Jump to content

Advertisements




Xem quẻ bằng dịch Từ


6 replies to this topic

#1 mocau

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 637 Bài viết:
  • 534 thanks

Gửi vào 12/07/2011 - 07:15

Trích dẫn


Thủ dịch từ đoạn pháp


Lục hào an tĩnh giả , dĩ bổn quái thoán từ đoạn chi .
Nhất hào động , dĩ động hào chi từ đoạn .
Lưỡng hào động , thủ âm hào vi đoạn , âm chủ vị lai cố dã .
Nhược đồng âm đồng dương , thủ thượng động chi hào từ đoạn .
Tam hào động dĩ trung hào chi từ đoạn .
Tứ hào động , thủ hạ tĩnh chi hào từ đoạn .
Ngũ hào động , thủ tĩnh hào chi từ đoạn .
Lục hào động , can khôn nhị quái , dĩ dụng cửu dụng lục chi từ đoạn , dư quái tắc dĩ biến quái thoán từ đoạn dã .
Án tòng vong lục sở tái , trình tể kinh chiêm giai nhất hào động giả cụ thủ biến quái hào từ đoạn chi vô bất kì trung giả phụ tham .

Trên đây là trích một phần trong Dịch Ẩn. Đây là cách xem quẻ Dịch bằng Thoán Từ hoặc bằng Hào Từ tùy theo động tỉnh của quẻ. Xin lược dịch như sau:
Quẻ an tỉnh không hào động, dùng thoán từ của quẻ mà đoán.
Quẻ có một hào động, thì xem hào từ của hào động.
Quẻ có hai hào động, đoán theo hào âm bởi âm chủ về tương lai.
Bằng như cả hai hào đều là âm hoặc đều là dương, thì dùng hào từ của hào trên mà đoán.
Ba hào động thì xem hào từ của hào giữa.
Bốn hào động, lấy hào từ của hào tỉnh ở dưới mà đoán.
Năm hào động xem hào từ của hào tỉnh.
Sáu hào động nếu là hai quẻ Càn Khôn thì xem hào từ của dụng cửu (quẻ Càn) dụng lục (quẻ Khôn) mà đoán, Còn lại các quẻ khác thì xem thoán từ của quẻ biến để đoán.
Theo kinh nghiệm mà không có sách vở ghi lại, đơn giản nhất là khi chiêm quẻ có một hào động đều lấy hào từ quẻ biến mà đoán không cần tham khảo thêm bất cứ gì.


Nhân đây cũng nói thêm đôi điều:

- Có trường hợp quẻ an tỉnh thì cứ xem thoán từ của quẻ mà không cần phải băn khoăn về hào động.Như trên diễn đàn này, có hội viên gieo quẻ an tỉnh nhờ giải. Một hội viên khác tự tiện cho thêm hào động rồi mới giảI quẻ, thật là tầm bậy. Người xưa nói trật con tán bán con trâu, huống chi thêm hào động thì từ quẻ này biến sang quẻ khác rồi còn gì? Nếu cần báo tại động hào thì thần đã báo rồi chứ đâu phải chờ tới phiên người thêm vào hào động?

- Nhớ câu: "Chánh vi thủy biến vi chung", ý nói quẻ chánh là khởi nguồn, quẻ biến là kết cuộc. Cho nên, cũng trên diễn đàn này có nhiều hội viên đưa quẻ lên để nhờ giải quẻ, không hiểu do vô tình hay cố ý, cũng hội viên nói trên, viết ngược lại tên quẻ chánh thành quẻ biến, quẻ biến thành quẻ chánh rồi mới chép lại lời trong quẻ gọi là giải quẻ. Tôi cho ai gặp phải lời giải ngược ngạo thế này.

Thanked by 2 Members:

#2 mocau

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 637 Bài viết:
  • 534 thanks

Gửi vào 12/07/2011 - 13:19

Trích dẫn

- Nhớ câu: "Chánh vi thủy biến vi chung", ý nói quẻ chánh là khởi nguồn, quẻ biến là kết cuộc. Cho nên, cũng trên diễn đàn này có nhiều hội viên đưa quẻ lên để nhờ giải quẻ, không hiểu do vô tình hay cố ý, cũng hội viên nói trên, viết ngược lại tên quẻ chánh thành quẻ biến, quẻ biến thành quẻ chánh rồi mới chép lại lời trong quẻ gọi là giải quẻ. Tôi cho ai gặp phải lời giải ngược ngạo thế này.


Động vi thủy biến vi chung.

#3 Hà Uyên

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 1518 Bài viết:
  • 4967 thanks

Gửi vào 13/07/2011 - 06:25

Tôi có suy nghĩ về tiêu chí của topic, đó là nói về phương pháp lập quẻ, khi vận dụng xem quẻ bằng dịch Từ.

Khi ta lập quẻ dùng 3 đồng tiền, thì phương pháp lập quẻ này không cho ta biết được Tứ tượng. Khi chưa xác định được Tứ tượng, thì chưa định quẻ thuộc về Nguyệt lệnh. Chưa định được Nguyệt lệnh, thì khó phân rõ được chủ - khách thư hùng.

Khi ta lập quẻ dùng Phệ thi (50), thì định được Tứ tượng mà biết được quẻ thuộc Tháng nào hợp với thứ tự của bốn Mùa, mà vận dụng số Tam cơ - Tam ngẫu. Từ đây, việc vận dụng Lời quẻ, Thoán truyện, Đại tượng, Lời hào mang lại giá trị sát thực hơn khi chiêm quẻ.

Dịch phải có Quẻ, có nghĩa rằng Dịch đã hình thành. Quẻ phải có Hào, có nghĩa rằng những sự kiện đã hiện ra ở quẻ. Cái đã hình thành, đã xuất hiện, thì có thể biết qua "lời nói". Cái xuất hiện mà chưa định rõ được Tháng (Mệnh lệnh, Nguyệt lệnh, ...), thì không thể lấy Danh mà cầu được. Thời vốn chưa bao giờ chỉ có một, việc vốn chưa bao giờ có tận cùng, Hào cũng chưa bao giờ có một ngôi vị cố định. Lấy cái nhất thời để hỏi Quẻ, thường xa vào câu chấp bất biến. Lấy một sự việc cụ thể mà xét Hào, thường không thỏa mãn sự tiếp nối (thông) của Dịch.

Đây là lời bàn thêm khi vận dụng xem quẻ bằ̀ng dịch Từ.


HaUyen

Thanked by 2 Members:

#4 Trac

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 239 Bài viết:
  • 39 thanks

Gửi vào 13/07/2011 - 06:29

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

mocau, on 12/07/2011 - 13:19, said:

Động vi thủy biến vi chung.
Em biết bác nói em. Cái việc hào động đó là vô ý có chứ, tự dưng em thêm vào làm gì, ai chẳng có lúc sai lằm. Còn về quẻ chánh quẻ biến, đó là do quy ước của mỗi người khác nhau thôi. Mấy bạn xem quẻ cứ cho H với T,c,... rồi gì dì nữa, ai biết được H,T,C là gì. Em thấy H(chắc có nghĩa là HÌNH) là âm. Còn C(chắc là chữ) là dương, còn T(chắc có nghĩa là TIỀN(số tiền, đồng xu của CHXHCN VN bây giờ) cũng là dương, bởi vì các đồng xu mệnh giá khác nhau có 1 điểm chung là hình quốc huy kia rồi, nên mặt còn lại em cho là duơng. Cũng như đồng tiền thời xưa thôi, hình thù gì kệ nó nhưng chắc chắn phải có chỗ nào để phân biệt mệnh giá của nó, em nghĩ đó chính là mặt chữ.
Còn về việc đoán quẻ, em nói ra vậy để mọi người tham khảo mà thôi, ai dám chắc mình đoán đúng 100%. Em chép lại lời trong quẻ như bác nói là vì quẻ quá rõ ràng, chỉ cần người có biết qua DỊCH đọc, suy ngẫm 1 tí là hiểu. Bạn ấy không hiểu, có 1 người khác giải đoán quẻ, nói rõ ràng hơn, nhưng thực ra cũng ở trong DỊCH mà ra. Dù đoán cách nào, cốt lõi vẫn là DỊCH.
Vài dòng suy nghĩ thiển cận mong mọi người cho ý kiến.

#5 mocau

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 637 Bài viết:
  • 534 thanks

Gửi vào 13/07/2011 - 07:42

Câu này tôi viết để sửa câu tôi viết sai. Chữ Động thay vì chữ Chánh. Câu này trong bài phú của Lưu Bá Ôn. Bởi viết sai lời thì phải sửa lại, vậy thôi.

#6 Trac

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 239 Bài viết:
  • 39 thanks

Gửi vào 13/07/2011 - 07:52

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

mocau, on 13/07/2011 - 07:42, said:

Câu này tôi viết để sửa câu tôi viết sai. Chữ Động thay vì chữ Chánh. Câu này trong bài phú của Lưu Bá Ôn. Bởi viết sai lời thì phải sửa lại, vậy thôi.
Sai thì ai cũng có lúc sai. Mục đich trả lời là trả lời vậy thôi. Gần cuối trang rồi nên nhấm nút đó cho nó tiện. Có nút sửa bài viết ngay dưới bài viết của mình, nếu sai đều có thể sửa.

#7 dinhdinh

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 94 Bài viết:
  • 38 thanks

Gửi vào 04/09/2012 - 14:57

cho em được hỏi lạc đề chút 1 quẻ dịch thì đoán được sự viêc trong thời gian bao lâu ạ? em thấy ở vn hay đoán trong năm thôi , nhưng ở trung quốc cùng quẻ đó họ đoán cả tương lai mấy năm sau mới sảy ra sự việc đấy
ví dụ : câu hỏi là bao giờ xuất ngoại?có thể trên quẻ hiện năm nay không xuất ngoại được nhưng 1 ,2 năm nữa có số xuất được .... liệu đoán tương lai xa hơn thế thì có chuẩn được không ạ / Xin được chỉ giáo !

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn








Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |