Jump to content

Advertisements




Trinh Nguyên tập


6 replies to this topic

#1 Hà Uyên

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 1518 Bài viết:
  • 4967 thanks

Gửi vào 26/05/2011 - 09:59



Trang Tử bình phệ học thuyết của Mặc Tử

“Không xa xỉ phô trương với đời sau, không lãng phí mọi vật, không khoe khoang về điển trương chế độ, gắng giữ kỷ luật để sẵn sàng cứu giúp việc khẩn cấp của đời; đạo luật thời xưa có chủ trương đó. Mặc Định và đệ tử Cầm Hoạt Ly nghe phong khí đó thì thích, nhưng họ tỏ ra thái quá và tạo ra sự khắc khổ cho bản thân. Họ vin vào lý do tiết dụng mà cấm nhạc, bảo rằng sống thì chớ ca hát, người thân chết thì không mặc tang phục. Mặc Tử chủ trương kiêm ái, mưu lợi chung cho thiên hạ, và phản chiến.



Đạo của Mặc Tử dạy không oán giận, Ông hiếu học và uyên bác, Ông mong mọi người đừng khác nhau, nhưng chủ trương của ông khác với những vua trước. Ông bỏ hết lễ nhạc thời xưa như: nhạc Hàm Trì của Hoàng Đế, nhạc Đại Chương của vua Nghiêu, nhạc Đại Thiều của vua Thuấn, nhạc Đại Hạ của vua Vũ, nhạc Đại Hộ của vua Thang, nhạc Tịch Ung của Văn Vương, nhạc Vũ của Vũ Vương và Chu Công.



Tang lễ thời xưa có nghi thức tùy sang hèn, tùy đẳng cấp. Quan quách của thiên tử có bảy lớp, của chư hầu có năm lớp, của đại phu có ba lớp, của kẻ sĩ có hai lớp. Nay theo Mặc Tử, hễ sống thì không ca hát, hễ thân nhân chết thì không mặc tang phục. Quan tài bằng gỗ ngô đồng dày ba tấc mà không dùng quách. Ông cho đó là khuôn mẫu để dạy người. Dạy thế e rằng không phải yêu người; tự đem đạo ấy thực hành cho mình, e rằng không phải yêu mình.



Tôi không công kích đạo của Mặc Tử. Nhưng người ta hát thì ông cấm, người ta khóc thì ông chê, người ta vui thì ông cản. Như thế có hợp tình người chăng ? Người ta sống thì cần lao, mà chết thì tang ma bạc bẽo. Đạo của Mặc Tử khắc khổ quá, khiến cho người ta lo và tủi, mà được thế lại khó khăn. Tôi e rằng đó không phải đạo của thánh nhân, vì trái với nhân tâm, không ai chấp nhận nó. Mặc Tử theo được, nhưng người khác thì sao ? Ông ấy cách biệt với thiên hạ như thế thật là xa đạo của thánh vương vậy”



Bất xỉ ư hậu thế,

Bất mỹ ư vạn vật,

Bất huy ư số độ,

Dĩ thằng Mặc Tử kiểu,

Nhi bị thế chi cấp.

Cổ chi đạo thuật hữu tại ư thị giả,

Mặc Định, Cầm Hoạt Ly văn kỳ phong nhi duyệt chi.

Vị chi đại quá,

Dĩ chi đại tuần.

Tác nhi phi nhạc,

Mệnh chi viết tiết dụng,

Sinh bất ca, tử vô phục.

Mặc Tử phiếm ái kiêm lợi nhi phi đấu,

Kỳ đạo bất nộ.

Hựu hiếu học nhi bác, bất dị,

Bất dữ tiên vương đồng,

Hủy cổ nhi lễ nhạc.

Hoàng Đế hữu Hàm Trì,

Nghiêu hữu Đại Chương,

Thuấn hữu Đại Thiều,

Vũ hữu Đại Hạ,

Thang hữu Đại Hộ,

Văn Vương hữu Tịch Ung chi nhạc,

Vũ Vương, Chu Công tác Vũ



Cổ chi tang lễ,

Quý tiện hữu nghi,

Thượng hạ hữu đẳng.

Thiên tử quan quách thất trùng,

Chư hầu ngũ trùng,

Đại phu tam trùng,

Sĩ tái trùng.

Kim Mặc Tử độc sinh bất ca, tử vô phục,

Đồng quan tam thốn nhi vô quách,

Dĩ nhi pháp thức.

Dĩ thử giáo dân,

Khủng bất ái nhân,

Dĩ thử tự hành,

Cố bất ái kỷ.

Vị bại Mặc Tử đạo.



Tuy nhiên,

Ca nhi phi ca,

Khốc nhi phi khốc,

Lạc nhi phi lạc,

Thị quả loại hồ ?

Kỳ sinh dã cần,

Kỳ tử dã bạc,

Kỳ đạo đại hộc.

Sử nhân ưu, sử nhân bi,

Kỳ hành nan vi dã.

Khủng kỳ bất khả dĩ vi thánh nhân chi đạo,

Phản thiên hạ chi tâm.

Thiên hạ bất kham.

Mặc Tử tuy độc năng nhậm,

Nại thiên hạ hà !

Ly ư thiên hạ,

Kỳ khứ vương dã viễn hĩ !



#2 Hà Uyên

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 1518 Bài viết:
  • 4967 thanks

Gửi vào 27/05/2011 - 07:04

TRANG TỬ BÌNH THUYẾT CỦA QUAN DOÃN VÀ LÃO ĐAM

Xem gốc là tinh, xem vật là thô, xem tích chứa là không đủ, một mình lặng lẽ ở với thần minh. Đó là Đạo thuật thời xưa.

Quan Doãn và Lão Đam nghe phong cách ấy thì rất thích, bèn xây dựng học thuyết trên nguyên lý "thường vô" và "thường hữu". Trọng tâm của thuyết này là Thái Nhất. Bề ngoài tỏ ra mềm yếu và khiêm hạ; bên trong thì tỏ ra trống rỗng và không hủy hoại vạn vật.

Quan Doãn nói: "Chớ thiết lập gì ở bản thân. Sự vật có sao thì để vậy. Hành động như nước. Yên tĩnh như gương soi. Đáp ứng như tiếng dội. Mịt mờ như mất. Lặng lẽ như trong trẻo. Hễ đồng ý thì hài hòa. Hễ được thì mất. Chớ đi trước người khác, hãy đi sau họ".

Lão Đam nói: "Biết trống giữ mái, trở thành giòng suối cho thiên hạ. Biết trắng, chịu nhục, trở thành thung lũng cho thiên hạ". Ai cũng giành đứng trước, riêng ông đứng sau, nên Lão Đam nói: "Nhận lấy cái mà thiên hạ vứt đi". Ai cũng giành lấy cái thiết thực, riêng ông nhận cái trống rỗng, nên Lão Đam nói: "Không tàng trữ mà có dư". Vì thế mà ông có dư. Hành động của ông không gắng sức và không phí công. Ông vô vi và chê cười bọn khéo léo. Ai cũng cầu hành phúc, riêng ông uốn mình để được an toàn, Lão Đam nói: "Chỉ cầu tránh được tai họa". Lão Đam xem tinh thần là căn bản, xem sơ sài là phép tắc, ông nói: "Cứng thì bị gãy, sắc bén thì bị cùn". Lão Đam thương khoan dung với vạn vật và không làm hại ai.

Tuy Quan Doãn và Lão Đam chưa đạt tới tột đỉnh của đạo, nhưng hai ông đều là Chân nhân quảng đại thời xưa vậy !



#3 Hà Uyên

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 1518 Bài viết:
  • 4967 thanks

Gửi vào 28/05/2011 - 10:33

HUYỀN HỌC - BIỆN DANH TÍCH LÝ


Người đời Ngụy và đời Tấn đã có nhận thức rõ ràng hơn về cái vượt trên hình tượng, đối với các tác giả chú giải về Lão Tử, Trang Tử, Dịch truyện và Trung Dung.



Người đời Ngụy Tấn đã giải thích “huyền chi hựu huyền” [đã huyền rồi lại huyền], sự say mê yêu thích “huyền chi hựu huyền” dẫn tới tác phẩm Lão Tử, Trang Tử và Dịch Truyện được gọi là Tam Huyền, những lời chú giải nói về đề tài này được gọi là “huyền đàm”, phong khí nói về huyền học thời lỳ này được gọi là “huyền phong”.



Đối với họ cái gì cũng là Huyền, và cho rằng cái vượt trên hình tượng sẽ khiến con người “bước vào cõi hư vô bao la” [kinh hư thiệp khoáng]. Thế Thuyết Tân Ngữ có trích dẫn Trang Tử Chú: “Phân tích cái huyền diệu đến cùng cực, đó là phong khí huyền học lớn mạnh” [Diệu tích kỳ trí, đại sớng huyền phong]. Lư Hiếu Tiêu khi phân tích chỗ này, đã trích dẫn Trúc Lâm Thất Hiền Luận rằng: “Hướng Tú đã nêu ý nghĩa này, người đọc nó không thể không trở nên siêu nhiên như thể rời khỏi trần ai và nhìn vào cõi mịt mờ tuyệt đối. Họ bắt đầu hiểu rằng bên ngoài thế giới giác quan nghe nhìn còn có những bậc thần đức huyền triết, có thể vất bỏ thiên hạ và ở ngoài vạn vật”.



Trong lời tựa của Trang Tử Chú - Hướng Tú và Quách Tượng ca ngợi Trang Tử nói: “Người tham lam và kẻ sĩ bon chen tạm thời đạt được nhiều danh tiếng và nếm mùi phong lưu dư dật, tuy các thứ ấy chỉ là tạm bợ nhưng họ vẫn có sự tự đắc là đạt được chí nguyện của mình; nói chi đến những bậc đã xa lìa tình cảm và vui chơi trong cõi vĩnh cửu, những bậc đi vào cõi xa xăm trong sáng dằng dặc, lìa bỏ trần ai mà phản hồi về trốn thâm u tột cùng”. Cảnh giới được nói đến ở đây quả là tối cao; và công dụng của huyền học là khiến cho người ta có thể đạt được cảnh giới đó.



Huyền học chính là sự kế tục của cái học Lão Trang. Tư tưởng Lão Trang trải qua Danh gia, mà lại vượt trên cả Danh gia. Tư tưởng của Huyền học cũng như vậy. Cái học Danh gia cũng thịnh hành trong thời Ngụy Tấn. Tư tưởng của người thời Ngụy Tấn cũng phát xuất từ Danh gia, cho nên trong những cuộc biện luận của họ về Huyền, thì các nguyên lý mà họ bàn luận được gọi là Danh Lý.



Lưu Tuấn chú dẫn Tạ Huyền biệt truyện viết: “Tạ Huyền (343 – 388) có khả năng về lời lẽ triết lý, giỏi về danh lý”, Quách Tượng giảng: “Thiện danh lý có nghĩa là giỏi về danh lý. Có thể phân biệt tên và phân tích nghĩa lý” [Năng biện danh tích lý]. Có nghĩa là phân tích logíc về nghĩa lý thông qua việc phân biệt các tên mà không quan tâm sự thực. Tư Mã Đàm phê phán thứ hoạt động chí tuệ này là “chuyên vào danh mà mất tình người” [chuyên quyết ư danh nhi thất nhân tình].



Thế Thuyết Tân Ngữ chép: “Có người khách hỏi quan lệnh Nhạc Quảng về câu “chi bất chí” [khái niệm không tới], Nhạc Quảng không phân tích câu văn, mà lấy cán phất trần lông đuôi nai chạm vào mặt bàn, hỏi: Nó có tới không ? Khách đáp: tới; Nhạc Quảng bèn giơ phất trần lên và hỏi: Nếu có sự chạm tới, làm sao có thể bị lấy đi ?”.



Câu “chi bất chí” bắt nguồn từ giới biện giả như Công Tôn Long, được chép trong thiên Thiên Hạ của Trang Tử, khi cán phất trần trạm vào mặt bàn, thì nó được xem là “tới” (chí) mặt bàn. Nhưng nếu đấy là sự chạm tới thật sự, thì sự chạm tới không thể bị “lấy đi” (khứ), nói cách khác là hành động không thể bị hủy bỏ. Nếu sự chạm tới bị “lấy đi”, thì sự chạm tới ấy không phải là chân thật. Ở đây, thông qua từ ngữ “tới” (chí), thì nghĩa lý ẩn sau nó được phân tích, và nhân đó người ta phê bình sự thực về cái chạm tới nào đó. Đây là một ví dụ minh họa về “biện danh tích lý”. Về cách thức biện giả này, Lưu Tuấn chú thích: “Thuyền được giấu thì lặng lẽ đi; Tay trong tay là xa nhau mãi; Một khoảnh khắc không lưu lại, nó vừa sinh vừa diệt. Cho nên cái bóng của con chim bay chẳng ai thấy di động; Bánh xe của chiếc xe đang chạy thì chưa hề chạm mặt đất. Cho nên “lấy đi” (phất trần) không phải là lấy đi, thì sao gọi là chạm tới ? Chạm tới không phải là chạm tới, thì sao gọi là lấy đi ? Nhưng sự chạm tới trước không khác sự chạm tới sau, nên sinh ra cái danh “chí” (chạm tới); Sự lấy đi trước không khác sự lấy đi sau, nên lập ra cái danh “khứ” (lấy đi). Nay thiên hạ không có sự lấy đi, thì sự lấy đi không phải là giả ư ? Nếu nó đã là giả rồi, thì sự chạm tới là thực sao ?”



Chúng ta không rõ lời chú này là lý tưởng của chính Lưu Tuấn hay là của ai khác. Hai câu “Cái bóng của con chim bay chẳng ai thấy di động” (Phi điểu chi ảnh, vị thượng động dã) và câu “Bánh xe của chiếc xe đang chạy thì chưa hề chạm mặt đất” (Luân bất triển địa) là hai nghịch lý được chép trong Trang Tử (Thiên hạ). Lời chú của Lưu Tuấn đại ý là: Một khoảnh khắc chính là vừa sinh vừa diệt. Cho nên cái bóng của con chim bay vào một khoảnh khắc cụ thể, thì không phải là cái bóng của nó ở một khoảnh khắc trước đó. Cái bóng của nó ở một khoảnh khắc trước đó, thì đã mất ngay lúc đó, còn cái bóng của nó ở khoảnh khắc sau, thì vừa sinh ra ngay bấy giờ. Liên hiệp hai khoảnh khắc này mà nhìn, thì thấy cái bóng di động, nhưng nếu tách riêng ra mà nhìn, ta không thấy cái bóng di động. Tương tự, “cái bánh xe của chiếc se đang chạy thì chưa hề chạm mặt đất” cũng có nguyên lý này.



Cũng thế, cái gọi là “lấy đi” (khứ), chính là tập hợp nhiều động tác lấy đó trong nhiều khoảng khắc, là sự liện hợp của sự “lấy đi” trước và sự “lấy đi” sau. Cái gọi là “chạm tới” (chí), cũng chính là tập hợp nhiều động tác “chạm tới” trong nhiều khoảnh khắc, là sự liên hợp của sự “chạm tới” trước và sự “chạm tới” sau. Bởi vì sự chạm tới trước và sự chạm tới sau tương tự như nhau, cho nên dường như chỉ có một sự chạm tới. Do đó cái danh “chí” được lập. Cũng vậy vì sự “lấy đi” trước và sự “lấy đi” sau tương tự như nhau, cho nên dường như chỉ có một sự “lấy đi”. Do đó cái danh “khứ” được lập. Nếu chỉ lấy sự sinh - diệt trong một khoảnh khắc mà nói, thì quả thực không có “khứ”; đã không có “khứ” thì không có “chí”.



Đây chính là “biện danh tích lý”. Trong Trang Tử (Thiên hạ) còn chép nghịch lý: “Cây gậy một thước, mỗi ngày chặt đi phân nửa, muôn đời cũng không chặt hết” [Nhất xích chi thùy, nhật thủ kỳ bán, vạn thế bất kiệt], hoặc một nghịch lý: “Những vòng liên kết có thể tách rời” [Liên hoàn khả giải dã]. Quách Tượng chú: “Các lời của biện giả không liên quan việc chính trị quốc gia, quả thật có thể gọi sự đàm luận vô dụng. Nhưng con em bọn nhà giầu đều lấy nó để giải trí. Chúng mệt mỏi với lời lẽ trong kinh điển, mà có thể phận biệt danh và phân tích nghĩa lý, để phô trương chí khí của mình và để ước thúc tư tưởng, lưu lại đời sau, khiến cho bản tính khỏi tà dâm. Như thế các lời của biện giả không tốt hơn trò cờ bạc giải chí sao ?”. Quách Tượng đã vượt xa các biện giả vì ông “được cá quên nơm”, cho nên dường như ông phản đối việc “biện danh tích lý”. Bản thân Quách Tượng cũng rất giỏi biện danh tích lý, và chính tác phẩm Trang Tử chú của ông cũng là một mẫu mực về “biện danh tích lý” vậy.



Tân Nguyên Đạo - Phùng Hữu Lan

Lê Anh Minh dịch.







#4 Hà Uyên

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 1518 Bài viết:
  • 4967 thanks

Gửi vào 19/06/2011 - 04:00

Đạo, từ một khái niệm danh từ, Đạo đã phát triển thành một phạm trù triết học, trở thành một trong những phạm trù quan trọng nhất, cơ bản nhất của Đông phương học. Trong các nghĩa nguyên thủy của chữ "đạo", đã hàm chứa rất nhiều nhân tố tiềm ẩn nhiều nghĩa bóng. Vì vậy, trên cơ sở phát triển của thực tiễn xã hội, theo đà nhận thức thế giới khách quan và thế giới chủ quan của con người, đi sâu từng bước hàm nghĩa của Đạo cũng không ngừng phong phú thêm.

- Đạo là đường có chí hướng xác định, là con đường mà người qua lại tất phải qua. Do đó, nghĩa bóng là xu thế tất nhiên của sự vận động biến đổi của sự vật, tức là tính quy luật.

- Đạo là đường có đặc điểm luôn nắn thẳng, kéo dài mãi. Mọi người cần phải đi thẳng theo con đường đó, mới có thể đi tới nơi định tới. Nếu không, sẽ bị sai lệch. Do đó, nó có nghĩa bóng là phương hướng nguyên tắc mà mọi người phải tuân theo.

- Con đường nối liền điểm xuất phát và đích cuối cùng có cự ly nhất định. Người ta muốn đạt được mục đích, thì phải thông qua lộ trình đó. Do đó, nghĩa bóng của nó là quá trình vận động biến đổi của sự vật.

- Đường thì thông đạt, không có trướng ngại. Nghĩa bóng chỉ sự thông đạt mọi việc của con người trong xã hội.

- Đường dùng để đi. Đi đường gọi là hành. Dẫn dắt người ta đi vào đường lối thì là Đạo, chỉ dẫn đúng đường lối. Do đó, Đạo có nghĩa bóng là đường dẫn đạo, đạo lý.

Khi Đạo quá độ từ chỗ là con đường, là đường hướng trong Kinh Dịch sang là quy luật; là nguyên tắc trong Kinh thư, thì cũng có nghĩa là nghĩa của Đạo, là quá trình biến đổi của cả một hệ thống, một động thái. Đạo cũng dự báo rằng, sự tất phiên phải phân ba thành thiên đạo, địa đạo và nhân đạo, để ngay trong Đạo nhìn thấu suốt các vấn đề quan hệ giữa tự nhiên với con người - khái niệm về Đạo bắt đầu có sự biến đổi về tính chất. Đây cũng là một biểu hiện nguyên thủy của tư tưởng hợp nhất thiên đạo và nhân đạo. Tố thư - Chính đạo viết: "德
足以懷遠,信足 以一異 Đức túc dĩ hoài viễn, tín túc dĩ nhất dị" (Đức đủ để dân ở xa vui trong lòng mà thành phục, tín đủ để phân biệt dị đồng).

Như vậy, ta có thể hiểu “đức” là "năng lực thực hiện" được chăng ? Tiềm năng ... tiềm lực ... tiềm long ...








#5 Hà Uyên

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 1518 Bài viết:
  • 4967 thanks

Gửi vào 28/06/2011 - 19:55

Dịch có thuyết Thái cực, có nghĩa "tri chí tri chung", có lời chính trực nghĩa phương, đều là nguồn lớn của nghĩa - lý, là điều chí yếu của hậu học, có thể khai thác được những điều mà các bậc tiên hiền chưa từng nói.

Lược lệ nêu lên, giải thích cương mục làm rõ nghĩa lý một cách hệ thống.
"Lược" là không cụ thể chi tiết.
"Lệ" là nêu lên cái chính yếu có tính nguyên tắc.

Giả sử Tượng mà có thể bỏ đi, thì lời của thánh nhân không thể kê cứu, những điều Phục Hy nhờ tượng số đã để lại những lời dạy, trở thành ra điều thừa vô ích.


Người làm Dịch không thể rời tượng số để đặt hào Thoán, người nói Dịch cũng không thể nói suông về Tính Mệnh ở bên ngoài tượng số vậy.

Ví như Trình Di dùng theo bản của Vương Bật. Chu Hi dùng theo bản của Lã Tổ Khiêm. Một bên chủ về nghĩa lý, một bên lại chủ về tượng chiêm, ý nghĩa khác hẳn nhau.

Các thuyết của Tiên nho hoặc theo bên nọ hoặc theo bên kia, phân chia theo phái tranh luận với nhau không dứt.

Phong cách nói về Dịch của người thời Xuân Thu, được chép trong Tả truyện, mỗi câu mỗi chữ đều nói về Tượng, mà cũng không bỏ Hỗ thể, đó là phép cổ xưa nhất. Người thời Lục triều chuộng sự phù hoa, tôn sùng chú của Vương Bật; Lại nói nghị luận có căn cứ, tìm đến căn nguyên của Dịch tượng như Lã Tổ Khiêm là rất hiếm, Ông cắt bỏ những chỗ phù phiếm dông dài, suy tìm Dật tượng trong Tả truyện.

Bình tâm mà xét, phát minh được nghĩa lý, khiến cho Dịch không bị hỗn tạp với thuận số, Vương Bật là người có công lớn. Chuộng thuyết "hư vô", khiến cho Dịch sa đà vào thuyết Lão Trang, như Vương Bật thì cũng có chỗ còn chưa thoả đáng. Đó là ngọc sáng không che được vết xước vậy !

Chu dịch lược lệ - Minh hào thông biến -
Vương Bật nói:

"Quẻ là để chỉ thời, hào là để chỉ sự biến hoá. Hào là sự biến hoá thích ứng với thời. Thời có bĩ thái, cho nên dụng thì có hành tàng. Quẻ có lớn nhỏ, cho nên lời có khó có dễ.
Cái hạn chế của một thời, có thể trở thành cái dụng, cái tốt lành của một thời có thể biến thành cái hung hiểm.

Cho nên, quẻ có thể đảo ngược mà hào cũng đều thông biến. Vì thế cái dụng không có đạo thường hằng, sự việc không có quỹ độ sẵn có, động tĩnh co duỗi, tất cả đều biến hoá mới thích hợp.
Vì thế, nói tên một quẻ nào, thì cát hung theo loại đó mà sinh ra. Thời nào đó còn, thì động tĩnh ứng với cái dụng của nó, theo đó mà xuất hiện".


Phàm, việc ngắt câu khi đọc Dịch là rất khó, thoát ly khỏi Kinh để làm rõ việc ngắt câu, cũng là phương pháp có thể chấp nhận.

Luận về lẽ biến thông, tất phải xét sự tiến thoái của tượng. Xem để quyết đoán những điều còn ngờ vực, tất phải là nghĩa cát hung của Từ. Cổ nhân nói Dịch, là nói tượng số mà nghĩa lý nằm trong đó. Người đời sau theo về nghĩa lý, cho nên tượng số vì thế bị che lấp.

Chậm để bắt đầu, nhanh để đứt đoạn.
Phàm, ý sâu đạo lớn vốn không trái ngược nhau.


Lại thấy, từ năm Hồng Vũ (1368) mở khoa thi, Ngũ Kinh đều căn cứ vào các bản "Chú sớ" cổ của Tống nho. Kinh Dịch có chú sớ của Trình - Chu; Kinh Thư có chú sớ của họ Thái; Kinh Thi có chú sớ của họ Chu; Kinh Xuân Thu, Cốc Lương, Công Dương có chú sớ của họ Trình, họ Hồ và họ Trương; Lễ Ký có chú sớ của họ Trần. Sau này, bỏ hết "chú sớ". Có thuyết cho rằng từ khi có Ngũ Kinh Đại Toàn, sách đó được dùng cho thi cử đã được hơn 200 năm rồi, những điều hay trong "chú sớ" đều đã được tuyển trọn vào trong sách Đại toàn. Qua đó, có thể thấy, từ thời Minh đã lo cái tệ vứt bỏ hết "Chú sớ" cũ. Nay xem Chu Dịch đại toàn, cũng thấy sách chưa bao quát hết được cái hay cái dở của các Dịch thuyết vậy.

Xét thấy, duy có Đại tượng là thuần theo Lý để học Dịch. Ví như xem quẻ Bĩ, là để biết kiệm đức tránh nạn, xem tới quẻ Bác thì biết được phải tốt với kẻ dưới thì nhà mới được yên, xem tới quẻ Cấu thì biết có sự ban bố mệnh lệnh khắp thiên hạ, xem tới quẻ Quy muội thì biết được tai hoạ sau này sẽ tới, ...v.v...

Lấy lý "thuỷ chung hợp nhất", thì có thể bao quát được vạn vật. Đây là căn cứ theo lời quẻ Càn - Thoán truyện có câu: "Đại minh chung thủy" vậy.

Lão Tử nói: "Thiên địa bất nhân, dĩ vạn vật vi sô cẩu. Thánh nhân bất nhân, dĩ bách tính vi sô cẩu".

Trời đất chẳng nói đến chữ nhân,
...

Minh triết chẳng nói đến chữ nhân,

...

Sửa bởi HaUyen: 28/06/2011 - 19:59


#6 Hà Uyên

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 1518 Bài viết:
  • 4967 thanks

Gửi vào 29/06/2011 - 09:09

Căn cứ vào phép Quái biến để tìm Tượng, từ Tượng giải thích làm rõ Lý. Mỗi quẻ đều có thể chú giải nguồn gốc từ quẻ nào ra, được gọi là "thời lai", không hiểu rõ "thời lai" của quẻ, thì không biết được quẻ đó từ đâu mà ra. Không tìm hiểu sự biến của Hào, thì không biết quẻ đó sẽ biến ra quẻ nào. Hào bao quát hết thảy các hiện tượng và sự vật.

Thuyết cũ chỉ giảng chung, rồi đưa vào việc luận về con người và chính trị xã hội, bỏ xót rất nhiều đạo lý.

Phải chăng, đạo của Dịch vô cùng rộng lớn, không gì không có trong đó, âm dương biến hoá quán thông tất cả, uyển chuyển sinh sôi, đầy đủ cả Lý tương thông. Cho nên, các Dịch gia thời Hán như Mạnh Hỷ, Mã Dung, Ngu Phiên, Tuân Sảng,... đều theo cái Lý đó mà lập thuyết. Các nhà Tống học như Trần Đoàn, Trinh Di, Chu Hi,... cũng chú trọng phát phát minh Lý đó. Tuy không làm mất nghĩa gốc của Dịch, thì giữa nghĩa lý và tượng số, cũng đều là tinh tuý của Dịch vậy.



#7 Hà Uyên

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 1518 Bài viết:
  • 4967 thanks

Gửi vào 30/06/2011 - 13:34

Hệ Từ - Hạ truyện viết: "Dịch cùng tắc biến, biến tắc thông, thông tắc cửu". Triết lý của Dịch cho rằng, quy luật của sự vật khi phát triển đến cùng cực thì sẽ biến hóa, khi đã biến hóa thì sẽ thông suốt, khi đã thông suốt thì sẽ lâu bền.

Hào quẻ có thể thông với các quẻ khác, thì gọi là "thông", khi hào quẻ không thông với các quẻ khác thì gọi là "cùng". Cùng, mà tự biến đổi âm dương của mình, tức là hóa bất chính thành chính, thì gọi là "biến".

Dịch nói: "Quân tử kiến cơ nhi tác" = Người quân tử thấy trước triệu chứng thì ứng phó ngay.

Khi tìm đến giai đoạn phôi thai của các sự vật, thì chức năng của Dịch chỉ cho ta, bằng con đường hiệu quả nhất, cách thức ứng xử phải theo.

Thích hợp nhất để lý giải thời "tinh vi" này, sẽ là đối lập với thời kỳ "hiệu quả", bằng sự tương phản với cái "đã trở thành cụ thể", trở thành đối tượng xem xét đối với ta. Theo đó, đưa ta tới để lý giải thời điểm ngược lại này, ở đó không còn gì cụ thể được nữa (Hư).
Một thời điểm then chốt, nó tạo ra ngưỡng giữa một pha này với một pha khác. Đó chính là mỗi một hào, đều thể hiện sự manh nha trong các cơ hội tình huống. Nó cho phép con đường u áo mờ tối được mở ra, và sự định hướng mang đến đổi mới. Do đó, khả năng của nhận thức không bị giới hạn bởi các hiện tượng.

Khi biết loại bỏ cách nhìn ích kỷ và vụ lợi (vô tư), vượt lên trên mọi suy tư mang tính cá nhân và lập dị, thì có thể liên kết được tới các kích thước cộng đồng, cũng không cần thiết phải điều hành tại từng thời điểm một cách rành rẽ (vô vi) để mở rộng ảnh hưởng. Sự thẳng thắn mang tính đạo đức và tính công minh là điều kiện của sự thông tuệ này. Đó có thể được gọi là thông.

Sửa bởi HaUyen: 30/06/2011 - 13:48







Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |