóa, đóng vai trò quyết định trong lá số theo tử vi phái Tứ Hóa. Địa Chi, khi tương tác, sẽ sinh ra tính đắc hãm của chính tinh.

3-Chính Huyền Sơn Nhân do đó đã đề xuất rằng, thiên can của cung, khi tương tác với các tinh đẩu, sẽ sinh ra thập nhị tứ hóa. Bao hàm trong này, là lý thuyết sao tự hóa (Đằng Sơn 2006), lý thuyết sao nhập nội (CHSN 1985) và lý thuyết sao xuất. Cho vận hành theo thời gian sẽ là lý thuyết sao bay (WB2011).

4-Tử Vi Nam Phái cổ điển, ít nhất trong VDTTL khẳng định, ví dụ khi mệnh mộc đi đến cung Ngọ gặp quẻ ly sẽ bị hao tổn và tiết khí. Bản chất của việc này là nghiên cứu tương tác của Mệnh và Địa chi của cung, tức là Ngũ Hành Đơn.

Áp dụng các ý tưởng trong 1,2, 3 và 4 tôi cho rằng có thể phát triển một lý thuyết xem vận hoàn toàn mới.

1- Khi ta xét đại vận, ta dùng thiên can đại vận và địa chi của cung, tính ngũ hành nạp âm. Khi luận đoán đại vận, ta xét tưong quan của NHNA của cung vận này và hành của mệnh, qua đó gia giảm cho vận. Theo tôi, đây là khảo sát có tính chất tốt hơn rất nhiều so với 4.

2-Khi ta nghiên cứu Tứ Hóa sinh bởi các cung, vì nó là do hành khí của cung tác động vào 18 chính tinh, nên tứ hóa theo cung có hành chính là hành của NHNA cung . Nghiên cứu tưong tác của hành này và các sao, sẽ cho ta độ gia giảm rất lớn.

3-Khi ta nghiên cứu vận theo năm, ta có thể lấy thiên can của năm, dùng quy tắc ngũ Hổ Độn (nhân 2+1) rồi tìm ra thiên can của cung, nhưng lấy theo năm. Dùng quy tắc này để tìm ra ngũ hành nạp âm, và có tìm ra được tưong tác mệnh và cung này có tưong thích với nhau hay không.

Theo tôi, nó đủ chính xác và hợp lý hơn rất nhiều so với quy tắc chết, tính toàn bộ theo Hành của địa chi.

Đây sẽ là vấn đề gây tranh cãi, vì nếu AB là một cặp thiên can và địa chi, thì câu hỏi đặt ra: Hành của B hay ngũ hành nạp âm của cặp AB sẽ đóng vai trò quyết định? Ngũ hành đơn hay Ngũ Hành kép đóng vai trò quyết định?

Rất mong nhận được hồi đáp, phản biện trên tinh thần học thuật của bạn đọc.

Sửa bởi Whitebear: 20/05/2011 - 15:50


#2 Vị Tế

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 627 Bài viết:
  • 3048 thanks

Gửi vào 20/05/2011 - 20:33

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Whitebear, on 20/05/2011 - 15:37, said:

1- Trong lá số tử vi, yếu tố tất cả mọi người đều xét đầu tiên đó là Mệnh và Cục. Hành của chúng được tạo ra từ Ngũ Hành Nạp Âm của năm sinh và của cung an mệnh,
Hành của cục mà nói như thế này thì giống y chang kiểu Âu Dương Phong luyện cửu âm chân kinh.

#3 Whitebear

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 440 Bài viết:
  • 175 thanks

Gửi vào 20/05/2011 - 20:44

Trích dẫn

1- Trong lá số tử vi, yếu tố tất cả mọi người đều xét đầu tiên đó là Mệnh và Cục. Hành của chúng được tạo ra từ Ngũ Hành Nạp Âm của năm sinh và của cung an mệnh.
Hành của cục mà nói như thế này thì giống y chang kiểu Âu Dương Phong luyện cửu âm chân kinh.
Nói thế này đâu có sai nhỉ? Hành của mệnh là NHNA của năm sinh, Hành của cục là NHNA của cung an mệnh.

#4 AnKhoa

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6695 Bài viết:
  • 15445 thanks

Gửi vào 20/05/2011 - 22:44

Tôi nghĩ, Tử Vi xem hạn cốt yếu ở tinh đẩu. Còn việc xem xét quan hệ sinh khắc ngũ hành của Can, Chi hay Nạp Âm của Vận với Mệnh thì có vẻ không hợp lý lắm, bởi ta biết, như môn học Tử Bình, khi xem xét đến sinh khắc ngũ hành thì thường không so sánh với hành Mệnh, mà so sánh với hành là dụng thần. Hành của dụng thần không nhất thiết là hành của Mệnh, đôi khi lại trái ngược lại.

Ví dụ, anh A mệnh Kim, nhưng dụng thần lại là Hỏa, do đó tới vận hành Hỏa (hành Can hoặc Chi) lại là tốt chứ không còn xấu nữa, ví dụ đơn giản vậy.

Thân!

Sửa bởi Thất Sát triều đẩu: 20/05/2011 - 22:45







Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |