Jump to content

Advertisements




DÂNG CÚNG NHANG NÀO CÓ LINH NGHIỆM THẬT SỰ?


  • Bạn không thể gửi trả lời cho chủ đề này
No replies to this topic

#1 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 09/11/2012 - 02:31

Việc thắp nhang (hương) trong gia đình, ở đền, chùa... là tập quán từ lâu đời bởi ai cũng tin rằng nén nhang khi đốt lên như một nhịp cầu nối kết hai thế giới hữu hình và vô hình. Thế nhưng ít người hiểu được việc vì sao thắp và cắm lên bàn thờ BA nén nhang.

Xuất phát từ văn hóa dân gian

Thắp nhang được xem là một nét đẹp văn hóa truyền thống không thể thiếu của người dân Á Đông. Chính vì thế mỗi khi trong nhà có giỗ chạp, ngày tuần rằm hay tết đến xuân về, người chủ gia đình thường thắp nhang lên trên bàn thờ. Những lúc đó, mọi người cảm thấy rất ấm lòng.

Việc thắp nhang là để mỗi người khẩn thiết cúi đầu mong tấm lòng thành kính của mình sẽ quyện theo làn khói thơm hướng về cõi thiêng liêng hoặc xông lên tận các vị Thần, tổ tiên hoặc một đấng nào khác.

Theo tài liệu lịch sử, việc đốt nhang bắt nguồn từ khoảng năm 3700 BC (cách đây khoảng 5700 năm), từ nước Ấn Độ. Đến năm 618 AD vào đời nhà Tần mới có một vị Tăng đem hương trầm qua Trung Quốc, từ đó hình thức đốt nhang được phát triển mạnh mẽ và hưng thịnh nhất vào đời nhà Minh, sau đó được phổ biến đến khắp các nước láng giềng.

Nhiều tài liệu cho thấy việc đốt nhang đã có từ thời sơ khai. Trong các đền thờ của vua chúa Ai Cập (Ancient Egypt) có rất nhiều những hình vẽ hoặc hình chạm trên tường mô tả nghi thức này.Nhà Phật chỉ chú trọng đến tâm hương

Trong các buổi lễ của Phật giáo, nhang là một trong sáu lễ vật dâng cúng, gồm có: Nhang, Bông, Đèn, Trà, Trái, Thức ăn.

Tuy nhiên quan điểm của nhà Phật, việc cúng Phật chỉ nên dùng hương thơm, đèn sáng, hoa tươi, trái tốt, nước trong là đủ chứ không phải cần mâm cao cổ đầy. Phật không phải ở trên bàn thờ, trong những pho tượng, mà là ở trong tâm của tất cả con người.

Vì thế ngoài những nén nhang dùng ngọn lửa nóng để đốt cháy lên, mỗi người còn có thể dùng đức tin của mình thắp lên những nén Tâm hương (hương từ trong tâm) để dâng lên chư Phật.

Chính điều này, trong kinh điển mới nhắc tới năm thứ hương chính dùng để cúng dường chư Phật: Giới hương, định hương, tuệ hương, giải thoát hương và giải thoát tri kiến hương.

Năm loại hương này được Phật giáo gọi là Ngũ phần hương. Trong đó Giới hương tức là trong tự tâm của mỗi người chẳng quấy, chẳng ác, chẳng ganh tỵ, chẳng tham sân, chẳng cướp hại. Còn Định hương tức là thấy những cảnh tướng thiện ác, tự tâm chẳng loạn.

Tuệ hương là tự tâm vô ngại, thường dùng trí tuệ chiếu soi tự tánh, chẳng tạo điều ác, dù tu nhiều thiện mà tâm chẳng chấp trước, kính trên mến dưới, thương xót kẻ cô đơn nghèo nàn. Giải thoát hương là tự tâm chẳng phan duyên, chẳng nghĩ thiện, chẳng nghĩ ác, tự tại vô ngại.

Cuối cùng là Giải thoát Tri kiến hương tức là tự tâm đã chẳng phan duyên thiện ác, chớ nên trầm không trệ tịch, phải tu học pháp tối thượng thừa, nhận tự bản tâm, thông đạt lý Phật, hạ mình để tiếp người, vô nhơn vô ngã, thẳng đến Bồ đề, chơn tánh chẳng đổi. Những loại hương này chỉ có thể có trong tâm chứ không thể kiếm ở bên ngoài.

Lý giải thêm về điều này, Đại đức Thích Như Bình, chùa Khánh Hỷ, Lâm Đồng, cho rằng:

- Việc đốt hương của người dân Việt lâu nay xuất phát từ tín ngưỡng dân gian chứ không phải của đạo Phật đưa ra. Đối với đạo Phật việc đốt hương chỉ mang tính biểu tượng là chính chứ không có kinh sách nào nói về việc phải làm điều này trong các buổi lễ.

Còn việc người dân hay quý thầy thường thắp ba nén hương trong mỗi buổi lễ có thể xuất phát từ con số ba của Tam bảo: Phật-Pháp-Tăng.

1. Tam giới (Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới)

2. Tam thời (Quá khứ, Hiện tại, Vị lai)

3. Tam vô lậu học (Giới, Định, Tuệ)...

Trong đó Tam vô lậu học là ba môn học rất hệ trọng trong giáo lý đạo Phật. Có thể nói, toàn bộ hệ thống giáo điển của Phật giáo đều được xây dựng trên ba môn học giải thoát này.

- Còn việc các chùa hiện nay khuyến khích Phật tử chỉ nên thắp một nén nhang, đó là nhằm tránh hỏa hoạn và ô nhiễm môi trường với những người xung quanh. Việc thắp nhiều hay ít nhang không quan trọng, mà chủ yếu là ở tấm lòng của người hướng đến chư Phật mà thôi. Thầy Thích Như Bình chia sẻ.

Minh Thiện

Thanked by 3 Members:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |