Jump to content

Advertisements




Chính tinh ngoại truyện

Dịch học

12 replies to this topic

#1 HoaiPhong

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 558 Bài viết:
  • 1320 thanks

Gửi vào 22/09/2012 - 00:17

TỬ VI

Tử vi không hãm, đó là vì hào 5 thời nào cũng có cái tốt. Ngay thời Khốn vẫn có điều vui, thời Khảm hiểm nguy vẫn vô hại. Làm
vua đất nào cũng có cái đặc quyền đặc lợi, như vua loài ong, kiến cũng béo mập hơn hẳn bọn thường dân.
Hào 5 khắc hào 2, là sao Liêm Trinh, dân trung tín là công cụ xây nước nhưng lại luôn bị kìm chế bởi kẻ ở ngôi vua. Đây là bí mật kịch độc của các quý ngài làm chính trị xưa nay. Machiavel với tác phẩm trứ danh “Quân vương” đã lột tả bản mặt Tử vi rất đặc sắc: “Vua phải biết xử sự vừa như con vật vừa như thằng người.
Trường hợp phải xử trí như loài vật, vua phải vừa là Cáo vừa là Sư Tử. Sư Tử không để ý tới những lưới cạm quanh mình còn Cáo lại sợ Chó Sói. Vậy phải là Cáo để tránh lưới cạm, phải là Sư Tử cho Chó Sói kinh”.
“Điều khiến cho dân oán ghét nhất là việc bóc lột tài sản, phải tuyệt đối tránh điều đó. Đối với người dân, khi tài sản, danh dự họ được an toàn, họ sẽ sống cuộc đời bình thản thoải mái, vua chỉ còn phải đối phó với tham vọng của một thiểu số thôi. Triệt hạ bọn thiểu số này, thật chẳng còn gì khó khăn nữa”. “Hàng năm, phải tổ chức những hội hè, những cuộc du hí để nhân dân có dịp hả hê vui đùa giải trí. Một vài khi phải xuất hiện
trong những cuộc hội họp của họ để nêu gương tình bác ái, nhưng phải luôn luôn giữ gìn tính cách nghiêm trang, không
bao giờ để kém phần oai phong của địa vị vương giả”.
Nếu biết rằng đây là quyển sách gối đầu giường của quý ông có tên LeNin và vô số ông hào 5 khác thì ta sẽ hiểu rõ thêm nhiều
vấn đề của lịch sử.
Sự lên ngôi của Tử vi thường là do sự chết của phụ mẫu, điều đó
phản ánh tính cha truyền con nối trong chế độ phong kiến. Thậm chí có kẻ giết cha mà lên ngôi, như Thương Thần con vua Sở. Biết cha định bỏ mình để lập đứa em lên nối ngôi, Thương Thần bàn với thầy là quan thái phó Phan Sùng. Nghe Sùng nói nếu không bỏ trốn thì chỉ có cách giết vua là gọn nhất, Thương Thần đồng ý ngay. Phan Sùng đem quân vào cung bảo Sở
Thành Vương:
- Đại vương làm vua đã bốn mươi sáu năm rồi, cũng nên thôi đi!
Thành Vương kinh sợ mà nói rằng:
- Ta bằng lòng nhường ngôi lại cho, nhưng chẳng biết các ngườicó để ta sống hay không?
Phan Sùng nói:
- Vua nọ chết đi thì vua kia mới lập lên, có lẽ nào một nước hai vua bao giờ! Sao đại vương đã già mà còn chưa hiểu việc đời?
Rồi cho quân xiết cổ Thành Vương đến chết.
Trong quẻ Càn thì hào 4 khắc hào 5, nên việc lật vua thường luôn có bàn tay quan quyền dính vào. Phan Sùng chính là hào 4 trong trường hợp này. Hạn gặp Tử vi hay có gặp gỡ giao dịch với người đứng đầu một tổ chức, cơ cấu nào đó. Việc giao dịch thường rất tốt, thuận lợi, đem lại lợi ích. Tử vi đúng nghĩa ngoài các phẩm chất cơ bản thì hay có tính “biểu dương cái hay cái tốt, ngăn đón điều xấu từ khi còn mập mờ”, chính là lời của đại tượng truyện khi nói về quẻ Đại hữu. Còn Tử vi mua bằng tiền thì ngoài việc tận thu kiểu đánh giậm hay thích ăn chơi, có khi
đem bồ nhí ra giới thiệu để tự hào. Lúc đó, Tử vi lộ ra bản chất khắc thê tài, do vốn là hào huynh đệ Thân kim.
Tử vi rất tốt nhưng nhiều kẻ ở vị hào 5 mà chỉ có gây điều xấu.
Lúc đó hắn vận dụng hào Thân kim là kim vũ khí để rêu rao
“súng đẻ ra chính quyền”. Công khai phát biểu rằng Tần Thủy Hoàng giết vài chục người một lúc thì còn kém xa so với y…


#2 HoaiPhong

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 558 Bài viết:
  • 1320 thanks

Gửi vào 22/09/2012 - 00:34

VŨ KHÚC

Vũ khúc là hào 4 Ngọ hỏa sinh hào 6 hoàn cảnh Tuất thổ nên cũng là một sao quý nhân, tuy không mạnh, điều này ít ai biết.
Quẻ biến Tiểu súc chứa chất oán thù nên Vũ Khúc là sao hay có “súc oán” với người, mâu thuẫn, bất hòa, nhỏ nhen, tiểu khí. Do thiên về văn cách nên Mệnh được Vũ Khúc đi kèm Văn Khúc thành Song Khúc là đắc cách.
Khi vận dụng tính Ngọ hỏa thông sáng, Vũ Khúc có thể thành sao
truyền bá văn hóa rất hiệu quả.
Cụ Nguyễn Hiến Lê, học giả miền Nam nổi tiếng xưa kia có Mệnh Vũ Khúc, Thân đủ bộ Xương Khúc Khoa chiếu. Cụ sinh ngày 8/1/1912 giờ Dậu. Mệnh Vũ Sát bị Tuần, ông già bảo thủ, khó tính, bị con cái khắc.
Cụ có đứa con trai đi du học Pháp, lấy vợ Tây, không thèm hỏi cụ trước nên cụ không hài lòng. Lúc đã sinh hai đứa con, bà vợ cụ
sang thăm thì lại ly dị và đòi bà ở lại trông cháu giúp. Cụ nổi giận
đùng đùng, mắng mày tự ý lấy vợ thì phải tự chịu trách nhiệm, mày Âu hóa nhanh quá, chỉ biết mỗi cái thân mình thôi. May cụ có hai vợ, một bà đi thì vẫn có người chăm sóc.
Vũ Sát đều không sợ Tuần, đi tới đất lạ là giải nên khi cụ Lê sinh ra, người đen nhẻm ốm o, nhưng ông bác lấy số bảo đi xa rất tốt.
Các anh em cụ cũng đều ứng số, thế mà cụ vẫn chê tử vi không ra
gì, rằng số cụ không ứng lắm, mà thực ra nó rất ứng!
Đúng mà vẫn bảo không đúng, đó là vì mệnh bị Tuần có những hạn chế rất kỳ lạ, dù cụ là học giả thông kim bác cổ. Cụ có những quan điểm rất kỳ cục, ví dụ cụ chê thế vận hội Olimpic, cho là tổ chức thi đấu tranh huy chương như thế chả để làm gì!
Cái cực đoan của cụ có khi lây vào sách vở. Có ông bác sỹ thần tượng cụ, nhờ đọc sách cụ mà thành công nên ra sức học theo. Cố “sống 24 giờ một ngày”, hoạt động thật tích cực, kết quả bị vỡ mạch máu não, may mổ cấp cứu kịp nên không sao!
Trong đời thường, sự khó tính của cụ đem đến câu chuyện vui như sau. Hồi sau giải phóng, ông Đào Duy Anh mến tiếng đến thăm cụ, vì không biết trước nên cụ trả lời thản nhiên là ông Lê về quê không có ở nhà. Mấy hôm sau ông Đào quay lại, vì biết rồi, cụ lập tức ra tiếp tay bắt mặt mừng. Điều này được ghi rõ
trong hồi ký của cụ cứ như là chuyện của người khác vậy. Tinh
thần khách quan của cụ rất đáng khâm phục!
Cụ viết rất nhiều sách dạy làm người nhưng chính cụ tự nhận là có những cái thuộc bản tính thì có đến già cũng cứ thế, không thể nào khác!
Mệnh Tuần nên cụ năm nào cũng về nhà vùng quê tĩnh dưỡng, nghỉ ngơi. Cách sống như thầy tu của cụ, chuyên nghiên cứu văn hóa cổ cũng là một cái khác lạ để Tuần ứng mạnh vào đó!
Khi về già cụ ẩn cư tại Long Xuyên, xa nơi đô thành, vì thế tránh được nhiều rắc rối do sự nghi kỵ của chính quyền. Tưởng nghỉ dưỡng già mà vẫn viết được hàng chục đầu sách. Cuốn Kinh Dịch nổi tiếng được cụ viết trong thời gian này.
Mệnh Tuần đi vào đất lạ là đắc cách, cụ không đánh giá cao huyền học, bảo chỉ nên xem chơi, thế mà cuốn Kinh Dịch đó lại thành đỉnh cao. Đã đọc quyển đó của cụ rồi mà đọc quyển khác thì rất khó chịu, họ viết tối tăm quá. Giản dị, rành mạch, sáng sủa, đó là văn phong của cụ.
Cung Thân có Thiên Phủ, cụ vận dụng hào 7 quẻ Càn để tránh không đi họp văn nghệ “chỉnh huấn”, không viết bài cho bá
chí chế độ mới…
Một sao Vũ Khúc khác là Ácpagông, nhân vật trong kịch của Moliere. Lão có một hòm tiền chôn sau vườn, thỉnh thoảng lại đi kiểm tra xem có hao hụt đồng nào không. Chỉ chịu gả con gái khi không mất của hồi môn…
Ở xứ nào đó có nơi người ta đền bù đất đai cho dân với giá tiền mỗi mét vuông chỉ đủ để mua bát phở, quả đúng là Ácpagông cũng phải gọi bằng cụ!


#3 HoaiPhong

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 558 Bài viết:
  • 1320 thanks

Gửi vào 22/09/2012 - 01:02

Mời mọi người tham khảo tiếp !

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


THIÊN CƠ

Thiên Cơ sinh hào 5 vua chúa, tử vi Đài Cảng vì thế cho Cơ là sao“ khéo gần quý nhân”. Người Thiên Cơ luôn giỏi quan hệ giao tế, rất khéo lợi dụng quan hệ với hào 5, hào 4, nên cuộc sống thường có cái thuận lợi hơn các sao khác. Tính linh hoạt, cơ hội của Cơ luôn được học tập, khai thác triệt để. Những nơi cuộc sống khó khăn, điều kiện hạn chế, tinh thần Thiên Cơ luôn là điều toàn dân ra sức học tập, tất cả đều phấn đấu để trở nên lươn lẹo, giảo hoạt, cho thế mới là lợi.
Nhưng do Cơ hóa thoái nên càng giả càng chóng hỏng. Dân đất thấp vì không có cái thực chất nên kết quả thu được rất kém. Xã hội cứ mãi đói nghèo lạc hậu, toàn dân sống vô vị như đám cỏ hoang bám vào trái đất.
Do ứng hợp với hào 6 hoàn cảnh nên Thiên Cơ nhạy cảm với mọi cơ hội, luôn muốn ngoi lên, có chí phấn đấu. Không cam phận thấp kém, đó là Thiên Cơ, phải có cái hơn người, đó là Thiên Cơ.
Hào 3 có tính đa hung, Cơ luôn chứa chất mọi điều xấu có thể. Lao Ái là một Thiên Cơ điển hình, chỉ vì có dương vật to khỏe mà đắc dụng. Hào 3 quẻ Càn được hào 4 quan quyền sinh, Lao Ái được Lã Bất Vi tiến cử vào trong cung để phục vụ nàng Triệu Cơ
lúc đó là Thái hậu. Triệu Cơ rất sủng ái nên Lao được phong làm Trường Tín hầu. Bắt chước quan gia, cũng nuôi tân khách, kéo bè đảng, xênh xang được một thời gian. Quẻ Lý có va chạm mâu thuẫn với người, Lao Ái ỷ thế làm càn, uống rượu đánh bạc thua rồi sinh đánh nhau với Nhan Tiết, lấy thế “giả phụ” của vua đè người. Nhan Tiết đi báo vua Tần, chuyện vỡ lở, Lao Ái tụ tập gia đinh, tân khách đi vây cung vua định làm phản. Lực yếu nên thua, đó là vì hào Thìn hóa thoái Sửu, Thiên Cơ kể cả không đủ lực cũng cứ hành động, theo kiểu
được đâu hay đó. Lời hào 3 quẻ Lý là “sức yếu mà đụng chạm với người, dẫm lên đuôi cọp, bị cọp cắn, kẻ vũ phu mà đòi bắt chước vua chúa” đã hoàn toàn ứng cho Lao Ái.
Một sao Thiên Cơ khác là Ngũ Viên. Sau khi bị hàm oan ở Sở thì trốn sang Ngô phò công tử Quang lên ngôi tức Hạp Lư, rồi dẫn quân quay về diệt Sở. Quan đại phu nước Sở là Thân Bao Tư viết một bức thư gửi Ngũ Viên chê trách việc báo thù như thế là quá đáng.
Ngũ Viên bảo người mang thư: “Nhà ngươi vì ta mà nói lại với Thân Bao Tư rằng:
“Trung và hiếu không thể vẹn cả đôi, ta vì trời tối đường xa, nên phải đi ngược làm trá ”!.
Đây có thể coi là phương châm hành động của vô số Thiên Cơ tự cổ chí kim, để đạt mục đích thì bất chấp thủ đoạn. Mục đích biện minh cho phương tiện, đó là cái cớ để nhiều kẻ làm càn. Hoạt khẩu, lợi ngôn và bất chấp thủ đoạn, Ngũ Viên đã hành động như một sao Thiên Cơ chính hiệu. Lúc đắc ý cũng tàn bạo chả kém ai nên sau này Ngũ Viên về già bị quả báo thảm hại, tự đâm cổ mà chết.
Do Cơ hóa thoái, nên dù Mệnh Thân không có Cơ mà hành động như sao đó thì vẫn sẽ ứng cái hóa thoái này.
Ngũ Viên đánh nước Trịnh rất gấp, muốn diệt không tha. Vua Trịnh truyền lệnh ai lui được quân Ngô thì chia quyền chính cho.
Người con ông đánh cá, ân nhân của Ngũ Viên năm xưa xin đi, cắp mái chèo vào gặp Ngũ Viên kể lại chuyện xưa, xin xá cho nước Trịnh. Ngũ Viên thở dài than rằng:
- Trời ơi, ta được như thế này đều là nhờ ông lão đánh cá đó, khi nào ta dám quên!
Liền truyền lệnh rút quân về. Con ông đánh cá được phong cho một trăm dặm đất, thành Ngư đại phu.
Cơ lươn lẹo, giảo hoạt nên rất sợ sao Liêm Trinh, gặp kẻ nguyên tắc này là không thể giở bài ra được, bị vô hiệu hóa hoàn toàn…

Sửa bởi HoaiPhong: 22/09/2012 - 01:09


#4 Tử Phủ Vũ Tướng

    Thái Dương

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 13542 Bài viết:
  • 50192 thanks
  • LocationThiên nhiên

Gửi vào 22/09/2012 - 10:22

lam sao biet Acpagong sao vu khuc dc, do chi la nhan vat hu cau trong chuyen

Thanked by 4 Members:

#5 Vị Tế

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 627 Bài viết:
  • 3048 thanks

Gửi vào 22/09/2012 - 12:05

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Tử Phủ Vũ Tướng, on 22/09/2012 - 10:22, said:

lam sao biet Acpagong sao vu khuc dc, do chi la nhan vat hu cau trong chuyen

Zậy mới gọi là "ngoại truyện" chớ, hihi... ở một góc độ nào đó, cái nhìn về nhân vật và bối cảnh xã hội nó cũng có nét từa tựa với một số tính lý của tinh đẩu nên tác giả viết để đọc chơi cho vui, cũng là cách phê phán và phản biện xã hội theo lối "chỉ tang mạ hòe" đầy thâm thúy và dí dỏm.

#6 Ha.Minh

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 100 Bài viết:
  • 156 thanks

Gửi vào 24/09/2012 - 12:35

Những bài này trên trang

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

. Hoai Phong có phải là tác giả không thế?

Thanked by 1 Member:

#7 HoaiPhong

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 558 Bài viết:
  • 1320 thanks

Gửi vào 24/09/2012 - 14:15

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

qbest, on 24/09/2012 - 12:35, said:

Những bài này trên trang

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

. Hoai Phong có phải là tác giả không thế?
Không phải tác giả đâu ạ, do thấy hay nên post sang đây để mọi người đọc tham khảo cho vui.

#8 Vô Thường

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2616 Bài viết:
  • 9299 thanks
  • LocationTuyết Sơn

Gửi vào 26/09/2012 - 15:11

Tiếp tục đi Hoài Phong..
Đọc topic này mới hiểu tại sao Hoài Phong có những nhận xét về Vũ Sát như thế ở Topic kia.
Kính !

Sửa bởi Gabriel.Julian: 26/09/2012 - 15:14


Thanked by 1 Member:

#9 ptan

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 218 Bài viết:
  • 130 thanks

Gửi vào 27/09/2012 - 15:10

"- Trời ơi, ta được như thế này đều là nhờ ông lão đánh cá đó, khi nào ta dám quên!
Liền truyền lệnh rút quân về. Con ông đánh cá được phong cho một trăm dặm đất, thành Ngư đại phu."


Điểm này cho thấy kẻ Thiên Cơ kia có biết đến ơn nghĩa đấy chứ. Kẻ biết nhớ ơn ân nhân không thể là hạng tiểu nhân được.

Sửa bởi ptan: 27/09/2012 - 15:10


Thanked by 2 Members:

#10 Tử Phủ Vũ Tướng

    Thái Dương

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 13542 Bài viết:
  • 50192 thanks
  • LocationThiên nhiên

Gửi vào 27/09/2012 - 15:13

Nghiệm xét của cụ Nguyễn Hiến Lê về khoa Tử vi và Tử bình

"Tín mệnh bất tín lực, thất chi viễn hĩ” (Tin số mà không tin sức mình thì lầm lớn) - Cổ nhân còn nói: “Vận nước thắng vận người” (Quốc mạng thắng nhân mạng).

Nghiệm xét của cụ Nguyễn Hiến Lê về khoa Tử vi và Tử bình
===
Thí dụ trường hợp của tôị Tôi sinh năm Tân Hợi, tháng 11, ngày 20, giờ Dậu (Tây lịch: 8-1-1912), bát tự là năm Tân Hợi, tháng Tân Sửu, ngày Quí Mùi, giờ Tân Dậụ Số Tử vi đoán tính tình, khả năng của tôi đúng, về phúc, thọ của tôi cũng đúng, về vợ con cũng đúng nữa; nhưng về cung quan lộc thì đúng một phần thôi, về đại hạn 43-52 tuổi thì sai nhiềụ

Số Tử bình đoán đại khái cũng đúng gần như Tử vi, tuy ít chi tiết hơn, và riêng đại hạn 41-50 tuổi thì đúng hơn Tử vi.

Số Hà lạc cũng đoán rất đúng về đại hạn đó, còn về phúc, thọ, tư cách thì cũng giống Tử vi và Tử bình. Về gia đình tôi, Hà lạc không đoán, như tôi đã nói.
Như vậy Hà lạc chỉ cho ta biết sơ về số mạng (giàu sang hay nghèo hèn, thọ hay yểu) và mỗi hạn 6 hay 9 năm tốt xấu ra sao, chứ không cho ta biết gì về gia cảnh, cha mẹ, vợ con…
===
Trong cuốn Luyện lí trí (1965) chương VII tôi đã đưa ra vài nhận xét về khoa Tử Vi và Tử bình rồi kết như sau: “Tôi không quả quyết rằng những khoa Tử vi, Tử bình hoàn toàn vô giá trị. Vì tôi đã thấy những trường hợp nó đúng một cách không phải là ngẫu nhiên.

Tôi lấy thí dụ một gia đình nọ gồm bốn anh em mà tôi được biết.[Chính là tôi và ba em tôi ]. Khi mới sanh, mỗi người đều có một lá số tử vị Số đoán rằng một người con trai sẽ khá nhất, càng đi xa càng khá, một người con trai nữa sẽ chết yểu, một người con gái được nhờ chồng, một người nữa không được nhờ chồng mà được nhờ con. Hiện nay, sau nửa thế kỉ, tôi thấy những điều đó đều đúng mà đúng tới vậy thì không thể cho là ngẫu nhiên được. (…)

Tôi lại nghiệm thấy rằng coi qua những số của các bà con, bạn bè cũng có thể đoán ngay được mỗi người vào hạng nào trong xã hội, nghĩa là số tốt hay xấụ Mà những lời đoán đó phần nhiều đúng, đúng về đại cương, đúng một cách tương đốị Và vấn đề nhân sự, hoàn cảnh vấn là quan trọng”. (trang 174-175). Ngày nay (1980) tôi có thể nói thêm: lấy theo Tử vi thì 10 lá số chỉ đúng độ 6, 7 lá; những lá đúng đó, thì mười điều cũng chỉ đúng được 6, 7, càng đoán về tiểu tiết thì càng saị So sánh ba khoa Tử vi, Tử bình, Hà lạc, tôi thấy: – Tử vi cho con người chịu ảnh hưởng kết tụ của các vì sao (tinh đẩu), mà như vậy mọi việc đã an bài sẵn. Không thể cải được mệnh.

Tử vi dùng trên trăm sao và có tới 12 cung: mạng, thiên di, tài bạch, quan lộc. phúc đức, phụ mẫu, phu thê, tử tức, huynh đệ… cho nên đoán được nhiều chi tiết: tính tình mỗi người, sang hèn, giàu nghèo ra sao, cha mẹ, vợ con, anh em, cả bạn bè, bệnh tật, mồ mả tổ tiên, nhà của, ruộng nương…, nhiều chi tiết hơn Tử bình và Hà lạc; có lẽ chính vì vậy mà nhiều người thích khoa đó; nhưng đi vào chi tiết thì dễ đúng mà cũng dễ sai; mà tâm lí chung của mọi người là để ý đến những điều đúng hơn là những điều sai, cho nên khoa đó được nhiều người tin là đúng.

Sự thực, theo tôi thì khoa (Tử vi) đó không hợp lí vì dùng âm lịch, mà âm lịch có tháng nhuận; gặp người sinh tháng nhuận thì đành phải coi thuộc về tháng trước hay tháng sau, như vậy hai người sinh cách nhau một tháng, người sinh trong tháng 6 chính chẳng hạn, người sinh tháng 6 nhuận, ngày giờ giống nhau thì số y hệt nhau: điều đó không chấp nhận được.

Ngoài ra, Tử vi còn nhiều điểm mâu thuẫn, chẳng hạn sao phá quân thuộc thủy, ở cung tí cũng là thủy thì tốt; nhưng tại sao ở cung ngọ là hỏa (thủy khắc hỏa) cũng là tốt? Nhất là ở 4 cung thìn tuất sửu mùi (thổ), thủy bị thổ khắc mà sao cũng vẫn tốt? Lại thêm ở cung hợi (thủy), thủy với thủy mà lại cho là xấu, hãm địả Không thể nào kể hết những điểm khó hiểu đó được. Lại thêm các sách không nhất trí về cách tính sao hỏa, và 12 sao vòng trường sinh, không biết nên theo cách nàọ

Tử bình gọi năm, tháng, ngày, giờ bằng can chi hết; có 4 can, 4 chi, do đó gọi là bát tự (8 chữ). Không có tháng nhuận, vì dùng dương lịch (tính năm, tháng theo thời tiết) cho nên hợp lí hơn nhiềụ Nó dùng luật ngũ hành tương sinh tương khắc và theo qui tắc cứ quân bình là tốt: hễ “hành” nào thiếu thì đi vào vận có hành đó hoặc có một hành sinh ra nó (ví dụ thiếu hỏa, di vận có hỏa hoặc có mộc sinh hỏa) mới tốt. Điều đó cũng hợp lí. Lại thêm nó dùng ít sao, ít có trường hợp sao này tương phản với sao khác, nên đoán ít saị Nhưng chính vì ít sao, đoán được ít chi tiết, nên nhiều người không thích khoa đó.

Hà lạc gọi là bát tự vì cũng gọi năm, tháng, ngày, giờ bằng can chi; nhưng khác hẳn tử bình ở chỗ đổi những can chi đó ra số Hà lạc, để lập thành một quẻ kép trong kinh Dịch, quẻ này biến thành một quẻ kép khác nữa, sau cùng cứ theo ý nghĩa của mỗi quẻ, mỗi hào trong kinh Dịch mà đoán vận mạng (mỗi hào âm là 6 năm, mỗi hào dương là 9 năm; còn Tử vi và Tử bình thì mỗi vận là 10 năm).

Như vậy Hà lạc chỉ cho ta biết sơ về số mạng (giàu sang hay nghèo hèn, thọ hay yểu) và mỗi hạn 6 hay 9 năm tốt xấu ra sao, chứ không cho ta biết gì về gia cảnh, cha mẹ, vợ con… Sau mỗi hào có lời khuyên nên cư xử ra sao, tiến thoái, hành xử ra sao cho hợp với nghĩa tùy thời trong kinh Dịch.

So sánh ba khoa đó, tôi thấy Tử vi thích hợp với đàn bà (?), họ muốn biết nhiều chi tiết; Tử bình hợp lí, thích hợp với giới trí thức; Hà lạc thích hợp với người học đạo cư xử ở đờị. Ba khoa đó phương pháp đều huyền bí, rất khác nhau mà lạ lùng thay, kết quả nhiều khi giống nhau tới 7 phần 10.

Thí dụ trường hợp của tôị Tôi sinh năm Tân Hợi, tháng 11, ngày 20, giờ Dậu (Tây lịch: 8-1-1912), bát tự là năm Tân Hợi, tháng Tân Sửu, ngày Quí Mùi, giờ Tân Dậụ Số Tử vi đoán tính tình, khả năng của tôi đúng, về phúc, thọ của tôi cũng đúng, về vợ con cũng đúng nữa; nhưng về cung quan lộc thì đúng một phần thôi, về đại hạn 43-52 tuổi thì sai nhiềụ

Số Tử bình đoán đại khái cũng đúng gần như Tử vi, tuy ít chi tiết hơn, và riêng đại hạn 41-50 tuổi thì đúng hơn Tử vi.

Số Hà lạc cũng đoán rất đúng về đại hạn đó, còn về phúc, thọ, tư cách thì cũng giống Tử vi và Tử bình. Về gia đình tôi, Hà lạc không đoán, như tôi đã nói.
Ba khoa nguyên tắc khác hẳn nhau mà kết quả hợp với nhau như vậy thì đáng gọi là kì dị. Nhưng tôi cũng thấy mấy người trong họ hàng tôi số Tử vi, Tử bình khác nhau xa; và có khi gần hoàn toàn sai cả nữạ Vậy ba khoa đó bảo là vô căn cứ thì sai mà bảo là đáng tin hẳn thì cũng không được.
Tò mò đọc cho biết thì nên, bỏ trọn đời để nghiên cứu thì tôi e mất thì giờ mà chưa chắc đã phát kiến được gì. Cho nên tôi không muốn lấy số cho trẻ trong nhà. Và tôi cho cứ tận lực của mình là hơn cả. Nếu có số thì con người có khi cũng thắng được số. Tất cả các sách số đều khuyên vậy: “Tín mệnh bất tín lực, thất chi viễn hĩ” (Tin số mà không tin sức mình thì lầm lớn). Vả lại người ta có thể sửa được số. Cổ nhân tin rằng số giàu mà mình không ham giàu, tránh giàu thì sẽ tăng tuổi thọ; số sang mà mình tránh sang thì được hưởng phúc nhiều hơn. Cổ nhân còn nói: “vận nước thắng vận người” (Quốc mạng thắng nhân mạng). Những lời đó đều đúng cả.
(Trích từ Hồi Ký cụ Nguyễn Hiến Lê)

#11 PhotonBelt

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 129 Bài viết:
  • 180 thanks

Gửi vào 02/10/2012 - 19:43

tôi thì tin rằng con người có sô' , việc nói con người ko có số chỉ là con người tự an ủi mình , vì Kinh Thánh cựu ước cũng nói là Chúa sắp rồi mà

Thanked by 2 Members:

#12 AnKhoa

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6696 Bài viết:
  • 15446 thanks

Gửi vào 06/10/2012 - 19:32

Số thì có, những mỗi anh định nghĩa một kiểu khác nhau, phạm vi cũng khác.

Người đời hay vì câu chữ mà cãi nhau trong khi bản chất bên trong thì như nhau cả.

Thanked by 2 Members:

#13 PMK

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1538 Bài viết:
  • 1686 thanks

Gửi vào 07/10/2012 - 11:18

Tử vi, Tử bình, Hà lạc mỗi môn có giá trị riêng của mình.

Tử vi giúp hiểu rõ cái lý tiền nhân - hậu quả.

Tử bình giúp cải thiện số mệnh bằng tác động ngoại lực. (thay tên đổi họ, chuyển phương hướng sinh sống .v.v.). Nếu kết hợp với khoa Phong thủy nữa thì càng hay.

Hà lạc giúp cải thiện số mệnh bằng chính nội lực của mỗi người. (cư xử sao cho vừa giữ được sự trung chính, vừa hợp thời thế, thời nên tiến thì tiến, thời nên thoái thì thoái)

Nếu chỉ thay tên đổi họ, đổi phương hướng sinh sống ... này kia nọ mà không chịu tư duy tích cực, không biết hành xử hợp đạo lý thì cũng chỉ là thay đổi phần ngọn mà không đổi phần gốc. (Khoa Phong thủy vốn có câu: Tiên tích đức, hậu tầm long là vậy)

Tôi nghĩ nếu hiểu và vận dụng được cả mấy khoa nói trên thì vấn đề cải số đâu phải chỉ là câu chuyện phiếm.

Thanked by 3 Members:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |