Jump to content







Advertisements




Thiếu âm, Thiếu dương thật sự là thế nào?


13 replies to this topic

#1

Atmao75



 

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 450 posts
  • 857 thanks

 

Posted 27/07/2012 - 15:56

Trong nhiều sách Dịch, không có sự thống nhất ký hiệu (tất nhiên sẽ dẫn đến tượng khác nhau và rồi nghĩa lý cũng khác) của Thiếu âm và thiếu dương như sau:

Có sách viết là:
Thiếu âm: Hào sơ Dương, Hào 2 Âm
Thiếu dương: Hào sơ Âm, Hào 2 Dương.

Có sách viết ngược lại:
Thiếu âm: Hào sơ Âm, Hào 2 Dương
Thiếu dương: Hào sơ Dương, Hào 2 Âm.

Vậy ký hiệu nào là đúng theo Dịch? Xin mọi người cùng thảo luận.

#2

ruavang



 

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 786 posts
  • 460 thanks

 

Posted 27/07/2012 - 17:25

Anh nên đọc phần lý giải về thiếu âm, thiếu dương.
Tôi thấy theo sách thầy Thiệu Khang Tiết mới hợp lý.
Còn viết ra không lý giải được thì không cần quan tâm làm gì. Vì trường phái thực hành, chiêm nghiệm có khi không cần nắm rõ cái này vẫn có thể làm tốt.

Edited by ruavang, 27/07/2012 - 17:26.


#3

Atmao75



 

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 450 posts
  • 857 thanks

 

Posted 28/07/2012 - 20:14

Cảm ơn anh Ruavang đã có lời. Tuy nhiên tôi không nghĩ như anh là xuất phát điểm này không quan trọng. Như tôi đã nói ở trên , việc ký hiệu nyaf thế nào sẽ ảnh hưởng đến cả tượng số và nghĩ lý của dịch.

Theo cụ Nguyễn Hoàng Phương thì thiếu âm là hào một âm, hào hai dương. Thiếu dương là hào 1 dương, hào 2 âm.

Tuy nhiên một số sách tiếng Hoa thì lại chép ngược lại (họ dấu hay sao???)

#4

minhminh



 

    Ban Điều Hành

  • Ban Điều Hành
  • 3814 posts
  • 24208 thanks

 

Posted 28/07/2012 - 20:52

hai hào dương đè một hào âm là thiếu âm . tức là 2 vạch liền ở trên một vạch đứt.

#5

ruavang



 

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 786 posts
  • 460 thanks

 

Posted 28/07/2012 - 20:53

Tôi cũng không biết cụ Nguyễn Hoàng Phương cao thủ chiêm nghiệm đến đâu.
Nhưng một đại sư dịch học mà tôi biết, một dịch nhân am tường cả lý luận lẫn chiêm nghiệm thì cho rằng Thiếu âm là Dương dưới Âm trên, tức gốc dương, ngọn âm.
Thiếu dương là âm dưới, dương trên tức gốc âm, ngọn dương.
Tôi theo trường phái này.
Tuy nhiên, nếu cụ Hoàng Phương là 1 cao thủ dịch học chiêm nghiệm thực sự thì rõ ràng 2 lý luận khác nhau đều cho kết quả giống nhau???

Sách Dịch Kinh Đại Toàn có viết:
" Thiếu dương: dương khí từ lòng đất vươn lên. Dương khí bắt đầu hoạt động.
Thiếu âm: âm khí thu liễm vạn vật."
Thiệu Khang Tiết cho rằng: "Lưỡng nghi là động tĩnh.
Tứ tượng là dương, âm, cương, nhu.
Lưỡng nghi: --- (động) ......... - - (tĩnh)
---.................. - -...................---....................... - -
--- (dương)....--- (âm)............- - (cương) ........ - - (nhu) "

Như vậy, tác giả đồng ý với quan điểm của thầy Thiệu Khang Tiết.

Edited by ruavang, 28/07/2012 - 20:55.


#6

ruavang



 

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 786 posts
  • 460 thanks

 

Posted 28/07/2012 - 21:05

Tôi không bảo xuất phát điểm này không quan trọng.
Chỉ là không quan trọng trong một số phương pháp chiêm nghiệm nhất định.

#7

Atmao75



 

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 450 posts
  • 857 thanks

 

Posted 28/07/2012 - 22:50

Ý bác minh minh "hai vạch liền ở trên một vạch đứt là sao? Cháu vẫn không hiểu. Đây là quẻ hai hào mà!

#8

Atmao75



 

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 450 posts
  • 857 thanks

 

Posted 28/07/2012 - 22:53

Ông Lê Gia, viết trong Dịch Học Giản Yếu, cũng theo quan điểm của cụ Hoàng Phương,

#9

ruavang



 

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 786 posts
  • 460 thanks

 

Posted 28/07/2012 - 23:43

Chào anh Atmao75.
Theo ruavang thì:
Quan trọng là họ lý giải thế nào.
Nếu viết ra mà không có lý giải thì tôi cũng có thể viết dương dương rồi cho là thiếu dương????? Giả sử tôi luận quẻ rất chính xác, hoặc nói lý lẽ rất chính xác cho 1 ai đó, họ phục tôi thì có lẽ họ cũng tin tôi sái cổ.
Cho nên nếu chỉ đọc thì chỉ đọc tham khảo. Còn học phải học cái lý.
Nếu tham khảo thì có lẽ nó không quan trọng lắm, nếu học thì có lẽ nó rất quan trọng.
Anh có thể trích dẫn bài viết của cụ Hoàng Phương và cụ Lê Gia cho mọi người tham khảo?

Vì có thể cách gọi khác nhau nhưng hiểu vẫn giống nhau thì chả quan trọng gọi là gì. Trong nam gọi cái chén người ta lấy ra cái bát ăn cơm. Ngoài bắc gọi cái bát thì người ta mới lấy ra cái bát ăn cơm. Vậy, tuy 2 cách gọi khác nhau nhưng người ta vẫn hiểu nó là cái bát ăn cơm. Không cần phải tranh luận quá nhiều về cái tên gọi này. Quan trọng là họ lý giải như thế nào, sắp xếp như thế nào mà thôi.

Edited by ruavang, 29/07/2012 - 00:01.


Thanked by 1 Member:

#10

Hà Uyên



 

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 1518 posts
  • 4967 thanks

 

Posted 29/07/2012 - 00:59

@: AtMao75:

Tôi theo quan điểm như sau:

- Thể của Thiếu dương là

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, dụng của Thiếu dương là

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



- Thể của Thiếu âm là

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, dụng của Thiếu âm là

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 4 Members:

#11

Vô Danh Thiên Địa



 

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 posts
  • 5105 thanks

 

Posted 29/07/2012 - 08:04

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

HaUyen, on 29/07/2012 - 00:59, said:

@: AtMao75:

Tôi theo quan điểm như sau:

- Thể của Thiếu dương là

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, dụng của Thiếu dương là

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



- Thể của Thiếu âm là

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, dụng của Thiếu âm là

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Cụ @HaUyen, từ diển đạt trên thì ta có thể nói dụng của Thiếu dương là Thể của Thiếu âm ? Và
dụng của Thiếu âm là Thể của Thiếu dương ? Và suy rộng thêm Thể của Thái dương là dụng của Thái Âm và ngược lại. Và rồi Thể của Dương là Dụng của Âm và ngược lại . Quan niệm Thể Dụng như thế có hợp cho vạn tượng tự nhiên ?

Edited by vodanhthiendia, 29/07/2012 - 08:08.


#12

lhphong



 

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 392 posts
  • 939 thanks
  • LocationHere

 

Posted 29/07/2012 - 14:04

Hi anh atmao: Anh đang hỏi về 2 trong 4 tứ tượng của Dịch, thực ra khi nói về tứ tượng này chính là nói về sự vận động của âm dương mà thôi. Đó chính là cái Lý về sự vận hành hay đạo vận hành. Tiền nhân đã lấy ký hiệu vạch đứt biểu trương cho Âm, vạch liền cho Dương. Vậy vạch đứt, liền này nó vận hành thế nào. E lấy ví dụ cho dễ hiểu hơn.

Trong thế giới hậu thiên chúng ta đang sống, chúng ta nhìn thấy rất nhiều hình ảnh của tứ tượng, của cặp âm dương vận hành theo tuần tự và trật tự của tự nhiên như Xuân, Hạ, Thu Đông / Sáng, trưa, chiều tối/ Năm, tháng, ngày, giờ.....

Xét thử Sáng trưa chiều tối và trong phạm vi một ngày để coi âm dương biến đổi, vận động ra sao. Âm thường biểu trưng cho những gì về tối, dương về sáng. Cũng nói thêm về quy ước AD như sau. Âm trước, Dương sau, âm nhẹ, dương mạnh, âm thấp, dương cao, âm đi xuống, dương đi lên....

Tối: Khởi đầu của một ngày từ nửa đêm. Lúc này thì âm đang thịnh, nên tượng 2 vạch âm chính Thái âm, thực tế ko phải là chưa có Dương nhưng Dương quá quá bé nhỏ và ẩn tàng, chưa hiển hiện nên ko ghi ra mà thôi.

Sáng: tức là dương đã dần lớn lên, tuy nhiên phần âm vẫn lấn át nên gọi là Thiếu Dương (thiếu hay ít phần dương hơn), theo quy ước Âm dưới, dương trên thì anh có thể hình dung ra tượng Thiếu Dương là thế nào rồi chứ. Rất tiếc ko biết vẽ hình như cụ HU cho dễ nhìn hơn.

Trưa: Ánh sáng dương ngày càng nhiều, dương càng lất át âm đến nỗi coi âm quá ít nên ko hiển thị mà thôi. Tiền nhân biểu thị bằng 2 vạch dương. Chính là tượng Thái Dương.

Tối: Khi chiều tà về, mặt trời dần lặn xuống nhường chỗ cho màn đêm và bóng tối, tức là dương dần suy và Âm dần lớn nhưng còn yếu ớt hơn Dương nên lúc này là Tượng Thiếu âm (Cái gốc Dương vẫn còn và lớn hơn Âm).

Thực tế vạn vật luôn biến đổi nên sự ít nhiều chỉ có ý nghĩa tương đối và tiền nhân vạch ra như thế để ta hiểu cái lý vận hành của âm dương mà thôi.

Xét thêm ví dụ về phạm vi con người cũng vậy: Thai nhi là hình thành là do khí huyết của mẹ (Âm) và cha (Dương), của X và Y. Việc giống cha hay mẹ, hay nghiêng nhiều về cha, nghiêng nhiều về mẹ chính là tứ tượng vận hành của hai khí huyết cha và mẹ mà thôi.

Nếu Rất giống mẹ hay giống quá thì là Thiếu âm, giống cha ít là thiếu Dương(cũng có nghĩa là giống mẹ nhiều, mà giống mẹ nhiều thì âm nhiều, nên tượng âm/vạch đứt bên dưới....anh cứ suy tiếp sẽ ra các tượng Thiếu âm, Thái Dương

Thanked by 1 Member:

#13

Atmao75



 

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 450 posts
  • 857 thanks

 

Posted 29/07/2012 - 15:19

Từ lý giải của cụ HaUyen, cháu đã rõ ra nhiều điều. Ra là các cụ xưa chỉ nói một nửa, còn nửa kia sẽ nói ở chỗ khác. Cho nên có câu " Không thày đố mày làm nên"

Kính.

#14

smartkid009



 

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 65 posts
  • 72 thanks

 

Posted 15/09/2012 - 21:30

Muon hieu ro thi nen tu minh chiem nghiem cuoc song chung quanh minh.Moi nguoi co mot cach hieu va giai thich rieng cua minh.Neu ai do muon hieu dung sai thi hay nghiem cuoc song thuc te va dich vay.






Similar Topics Collapse

1 user(s) are reading this topic

0 members, 1 guests, 0 anonymous users


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |