Jump to content

Advertisements




MA CHÓ


  • Bạn không thể gửi trả lời cho chủ đề này
No replies to this topic

#1 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 22/05/2011 - 23:44

Năm 1950, tôi học lớp Sáu trường Tam Kỳ II. Ðể thầy trò tránh thương vong do Không quân Pháp oanh tạc, chúng tôi theo Thời khóa biểu: Sáng: 4g30-7 giờ; Chiều: 17g30-20g30. Thỉnh thoảng chúng tôi có việc phải ngủ lại trường. Lớp 6A và 6B học trong đình Khánh Thọ, mỗi lớp chiếm một đầu, chừa ra một khoảng hẹp ở giữa làm phòng cách âm. Tường đình bị đập trống huơ trống hoác để lấy lối ùa ra hầm trú ẩn.

Một đêm cuối tháng mười, chúng tôi ngủ lại bảy đứa lớp 6B. Thấy chúng tôi tan học mà còn mua dầu thắp, bà hàng xén hỏi chuyện rồi kể rằng, bà ta đã nhiều lần nghe ma hát ru con trên ngọn đa đối diện nhà bà xế cổng đình. Thật ra thì chuyện ấy tôi cũng từng nghe và đã hơi rợn, nhưng lần này thì tình hình có phần hơi khác. Ðã đành thiên hạ xếp hạng nhất quỉ, nhì ma, thứ ba học trò, thế nhưng chúng tôi có đến bảy đứa loại ba, lại có kẻ từng trải bom đạn, lại thêm đứa nào cũng... "duy vật" đầy mình, sợ quái gì thứ ma chỉ biết hát ru con, cho dù chúng có ru tít trên ngọn đa cổng đình?

Phải xác định rằng chúng tôi chẳng hề thuộc loại thần hồn nát thần tính, đến nỗi chỉ thấy sợi dây cũng quýnh quáng cho đấy là con rắn được! Khoảng 21g30, đã có ba đứa đi ngủ sớm. Chúng kê bàn, giăng mùng ở gian cách âm. Bốn đứa chúng tôi còn lại thì chong đèn, ai lo việc nấy. Tôi đang đọc truyện thì nghe bên phòng 6A có kẻ nào đó viết lộp cộp lên bảng. Cách đó mấy hôm, bảng ấy được tặng hai câu thơ: Biết đâu trong đám xuân xanh ấy? Có kẻ yêu mình chửa nói ra?

Người ta không thèm tìm cái kẻ "chửa nói ra" ấy mà lại dồn sức tìm cái kẻ "chưa biết đâu" tức là kẻ viết trộm nọ và đã có lời ong tiếng ve rằng kẻ viết trộm rất có thể là tôi, bởi lẽ tôi châm chọc bằng thơ hơi nhiều trên báo trường. Cam tâm làm một bà Thị Kính thì chán ngắt. Tôi nhất định phải tóm gáy bằng được kẻ viết trộm hôm nay thì mới hòng làm ra lẽ. Tôi tắt đèn của mình cho tiện việc rình rập. Nương theo bóng tối, tôi lom khom tiến gần phòng 6A rồi ngồi thụp xuống. Tiếng lộp cộp nghe rõ mồn một nhưng kẻ gây nên thứ tiếng ấy thì chẳng chút tăm hơi.

Ngó qua phía bàn giáo viên, ánh sáng lờ mờ bên ngoài giúp tôi nhận ra một con vật ngồi chồm chỗm trên mặt bàn. Không thể cho nó là trâu hay bò được vì chả thấy chiếc sừng nào, còn bảo là chó thì càng không được, vì chó bản địa không to một cách "tàn bạo" như vậy. Nhưng nói gì thì nói, cái kiểu ngồi bệt, co chân sau, chống chân trước thì phải coi là chó vậy. To ngoại cỡ là chuyện cá biệt. Con quái vật ấy nhìn chằm chằm vào tôi, mắt hắn xanh quắc như có điện.

Tâm trạng tôi diễn biến thật là lạ. Mới đầu, tôi cảm thấy nổi da gà, nhưng liền đó tôi nổi khùng vì thấy cách nhìn của hắn thật khiêu khích. Khỉ thật! Mất công rình rập để thộp gáy kẻ viết trộm gieo oan cho mình, thế mà rốt cuộc chỉ gặp một chú "cẩu" thì chán quá! Tôi bị chơi xỏ trắng trợn! Cái nhìn lom lom của hắn hút dính cứng cái nhìn căm tức của tôi. Như vậy càng tiện, hắn sẽ không theo dõi, phát hiện được gì ở tôi! Tay tôi mò mẫm nắm chắc hai chân chiếc ghế dài, chẳng rõ là gỗ gạo hay gỗ gáo nhẹ chỉ bằng phân nửa gỗ vườn. Cơ bắp tôi trân lại, sẵn sàng ứng chiến.

Thình lình tôi đứng phắt dậy, lao mạnh chiếc ghế về phía bàn thầy. Liền lúc ấy, bụi tre rừng kề đấy "rròaoo" lên một tiếng cực lớn, dường như có một gã khổng lồ nào đó bê nguyên một thúng chai đầy sạn trút ụp vào đấy. Té ra con quái chó ấy nhìn rõ cả mọi điều tôi nghĩ trong đầu! Tôi vừa bực vừa sợ, quay về phòng 6B nói đổng:

- Tao vừa mới "nện" cho con quỉ một trận đây!

Chỉ vỏn vẹn một đứa lên tiếng:

- Vậy hả?

Rồi hắn chúi mũi vào việc, chẳng thèm hỏi han gì. Tôi đành lấy sách ra xem tiếp. Ðược một trang, tôi chợt nhận ra có tiếng động lạ bên phòng cách âm. Tôi nhớ mình đã từng nghe loại tiếng ấy hồi mới lên năm, tại ngôi nhà cổ ở Huế. Tiếng cồm cộp trầm và nặng của giày đinh, chốc chốc dừng lại, siết kin kít rợn người trên nền đình. Một lát sau, tiếng giày đinh lại bước tiếp. Tôi nhích dần về phía các bạn, hỏi khẽ:

- Nghe gì không?

Ba cái đầu gật thật gượng nhẹ như không muốn bị ai phát hiện cử chỉ lén lút ấy. Ðem hết bạo dạn, tôi réo to:

- Hanh ơi! Cẩn ơi! Niêm ơi! Ma đi bên phòng tụi mày kìa!

Tiếng giày đinh im bặt. Giọng Niêm nhừa nhựa ngái ngủ:

- Xì! Giờ nầy mà bây chưa ngủ sao? Tao có thức cũng chỉ nghe nó đi bên phòng 6A thôi!

Té ra Niêm là đứa có kinh nghiệm. Tôi xem nhanh số trang sách còn lại để kịp trả đúng hẹn. Ðến lúc giăng mùng tôi mới thấy lo. Nếu con quái cẩu bên 6A sang tìm tôi thì tôi giơ đầu chịu báng trước hết! Ðành vậy thôi. Ðang lơ mơ chờ giấc thì tôi nghe có tiếng lạch cạch trên bảng, cách chỗ tôi nằm hơn ba mét. Lần này việc quan sát tốt hơn nhiều. Bảng lớp tôi ở chỗ khá sáng, có thể nhìn rõ cả tay cầm phấn. Thế nhưng chả thấy có cánh tay nào. Tiếng lộp cộp lạch cạch cùng tiếng bảng rung rung vẫn nghe đều đặn. Tôi bỏ cuộc quan sát, trùm tấm đắp kín đầu cố ngủ, đã thiu thiu.

Chợt có tiếng lịch kịch ở cuối lớp. Tôi thầm mừng vì mình hóa ra ở cuối tầm đụng chạm. Ba người bạn tôi kê chung thành bộ ván riêng, cách tôi cả mét cho khỏi vướng dây mùng. Tiếng lịch kịch như có kẻ nào đó xê dịch bàn ghế một mình, nhấc xong đầu nầy mới nhấc đầu kia. Trò ấy làm tôi nhớ đến cuốn "Ba hồi kinh dị" của Thế Lữ. Bốn lữ khách lạc đường, tìm được ngôi nhà hoang, vào ngủ tạm để sáng ra tìm lối. Ðầu kia ngôi nhà là một chiếc quan tài cũ. Ðến khuya, một người nghe có tiếng lịch kịch phía ấy liền bí mật quan sát, thấy một bà già giở nắp quan tài, bước ra. Bà ta rón rén đến thổi một hơi dài vào gan bàn chân người khách nằm phía ngoài. Xong bà ta quay lại quan tài, đậy nắp như cũ.

Một lát sau, cảnh ấy lại tái diễn. Những người bị thổi như vậy vẫn ngủ ngon không hay biết gì. Khi bà già thổi đến người thứ ba xong, quay về quan tài thì người lữ khách nọ mới phát hiện ba bạn mình đã chết. Anh ta kinh hoàng, tông cửa thoát thân, sau lưng là bà già nọ rượt bén gót rồi vươn tay chộp đúng nhằm lúc anh ta lách qua một cây to. Khi dân chúng ven rừng đốt đuốc kéo nhau vào xem sao thì phát hiện người lữ khách nọ chết giấc chỗ gốc cây. Phía bên kia là một tử thi trong tư thế đứng sững do các móng tay bấu hụt, găm sâu vào vỏ cây rồi kẹt lại ở đó.

Tôi kể lại chuyện ấy không phải do sa đà lạc hướng mà là để làm rõ độ sợ hãi của tôi. Bà già trong truyện kinh dị nọ chỉ thổi, còn người lữ khách nọ thì bí mật quan sát dưới ánh đèn, còn cái kẻ xê dịch chỗ nằm các bạn tôi thì chỉ căng mắt nhìn xuyên mùng và bóng đêm, không đủ can đảm chui khỏi mùng để kiểm tra, có điều là rõ ràng họ còn sống vì nghe được hơi thở của ho. Có người còn nghiến răng, nhai gió chóp chép nữa. Một chi tiết lạ ở đây là chỗ nằm của tôi không có tiếng xê dịch. Cả ba lần tái diễn cũng đều vậy, mặc dầu lần nào tôi cũng nín thở, trông mong "người ta" lịch kịch.

Như vậy, sau vụ chú chó khổng lồ phóng vào bụi tre rừng bằng tiếng sỏi, còn thì nãy giờ tôi hoàn toàn bị khủng bố bằng tiếng động xảy ra nhiều đợt khiến người tôi bải hoải như vừa ốm dậy. Tất cả đều do tim hoạt động không ổn định. Tôi quyết tâm không cho tâm trí giao động nữa. Xét cho cùng thì cái vô hình không thể áp đảo được cái hữu hình! Lẽ nào mấy tiếng lộp cộp nọ lại làm bầm nổi mình mẩy tôi sao? Tôi chui ra khỏi mùng, đốt hết các đèn rồi treo quanh phòng. Sáu người bạn tôi vẫn ngủ say như chết. Ánh sáng không xua hết được nỗi sợ hãi như tôi tưởng. Nhìn ra bên ngoài, toàn một màu tối mịt nguyên khối, tưởng chừng có thể cưa xẻ đục đẽo ra thành từng tảng dễ dàng.

Hình như đã ba giờ sáng, vì bắt đầu có tiếng gà xao xác đây đó. Tôi xách đèn định đi..xử lý nước thải cá nhân đang ứ đọng suốt mấy giờ rồi, nhưng ngoài trời tiếng gió rít hòa tiếng kẽo kẹt, lào xào của hàng tre khiến tôi rất lo. Nếu gió làm tắt đèn thình lình thì cầm chắc là việc xử lý nước thải biến thành... đại thảm kịch! Lòng can đảm của tôi lại bị bào mòn kinh khủng, có lẽ mỏng hơn lá lúa rồi cũng nên! Thời bấy giờ mỗi trường đều có một ban gọi tên là Ðời Sống Mới, trường tôi chức Trưởng ban ấy là một thầy dạy Toán tính rất nghiêm khắc, khổ nỗi ông vốn... đánh giá cao về hạnh kiểm tôi, nếu tôi làm điều bậy bạ khổ mũi cả lớp, nhận điểm "không" về hạnh kiểm từ tay ông ban cho thì quá đau lòng cho cả hai. Thà là tôi chết vì mất sức chịu đựng mà hay hơn!

Ðang nghĩ tới nghĩ lui như vậy thì có tiếng rì rầm ngoài sân vọng vào. Sướng hơn hành khất nhặt được vàng, tôi reo toáng lên:

- Mau lên bay ơi! Vào dẫn tao đi tiểu. Ma "cấm" tao cả đêm rồi!

Tiếng rì rầm ngừng bặt, hình như ngay từ khi tôi sắp reo. Một lúc sau, tiếng rì rầm tái diễn. Tôi bước ra thềm, giơ đèn cao quá đầu để nhìn cho rõ hơn. Cách tôi chừng mươi mét, chỗ giữa sân là hai con chó mực to cùng cỡ với con chó có mặt trên bàn thầy lớp 6A hồi đầu hôm. Cả hai cùng đứng bằng chân sau, hai chân trước vờn đẩy nhau theo kiểu cầu thủ bóng chuyền mừng thắng điểm. Cách so sánh này cũng đúng cả về chiều cao. Tiếng rì rầm là của chúng.

Trời đất ơi! Thế mà lúc nãy tôi nhầm là bạn học! Lại còn réo gọi (Lại còn tiết lộ bí mật! Ba hồn bảy vía của tôi đã bay tít lên mây rồi còn chui qua mây bay tiếp! Nếu lúc mới nghe tôi kêu, chúng "ừa!" một tiếng rồi cùng nhau vào "giúp" thật thì tình hình sẽ ra sao nhỉ? Quai hàm tôi như biến thành băng. Cách lưng tôi chưa đầy hai mét là nơi ba bạn Triệu Hanh, Huỳnh Cẩn, Huỳnh Niêm, chẳng có ai thức dậy khi mà tiếng réo gọi của tôi lúc nãy tuy không đám sánh với còi báo động nhưng cũng thừa công suất để vang ra tận cổng, lẽ nào không được thế?

Một liều ba bảy cũng liều, tôi tiếp tục quan sát. Ðầu sân nầy là hàng xương rồng mới vài năm tuổi. Ðầu kia là hàng rào tre lưu niên, cành nhánh bừa bộn, gà chui cũng không lọt. Hai con quái vật chó ấy vờn nhau từ hàng rào nọ đến hàng rào kia thì mất hút. Chưa đầy một phút chúng chợt xuất hiện và đổi chiều. Chúng chẳng ngó ngàng gì đến tôi nên hồn vía tôi đã lục tục trở về ít ra cũng được... hai hồn ba vía. Chừng ấy tạm đủ cho việc quan sát của tôi.

Phía hàng rào tre tối om, lại thêm bóng cây đa chắn ánh sao nên quan sát cũng vô ích, tôi dồn mắt vào hàng xương rồng để khám phá cho bằng được cảnh chúng biến đi rồi hiện lại ra sao. Thân xương rồng chỉ cao xấp xỉ thắt lưng, thế nhưng hễ chúng vờn nhau gần đến đấy là mất hút tức thì! Tôi găm mắt vào đấy thật phí công vì bỗng dưng chúng xuất hiện không rõ bằng cách nào! Tôi cứ nghĩ rằng lần sau mình sẽ bắt gặp... quả tang nhưng vô ích vẫn hoàn vô ích, chúng "giấu nghề”... trên cả tuyệt vời!

Tôi đồ chừng đèn mình sắp cạn dầu nhưng không dám kiểm tra. Tôi lui dần dần về chỗ nằm, mắt vẫn tiếp tục theo dõi cuộc vờn nhau của chúng, không rõ đã đạt đến đợt thứ mấy. Tôi phải tắt bớt đèn vì tiếc dầu. Có tiếng gà gáy ở xóm ngoài. Tôi còn nhớ trong bài Chiêu hồn ca, cụ Nguyễn Du có viết: Nghe gà gáy tìm đường lánh ẩn. Lặn mặt trời lẩn thẩn dò ra... Tôi nghi là cụ viết bừa chứ chưa hề... đi thực tế gì hết! Rõ ràng là gà gáy đã đến lần thứ hai rồi mà hai con quái chó ấy đâu có tìm đường tìm điếc cho tôi nhờ? Một hồi kiểng vang lên nghe thật dễ thương. Sao những đêm mưa, nằm ngủ nướng, cũng vẫn nghe đúng những tiếng kẻng nhưng tôi có thấy chút thiện cảm nào đâu?

Tôi hí hửng cho rằng mình sắp được… cứu khổ cứu nạn. Cứ tưởng chỉ có ma mới gây khó khăn cho người, ai ngờ chính người còn gây khó khăn cho người nhiều hơn xa chừng! Cứ mỗi lần tôi tìm ra một chỗ đường được để thải quách thứ chất lỏng tội nợ ấy thì lập tức phía trước lòi ra vài ba chiếc đèn chai đu đưa kèm tiếng thì thầm rúc rích. Trời ơi là con gái! Ở đâu mà tuôn ra nhiều đến thế? Té ra các lớp Năm cũng xài chung quãng đường nầy! Cứ bước bước dừng dừng khổ sở như vậy suốt quãng đường hơn ba trăm mét tôi mới tìm ra nơi lách vào một khu vườn hoang...


ST






Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |