Jump to content

Advertisements




VẦNG SÁNG TỪ PHƯƠNG ĐÔNG


10 replies to this topic

#1 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 12/10/2012 - 12:54

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA THỨ MƯỜI BỐN & MIKE AUSTIN

LỜI GIỚI THIỆU

Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ 14, Tenzin Gyatso, có thể nói là một trong những tên tuổi lớn trên thế giới mà gần đây luôn được rất nhiều người tôn kính. Sự tôn kính này không hẳn chỉ vì ngài là người đã nhận được giải Nobel Hòa bình do những nỗ lực không mệt mỏi trong việc tìm kiếm một tiếng nói chung cho nền hòa bình thế giới, mà còn là vì những bài thuyết giảng rộng rãi của ngài luôn đề cập đến những chủ đề mà hầu hết mọi con người của thế giới hiện đại đều phải quan tâm đến.

Trong số những người ngưỡng mộ ngài qua các bài thuyết giảng, không chỉ giới hạn có những tín đồ Phật giáo, mà còn có sự hiện diện của hầu hết những tôn giáo khác, bởi những gì ngài giảng dạy không đơn thuần là những trích dẫn từ kinh điển mà thực sự là những kinh nghiệm tu chứng mà bản thân ngài đã có được ngay trong cuộc sống của thời hiện đại này. Vì thế, bất cứ ai cũng đều có thể nhận được lợi ích lớn lao từ những bài giảng của ngài.

Mặt khác, không chỉ những ai quan tâm đến các vấn đề về tinh thần hoặc tâm linh mới cần đến lời dạy của ngài. Điều thú vị đã xảy ra trong hơn một thập kỷ qua là có rất nhiều nhà khoa học phương Tây đã nghiên cứu và phát hiện những điểm tương đồng giữa tri thức khoa học của phương Tây với trí tuệ trực giác của phương Đông mà ngài là một trong những điển hình rõ nét nhất.

Các nhà khoa học đã vô cùng ngạc nhiên khi những kết quả nghiên cứu của họ cho thấy việc tu tập thiền định chẳng hạn, không chỉ mang ý nghĩa rèn luyện tâm linh, mà thực sự luôn mang lại những lợi ích lớn lao hết sức cụ thể cho sự phát triển thể chất, duy trì sức khỏe của con người. Họ cũng hết sức bất ngờ khi nhận ra rằng những chỉ dẫn cho sự tu tập của một tu sĩ không chỉ hoàn toàn dựa vào đức tin, mà thực sự là dựa trên những cơ sở khoa học vô cùng chính xác và hợp lý, nhờ đó luôn tạo ra được những điều kiện tối ưu để sự hành trì có thể đạt đến kết quả khả quan nhất!

Lạ thay, tất cả những điều kỳ diệu đó lại không có được nhờ vào những kết quả nghiên cứu, phân tích luôn cần đến sự hỗ trợ bởi máy móc, thiết bị tối tân của phương Tây, mà chỉ là hoàn toàn dựa vào năng lực trí tuệ trực giác, vào sự thực chứng qua kinh nghiệm cá nhân, đã được đức Phật khám phá và chỉ bày cho nhân loại từ hơn 25 thế kỷ trước đây, và cho đến nay thì đức Đạt-lai Lạt-ma thứ 14 chính là một trong những người tiếp nối được truyền thống cực kỳ quý giá đó.

Những bài thuyết giảng của ngài trong nhiều năm qua đã thực sự mang lại những hiểu biết chân chánh và thiết thực về Phật giáo cho nhân loại thời hiện đại, đặc biệt là trong đó có rất nhiều người phương Tây trước đây chỉ quen tiếp nhận mọi tri thức thông qua cánh cửa khoa học.

Mặc dù là người Tây Tạng, nhưng hầu hết những bài thuyết giảng của ngài đều được thực hiện bằng tiếng Anh, bởi lẽ đơn giản đây là ngôn ngữ hiện đang phổ biến nhất trên toàn thế giới. Tuy nhiên, tiếng Anh mà ngài sử dụng lại không hoàn toàn giống với thứ tiếng Anh mà ta thường gặp ở các học giả phương Tây, mà là một thứ tiếng Anh rất đặc biệt, rất dễ hiểu nhưng vẫn không kém phần sâu sắc.

Những đặc điểm nổi bật trong ngôn ngữ mà ngài thường dùng khi thuyết giảng là đơn giản, gãy gọn, trong sáng nhưng lại rất hàm súc và phong phú. Chính nhờ có những đặc điểm này, những vấn đề mà ngài đề cập đến luôn dễ dàng được đông đảo thính giả tiếp nhận, và người nghe luôn có một cảm giác gần gũi, cảm thông và chia sẻ như thể đang được trao đổi về những vấn đề của chính bản thân mình!

Đại đức Thích Nhuận Châu là người đã từng chuyển dịch khá nhiều bài giảng của đức Đạt-lai Lạt-ma thứ 14 từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Tập sách mỏng này nằm trong số những công trình phiên dịch gần đây nhất của thầy, với nội dung đề cập đến những vấn đề nhạy cảm và có khoảng cách khá lớn giữa hai nền văn hóa Đông Tây.

Mặc dù vậy, điều hết sức thú vị là chính qua những đối thoại được ghi lại trong tập sách này giữa đức Đạt-lai Lạt-ma và một học giả phương Tây, Mike Austin, độc giả có thể dễ dàng nhận ra là những khoảng cách lớn ấy đã được thu hẹp đến mức gần như tương đồng và bổ sung cho nhau.

Tôi rất vui mừng được giới thiệu cùng quý vị độc giả tập sách này - được trình bày song ngữ Anh-Việt - như một cầu nối giữa tri thức khoa học phương Tây và trí tuệ trực giác phương Đông, điều mà tôi vẫn luôn cho là một trong những thành tựu đáng kể nhất của nhân loại vào đầu thiên niên kỷ này.

Trong nguyên tác, đây là những ghi nhận từ một cuộc phỏng vấn mà đức Đạt-lai Lạt-ma đã dành cho học giả Mike Austin. Nhan đề tiếng Việt của sách và tiêu đề của một số chương là do chúng tôi tự đặt để giúp độc giả tiện theo dõi nội dung từng phần. Tuy nhiên, để tránh sự ngộ nhận, chúng tôi đã không đặt thêm các tiêu đề tiếng Anh tương ứng.

Mặc dù nội dung tập sách có phần hơi nặng về lý luận, có lẽ vì người chủ động đặt vấn đề là một học giả phương Tây, nhưng tôi tin là những ai quan tâm đến sự rèn luyện tinh thần và một đời sống tâm linh vẫn có thể tìm thấy trong tập sách này rất nhiều chỉ dẫn vô cùng hữu ích. Mặt khác, hy vọng là cách trình bày đối chiếu song ngữ Anh-Việt ở đây sẽ rất có lợi cho những ai đang muốn làm quen với cách diễn đạt những khái niệm Phật giáo bằng Anh ngữ.

Trong suốt quá trình hình thành tập sách, chúng tôi đã cố gắng hết sức để có thể hạn chế tối đa mọi sai sót. Tuy nhiên, do sự giới hạn về năng lực và trình độ, có lẽ cũng không sao tránh được ít nhiều khiếm khuyết. Chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý từ quý vị độc giả gần xa, cũng như luôn hy vọng sẽ được các bậc cao minh trưởng thượng mở lòng chỉ giáo.

Trân trọng,

NGUYỄN MINH TIẾN

Thanked by 1 Member:

#2 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 12/10/2012 - 13:01

PHÁP GIỚI VŨ TRỤ: TÂM VÀ VẬT

MIKE AUSTIN: Ngài nhìn thấy sự tiến hóa của nhân loại đang ở giai đoạn nào? Chẳng hạn, nếu so sánh toàn thể nhân loại như sự phát triển của một người, thì ngài cho rằng chúng ta đang ở trong thời kỳ trẻ thơ, niên thiếu hay trưởng thành?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Theo phần giáo lý chung của đạo Phật được ghi trong kinh điển, thế giới này có những giai đoạn tốt hơn và có có những giai đoạn xấu hơn. Nay nếu bạn nói về thời gian của một kiếp, thì kỉ nguyên của chúng ta vẫn còn là trẻ thơ; nhưng nếu xét trong một khoảng thời gian ngắn hơn thì chúng ta đã già. Tôi sẽ giải thích điều này.

Theo A-tỳ-đạt-ma Câu-xá luận, một đại kiếp gồm 80 trung kiếp, chia làm 4 nhóm 20 trung kiếp. Nhóm 20 trung kiếp thứ nhất là kiếp không. Kiếp không là sự trống rỗng hoàn toàn khi thế giới hệ trước đó không còn tồn tại. Sau đó là 20 trung kiếp của kiếp thành, tức là thời kỳ hình thành của thế giới. Kế đến là 20 trung kiếp của kiếp trụ. Tiếp theo là 20 trung kiếp của kiếp hoại.

Hiện nay chúng ta đang ở trong Kiếp trụ. Trong khoảng 20 trung kiếp của kiếp trụ, chúng ta đang ở vào thời kỳ đầu của kiếp giảm. Vì thế, khi kiếp này giảm, sẽ có 18 lần tăng và 18 lần giảm. Rồi lại tiếp tục nhóm 20 trung kiếp sau đó.

Nay chúng ta đang ở trong lần giảm thứ nhất, đến mức mà tuổi thọ trung bình của con người còn khoảng 100 tuổi. Trong ý nghĩa thời kỳ đầu của kiếp giảm thì chúng ta đã qua lâu rồi, bởi vậy nên gọi là già. Nhưng với ý nghĩa của 20 kiếp trụ thì chúng ta chỉ mới ở giai đoạn đầu.

MIKE AUSTIN: Có phải quan điểm tổng quát này chỉ xuất phát từ kinh điển?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Đúng vậy.

MIKE AUSTIN: Phải chăng đó là căn cứ duy nhất cho cách mô tả như thế này về không gian và thời gian?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Tôi cho là vậy. Có lẽ chỉ là dựa vào kinh điển. Nhưng chẳng cần nói đến những khái niệm về “kiếp” này, ngay như việc giải thích về một ngôi sao gần nhất theo khoa học cũng đã là khó khăn. Quả thật là rất khó!

MIKE AUSTIN: Ngài muốn nói việc xác định vị trí hoặc mô tả hình thể?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Không, tôi muốn nói đến nguyên nhân hình thành thực sự hay những điều tương tự... Điều tôi đang nói đến lại là một thế giới hệ nằm trong cả nghìn tỉ thế giới, giống như giải thích về một thái dương hệ.

MIKE AUSTIN: Vâng! Vậy xin được đi ngay vào vấn đề. Phật giáo quan niệm như thế nào về nguồn gốc vũ trụ?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Về mặt vật thể, đó chính là năng lượng. Còn xét về các sinh vật hoặc con người sống trong đó thì nguồn lực tạo ra đời sống của mỗi chúng sinh chính là nghiệp lực của những hành vi mà chúng sinh ấy đã tích tạo. Nghiệp lực là nguyên nhân khiến chúng sinh phải tái sinh theo hình thức nào đó.

MIKE AUSTIN: Hãy xem xét trước hết vấn đề vật chất. Vật chất vốn vô tri. Cái gì là năng lượng khiến cho có các hiện tượng xuất hiện?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Về các yếu tố cấu thành vũ trụ, yếu tố ban đầu là gió (phong đại), có nền tảng từ hư không. Rồi gió chuyển động, và dựa vào đó mà hơi nóng xuất hiện (hỏa đại), rồi có hơi nước (thủy đại), rồi chất rắn, chính là yếu tố đất (địa đại). Nếu bạn cần giải thích yếu tố gió ban sơ tương tục từ cái gì, thì có lẽ nó có từ thời kỳ kiếp không của thế giới hệ trước đó.

Dù sao đi nữa thì vũ trụ vẫn là vô cùng, vô hạn. Nếu bạn chỉ đề cập đến một thế giới trong phạm vi của thế giới hệ gồm cả ngàn tỷ thế giới thì có thể nói về một sự khởi nguyên. Còn như đề cập chung đến toàn thể vũ trụ thì không thể được.

MIKE AUSTIN: Nhưng cái gì là nguyên nhân trực tiếp khởi đầu của hư không; và sau đó là của yếu tố gió hay năng lượng mà ngài đề cập đến?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Nếu nói về nguyên nhân đến từ bên ngoài, thì như tôi đã trình bày, đó là thời kỳ kiếp không của thế giới hệ trước đó.

MIKE AUSTIN: Năng lượng có thể tự nhiên sinh khởi từ hư không?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Điều đó là tự nhiên, không phải do bịa đặt, nhưng đằng sau đó còn có nghiệp lực.

MIKE AUSTIN: Nghiệp lực ấy là gì?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Tất nhiên là cần phải giải thích về nghiệp. Nghiệp có nghĩa là hành vi tạo tác. Chẳng hạn như tôi đang nói, đó là hành vi tạo tác bằng lời nói (khẩu nghiệp). Khi tôi đưa bàn tay lên, đó là hành vi tạo tác của thân (thân nghiệp). Còn có sự tạo tác bằng tâm ý (ý nghiệp), đó là những trường hợp tạo tác mà không hề có bất cứ sự biểu hiện nào của thân hay lời nói.

Do những hành vi tạo tác này mà dẫn đến những hậu quả tức thời và lâu dài. Chẳng hạn như cuộc nói chuyện của chúng ta tạo ra được một bầu không khí giao tiếp nơi đây, và đó là kết quả tức thì. Tuy nhiên, cuộc nói chuyện của chúng ta cũng đồng thời khơi dậy một sức mạnh tinh thần, hoặc tạo ra một ấn tượng trong sự tương tục của tâm thức. Do những dấu ấn này mà sẽ có thêm những hành vi thiện, ác và không thiện không ác (vô ký), rất lâu sau khi những hành vi tạo tác ban đầu đã chấm dứt.

Do đó mà có các nghiệp thiện, nghiệp ác và nghiệp không thiện không ác. Lại có một trạng thái dừng chờ - khi hành vi tạo tác đã dừng hẳn - và trạng thái này tồn tại trong dòng tâm thức tương tục. Trạng thái dừng chờ này là một sự tĩnh tại có tác động - một sự vắng bặt có hàm chứa tác nhân. Đó là một năng lực khi hành vi tạo tác không đơn thuần là hoàn toàn dừng hẳn mà vẫn còn có khả năng tạo ra những kết quả trong tương lai.

Những trạng thái dừng chờ này có khả năng tự phục hoạt từng sát-na cho đến khi kết quả được hình thành. Khi hội đủ những điều kiện thích hợp (duyên), nó sẽ chín muồi, tạo ra quả. Cho dù trải qua thời gian lâu dài hay ngắn ngủi cũng không khác gì nhau. Thậm chí có thể là qua hàng tỷ kiếp. Nếu con người không nương nhờ vào một phương tiện để hóa giải tiềm lực này - chẳng hạn như sám hối và phát nguyện không làm những việc ác - thì nghiệp lực này vẫn tồn tại.

MIKE AUSTIN: Nghiệp lực tồn tại ở đâu?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Trong dòng tương tục của tâm thức. Có hai cơ cở để giải thích cho sự tồn tại của nghiệp lực. Một là dòng tương tục của tâm thức vốn mang tính tạm thời. Và hai là cái ‘tôi’, cái bản ngã tương đối của một con người, vốn mang tính tương tục.

MIKE AUSTIN: Chưa cần phải đi sâu vào chi tiết như vậy, nhưng hãy trở lại với chủ đề ban đầu, sự khác biệt cơ bản nhất giữa tâm và vật là gì?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Vật tức là sắc thể; còn tâm chỉ thuần là sự chiếu tri.

MIKE AUSTIN: Cái gì đã tạo thành tâm này?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Về mặt căn nguyên của tâm, có một nguyên nhân chính yếu cũng như hợp thể các duyên - năng duyên và sở duyên. Sở duyên - đối tượng được nhận biết - có thể là một hình sắc vật thể; nhưng hình sắc vật thể không thể là nguyên nhân chính yếu tạo ra một tâm, mà đó phải là một cái gì tự nó có được sự chiếu tri.

Chẳng hạn, khi tôi nhìn vào cái máy ghi âm, nhãn thức của tôi có đối tượng sở duyên là chiếc máy ghi âm, còn năng duyên - cái tạo ra khả năng nhìn thấy màu sắc và hình dáng - là thị lực của mắt, nhưng nguyên nhân chính yếu (cũng gọi là điều kiện dẫn khởi) tạo thành một thực thể có sự chiếu tri phải là một sát-na có trước sự chiếu tri ấy, một sát-na trước đó của thức tâm.

MIKE AUSTIN: Cái gì là căn nguyên tạo thành thực thể chiếu tri ấy? Phải chăng cũng là do ngẫu nhiên? Căn nguyên ấy xuất phát từ đâu?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Theo như những gì nói trên thì không có sự khởi đầu của tâm.

MIKE AUSTIN: Không có sự khởi đầu của tâm?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Vâng, và cũng không có sự kết thúc. Với những thức tâm riêng biệt nào đó thì có sự khởi đầu và kết thúc, nhưng xét riêng yếu tố thuần túy chiếu tri này thì không có sự khởi đầu hay kết thúc. Với một số dạng tâm thức, có trường hợp không có sự khởi đầu nhưng có sự kết thúc.

Chẳng hạn như cảm xúc đau khổ. Cuối cùng khi bạn loại bỏ được một cảm xúc gây đau khổ nào đó, chẳng hạn như sự ghen tức, thì sự tương tục của tâm thức đau khổ ấy sẽ chấm dứt. Bản chất của tâm như thế chính ở chỗ nó là một thực thể có khả năng chiếu tri. Đúng không? Chẳng có gì khác hơn.

MIKE AUSTIN: Ngài chấp nhận cho rằng điều đó chỉ là bản chất tự nhiên?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Có bốn hình thức khảo sát hiện tượng. Một là dựa vào sự tương thuộc, chẳng hạn như quan sát khói tương thuộc với lửa. Hai là lưu tâm đến những chức năng của sự vật. Ba là dựa vào suy luận, chứng minh đúng hoặc sai. Bốn là sự nhận thức bản chất của hiện tượng đúng như thực.

Chẳng hạn, việc chúng ta mong muốn được hạnh phúc là bản chất tự nhiên. Chẳng có gì khác cần phải khám phá thêm. Bây giờ, nói về nguyên nhân tạo thành vũ trụ thì hoặc là bạn phải chấp nhận có một đấng sáng tạo, hoặc phải chấp nhận là vũ trụ không có sự khởi đầu. Chẳng còn cách nào khác; chẳng còn khả năng nào nữa cả.


#3 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 13/10/2012 - 09:41

BẢN CHẤT CỦA TÂM

MIKE AUSTIN: Trong cùng một lúc mà chúng ta đã đề cập nhiều vấn đề, tôi chắc là ngài rất mệt khi trời đã về chiều. Phải vậy không?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Tôi thấy mình rất khoẻ.

MIKE AUSTIN: Ngài vẫn khỏe? Thật đáng quý. Xin ngài có thể trình bày chi tiết kinh nghiệm của riêng ngài để mọi người có thể nhận ra những vấn đề trừu tượng này. Chẳng hạn, ngài đã dành nhiều thời gian trong đời mình để tham thiền và tu tập các công hạnh. Kinh nghiệm cá nhân của ngài về bản chất của tâm là gì?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Thể tính, hay bản chất của tâm chính là khả năng chiếu tri. Thông qua sự nắm bắt hình ảnh của đối tượng, nó phát huy sự ghi nhận và biết được vật thể. Tâm thức nhận biết vật thể nhờ tạo ra trong nó hình ảnh này, như một sự phản chiếu. Đối với các trường phái Phật giáo khác nhau, có sự bất đồng về việc đối tượng có tồn tại bên ngoài tâm hay không. Nói cách khác, đối tượng có hiện hữu như là một thực thể khác biệt đối với tâm thức nhận biết chúng hay không.

MIKE AUSTIN: Thế chúng có hiện hữu như vậy chăng?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Một số người cho là có, và một số khác cho rằng không.

MIKE AUSTIN: Hãy trở lại với vấn đề đầu tiên. Một mặt, thực thể có tính chiếu tri này được gọi là tâm, vốn không có chỗ khởi đầu; và mặt khác, chúng ta có các vật thể. Điều gì là sự liên hệ có tính phổ quát, mang tính vũ trụ giữa tâm và vật thể?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Có một lớp hư không mang hai tính chất sáng và tối. Hư không này như là một khoảng đang hiện ra trước mắt bạn. Có một lớp hư không khác vốn chỉ là hoàn toàn tĩnh tại, không có ngăn ngại nào khi tiếp xúc. Dạng hư không thứ hai là thường hằng, và do vậy nên không thay đổi (bất biến). Tuy nhiên, còn có yếu tố nhân duyên cho dạng hư không thứ nhất.

Do vậy bạn phải thừa nhận tính tương tục của nó như là không có sự khởi đầu, vì nó phải sinh khởi từ sự hội đủ các duyên hoặc từ các nguyên nhân tương tự. Dạng hư không mà tôi đã đề cập ở trước - được xem như là nền tảng của phong đại - và dạng hư không này, vốn là vô thường nhưng sự tương tục của nó không có điểm khởi đầu, có lẽ là như nhau. Tôi không thể giải thích điều này một cách toàn triệt. Tôi nghĩ là không thể hoặc rất khó để nói rằng tâm thức sinh khởi từ vật thể hoặc vật thể sinh khởi từ tâm thức.

MIKE AUSTIN: Tại sao vậy?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Tùy thuộc vào việc tâm có được đào luyện hay không được đào luyện mà các hành vi tạo tác được thực hiện, dẫn đến những kết quả trong thế giới vật chất. Mặc dù vậy, khi nói về sự tương tục - tính tương tục trọn vẹn của những vật thể đó - thật khó có thể nói rằng chúng được phát sinh từ tâm thức. Cũng vậy, nếu thức được sinh ra từ vật thể, thì vào những lúc không có vật thể - chẳng hạn như trong thời kỳ kiếp không theo sau thời kỳ kiếp hoại của thế giới hệ - hẳn sẽ không có chúng sinh. Điều này không hợp lý.

MIKE AUSTIN: Tôi sẽ thử tìm một cách liên hệ cách hiểu của phương Tây với cách giải thích này. Cách đây 26 năm, các nhà khoa học đã xác nhận rằng một hóa chất, DNA, đã tạo ra tất cả mọi sự sống trên hành tinh này. Bằng cách tái hợp bốn hóa chất căn bản trong vô số độ dài và khác biệt, DNA tạo ra các sinh thể. Điều này có gợi lên cho ngài điều gì chăng? Và nếu có, ngài thấy trong đó có gì là quan trọng?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Bạn đang đề cập đến những phân tử cực vi, đúng không? Những phân tử này rất nhỏ, rất vi tế, không thể nhìn trực tiếp qua mắt thường được. Đúng vậy không? Nhưng ngày nay, nhờ vào phương tiện kỹ thuật người ta có thể khám phá ra những phân tử cực nhỏ này, và chúng được nhận biết như là vật chất. Tuy chúng cực kỳ nhỏ bé, tan rã trong từng sát-na, nhưng chúng vẫn có thể được tìm ra.

MIKE AUSTIN: Nhưng chính DNA - sự sống - cái gì là sự sống trong chất hóa học này? Nó có phải là sự nhận thức, có phải đó là ý nghĩa của sự sống, sự nhận thức?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Rất có thể DNA không phải là sự nhận thức. Không nhất thiết là mọi vật có sự chuyển động đều có nhận thức. Cây cối có hình dáng và sự lay động, các phân tử trong khối đá cũng có sự chuyển động.

MIKE AUSTIN: Nhưng chính trong DNA rất rõ ràng là có một sự tổ chức thông minh nào đó để tái hợp các gen này - những mã số hóa học. Phải có một kiểu tâm thức nào đó hoạt động trong DNA.

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Nếu DNA là cần thiết cho sự nhận thức, thì sự nhận thức của trẻ con lẽ ra phải phát xuất từ cha mẹ chúng, và điều đó không thể là sự thật. Nên lập luận như vậy không đúng.

MIKE AUSTIN: Được rồi, chúng ta sẽ không nói đến từng cá nhân riêng rẽ nữa mà xét ở những chiều hướng lớn hơn. Ví như có một hành tinh không có sự sống, và trên đó xuất hiện DNA, rồi chất này bắt đầu tạo ra sự sống dưới nhiều dạng khác nhau. Sự sống tiếp tục phát triển và thay đổi qua nhiều triệu năm. Trí thông minh nào sắp đặt quy trình tiến hóa này? Cái gì vận hành ở đây? Có phải là cộng nghiệp không?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Ồ! Đúng vậy.

MIKE AUSTIN: Ngài có thể nói rõ hơn về điều này được không?


#4 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 13/10/2012 - 09:46

CỘNG NGHIỆP - BIỆT NGHIỆP

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Có cộng nghiệp và biệt nghiệp.

MIKE AUSTIN: Vâng.

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Cộng nghiệp của thế giới này không chỉ là nghiệp của loài người, mà là của vạn loại chúng sinh, chẳng hạn như côn trùng và mọi sinh vật khác trên thế giới. Nếu có bốn người đặt tay lên cái bàn này, thì cái bàn trở thành một vật được dùng chung bởi bốn người.

Như vậy, hành vi này khiến họ tạo ra một nghiệp chung, và trong tương lai họ sẽ cùng nhận lấy kết quả của việc ấy. Còn với những sự việc mà người ta sử dụng một cách riêng rẽ, chúng được dựa trên - cũng như tạo ra - biệt nghiệp của từng cá nhân.

MIKE AUSTIN: Nói cách khác, ngài cho rằng DNA chính là sản phẩm của cộng nghiệp lẫn biệt nghiệp của tất cả chúng sinh trong thế giới này, thông qua đó mà chúng sinh xuất hiện?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Tôi không có cơ hội để quan sát chi tiết hoặc nghiên cứu về DNA. Nó là vật thể, là đối tượng nhận biết được bởi nhãn thức. Bạn có thể nhìn thấy được nó qua kính hiển vi không?

MIKE AUSTIN: Tất nhiên là được. Có 64 nhiễm sắc thể được cấu thành trong một con người. Trong mỗi nhiễm sắc thể, nó được dàn trải thành hàng ngàn hợp thể gọi là các gen.

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Đó là vật chất. Một khi nó là vật chất thì nó có thể phân chia và chiếm chỗ trong không gian. Nó không thể là không phân chia được. Nếu nó không phân chia được, nếu có bất cứ vật thể nào không phân chia được, thì sẽ không có bất cứ dạng thức nào cả. Dạng thức không thể nào hiện hữu. DNA chắc hẳn là không có sự nhận thức, nhưng đóng vai trò như nền tảng của sự nhận thức.

MIKE AUSTIN: Nếu tự nó không có sự nhận thức thì cái gì là nguyên nhân tạo thành nó theo cách thích hợp để xuất hiện sự nhận thức? Nếu ngài đã nói rằng khởi nguyên tâm thức vốn không tạo thành vật thể, vậy thì chính xác là điều gì đã tạo ra chất DNA vô tri giác này, để rồi đến lượt nó lại tạo thành tâm thức?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Điều này cũng tương tự như thị lực của một con mắt. Đó là vật chất, không phải là sự nhận thức, nhưng nó đóng vai trò nền tảng của sự nhận thức, và qua vai trò đó, nó là tác nhân sinh khởi của sự nhận thức. Chẳng hạn như bộ não, nó không phải là sự nhận thức, nhưng nó đóng vai trò nền tảng của sự nhận thức.

Một khi có cái gì đó là sự nhận thức, thì nhất thiết nó phải không có hình dáng và màu sắc. Tuy nhiên, như tôi đã đề cập trước đây, nhờ năng lực thiền định, hay tam-muội, mà bạn có thể đạt tới hoặc tạo ra được một trật tự cao hơn trong một tầm mức sắc thể. Có hai dạng thuộc loại này: một dạng có thể quan sát bằng các giác quan, và một dạng chỉ có thể nhận biết bằng tâm thức. Có những sắc thể vi tế chỉ có thể được biết bởi tâm thức.

Vì thế mà có lửa và nước được tạo ra do năng lực thiền định, nhưng đó thực ra không phải là lửa và nước, vì chúng chỉ được tạo ra tùy thuộc vào định lực. Nhưng chúng có thể có tác dụng đốt cháy hay làm ướt vật chất.

MIKE AUSTIN: Lửa mà ngài đang nói đến ở đâu?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Nó phát xuất từ người có khả năng tu tập về các thứ như lửa, nước, gió... Điều này tương tự như bức ảnh mà người ta chụp được bằng ấn tượng tinh thần mà hôm nay chúng ta đã được thấy. Giống như vậy đó.

MIKE AUSTIN: Như vậy là ở một mức độ đào luyện tâm linh nào đó, thì vật chất có thể được biểu hiện ra?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Đúng vậy.

MIKE AUSTIN: Nhằm mục đích gì?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Điều đó tùy theo động cơ của mỗi người.

MIKE AUSTIN: Tôi hiểu rồi. Tôi muốn hỏi ngài vài vấn đề có liên quan đến chuyện này. Từ khi ngài còn nhỏ, ngài đã rất thích khoa học. Vì sao vậy?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Vì sao ư? Đó là mơ ước của tôi. Đúng vậy. Để xem nào, tôi đã quan sát nhiều tranh ảnh, và từ đó tôi đâm ra thích thú. Từ khi còn nhỏ tôi đã rất tò mò. Và khi bạn phát triển dần những câu hỏi “vì sao”, đó là lý do bạn quan tâm đến khoa học.

MIKE AUSTIN: Kể cả khi tìm kiếm một nguyên nhân khởi đầu hay một điều gì đó tương tự như thế?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Nếu bạn tìm kiếm một nguyên nhân khởi đầu thì đó không phải là khoa học. Khoa học đến sau nguyên nhân khởi đầu.

MIKE AUSTIN: Cho đến nửa đời ngài mới rời khỏi một thế giới không có khoa học kỹ thuật để bước vào giữa thế kỷ 20 này. Những sự phát triển, những khám phá nào khiến ngài có ấn tượng hay quan tâm nhiều nhất?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Hôm nay tôi đã có nói đến, đó là cái máy quét này. Thật là đặc biệt. Khi thân thể được quét qua, nó ghi nhận từng cen-ti-mét của cơ thể bạn theo lớp cắt ngang. Thật là kỳ diệu.

MIKE AUSTIN: Tại sao điều ấy khiến ngài quan tâm?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: À, vì nó rất có ích.

MIKE AUSTIN: Vì lý do gì phát minh này lại đáng quan tâm nhất?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Vì không cần phải giải phẫu thân người để có được ảnh chụp.

MIKE AUSTIN: Một số máy móc này đã gây nhiều rắc rối cũng như giúp ích cho con người. Ngài nghĩ cách tốt nhất để vận dụng khoa học kỹ thuật là gì?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Điều đó còn tùy thuộc vào động cơ thúc đẩy. Cần có sự vừa phải và lòng tốt. Như thế mọi thứ sẽ tiến triển tốt đẹp. Thế thôi.

MIKE AUSTIN: Ngài cảm thấy thế nào về năng lượng hạt nhân?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Tốt. Tôi nghĩ đó là điều tốt.

MIKE AUSTIN: Tại sao?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Vì nó có ích. Nếu bạn sử dụng nó một cách thích hợp, tôi cho là vậy.

MIKE AUSTIN: Ngài cảm thấy rằng tiềm năng lợi ích của nó vượt hơn sự nguy hiểm?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Mọi thứ đều là duyên khởi. Bạn thấy đó, năng lượng hạt nhân có phải là hoàn toàn có lợi không? Tất nhiên là không. Nhưng chúng ta đang đề cập một vấn đề nan giải. Chỉ xét riêng bản thân nó, bạn không thể quả quyết rằng năng lượng hạt nhân là xấu, bởi vì nếu bạn quả quyết như vậy thì chính bạn sẽ là người cực đoan. Nếu bạn đi đến bất cứ sự cực đoan nào, điều ấy cũng tai hại.

MIKE AUSTIN: Ngài nghĩ gì về những ảnh hưởng tinh thần rộng hơn của năng lượng hạt nhân? Chúng ta đã sử dụng được năng lượng từ nguyên tử, và với nguồn lực tự nhiên mạnh nhất này - quả thật như thế - chúng ta rất có thể sẽ huỷ diệt cả thế giới. Ngài có thấy gì là nghịch lý trong việc này chăng?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Một lần nữa, điều này hoàn toàn tùy thuộc vào kĩ năng của bạn trong việc sử dụng năng lượng hạt nhân như thế nào. Chẳng hạn như việc ăn kiêng, nếu bạn không biết cách ăn như thế nào cho thích hợp, bạn cũng có thể tự giết mình.

MIKE AUSTIN: Trở lại vấn đề chúng ta đang thảo luận từ trước; sự tồn tại và tiến hóa của vũ trụ. Khoa học phương Tây đã chỉ ra rằng đời sống trên hành tinh này được phát triển từ những dạng thể đơn giản đến những dạng thể tinh vi phức tạp cao hơn. Ngài có thể nào cho rằng dòng tiến hóa này là tương tự với quan niệm của đạo Phật về luân hồi, trong đó các loài hữu tình chuyển sinh trong một vòng luân chuyển đã xác định trước với những hình thức đời sống căn bản?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Theo những kinh điển mà tôi đã đề cập trước đây, chúng tôi tin vào cả dạng đời sống bậc cao dần dần thoái hóa và dạng đời sống nguyên thủy được tiến hóa. Ngoài ra, tôi không biết. Điều này thật khó nói. Chúng ta phải khảo sát thêm nữa vấn đề này. Tôi cho rằng những điều khác biệt vẫn có thể đồng thời tồn tại. Những gì khoa học đã tìm ra về bản chất hiện nay của sự tiến hóa có thể là đúng; nhưng đồng thời một kiểu tiến hóa khác cũng có thể đang tồn tại. Điều ấy thật khó nói.

MIKE AUSTIN: Trong kinh điển có nói đến hay chăng một thời điểm cụ thể, một mốc cố định hoặc thời kỳ mà trong vòng luân hồi, không gian và thời gian sẽ trống rỗng không còn chúng sinh nào?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Điều này được giải thích như sau trong một quyển kinh của đạo Phật. Nếu bạn đào sâu xuống lòng đất 1000 thước, rồi đào rộng ra chung quanh vuông vức 1000 thước, sau đó lấp đầy hố trống này bằng tóc, mỗi sợi dài nửa thước. Rồi nếu như cứ 100 năm lại lấy đi một sợi tóc, cho đến khi lấy hết số tóc ấy sẽ là khoảng thời gian của một trung kiếp, và (một đại kiếp) có 80 trung kiếp. Đại thể là như thế.

MIKE AUSTIN: Trong kinh có nói là sẽ có bao nhiêu đại kiếp không?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Ồ, vô số. Không có giới hạn đối với đại kiếp. Sự tồn tại theo kiểu như trái đất này tan rã, rồi bắt đầu hình thành, rồi lại tan rã, diễn ra ở khắp nơi trong vũ trụ.

MIKE AUSTIN: Vậy không có một thời điểm xác định khi vòng luân hồi sẽ dừng lại hay sao? Chẳng phải ngài đã nói rằng vòng luân hồi sinh tử không có điểm khởi đầu, nhưng có điểm chấm dứt đó sao?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Đối với từng cá nhân thì nó có thể chấm dứt. Với toàn thể thì nó chẳng có khởi đầu và chẳng có kết thúc. Nếu bạn khảo sát riêng về một con người, có hiện hữu một khả tính có thể đem lại sự chấm dứt nguyên nhân khiến cho người ấy chịu luân hồi sinh tử.

Do vậy, nó có điểm kết thúc. Nhưng bây giờ, khi chúng ta đề cập về luân hồi nói chung, thì rất khó nói vì nó không có giới hạn. Đối với cái gì không có giới hạn, làm sao bạn có thể đặt một thời điểm xác định vào đó? Vấn đề là ở điểm này.

MIKE AUSTIN: Một câu hỏi cuối - các dạng sinh vật ở quanh ta chủ yếu được phân làm hai loại. Một là thực vật, hai là động vật. Thực vật tự sinh tồn bằng chính cơ thể của chúng và những gì lấy được từ ánh nắng, đất và không khí. Nhưng động vật phải ăn thức ăn từ bên ngoài và thường là bằng cách giết hại những loài khác. Ngài thấy có ý nghĩa gì, hay ý nghĩa về mặt tâm linh nào đối với thực tế sự sống đang tồn tại theo hai cách như thế?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: (cười lớn). Điều ấy thật khó. Theo đạo Phật, còn có sự khác nhau dựa trên nền tảng đó có phải là một loài hữu tình hay không.

MIKE AUSTIN: Thực vật có phải là loài hữu tình hay không? Chúng có tình thức hay không?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Thực vật nói chung thì không phải. Nhưng nay lại có một điều phức tạp hơn. Loài nào là thực vật thực sự và loài nào là động vật? Điều ấy rất khó. Những cây cối quanh ta có lẽ là thực vật thực sự. Trong trường hợp đó, chúng ta sẽ xem chúng như là loài không có tình thức. Tuy nhiên còn có những loài thực vật khác mà rất khó nói là chúng có tình thức hay không.

Ngay cả với cơ thể con người, khi phân tích những tế bào ra thì tôi không biết chắc là tế bào nào có tình thức và tế bào nào không. Theo kinh điển đạo Phật, có 80.000 tế bào có tình thức, tức 80.000 chúng sinh hữu tình trong cơ thể con người, bao gồm cả giun lãi. Tôi nghĩ là thân thể con người khó có thể chứa đựng được đến 80.000 con lãi nhìn thấy được bằng mắt thường! Nhưng như tôi đã đề cập, Không nhất thiết là mọi vật có sự chuyển động đều phải có tình thức!


#5 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 13/10/2012 - 20:55

LUÂN HỒI VÀ CHÚNG SINH

MIKE AUSTIN: Ngài nghĩ thế nào về việc đạo Phật được truyền đến Hoa Kỳ và các nước phương Tây?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Tôn giáo không có biên giới. Có một số người Mỹ quan tâm đến đạo Phật, và nếu đạo Phật có ích cho họ, thì như vậy là đủ rồi.

MIKE AUSTIN: Nói chung, không chỉ là sự quan tâm đến đạo Phật, mà còn có sự kiện phục hưng đời sống tâm linh ở quốc gia này trong 15 năm qua. Ngài cho rằng điều gì đã gây ra sự kiện này?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Có thể là nhờ vào sự phát triển vật chất, và văn hóa Hoa Kỳ là một sự pha trộn nhiều nền văn hóa. Vì thế, người Mỹ rất cởi mở đối với bất cứ điều gì. Hẳn phải có nhiều yếu tố, như cạnh tranh nhiều trong công việc và những điều tương tự như vậy... khiến cho người ta phải đối mặt với những khó khăn, và ngoài ra họ còn trở nên quan tâm đến điều gì đó nghiêm túc hơn. Bạn thấy đó, họ trở nên sâu sắc hơn.

MIKE AUSTIN: Từ trong khó khăn nảy sinh mối quan tâm đến sự phát triển tâm
linh?
ĐẠT-LAI LẠT-MA: Nếu tâm loạn động, chỉ cần quán tưởng về một điểm hay một đề tài trong một thời gian ngắn thì sẽ có được sự an tĩnh. Từ ban sơ, con người đã trở nên bị thu hút vào loại hình sinh hoạt này vì nó giống như một bữa tiệc tinh thần hay một kỳ nghỉ. Và không chỉ là đạo Phật, mà là tất cả những tôn giáo của phương Đông.

MIKE AUSTIN: Ngài nghĩ gì về những lễ nghi tôn giáo? Con người từ bỏ tư cách cá nhân của mình trước một vị giáo chủ hay đấng quyền năng?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Để trả lời điều này, tôi sẽ nói về cách đánh giá một bậc thầy trong đạo Phật. Giáo lý mà đức Phật truyền dạy không phải là để phô bày kiến thức với người khác, mà là để giúp họ. Vì thế, bất luận tư tưởng hay nhận thức riêng của mình là như thế nào, một bậc thầy luôn giảng dạy giáo lý phù hợp theo với cá tính, sự quan tâm... của người nghe.

Những người học Phật, nếu muốn xác định được ý nghĩa rốt ráo thì phải phân biệt giữa những gì có thể diễn giải - như khi được nói ra vì một mục đích cụ thể - và những gì là rốt ráo, hay chân lý tuyệt đối. Nếu trong sự phân định những gì là có thể diễn giải và những gì là sự thật tuyệt đối trong một kinh điển, người ta phải dựa vào một kinh điển khác, thì lại phải cần đến một kinh điển khác nữa để xác tín kinh điển trước đó, và thêm một kinh điển nữa để xác tín kinh điển sau này.

Sự việc sẽ có thể kéo dài đến vô cùng. Do vậy, một khi người ta đã khẳng định rằng có sự phân biệt hai ý nghĩa này, thì cần thiết phải dựa trên sự suy luận để thực thi. Những gì không bị phá vỡ bởi sự suy luận, đó là chân lý tuyệt đối. Do có thực tế này, đức Phật đã chỉ ra bốn chỗ y cứ (tứ y):

- Không y cứ vào con người, mà y cứ vào giáo pháp (Y pháp bất y nhân).

- Về giáo pháp, không y cứ vào từ ngữ, mà y cứ vào ý nghĩa (y nghĩa bất y ngữ).

- Về ý nghĩa, không y cứ vào ý nghĩa diễn giải, mà y cứ vào chân lý tuyệt đối (y liễu nghĩa kinh, bất y bất liễu nghĩa kinh).

- Về chân lý tuyệt đối, không y cứ vào sự nhận hiểu của ý thức thông thường, mà y cứ vào sự hiểu biết của trí tuệ siêu việt (y trí bất y thức)

Do đây, độ tin cậy của giáo pháp không thể xác định qua việc đánh giá người giảng dạy, mà phải qua sự thẩm định chính giáo pháp ấy.

Trong kinh, đức Phật dạy rằng: “Các tỳ-kheo và thiện tri thức nên tin nhận lời dạy của Như Lai không phải do lòng kính trọng mà là qua sự phân tích giáo lý ấy, như người thợ kim hoàn phân tích chất vàng bằng cách cắt đứt, nung chảy, mài giũa và đánh bóng nó.”

Người ta không chỉ xác định rằng đức Phật là cội nguồn nương tựa đáng tin cậy bởi sự kiện là thân tướng đức Phật được trang nghiêm bằng những tướng tốt chính và phụ, mà bởi vì giáo pháp của ngài để thành tựu các cảnh giới cao và sự chí thiện là đáng nương cậy. Vì giáo lý dành cho các cảnh giới cao đề cập đến vật thể, có liên quan đến những hiện tượng rất ẩn mật và vượt ngoài những tiến trình suy luận thông thường, nên cần thiết phải tham cứu đạo Phật để thành tựu sự chí thiện.

Một cách cụ thể, đây là những giáo lý về nhận thức trí tuệ tánh không. Thông qua sự xác định rằng giáo lý ấy là đúng đắn và hiển nhiên, người ta sẽ đi đến kết luận rằng giáo lý về các cảnh giới cao là chân xác. Như ngài Pháp Xứng đã nói, bậc đạo sư phải là người khéo léo trong cách tiếp xử, cái gì thừa nhận và cái gì loại trừ. Người ta không thể nào chấp nhận một bậc thầy chỉ vì người ấy thi thố phép lạ, có khả năng thấu thị, nhìn thấy những vật từ xa hoặc có khả năng thể hiện những năng lực vật lý nào đó.

Dù người ta có thể nhìn thấy được từ xa hay không cũng chẳng quan trọng. Điều quan trọng là người ta biết cách để đạt được sự an lạc - như ngài Pháp Xứng nói. Nếu chỉ cần thấy được vật thể từ xa, thì người ta nên quy y con chim kên kên! (Đây là ý trong bài kệ căn bản của Lượng thích luận.)

Tất cả những điều này là để cho thấy rằng một bậc thầy phải có đầy đủ phẩm chất khi giải thích những gì được thừa nhận và những gì phải loại trừ. Do vậy, trong tạng Kinh, Luật và trong nhiều phần khác nhau của các tan-tra, đức Phật đề ra một cách chi tiết những phẩm hạnh của các bậc thầy ở từng cấp độ khác nhau.

Sự phân tích về một bậc thầy để xem vị ấy có đủ các phẩm hạnh hay không là điều rất quan trọng trước khi chấp nhận. Điều này càng đặc biệt quan trọng trong việc tu tập tan-tra. Trong một tan-tra có nói rằng vì sự nguy hiểm rất lớn cho cả thầy lẫn trò, nên nhất thiết phải tìm hiểu kĩ lưỡng trước đó, cho dù có phải mất đến 12 năm để đi đến một kết luận.

Trong đạo Phật, nếu chỉ có niềm tin là đủ thì đức Phật hẳn không cần phải đề ra những chi tiết quan trọng đến thế liên quan đến việc chọn lựa một bậc thầy. Trong sự tu tập Tan-tra, pháp tu Du-già Tan-tra là rất quan trọng. Nhưng cho dù là quan trọng, nó cũng không được thực hiện trên nền tảng của niềm tin mù quáng. Trong Giới kinh có nói rằng nếu một vị Lạt-ma giảng dạy trái ngược với giáo lý thì người ta nên phản đối điều đó.

Một bản kinh được trích dẫn trong tác phẩm Bồ-đề đạo thứ đệ của Tông-khách-ba nói rằng người ta nên nương tựa vào vị Lạt-ma bằng cách tán thành những gì phù hợp với giáo lý và phản đối những gì không phù hợp. Đây là một bản kinh trong Bồ Tát tạng.

Còn về Man-tra thừa, trong tác phẩm Sự sư pháp ngũ thập tụng của Bồ Tát Mã Minh nói rằng nếu một vị Lạt-ma dạy điều gì mà người ta không chấp nhận, thì nên dùng lời nói để giải thích cho vị Lạt-ma ấy biết lý do tại sao. Điều này giải thích cách mà người ta nương tựa vào một vị Lạt-ma trong cả ba thừa của đạo Phật. Hành giả không nên rơi vào một trong hai phía cực đoan.

Vì trong tất cả mọi công phu tu tập, sau khi xác định được chân lý bằng lý luận, hành giả nên có một niềm tin, nhưng đó chẳng phải là niềm tin mù quáng dẫn bạn đến hố sâu. Bạn nên quán sát kỹ những gì bậc thầy nói, chấp nhận những gì phù hợp và khước từ những gì không phù hợp. Đây là một tiến trình chung trong đạo Phật, và tôi tán thành điều này. Tôi làm theo điều ấy.

MIKE AUSTIN: Làm sao để quy y với một bậc thầy hoặc với đức Phật trừ phi chính ta đã thân chứng được giá trị đích thực trong giáo lý của họ?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Nếu nói về sự quy y với nhận thức đúng đắn, thì nhất thiết phải xác định được niết-bàn là gì trước khi quy y. Để hiểu chân xác rằng niết-bàn là thực có và có thể chứng nhập, thì điều thiết yếu là phải nhận biết được tánh không. Đây thường là mô thức dành cho người duy thực, những người luôn phải khởi đầu từ những sự kiện thực tiễn.

Tuy nhiên, đối với những dạng người khác, chủ yếu dựa theo niềm tin, thì có nhiều cách khác nhau để họ tạo ra niềm tin. Thế nên, dù người ta không có được nhận thức đúng đắn về niết-bàn và khả năng thực chứng niết-bàn, thì ít nhất họ cũng phải có được một giả định chính xác về niết-bàn.

MIKE AUSTIN: Có mâu thuẫn chăng khi nói rằng các hành giả duy thực phải đi trọn con đường trước khi quy y cũng chính trong con đường mà họ đã đi qua?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Hiện thực hóa niết-bàn và sự khẳng định rằng niết-bàn có thực là hai việc hoàn toàn khác nhau. Chẳng hạn, thực sự đến nơi này và biết chắc nơi này có thực là khác nhau.

MIKE AUSTIN: Phần lớn người thế gian đều không nhiệt thành trong việc đào luyện tâm linh. Những khía cạnh quan trọng và sâu thẳm nhất trong đời sống của họ là những mối quan hệ với người khác - đặc biệt là với các thành viên trong gia đình. Ngài cho rằng đến mức độ nào thì những mối liên hệ căn bản này được xem như là một phương tiện cho sự phát triển của nhân loại? Tự thân những mối quan hệ ấy có chút tác dụng nào giúp cho con người tiến hóa chăng?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Tôi không rõ. Có một dạng tình thương của chúng ta là chân thực. Tình thương này có thể trải rộng hướng đến sự phát triển tâm linh. Nó có thể được dùng như là nền tảng cho sự phát triển thành Từ vô lượng tâm. Thế nên, từ quan điểm đó thì đời sống gia đình hay những quan hệ gia đình có thể là có lợi. Trong bản chất con người đã sẵn có lòng tốt theo cách nào đó.

Phần nào trong đó là hợp lý. Nhưng đồng thời lòng tốt thông thường sẵn có trong bản chất con người lại chịu ảnh hưởng rất mạnh của ái luyến. Điều này lại chẳng có liên quan gì đến phương diện tinh thần, và trong thực tế còn có tác động như một trở ngại.

MIKE AUSTIN: Ngài nói đến tình thương dựa trên sự ái luyến?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Đúng vậy.

MIKE AUSTIN: Vậy xin ngài có thể nói về tình thương chân thực?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Có nhiều nguyên do để có tình thương chân thực. Khi bạn có lòng trắc ẩn hoặc thương xót một người rất nghèo, lúc ấy bạn tỏ ra cảm thông bởi vì người ấy nghèo. Tình thương ấy đặt nền tảng trên nguyên nhân đúng đắn. Còn tình thương dành cho vợ, con hoặc một người bạn thân là tình thương dựa trên một đối tượng ái luyến.

Một khi sự ái luyến của bạn thay đổi, tình thương loại này sẽ không tồn tại nữa. Dạng tình thương đã nói trước không dựa trên sự ái luyến của bạn, mà là tình thương - như trong trường hợp này - phát khởi do có một người đang chịu đựng sự nghèo khổ. Như vậy, khi nào ông ta còn nghèo khổ thì tình thương của bạn vẫn còn tồn tại.

MIKE AUSTIN: Có phải ngài cho rằng tình thương chân thực chỉ có được trong sự cảm thông.

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Vâng! Tương tự như vậy. Tình thương chân thực sẽ không thay đổi theo cảm xúc của bạn đối với đối tượng. Tình thương gắn liền với sự ái luyến sẽ thay đổi rất nhiều tùy theo cách nhìn của bạn với đối tượng.

MIKE AUSTIN: Tín đồ Phật giáo cho rằng xúc cảm là chướng ngại - tâm sở phiền não - là điều nên trừ bỏ. Dù vậy, ở phương Tây thì một trong các tiêu chuẩn chính của cuộc sống trọn vẹn chính là việc những cảm xúc sâu kín nhất đã được trải nghiệm như thế nào. Nếu một người né tránh sự đam mê sẽ bị người khác cho là sống giả tạo. Mặt khác, người ta thường ngưỡng mộ những người có nhiều kinh nghiệm sống. Hai quan niệm này có phải phủ định lẫn nhau không?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Điều này hơi phức tạp. Có những cảm xúc mạnh mẽ nào đó đến với bạn do ái luyến. Tương tự, những tình cảm mạnh thậm chí có thể có mặt trong công phu thực hành giáo pháp hoặc trong sự kính ngưỡng của bạn đối với bậc thầy của mình. Cho dù tình cảm này có vẻ như là tốt, nhưng nếu hành giả tu tập đúng đắn thì đến giai đoạn sau đó anh ta sẽ phải loại trừ cả những tình cảm này.

MIKE AUSTIN: Vậy là thực sự không có cách nào để tương đồng hai quan niệm này? Điều gì sẽ xảy ra khi bạn hữu hay cha mẹ của một người qua đời, ngài không thấy rằng việc họ đau buồn là điều đúng đắn hay sao?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Đối với cái chết của cha mẹ hay của người khác, đúng là có lý do để đau buồn. Tôi chẳng thấy có gì sai trái trong điều này. Nếu có điều gì bất hạnh xảy đến cho cha mẹ mình hoặc xảy đến cho người mà mình yêu quý nhất, thì đó là một lý do hợp lý để đau buồn. Nhưng ở đây, nếu có người bị mất cha mẹ và đau buồn, tôi nghĩ là sự đau buồn của họ nên dựa trên sự hợp lý, vừa phải.

Tôi nghĩ như vậy là đúng đắn. Đừng quá vô tình, nghĩa là anh ta phải cảm thấy rất tiếc nuối. Đừng quá đau đớn, có nghĩa là anh ta biết chấp nhận điều ấy. Như vậy đó, sự đau buồn dựa trên ái luyến mạnh mẽ là không tốt. Do sự đau buồn đó, người ta thậm chí có thể tự vẫn! Đi đến mức độ đó là đã vượt quá sự hợp lý.

MIKE AUSTIN: Vì thế nên đó là điều nên từ bỏ?



#6 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 13/10/2012 - 20:59

GIẤC MƠ

MIKE AUSTIN: Ngài có thể mô tả giấc mơ thuộc loại hiện tượng tinh thần nào?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Có những phương thức để làm cho các giấc mơ trở nên không bị nhận lầm về mặt bản chất tuyệt đối của thực tại. Ngoài ra thì những giấc mơ - cho dù là có những giấc mơ khác thường - chẳng có mấy giá trị trong việc phát triển tinh thần.

MIKE AUSTIN: Có phải đó chỉ là do tâm thức quá loạn động đến nỗi ngay cả khi thân đã ngủ yên mà nó vẫn tiếp tục hoạt động?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Khi một người đang ngủ không có những giấc mơ - trong trạng thái không mơ thì ít ý tưởng hơn. Khi những giấc mơ xuất hiện, người ta sinh khởi lòng ham muốn, sân hận... và sau đó dĩ nhiên là có rất nhiều ý tưởng. Tâm thức trong mơ dễ dàng thay đổi hay chuyển hóa hơn. Sự trải nghiệm niềm vui, nỗi buồn trong giấc mơ có thể ảnh hưởng đến cùng một kinh nghiệm đó của tâm thức thô trọng hơn khi thức giấc. Vì tâm thức trong mơ nhạy cảm hơn so với tâm thức khi tỉnh, nên nó cũng hoạt động có hiệu quả hơn.

Bây giờ nói đến một loại thân thể đặc biệt trong mơ, là trường hợp của thân thô trọng thực sự được lìa bỏ. Có những trường hợp như thế này là do hành vi hay nghiệp từ đời trước của người đó, như một năng khiếu bẩm sinh, một tài năng. Những người này có thể trải nghiệm được những điều thực sự đang xảy ra bên ngoài vào lúc ngủ - bên ngoài cơ thể của họ.

Cũng có những trường hợp người ta rèn luyện để có thể sử dụng thân đặc biệt trong mơ. Để không mất thời gian trong việc tu tập tín ngưỡng, họ thường mở sẵn những trang sách trước khi đi ngủ. Trong giấc ngủ, họ xuất thần ra khỏi thân thể họ ra và dành thời gian ấy để đọc sách. Những trang sách thường phải được dàn trải ra trước đó, vì thân trong mơ không có khả năng chuyển dịch những vật thể thô trọng.


#7 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 13/10/2012 - 21:08

LUÂN HỒI VÀ TÁI SANH

MIKE AUSTIN: Xin ngài giải thích rõ từ quan điểm của đạo Phật, một cách chính xác những gì xảy ra về mặt sinh lý học trong toàn bộ tiến trình luân hồi sinh tử và tái sanh?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Có bốn trạng thái phải trải qua trong một đời người. Trạng thái sinh ra được cho là hết sức ngắn ngủi, chỉ ngay trong khoảnh khắc của sự thụ thai. Khoảnh khắc kế tiếp mới là sự khởi đầu của trạng thái có thời gian đầu tiên, kéo dài từ khi thân thể thô trọng bắt đầu hình thành cho đến khi chết. Rồi trong suốt trạng thái chết, ngay cả khi diễn ra trong thân xác già nua, mối quan hệ của lực nâng đỡ cho thức và cái mà thức nâng đỡ ở trong thân rất là dữ dội.

Vào đúng thời điểm chết, mối quan hệ của thức được nâng đỡ bởi nền tảng vật chất chỉ còn được diễn ra ở mức độ vi tế nhất. Vào thời điểm này, tâm thức cá nhân được nối kết với nguồn nội lực vi tế nhất, hay còn gọi là ‘khí’. Với người sẽ trải qua trạng thái thân trung ấm hay bardo, ngay khi trạng thái chết chấm dứt thì trạng thái thân trung ấm liền bắt đầu.

Trong trạng thái thân trung ấm, dù chúng sinh không có một thân vật lý thô trọng, nhưng họ cũng có một sắc thể - có được do sự tương tác giữa luồng khí nội lực và thần thức. Nó thô trọng hơn so với thân vi tế nhất, nhưng vi tế hơn so với thân vật chất thông thường mà chúng ta nhìn thấy.

MIKE AUSTIN: Nó có hình dáng không?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Ồ! Có. Nó sẽ mang hình dáng của loài chúng sinh mà nó sẽ tái sinh. Tuy nhiên, có những giáo lý nói rằng trong nửa đầu của giai đoạn thân trung ấm, thân bardo có hình dáng của thân quá khứ vừa qua, và trong nửa sau đó có thân của đời sống sắp tới.

Cứ mỗi 7 ngày lại có một cái chết nhỏ diễn ra trong thân trung ấm. Với 7 lần chết như thế, thân trung ấm có khả năng duy trì cho đến tuần thứ 7, nhưng không thể lâu hơn. Vào lúc đó người chết sẽ quyết định tái sinh. Chúng sinh khi mang thân trung ấm cũng giống như chư thiên hay quỷ thần, không có thân vật chất nặng nề vốn có nhiều giới hạn. Chúng ta không thể nhìn thấy họ bằng mắt thường.

Trong số những chúng sinh không có thân vật chất nặng nề - không chỉ là những chúng sinh mang thân bardo - có rất nhiều loài như: chư thiên, a-tu-la, quỷ thần... Như trong xã hội loài người có những người không tu tập Phật pháp, có những người tu tập chút ít, có người tu tập nhiều hơn, có người tu tập ít hơn.

Các vị tiên tri nói chung cũng là người như chúng ta, vẫn ở trong luân hồi. Những chúng sinh như Chenrezi trong cảnh giới của chư thiên là những người đã giác ngộ. Ở đây có rất nhiều dạng Chenrezi. Tâm từ bi của chư Phật nói chung, hóa thân của các ngài bằng hình tướng được gọi là Chenrezi. Như vậy dạng Chenrezi này không phải là một cá thể chúng sinh.

Tuy nhiên, giống như đức Phật Thích-ca Mâu-ni là một con người đặc biệt, cũng có Chenrezi là một con người đặc biệt. Còn có những người thường như chúng ta có thể nhận vị Chenrezi làm hộ thần. Khi những người này được giác ngộ, họ sẽ xuất hiện dưới hình tướng của vị Chenrezi.

Bởi vì vị ấy trong giai đoạn gia hạnh vị của Vô thượng Du-già Tan-tra quả thật đã tự phát huy chính mình, nên vị ấy được nhận danh xưng là Chenrezi. Tuy nhiên, vị ấy không nhất thiết chỉ tiếp tục thị hiện như một Chenrezi, mà đồng thời còn có thể thị hiện trong nhiều hình tướng khác.

Từ góc độ của một vị Phật, người ta chỉ có thể nói rằng một Sắc thân nào đó là dạng tối hậu hoặc cao nhất, nhưng không thể nói rằng về mặt tâm linh có những dạng này hay dạng khác. Sắc thân hiện ra đồng thời trong nhiều dạng khác nhau tương ứng với nhu cầu của người được giáo hóa và tùy thuộc vào hạnh nguyện trong đời trước của vị Phật đó.

Do vậy, một vị Phật thường tự nhiên và đồng thời thị hiện trong vẻ ngoài của các vị Chenrezi, Văn-thù-sư-lợi, Di-lặc... tùy theo sự mong cầu của người được giáo hóa.

MIKE AUSTIN: Liên quan đến việc này, ngài đã biết câu chuyện về Jesus Christ, ngài nghĩ như thế nào?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Mặc dù người ta không thể nói một cách chắc chắn, nhưng có vẻ như đây là trường hợp của một chúng sinh giác ngộ thị hiện theo cách thích hợp để dẫn dắt những chúng sinh khác. Tuy thế, có thể chắc chắn rằng ông ta là một chúng sinh nổi bật.

MIKE AUSTIN: Những sự thị hiện này có vẻ giống như những hình chiếu có dạng sắc thân của một chúng sinh bậc cao; liệu những hình chiếu này có một ngã thức tương đối không?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Có rất nhiều khả năng. Chẳng hạn, một vị Bồ Tát có năng lực biến hóa có thể hóa thân thành một chúng sinh nào đó. Vậy thì chúng sinh đó sẽ có ý thức về “cái tôi”. Tuy nhiên, nếu chúng sinh đó lại tiếp tục biến hóa thành một hình tướng khác, thì hình tướng ấy có thể có vẻ như một con người, nhưng thật không phải vậy. Thế nên có nhiều trường hợp. Một số trường hợp có ý thức về “cái tôi”, một số trường hợp lại không có.


#8 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 13/10/2012 - 21:14

MIKE AUSTIN: Trường hợp biến hóa lần thứ hai hẳn phải là một thân có thực với tâm thức có thực nhưng không có ý thức về “cái tôi”?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Hóa thân lần thứ hai có thể thực hiện chức năng của một con người, nhưng không phải là một con người riêng biệt. Chẳng hạn, nếu một bậc giác ngộ cùng lúc hóa thân thành 100 hình tướng, đó chẳng phải là có đến 100 người, mà vẫn chỉ là một người ở trung tâm điểm mà thôi.

MIKE AUSTIN: Liệu người tạo thành các hóa thân ấy có đồng thời nhận biết được mọi việc đang xảy ra đối với 100 hóa thân kia hay không?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Ở đây có nhiều cấp độ. Đối với những vị chứng ngộ ở quả vị thấp hơn thì họ nhất thiết phải điều khiển từng hóa thân riêng biệt. Đối với những vị chứng ngộ ở quả vị cao hơn thì những hóa thân của họ có thể tự hoạt động. Yếu tính ứng tác và hoạt dụng tùy ý có liên quan ở đây. Đó là sự khác nhau ở chỗ sự điều khiển các hóa thân nằm ở đâu. Khi một vị giác ngộ có thể tùy cơ hóa hiện nhiều hóa thân tùy ý, thì mỗi hóa thân đều sẽ tự hoạt động.

MIKE AUSTIN: Liệu mỗi hóa thân ấy có đồng thời nhận biết bản ngã của chính mình cũng như sự hiện hữu của mình như một hóa thân?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Có. Có những trường hợp mà trong 100 hóa thân, mỗi thân đều biết các thân khác đang làm gì. Đối với một vị Phật hay Bồ Tát thì điều này chắc chắn là đúng. Nhưng điều này rất khó giải thích. Chỉ đến khi mỗi người tự thân chứng mới có thể hiểu được, bằng không thì người ta có thể nghĩ rằng đây chỉ là những lời vô nghĩa. Giống như là chuyện khoa học giả tưởng hay sự tưởng tượng trong tôn giáo. (cười)

MIKE AUSTIN: Ngài cảm nhận hệ thống các vị Chu-cô như ở Tây Tạng là xác thực đến mức nào? Có bao nhiêu vị Lạt-ma tái sinh được phát hiện trong quá khứ mà ngài cho là chân xác?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Ồ! Điều ấy rất khó. Có hai điều rất quan trọng trong việc này. Một là việc khảo sát vị Chu-cô phải được thực hiện rất toàn diện. Việc khảo sát hay tìm hiểu này rất dễ bị thực hiện một cách không thích hợp. Thứ hai, chúng ta phải thấy được cung cách sống của vị Chu-cô đó như thế nào. Chúng ta cũng phải đánh giá sự việc qua điều đó.

Mục tiêu đích thật của sự tự nguyện tái sinh là tạo ra được kết quả tốt đẹp nào đó. Nếu không có kết quả tốt đẹp, thì đó là điều đáng ngờ. Vị tái sinh sẽ sinh trở lại cuộc đời với sự chọn lựa có chủ ý, với mục đích kiên định là phụng sự chúng sinh qua phương tiện tôn giáo hoặc các phương tiện khác.

Dù sao cũng phải có một kết quả cụ thể nào đó. Với một số trường hợp không có kết quả tốt, tôi nghi ngờ. Vì thế tôi cho rằng khả năng xác thực là năm mươi phần trăm. Có thể là tôi đã có phần chủ quan khi nói ra điều này.

MIKE AUSTIN: Tôi biết là thật khó khái quát hóa vấn đề. Việc phát hiện các vị tái sinh được tiến hành như thế nào từ khi ngài sống lưu vong?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Vẫn còn một số ít vị đang được nhận diện. Một số vị đã hoàn toàn xác thực. Chủ yếu là căn cứ vào cách ứng xử riêng của đứa trẻ: cho thấy những dấu hiệu rất đặc biệt.

MIKE AUSTIN: Tất nhiên là có sự giảm thiểu số lượng, phải vậy không?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Giảm rất nhiều! Bạn thấy đấy, dân số trước đây là 6 triệu người. Nay chỉ còn có 100.000. Nếu bạn so sánh, tôi nghĩ là đã thấy giảm đi rất nhiều. (cười) Chúng ta cũng có một số vị Lạt-ma người Mỹ. (cười)

MIKE AUSTIN: Điều ấy có nghĩa là gì?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Vâng. Tôi nghĩ ít nhất đã có hai người Mỹ được công nhận là Lạt-ma Tây Tạng

MIKE AUSTIN: Ngài có thể nói đôi điều về họ?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Tôi chẳng biết gì nhiều.

MIKE AUSTIN: Tiến trình công nhận được áp dụng cho hai trường hợp này như thế nào? Cùng một phương pháp chăng?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Có thể là bọn họ đã tự thẩm định việc ấy. Tôi không biết chi tiết.

MIKE AUSTIN: Ngài không đích thân chuẩn nhận họ sao?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Tôi chẳng liên quan gì đến việc này cả.

MIKE AUSTIN: Tôi muốn đưa ra một trường hợp tương tự với những điều ngài vừa nói về một vị giác ngộ có vô số hóa thân. Giả sử có 100 tỉ tỉ tế bào trong thân người. Mỗi tế bào thực hiện các chức năng như thể biểu hiện rằng nó có một tâm thức riêng biệt. Dù vậy tất cả đều nằm dưới sự kiểm soát của cùng một cơ thể. Liệu tất cả những sinh thể này có thể được xem là như nhau, như là các phần của một cơ thể? Nói cách khác, như là các phần hoặc là các hóa thân của một cơ thể duy nhất?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Mọi chúng sinh đều có chung một trải nghiệm - trong ý nghĩa chúng sinh cùng dạng - trong đó bản chất tâm thức của họ chỉ là sự chiếu tri. Ngoài ra, họ không có sự liên kết với nhau. Nếu bạn giả định rằng có nhiều chúng sinh sinh ra từ một nguồn như Thượng đế, thì câu trả lời là không.

MIKE AUSTIN: Ngài thấy rằng họ độc lập với nhau?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Đúng vậy. Họ tách biệt với nhau. Ngay cả khi được giác ngộ, họ vẫn là tách biệt, dù sự chứng ngộ của họ là giống nhau.

MIKE AUSTIN: Ngài nghĩ gì về bản chất tâm thức của 100 tỉ tỉ tế bào?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Không phải là có một thức thân bao quát hết chúng đó sao? Chẳng hạn, nơi mà nhãn quan hiện hữu, ngay trong phạm vi vật thể, nhãn thức duy trì hoặc bao quát cả phạm vi đó. Cùng lúc đó, thức thân cũng hoạt dụng như vậy. Thức thân biến hành khắp thân thể.

MIKE AUSTIN: Trong mỗi tế bào của con người này, như chúng ta đã thảo luận trước đây, có hàng ngàn gene, là những phần nhỏ mang mã số hóa học quyết định tính chất của toàn bộ cơ thể cũng như những chức năng riêng biệt của tế bào chứa nó.

Ngay trong mỗi tế bào đã bao hàm mã số hoàn chỉnh về toàn bộ con người, nhưng chỉ có một gene được kích hoạt để tạo ra dạng thể cần thiết cho vai trò của nó, chẳng hạn như móng chân, con mắt, hay tế bào ngón tay. Ngài cho rằng cái gì đã quyết định thực tế là chính gene cần thiết mới được kích hoạt mà không phải gene nào khác?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Đây là một chức năng vật lí. Chính là cơ thể, không phải tâm thức. Sự việc được kiểm soát bởi tâm thức, nhưng cơ thể thực hiện chức năng đó.

MIKE AUSTIN: Trước đây ngài có nói rằng tâm thức, và vì thế là chúng sinh, là không có điểm khởi đầu (vô thủy). Vậy thì trí nhớ của một chúng sinh có thể đi ngược lại đến mức nào trong quá khứ? Vô tận chăng?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Đối với những người không tu tập, khi tâm thức càng trở nên vi tế - như vào lúc chết - họ càng trở nên ít tỉnh thức hơn. Tuy nhiên, đối với người có sự tu tập để vận dụng tâm thức, họ lại càng có sự tỉnh giác lớn hơn và kí ức lớn hơn khi những trạng thái vi tế hơn được thể hiện. Trong số những người tôi biết, có những vị khi tâm thức vi tế hơn hiện hành thì họ rõ ràng là có thể nhớ lại đến bảy, tám trăm hoặc cả ngàn năm trước bằng tâm thức ấy.

MIKE AUSTIN: Trí nhớ ấy có thể nhớ lại được bao xa? Vô hạn chăng?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Để nhớ ngược về một quãng thời gian rất dài, chỉ tạo ra và vận dụng tâm thức vi tế thôi chưa đủ. Với thời gian lâu xa, rất lâu xa, cần thiết phải loại bỏ mọi chướng ngại dẫn đến sự toàn tri (nhất thiết trí). Tôi muốn nói đến sự cảm nhận rất siêu việt với những đối tượng rất xa trong thời gian và không gian.

Chẳng hạn, dù đã có được năng lực đại thần thông nhưng ngài Xá-lợi-phất vẫn không biết rõ được những căn cơ rất vi tế của một đệ tử nào đó, nhưng đức Phật thì biết được.

Mẹ của ngài Mục-kiền-liên đang ở một nơi rất xa xôi về cả thời gian và không gian và ngài không biết bà ở đâu, nhưng đức Phật biết. Vì đối tượng có thể cảm nhận một cách siêu việt về thời gian và không gian, nên sự thể hiện của tâm thức vi tế là chưa đủ. Hành giả còn phải vượt qua những chướng ngại đối với nhất thiết trí nữa.

MIKE AUSTIN: Có phải ngài muốn nói rằng khi những chướng ngại này được vượt qua, thì cả không gian và thời gian đều được loại trừ - rằng sự hiểu biết về những sự kiện ở khắp nơi trong vũ trụ, trong quá khứ, hiện tại và tương lai đều đồng thời xuất hiện?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Thời gian và không gian đều là tương đối. Chúng là tương đối so với từng tâm thức cụ thể. Khoảng thời gian đối với chúng ta là một năm, thì đối với một người có tâm thức vi tế hơn có thể chỉ là một khoảng thời gian ngắn hơn. Cũng vậy, một người khi đạt được năng lực thiền định đẳng trì có thể chuyển hóa hay thay đổi một sát-na thành một kiếp hoặc một kiếp thành một sát-na, nghĩa là, chỉ riêng đối với người ấy thôi.

MIKE AUSTIN: Kí ức được lưu giữ ở đâu?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Không chỉ là trong não bộ. Vào những quãng thời gian như chúng ta đang thảo luận, không cần thiết phải có một bộ não. Chỉ riêng tâm thức có thể hiểu được những sự kiện trong quá khứ. Nhưng phải là với tâm thức vi tế. Chẳng hạn, khi tâm thức vi tế cực quang hiển lộ vào lúc lâm chung, bộ não đã hoàn toàn dừng lại.

Xét về sự nhận biết của nó, đây được gọi là thức; và xét về sự kết hợp hay chuyển động hướng đến đối tượng của nó, đây được gọi là luồng nội khí hay năng lực bên trong. Tâm thức và luồng nội khí bên trong rất vi tế này là một thực thể bất khả phân. Chúng là một thực thể được phân chia chỉ trong tư tưởng hoặc bởi những đối tượng ngược lại.

MIKE AUSTIN: Trong luồng năng lực - tâm thức này còn có những vết tích hoặc dấu ấn trong đó còn lưu lại mọi kí ức không? Phải chăng chính thời điểm này cũng đang được ghi lại vào đó?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Đúng vậy. Nếu bạn nhớ lại được kiếp trước của mình, thì bộ não của kiếp trước đã không còn nữa, và bộ não hiện nay chỉ mới hình thành, phải không? Thế nên các hình ảnh chỉ có thể được ghi lại trong tâm thức. Điều này tương tự như những gì mà vị hiệu trưởng của trường Đại học Virginia đã mô tả với tôi về sự thay đổi hoàn toàn các tế bào não trong chu kỳ nhiều năm.

MIKE AUSTIN: Năng lượng - tâm thức vi tế nhất này, phải chăng chính là cái tạo ra sự tách biệt của mỗi một chúng sinh? Có phải chăng đây là điểm phân biệt căn bản nhất giữa người này và người khác?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Có một “cái tôi” đơn thuần được biểu hiện tùy thuộc vào sự tương tục của tâm thức. Có hai loại “cái tôi” hay bản ngã: một thô trọng hơn và một vi tế hơn. Có một “cái tôi” được biểu hiện tùy thuộc vào thân và tâm thô trọng, và có một “cái tôi” được biểu hiện tùy thuộc vào tâm thức vi tế và năng lực. Khi cái này hiện hành, thì cái kia không có.

MIKE AUSTIN: Có phải tâm thức liên quan đến luồng năng lực vi tế nhất vốn không có điểm khởi đầu, hay nó là công năng thứ yếu của luồng tâm thức -năng lực được quy về cho chính nó?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Năng lực và tâm thức vi tế và năng lực nội tại chính là nền tảng để thể hiện “cái tôi” vi tế. Khi bạn nói về sự thể hiện “cái tôi” trong năng lực của tâm này, người tạo tác không cần thiết phải thực sự có ở trong đó. Có người đã đặt câu hỏi với một vị Geshe lỗi lạc. Anh ta hỏi rằng nếu có người ở trong nhà, nhìn vào cây cột, thì cây cột ấy được xem là tồn tại qua ý tưởng, và anh ta có thể hiểu được điều đó, nhưng khi không có ai trong nhà, làm sao cây cột ấy hiển thị ra được?

Vị Geshe đáp rằng: “Đúng vậy, dường như khó thật.” Rồi ngay khi người ấy rời đi, vị Geshe quay sang người bạn bên cạnh và nói: “Này, người này dường như nghĩ rằng một tâm thức biểu hiện phải được bao quanh và gắn chặt với mọi đối tượng.” Bởi vậy, bạn thấy đó, điều này có nghĩa như vậy. Sự kiện một đối tượng thể hiện không thể xác lập tồn tại tuyệt đối khi tìm kiếm qua phân tích có nghĩa là đối tượng đó nhất thiết chỉ được thể hiện qua ý niệm trong tâm thức.

Khi bạn khảo sát xem nó được thể hiện do ý thức của người này hay người kia, rốt cùng bạn không thể tìm thấy ở đâu cả. Điều này được xem như là một kiểu phân tích tột cùng một thực thể nào đó đang biểu hiện qua khái niệm. Bạn không thể tìm được nó. Như vậy, việc những vật thể hiện hữu qua ý niệm cũng là không có sự tồn tại tự hữu. Đó cũng là không.

MIKE AUSTIN: Tôi không chắc là đã hiểu được. Có phải “cái tôi” chính là tâm thức vi tế?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Cái “tôi” thô động được thể hiện nhờ vào thân và tâm thô trọng. Nhưng ngay cả khi thân tâm ấy không hoạt động, thì vẫn có “cái tôi” biểu hiện. Có nghĩa là biểu hiện đối với thân và tâm vi tế đang hiện hữu. Chẳng hạn, một hành giả Du-già bậc cao có thể biểu hiện tâm thức vi tế hơn, và cùng một lúc quán sát được các hiện tượng thông thườn.

Đối với vị ấy có một bản năng tự nhiên về “cái tôi” - không phải trong “cái tôi” thô trọng, mà là một “cái tôi” vi tế hơn được thể hiện qua tâm và thân vi tế. Chẳng có gì khác để mặc nhiên thừa nhận. Nếu tâm thức rất vi tế hoặc là luồng năng lượng được mặc nhiên thừa nhận như là chính “cái tôi”, hẳn phải có sai lầm như đã được nêu ra trong Căn bản trung quán luận tụng của ngài Long Thụ, rằng người thực hiện và đối tượng là một, cái biểu hiện và sự biểu hiện, người chiếm hữu và vật bị chiếm hữu.

Chẳng hạn, khi bạn nói “tâm tôi”, người điều khiển hay chủ nhân là “cái tôi”. Trong trường hợp bạn đang miêu tả, người làm chủ và đối tượng của sự làm chủ sẽ là một - điều ấy không thể được. Nếu bạn mặc nhiên thừa nhận một trong những điều này thực sự là “cái tôi” thì sẽ mắc phải sai lầm này. Do vậy, điều ấy không đúng.

MIKE AUSTIN: Điều gì sẽ xảy ra trong tâm thức - luồng nội lực vi tế nhất khi một người được giác ngộ?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Cái “tôi” của một vị Phật, bản ngã của một vị Phật, là “cái tôi” vi tế này. Ở quả vị Phật sẽ không còn luồng nội khí và tâm thô trọng. Hoạt dụng của cả năm giác quan đều được tự thực hiện bởi luồng nội lực và tâm vi tế. Bởi vì đó có nghĩa là tất cả đồng thời hiện hữu. Đó là tâm thức toàn tri (nhất thiết trí).

Thế nên, vào thời điểm tột cùng của Kim cang dụ định mà hành giả đạt được trong tiến trình hướng đến bốn chuyển thức, và như vậy nên chỉ có cực quang tâm thức là còn lại; hành giả không còn tái hiện trở lại mức độ thô trọng của tâm thức nữa. Như vậy, chỉ có cái “tôi” vi tế được thể hiện trong tâm thức vi tế.

Chẳng hạn, đức Phật Thích-ca Mâu-ni thị hiện qua thân tướng thô trọng để chúng ta có thể tiếp xúc được, đối với ngài bạn có thể thừa nhận một “cái tôi” thô trọng, nhưng đó chỉ là hiện tướng của tâm vi tế kia.

MIKE AUSTIN: Tôi xin hỏi ngài vài điều về tiến trình của ký ức. Khi phôi người phát triển, nó trải qua tất cả những giai đoạn tiến hóa từ loài cá đến động vật có vú... Theo ngài, tại sao phải lập lại mọi tiến trình như vậy?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Do năm thành tố căn bản và năm luồng nội khí hoặc nội lực hiện hành đang chi phối thể trạng con người. Phải có điều gì đó tác động đến sự hình thành thực sự của những luồng nội khí này trong thân mới, nhưng tôi không biết rõ điều này.

MIKE AUSTIN: Và ký ức từ những phần tạo tác trong quá khứ có sẵn trong mỗi dòng nội khí đang luân lưu khi chúng tạo ra hình thể vật chất?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Luồng nội khí rất vi tế này chỉ cho dạng rất vi tế của luồng gió sinh động nâng đỡ thể chất. Luồng khí đi lên - tức gió chuyển động, có sự liên hệ với giọng nói, nước bọt, và những thứ khác. Luồng gió hiện hữu khắp nơi có tác dụng trên toàn thân thể.

Yếu tố lửa - cùng với yếu tố gió, có tác dụng tiêu hóa thực phẩm và làm tăng trưởng các thành tố khác trong cơ thể. Luồng nội khí hướng xuống dưới - luồng gió bài tiết có tác dụng đối với sự tăng trưởng, duy trì và vận hành tinh dịch, máu huyết, phân, nước tiểu...Tôi nhớ không hết chi tiết điều này.


#9 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 13/10/2012 - 21:19

TÁNH KHÔNG: NHỊ ĐẾ

MIKE AUSTIN: Xin ngài giải thích tại sao đạo Phật tin rằng tâm thức bị mê lầm; tại sao chúng ta có vô minh từ vô thủy?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Có nhiều dạng mê lầm khác nhau. Theo một cách giải thích thì có hai dạng. Thứ nhất là mê lầm do không biết. Thứ hai là do hiểu sai. Nếu bạn hỏi từ đâu mà sự mê lầm của tâm thức sinh khởi, thì nó sinh khởi từ sự tương tục trong một sát-na trước của sự mê lầm. Nếu bạn tìm kiếm một giải thích khác, thì hẳn là phải có sát-na đầu tiên của sự mê lầm. Trong trường hợp này, có lẽ sẽ có mâu thuẫn với lý luận.

Như được trình bày trong Tứ bách luận của ngài Thánh Thiên: “Dù không có chỗ khởi đầu của phiền não, nhưng có chỗ kết thúc.” Vì tâm thức vô minh nhận lầm mọi sự việc, nên có sự chấm dứt việc mê lầm ấy. Những mê lầm ấy có thể được dừng lại bằng sự thấy biết chân chính (chánh kiến), nhưng vì chúng phát huy tương tục từ sát-na trước của dạng tâm thức mê lầm ấy, nên không có chỗ khởi đầu đối với chúng.

MIKE AUSTIN: Tại sao tâm thức không tự nhiên được giác ngộ?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Một khi tâm có những nhiễm ô - nghĩa là hiện hữu cùng với những nhiễm ô - không thể có được dù chỉ một lần không có nhiễm ô. Nhưng, vì thực thể của tâm là luôn chân thực và trong sáng, tâm thực sự hoàn toàn thuần thiện. Do vậy, tâm được gọi là Phổ Hiền. Sẽ có mâu thuẫn về mặt lý luận nếu cho rằng ban sơ tâm vốn thanh tịnh rồi sau đó trở nên bị nhiễm ô một cách ngẫu nhiên. Do vậy, có thể nói rằng từ khởi thủy, tâm thức vốn đã bị nhiễm ô.

MIKE AUSTIN: Tại sao bản chất giác ngộ chỉ là hạt giống? Tại sao nó không được phát triển hoàn toàn?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Vì nó là hạt giống, quả của nó chưa hình thành. Thực tế là mọi tâm thức đều được an lập như có sẵn một bản tính chiếu tri, và yếu tố đó có khả năng chuyển tâm thức thành tâm giác ngộ nên gọi là “hạt giống”. Chẳng có gì hơn thế nữa. Nếu có, thì bạn sẽ cho rằng có một Thượng đế đã tạo ra nó. Rồi bạn sẽ phải tìm kiếm bản chất của Thượng đế; khảo sát xem bản chất của Thượng đế có chỗ khởi đầu và kết thúc hay không.

Có rất nhiều sự tìm kiếm như vậy trong chương 9 cuốn Nhập Bồ Tát hạnh của Tịch Thiên cũng như trong Lượng thích luận, tác phẩm của ngài Pháp Xứng, chú thích luận giải của ngài Trần-na. Tôi không có ý phê phán những ai chấp nhận một đấng sáng thế. Tôi chỉ giải thích theo tinh thần đạo Phật. Nếu có những mâu thuẫn nội tại trong một học thuyết, được bộc lộ qua lý luận, thì người ta nên từ bỏ học thuyết ấy và chọn một học thuyết không có sự thiếu nhất quán như vậy.

Như đã được trình bày trong điều thứ tư của Tứ y, không y cứ vào thức mà y cứ vào trí tuệ siêu việt. Có nhiều hiện tượng vốn không thể nhận hiểu được cho đến khi nào hành giả có được sự phát triển tâm thức đến cao độ. Có rất nhiều hiện tượng kỳ dị mà ngay bây giờ chúng ta không thể giải thích với dạng tâm thức này.

MIKE AUSTIN: Xin ngài giải thích bằng cách nào mà các tâm sở phiền não khác phát sinh, hoặc cách chúng lưu xuất từ căn bản vô minh?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Như tôi đã trình bày, có hai loại mê tối. Thứ nhất là mê lầm về trạng thái của các hiện tượng. Thứ hai là nhận thức lầm về bản chất các hiện tượng. Dạng vô minh thứ hai là nhận rằng các hiện tượng tồn tại trên cơ sở tự tính, trong khi vốn không phải như vậy.

Trong nhận thức sai lầm về tồn tại trên cơ sở tự tính, lại có hai dạng: nhận thức sai lầm về con người tồn tại trên cơ sở tự tính và nhận thức sai lầm về các hiện tượng tồn tại trên cơ sở tự tính. Sự phân chia này được tạo ra do cách thức quan tâm của người sử dụng các đối tượng và đối tượng được sử dụng.

Trong ý niệm con người là tồn tại trên cơ sở tự tính, có những trường hợp nhận thức rằng cả cái ngã của chính mình và cái ngã của người khác đều thực sự tồn tại. Quan niệm hợp thể giả tạm của thân và tâm là một “cái tôi” có thực chính là cách nhìn “bản ngã” tồn tại trên cơ sở tự tính.

Với quan niệm này, lại có hai dạng khác nữa. Một là quan niệm do quan sát cái hợp thể giả tạm của thân và tâm mà sinh khởi lên ý tưởng về “cái tôi” và nhận nó là tồn tại trên cơ sở tự tính. Hai là do quan sát những “cái của tôi” và nhận nó là tồn tại trên cơ sở tự tính.

Bây giờ, trước hết, người ta phát khởi ý niệm về tồn tại trên cơ sở tự tính của các hiện tượng - tâm và hợp thể các sắc pháp - được xem như là nền tảng thể hiện “cái tôi” . Sau ý tưởng đó, “cái tôi” được thể hiện nhờ vào thân và tâm lại được nhận thức là tồn tại theo cách riêng của nó. Thế thì, với quan niệm về tính giả hợp như là nguyên nhân, người ta nhận thức rằng “cái của tôi” là tồn tại trên cơ sở tự tính.

Như ngài Nguyệt Xứng nói: “Ban đầu có sự chấp trước vào cái tôi - bản ngã - và sau đó là bám víu vào cái của tôi.” Một khi đã có sự phân loại về chính mình, thì sẽ có sự phân loại về kẻ khác. Khi hai sự phân loại này được phân định, thì người ta trở nên đắm chấp vào dạng thuộc riêng mình và không thích dạng hướng về kẻ khác. Từ đây, phát sinh toàn bộ các vấn đề khác.

Chẳng hạn, do quan niệm về tính giả hợp như là một “cái tôi” vốn tồn tại trên cơ sở tự tính, người ta phát sinh tính ngã mạn. Thế thì, ngay cả tâm sở hoài nghi - vì đó là trường hợp chú trọng vào “cái tôi” mà không tin vào điều gì khác (nguyên do tối hậu mà “Tôi không tin vào điều này hay điều kia”) - tùy thuộc vào điểm này. Và tâm sở ganh ghét, đố kỵ.

Cũng vậy, kích động quan niệm về “cái tôi” tồn tại trên cơ sở tự tính là những quan niệm cực đoan: thường hằng và đoạn diệt. Chẳng hạn, tin rằng không có kiếp trước và kiếp sau, hoặc cho rằng khi đã tin có một bản ngã thì cái ngã này sẽ tồn tại vĩnh viễn. Thế nên trước hết, một hiện tượng trình hiện như tồn tại trên cơ sở tự tính và khi nó như vậy, thì phẩm chất thiện, ác và tất cả mọi thứ khác cũng trình hiện theo cách đó.

Tâm lúc ấy tán trợ cho trình hiện này. Do đây là một trình hiện dựa vào tính tăng thượng của thiện ác - vượt quá mức thực có - nên tâm thức con người rơi vào các khái niệm cực đoan về cái thiện ác chân thực và phát ra những thái độ không hợp lý, qua đó, trở lại phát sinh các phiền não.


#10 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 13/10/2012 - 21:25

NHỊ ĐẾ

MIKE AUSTIN: Xin ngài trình bày về hai loại chân lý: chân lý tuyệt đối và chân lý quy ước. Chúng là gì, và vận hành như thế nào?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Điều này rất quan trọng. Lấy cái bàn này làm thí dụ. Nếu người ta tìm kiếm đối tượng thể hiện - tự thân cái bàn - thì không thể nào tìm ra được. Nếu người ta chia cái bàn ra từng phần theo ý nghĩa chiều kích vật thể hoặc theo phẩm tính chất lượng, thì không thể nào tìm ra được tính chất tổng thể cái bàn là gì.

Thực vậy, đối với tâm thức chúng ta, có sự phân biệt rõ ràng giữa toàn thể và từng phần khi chúng xuất hiện trước chúng ta, dường như cái toàn thể tách biệt với từng phần - các phần tách biệt với toàn thể.

Tuy nhiên, thực tế lại không phải vậy. Bây giờ, khi khảo sát theo hướng này, chúng ta sẽ không bao giờ thấy được cái bàn. Dù vậy, sự không tìm thấy này không có nghĩa là cái bàn không hiện hữu. Chúng ta đang sử dụng nó, đúng không? Nhưng nếu chúng ta tìm kiếm, thì chúng ta không thấy nó.

Thế nên có hai cách thức tồn tại của cái bàn. Một là sự thừa nhận “cái bàn” bằng tâm thức mà không cần phải phân tích, và “cái bàn” chỉ hiện hữu theo quy ước. Loại “cái bàn” ấy chỉ được tìm thấy trong dạng tâm thức ấy.

Tuy nhiên, nếu bạn xem “cái bàn” như là một đối tượng, nếu bạn không hài lòng với chỉ cái vật thể mà bạn đặt tay lên, mà tìm kiếm để khám phá xem nó thực sự là gì trong các phần - hoặc phần này là “cái bàn”, hay phần kia là “cái bàn” - thì sẽ không có bất cứ điều gì có thể tìm thấy được là “cái bàn”. Tại sao có sự không tìm thấy cái bàn? Vì “cái bàn” là một cái gì đó mà nếu tìm kiếm bằng phân tích sẽ không thể thấy được.

Bây giờ tâm thức khám phá được gì qua việc tìm kiếm “cái bàn” trong những bộ phận của nó? Chỉ tìm thấy được sự không tìm thấy cái bàn. Chính tự thân sự không tìm thấy này là một tính chất của cái bàn, là tính chất cơ bản, nền tảng của nó. Sự không tìm thấy này là bản chất tối hậu của cái bàn. Những gì vi tế hơn không hiện hữu. Do vậy, đây chính là phương thức tuyệt đối hay tối hậu để thiết lập nên thực thể gọi là “cái bàn”.

Kiểu tồn tại này được tìm thấy trên phương diện đồng nhất “cái bàn” và tính chất cơ bản, nền tảng của nó. Do vậy, sự không tìm thấy của cái bàn là kiểu tồn tại thực sự của cái bàn.

Như vậy, dựa trên một cơ sở, cái bàn có hai bản tính: một được tìm thấy bởi tâm không phân tích, và một được tìm thấy bởi tâm phân tích. Rồi dựa trên một cơ sở khác, có một đối tượng được tìm thấy bởi tâm thức phân biệt thực tại tuyệt đối và một đối tượng được tìm thấy bởi tâm thức phân biệt theo quy ước. Vì thế nên nói rằng: “Sắc tức thị không, không tức thị sắc.” Hai điều này loại trừ lẫn nhau. Hai sự thực ấy chỉ là một thực thể nhưng chúng loại trừ lẫn nhau.

MIKE AUSTIN: Loại trừ lẫn nhau như thế nào?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Về mặt hiện tượng, cái gì là chân lý tuyệt đối thì chẳng phải là chân lý quy ước và ngược lại.

MIKE AUSTIN: Vậy sẽ là sai lầm khi nói rằng chúng khẳng định lẫn nhau?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Cái này không khẳng định cái kia. Dù vậy, nếu bạn dựa vào thực tại tuyệt đối hoặc tánh không của cái bàn như là nền tảng và tìm kiếm xem nó có thể tìm được không, thì nó sẽ trở thành chân lý quy ước theo nghĩa chính nó là nền tảng đó. Trong mối tương quan với cái bàn, tánh không của nó là một chân lý tuyệt đối, nhưng trong tương quan với thực tại của chính nó, có nghĩa là thực tại của thực tại, thì đó là chân lý quy ước.

Nếu có cái gì đó là phương thức hiện hữu của chính nó thì thật mâu thuẫn! Do vậy, thực tại của một cái gì đó không phải là thực tại của chính nó. Điều này là bởi vì khi thực tại được tìm kiếm, khi bản chất của sự vật được tìm kiếm, thì cũng đều không thể tìm được.

MIKE AUSTIN: Khi tánh không lần đầu tiên trình hiện trong tâm, nó như thế nào?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Cho dù thuật ngữ pháp tánh không có ý phủ định chút nào trong đó, nhưng khi điều đó - thể tính hay thực tại của hiện tượng - trình hiện trong tâm, thì nó phải trình hiện qua cội nguồn của sự phủ định. Sự phân biệt này rất quan trọng.

Tôi sẽ trình bày trong ngữ cảnh về Nhị đế được đề ra trong tác phẩm Căn bản Trung quán luận tụng của ngài Long Thụ. Phải chăng khi tồn tại trên cơ sở tự tính được tìm ra, nó chẳng được lập thành bởi vì nó không tồn tại, hoặc dù nó tồn tại, nó cũng không được tìm thấy bởi vì nó không thể nào có được dưới sự phân tích? Chính là điều thứ nhất.

Khi bạn quán sát cách thức sự vật trình hiện trong tâm thức mình, thấy chúng xuất hiện như thể chúng được tìm thấy bằng sự phân tích. Do vậy, nếu hiện tượng tồn tại như cách chúng trình hiện trong tâm chúng ta, thì khi bạn quán sát chúng, chúng sẽ càng trở nên rõ ràng hơn. Thực tế là chúng không như vậy, mà là một dấu hiệu rằng chúng không tồn tại như cách chúng trình hiện. Nói tóm tắt, dù chúng trình hiện như chúng tồn tại trên cơ sở tự tính, chúng vẫn không hiện hữu theo phương thức ấy.

Trong tâm bạn ban đầu đã có cảm giác rằng đối tượng không hiện hữu theo cách nó đang trình hiện. Khi bạn quen với suy nghĩ này rồi, cuối cùng bạn sẽ có sự khẳng định rằng đối tượng không tồn tại chút nào theo cách chúng đang trình hiện. Ngay lúc đó, cảm nhận riêng của bạn về sự trình hiện là một kinh nghiệm về sự trống rỗng, vốn chỉ đơn giản là không có sự tồn tại trên cơ sở tự tính.

Ngay khởi đầu của tiến trình này, đối tượng - cái này vốn là không - có thể vẫn trình hiện. Theo cách dễ hiểu, như khi xem phim, bạn có thể phân biệt hai thời gian khác nhau. Trong cả hai trường hợp, hình ảnh đều xuất hiện qua nhãn thức bạn. Nhưng trong trường hợp thứ nhất, người ta chỉ quan sát hình ảnh, trong khi với trường hợp thứ hai, bạn luôn có suy tưởng chắc chắn rằng điều này không hề tồn tại như một sự kiện có thực.

Nếu bạn duy trì và phát huy ý tưởng rằng chúng không hiện hữu - nếu bạn tập trung vào tính phi hiện hữu của nó - thì dần dần sự trình hiện sẽ tự biến mất. Điều này là do nơi điều kiện tiên khởi tức thì của nhãn thức sẽ bắt đầu giảm trừ đi. Do vậy, khi bạn bắt đầu khẳng định tánh không, đó chỉ đơn thuần là sự phủ định hay vắng bặt của đối tượng phủ định - sự tồn tại trên cơ sở tự tính được khẳng định.

Ngay cả cho dù ban đầu đối tượng vẫn xuất hiện, thì dần dần với sự tập trung vào tánh không, đối tượng sẽ biến mất. Rồi nhờ vào sự quán sát tánh không của đối tượng, nên khi đối tượng tái trình hiện thì bạn sẽ sinh khởi ý tưởng là nó không tồn tại theo như vẻ ngoài của nó.

Đây được gọi là trình hiện như huyễn. Đến mức này bạn có thể chế ngự được phiền não của mình. Những tâm thức mê lầm này không còn cách nào để hiện hành vì không còn sự hỗ trợ của ý niệm tồn tại trên cơ sở tự tính. Dù đối với người sơ cơ, còn có những trường hợp khi ý niệm tồn tại trên cơ sở tự tính hoạt động như một trợ thủ cho tâm thức đúng đắn, nói chung, không cần thiết một tâm thức như vậy phải có sự giúp sức của sự nhầm lẫn về bản tính của sự hiện hữu.

Do vậy, một tâm thức nhận ra rằng đối tượng không tồn tại theo cách riêng của nó sẽ rất có ích để ngăn ngừa sự phát triển phiền não, trong khi đó không làm chướng ngại một tâm thức tốt lành.

#11 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 13/10/2012 - 21:38

MIKE AUSTIN: Trong khoảnh khắc nhận thức được tánh không - khi đối tượng biến mất - cảm giác đó như thế nào?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Tôi chỉ nêu ra một ví dụ truyền thống. Chẳng hạn, hình chiếu trong gương của một khuôn mặt là tánh không của cái đang là khuôn mặt, nhưng tánh không của cái đang là khuôn mặt đó thì không có thực; tánh không của nó tồn tại trên cơ sở tự tính của đối tượng thì có thực.

Khi từ trong sâu thẳm của tâm nhận ra sự vắng bặt dạng tồn tại của đối tượng, thì đến mức đó, các thức khác không còn được phát huy nữa. Ngay cả ý niệm “đây là tánh không” cũng không được tạo ra. Nếu bạn có ý tưởng “đây là tánh không”, thì tánh không ấy sẽ xa lìa ngay. Cũng giống như một đối tượng dưới sự quán sát. Nó sẽ không đạt đến mức hiện hữu như một đối tượng có thực của sự lĩnh hội bởi tâm thức.

MIKE AUSTIN: Thế là có sự biến mất ý niệm nhị nguyên?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Không, ngay cả ở đây vẫn còn ý niệm nhị nguyên. Có ý niệm nhị nguyên của trình hiện từ đối tượng quy ước cũng như của trình hiện từ ý niệm về tánh không.

MIKE AUSTIN: Nếu ngài muốn mô tả chính ý niệm về mặt quy ước, ngài có cho rằng nó trong sáng, rỗng không, sống động và toả chiếu hay không?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Điều ấy rất khó mô tả. Để giải thích điều này chính xác thì rất khó. Có nhiều dạng trình hiện nhị nguyên khác nhau. Một là trình hiện theo quy ước - đối tượng như chúng ta thường thấy. Rồi có trình hiện của tồn tại trên cơ sở tự tính; cũng có trình hiện của chủ thể và đối tượng như thể khác biệt nhau và trình hiện của một hình tượng chung - hình tượng bao trùm mọi đối tượng trong một nhóm đặc thù.

Khi người ta đã quen với tâm trực nhận tánh không - tu tập và thậm chí đi xa hơn và vượt lên trên định đẳng trì - và điều đó trở thành trực giác; thì đối với tâm thức ấy các dạng trình hiện nhị nguyên đều mất sạch.

MIKE AUSTIN: Không có sự chiếu soi tự nhiên hoặc toả sáng đối với trình hiện tánh không hay sao?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Không, nhưng về phương diện thực hành Tan-tra thừa lại là chuyện khác. Đó không phải là từ quan niệm về tánh không, mà từ ý thức. Nhờ vào sự chuyển hóa các thức thô động hơn mà có nhiều dạng trình hiện khác nhau. Những trình hiện này là kết quả từ tâm thức vi tế hơn cũng như sự liên hệ với thân được cấu tạo bởi những thành phần trắng, đỏ..

MIKE AUSTIN: Xin ngài có thể mô tả tâm của một đức Phật?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Những điều gì ngăn trở tâm đạt đến nhất thiết trí được gọi là sở tri chướng. Về mặt sở tri chướng, còn có những tiềm năng được an lập bằng ý niệm tồn tại trên cơ sở tự tính, và nguyên nhân khiến đối tượng hiện ra như thể chúng tồn tại trên cơ sở tự tính hoặc hiện hữu một cách cụ thể.

Cho dù hiện hữu hư vọng của đối tượng chủ yếu là sai lầm của chủ thể - thức nhận biết đối tượng ấy - nhưng cũng có thể có một số hiện tượng hư vọng của đối tượng là do tự chúng bị nhiễm ô bởi vô minh hoặc những tiềm thể của vô minh. Từ trình hiện này - thuộc đối tượng tồn tại trên cơ sở tự tính - có sự nhiễm ô khiến nhận thức về nhị đế là hai thực thể khác biệt.

Do sự nhiễm ô này, khi hiện tượng sinh khởi, chúng dường như hiện hữu theo cách riêng của chúng, vì thế nên ngăn cản sự trình hiện thực tại của chúng. Tương tự, trong khi thực tại của đối tượng trình hiện thì chính đối tượng lại không thể hiện ra. Chúng ta đang nói về sự trực nhận.

Tuy nhiên, một khi sở tri chướng này được loại trừ thì trong lúc nhận biết một đối tượng người ta có thể biết được bản chất của chúng, và khi nhận biết được bản chất người ta có thể biết được đối tượng. Khi ấy, tâm thức con người có thể trực nhận tức thời cả đối tượng và bản chất của chúng.

Thế nên nhất thiết trí - từ quan niệm nhận biết đối tượng quy ước - là tâm thức nhận ra được sự đa dạng của mọi hiện tượng. Từ quan niệm cái biết của thức về bản chất của đối tượng, nó là tâm thức nhận biết phương diện thức hiện hữu của các đối tượng, có nghĩa là tánh không. Nhưng đó chỉ là một tâm thức mà biết được cả hai phương diện. Đây là khía cạnh đặc biệt về nhất thiết trí của đức Phật.

MIKE AUSTIN: Tại sao nhất thiết trí tùy thuộc vào sự giải trừ câu sanh phiền não thông qua tâm từ?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Động cơ để mong cầu nhất thiết trí là để cứu giúp người khác. Để làm được như vậy, chúng ta phải biết cách cứu giúp người khác. Thế nên, không được để cho bất cứ điều gì ngăn trở. Những sự nhiễm ô làm chướng ngại tri kiến về những địa vị tu chứng khác nhau, những điều quan tâm... của hành giả, đều là trở ngại chính của một vị Bồ Tát.

Dù trong bất cứ trường hợp nào thì sở tri chướng cũng không bao giờ có ích cho vị Bồ Tát. Trong khi đó, những trở ngại cho sự giải thoát, tức là những phiền não, đôi khi lại có ích trong việc lợi lạc cho kẻ khác (như khi người lãnh đạo có nhiều con cái để giúp cho ông ta trong việc cai trị).

Việc sử dụng nhận thức về tánh không như sự đối trị sở tri chướng phụ thuộc rất nhiều vào nguyện lực. Ngay cả sự nhận biết về tánh không trong tiến trình tương tục của một vị Thanh văn hay Độc giác cũng không khác với sự nhận biết trong tiến trình tương tục của một Bồ Tát Đại sĩ, nhưng vị Bồ Tát có khả năng đối trị được sở tri chướng là nhờ vào nguyện lực và cũng nhờ vào công đức lớn lao.

Không có cách nào để sự tích tập trí tuệ dẫn đến thành tựu vị mà không có sự tích tập công đức. Giống như khi bạn muốn đỡ một cây xà nhà, bạn cần phải dựng lên hai cây cột. Dù bạn không cần cây cột này để dựng lên cây cột kia, nhưng để đỡ cây xà lên thì nhất thiết phải dùng đến cả hai cây cột. Cũng vậy, để cho nhận thức về tánh không trở thành Pháp thân Phật, nhất thiết phải có đủ những nguyên nhân thiết yếu để phát sinh một Sắc thân.

MIKE AUSTIN: Làm thế nào để phương tiện từ bi và trí tuệ tánh không được hoàn toàn đồng nhất với nhau?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Trong Viên mãn thừa, có sự mô tả về trí tuệ và phương pháp kết hợp. Ví dụ, trước khi hành giả đi vào tu tập định lực đẳng trì về tánh không, hành giả phải phát nguyện tu tập đạt đến giác ngộ vì tâm nguyện muốn cứu vớt mọi chúng sinh. Thế nên tu tập định lực đẳng trì sẽ được kết hợp với nguyện lực là tâm từ bi.

Cũng vậy, khi hành giả tu tập hạnh từ bi - như bố thí, trì giới... thì những điều này phải được kết hợp với động lực của tâm trực nhận tánh không. Thế nên trong phương pháp này, có sự hợp nhất của trí tuệ và phương tiện, phương diện này ảnh hưởng đến phương diện kia.

Trong Man-tra thừa, có sự hợp nhất giữa phương tiện và trí tuệ trong tâm thức, và còn là khía cạnh sâu thẳm hơn về sự hợp nhất trong Vô thượng Du-già Tan-tra.

MIKE AUSTIN: Trong tâm chư Phật, tính diệu lạc được hợp nhất với điều này như thế nào?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Vâng, có cảm nhận về diệu lạc. Trong tâm niệm của chư Phật, mọi hiện tượng đều là trình hiện thanh tịnh, và là trình hiện diệu lạc.

MIKE AUSTIN: Từ nhận thức riêng của một vị Phật, liệu hiện nay đau khổ có tồn tại trong ngài hay không?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Có, nhưng không phải từ nhận thức riêng của đức Phật, mà là do sự hiện hữu của đau khổ ở những người chịu đựng khổ đau.

MIKE AUSTIN: Trình hiện tồn tại trên cơ sở tự tính có diễn ra trong đức Phật không?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Có, nhưng không phải từ nhận thức riêng của ngài, mà qua cách trình hiện đối với một người chưa từ bỏ được sở tri chướng. Sự trình hiện tồn tại trên cơ sở tự tính, nói chung là có hiện hữu. Nếu một sự kiện nào đó hiện hữu và nó lại không hiện hữu đối với đức Phật thì sẽ là một sự mâu thuẫn.

Do vậy, bất kỳ sự hiện hữu nào cũng đều có hiện hữu đối với đức Phật, nhưng không nhất thiết phải là từ nhận thức riêng của ngài. Chính là thông qua năng lực trình hiện của nó đối với người khác và chỉ qua đó mà nó thực sự trình hiện.


Thích Nhuận Châu dịch
Nguyễn Minh Tiến hiệu đính








Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |