Jump to content

Advertisements




BỘ PHƯƠNG PHÁP THỜ THẦN TÀI MẬT TÔNG


16 replies to this topic

#1 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 04/12/2012 - 03:43

Với nhân duyên được thỉnh bộ sách PHƯƠNG PHÁP THỜ THẦN TÀI MẬT TÔNG của thầy Đại Đức Thích Minh Tông. Nay tôi xin chia sẻ đến quý vị về pháp môn thờ thần tài.

LỜI GIỚI THIỆU.

CẦU TÀI VÀ BỐ TRÍ.

Cuộc sống đời thường là không thể thoát ly khỏi tiền tài vật chất. Sự khao khát của người đời đối với tiền tài và sự giàu có là một tâm lý phổ biến. Tiền tài vật chất đem lại cho con người cuộc sống dễ chịu và tốt đẹp hơn, thỏa mãn những nhu cầu vật chất, đồng thời đem lại cho họ sự mãn nguyện về tinh thần ở mức độ nhất định. Trên một chừng mực nào đó, tiền tài chính là sự tượng trưng cho thân thế và địa vị, bởi vậy có thể nói rằng ham làm giàu là tâm lý chung của hầu hết mọi người.

Vậy Phật Giáo với tư cách là một tôn giáo siêu việt xuất thế sẽ nhìn nhận thế nào về tiền tài vật chất? Xét về bản chất, Phật giáo là một tôn giáo hài hòa và cởi mở nên cũng giữ một thái độ bình hòa trung dung đối với tiền của, chủ trương "lấy có đạo, dùng có đạo". Thuận ứng với tâm lý ham làm giàu của số đông quần chúng, và cũng là để làm lợi cho chúng sinh, Phật Giáo đặc biệt là Mật Tông Tây Tạng, đã đặt ra rất nhiều vị thần tài cùng những pháp môn tu luyện tương ứng, nhằm thỏa mãn nguyện vọng tìm kiếm phúc đức và tiền tài của những tín dồ trung thành.

Mật Tông Tây Tạng tổng hợp những tinh hoa trong giáo nghĩa của ba thừa là Tiểu thừa, Đại thừa và Mật thừa, xử lý một cách khéo léo hai vấn đề cứu cánh của Phật Giáo là giải thoát và thành Phật, có tầm ảnh hưởng quan trọng trên phạm vi thế giới. Đó chính là lý luận "tức thân thành Phật" yêu cầu người tu hành thức dậy tính Phật trong chính bản thân mình, tu hành trong kiếp này, chứng quả cũng trong kiếp này, lý luận này có sức hấp dẫn rất lớn đối với người tu hành hiện đại.

Mật Tông Tây Tạng ngoài việc sở hữu một hệ thống pháp môn tu trì nghiêm mật, còn có rất nhiều pháp môn phượng tiện nhằm giải quyết những khó khăn trở ngại của chúng sinh, phương pháp thờ cúng thần tài chính là một trong những pháp môn phương tiện đó. Các pháp môn tu trì của Mật Tông Tây Tạng có thể chia thành bốn loại lớn, gồm phép tức diệt, phép tăng ích, phép kính ái và phép hàng phục. Pháp môn thần tài thuộc về phép tăng ích.

Là một pháp môn phương tiện của Phật giáo, pháp môn thần tài dùng để hóa độ chúng sinh, thể hiện rõ tôn chỉ giáo hóa của Phật "trước dẫn dụ bằng dục, sau cho nhập Phật trí". Để khiến con người từ bỏ dục vọng, phải áp dụng phương pháp "muốn bắt phải thả", áp dụng pháp môn thần tài để giúp chúng sinh có đủ tiền tài và phúc đức, sau đó dẫn dắt họ làm việc thiện, tu theo đạo Phật.

Bởi vậy, pháp môn thần tài chính là con đường tốt đẹp nhằm dẫn dắt chúng sinh đến với Phật pháp. Với những người theo đạo Phật, pháp môn thần tài cũng là một dạng thức tu hành. Khi có được một cơ sở vật chất nhất định, tự nhiên có nhiều điều kiện tốt hơn để tiến hành bố thí, cúng dường, hành thiện tích đức, trợ giúp người khác. Trong xả hội vật chất hiện nay, điều kiện đó càng trở nên quan trọng.

Các vị thần tài trong Mật Tông Tây Tạng thường kiêm nhiệm nhiều chức trách khác nhau, ngoài chức trách bảo vệ Phật pháp, họ còn có nhiệu vụ quản lý, phù hộ cho sự nghiệp, danh lợi của chúng sinh. Thần Tài Bản Môn và thần tài hộ pháp dều nhận được sự thờ phụng sùng kính của cả tăng nhân và dân chúng. Đây là diều không thấy có ở Phật Giáo Trung Hoa.

Và như vậy trang bị cho mọi người những tri thức toàn diện và hệ thống về pháp môn thần tài. về trí tuệ cầu tài và bố trí của Mật Tông Tây Tạng, đây chính là mục tiêu của cuốn sách này. Cuốn sách có thể coi là bộ tổng hợp về thần tài Mật Tông và là kim chỉ nam cho phép tu thần tài. Chúng tôi dành một dung lượng khá lớn để giới thiệu một cách toàn diện về các vị thần tài của Mật Tông Tây Tạng, bao gồm xuất xứ, hình tượng, đặc điểm, nghi quỹ tu hành tương ứng và châm ngôn mật chú.

Ngoài ra để đem lại nhận thức đúng đắn cho người mới học, chúng tôi sẽ cung cấp những quan niệm cần thiết trong phép tu thần tài, những lý luận cơ bản và các bước tu hành căn bản của Mật Tông Tây Tạng, như vậy sẽ giúp độc giả hiểu được những ý nghĩa và tông chỉ chính xác của pháp môn thần tài. Mặt khác,cuốn sách cũng trình bài khái quát về duyên khởi của thần tài Mật Tông, tiến hành so sánh các hình tượng thần tài tại hai khu vực Tây Tạng và Trung Hoa, giúp độc giả hiểu dược ngữ cảnh và nguồn gốc của tục lệ và phương thức thờ thần tài.

Về cách viết, chúng tôi sử dụng thủ pháp biên tập mới mẻ với một hệ thống tranh minh họa hết sức sinh động và tinh xảo, các bảng biểu, sơ đồ diễn giải, phân tích trực quan và sáng rõ, với phong văn giản dị dễ hiểu, đồng thời kết hợp nội dung trình bày với các nhân tố thị giác như tranh vẽ, sơ đồ, bảng biểu để tạo thành một thể hữu cơ gắn bó, giúp độc giả dễ dàng nhận thức và nắm bắt dược phương pháp thờ thần tài từ nhiều góc độ.

Ở đây có một điều cần thiết phải nhấn mạnh rằng, mục đích của cuốn sách này là giới thiệu về phương pháp thờ thần tài, chứ không phải truyền giáo. Nếu muốn học cách tụng niệm chân ngôn mật chú Mật Tông, nhất định phải quy y để trở thành tín đồ Phật giáo, tiếp nhận nghi lễ quán đảnh, được Thượng Sư đích thân hướng dẫn, khi đó việc tụng niệm mới đem lại sức mạnh gia trì.

Đương nhiên do khả năng có hạn, cộng thêm sự khó khăn trong công tác tổng hợp tư liệu, lại thêm rất nhiều pháp môn thần tài của Mật Tông không được truyền thụ công khai, có nhiều khác biệt ở mỗi dòng truyền thừa, nên không tránh khỏi sai sót, khiếm khuyết, Chúng tôi rất hy vọng nhận được những ý kiến đóng góp sữa sai của tất cả bạn đọc, xin chân thành cảm ơn.


Thanked by 1 Member:

#2 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 04/12/2012 - 03:51

Chương 1

Tìm hiểu về Thần Tài SỰ GIỐNG VÀ KHÁC NHAU GIỮA PHẬT GIÁO TRUNG HOA VÀ MỘT TÔNG.

Thần Tài là vị phần chưởng quản về của cải và sự giàu có của nhân gian, bởi vậy cũng là một trong những vị thần tài được nhân gian ưa chuộng nhất.

Căn cứ vào khác nhau về truyền thống tôn giáo, văn hóa và địa lý, Thần Tài của Trung Hoa về cơ bản có thể chia làm hai loại hình, đó là thần tài dân gian bản địa và Thần Tài Mật Tông Tây Tạng.

Trong đó, thần tài bản địa phát triển từ đời Tống, thịnh hành dưới đời Minh, Thanh, phản ánh được khát vọng giàu sang của người Trung Quốc. Các thần tài bản địa thường gặp gồm Triệu Công Minh, Quan Vũ.

Thần tài Mật Tông xuất hiện khi Phật Giáo được du nhập vào Tây Tạng, và đều hóa thân của chu Phật, Bồ Tát, nhằm ban phát tiền tài, phúc đức cho chúng sinh, dựa vào cơ sở đó để khu trừ tham niệm, tin theo Phật pháp. Tuy mục đích sau cùng của hai nhóm có khác nhau, nhưng đều nhằm mãn nguyện những khát vọng, mong ước của con người về tiền của và sự giàu sang. Và cả hai nhóm thần tài đều đã trở thành một thành tố tổ thành quan trọng của cả văn hóa Hán và Tạng.

CẦU TRONG SẠCH DÙNG HỢP LÝ KHÔNG THAM NIỆM.

QUAN NIỆM VỀ TIỀN TÀI CỦA PHẬT GIÁO.

Về tiền tài của cải, Phật giáo quan niệm rằng lấy có đạo, dùng có đạo, tức không phủ định bản thân tiền tài và sự giàu có, mà chỉ phản đối các hành động làm giàu, kiếm tiền bằng thủ đoạn phi nghĩa, sử dụng tiền không hộp lý, thái độ chấp trước đối với tiền tài gây hại cho bản thân. Phật giáo ủng hộ và khuyến khích những tiền của trong sạch, được sử dụng hợp lý để bố thí.

Trước khi trình bày về các vị thần tài của Mật Tông, chúng ta cần phải có nhận thức đúng thề thái độ của Phật giáo đối với tiền của vật chất.

Phật giáo nhận định rằng, "tài, sắc, danh, thực, thụy" là các tham muốn lớn nhất của loài người, và gọi chúng là năm căn địa ngục, mà "tài" được đặt ở vị trí đầu tiên trong danh sách đó, chứng tỏ niềm khát vọng của con người đối với tiền của là mãnh liệt đến nhường nào. Bởi vậy chúng ta dễ nhầm tưởng rằng, Phật giáo vốn luôn chủ trương xuất thế ắt hẳn phải phản ứng quyết liệt tiền của, làm giàu. Thực tế này không khỏi khiến nhiều người nghi hoặc, rốt cục, lập trường của Phật giáo đối với tiền của ra sao?

Vấn đề này đã được trình bày rất rõ trong kinh điển của Phật giáo, qua thuyết "rắn độc" và thuyết "tiền của trong sạch".

TIỀN TÀI ĐÔI LÚC LÀ RẮN ĐỘC.

Trong kinh Phật có ghi lại một câu chuyện như sau:

Một hôm, đức Phật dẫn theo đệ tử A NAN ra ngoài khất thực, chợt thấy bên đường có một nén vàng, đức Phật liền nói với A NAN rằng:

"Trò nhìn xem, kia là rắn độc!"

A NAN lập tức đáp lời:

"Quả nhiên là rắn độc!"

Có hai cha con người nông dân đứng gần đó nghe được mẩu đối thoại này, hiếu kỳ mà đến xem. Nhìn thấy nén vàng họ vui mừng khôn xiết, vội vã nhặt lấy mang về nhà, chắc mẩm sẻ nhờ đó mà được đổi đời. Thế nhưng khi người con trai đem vàng ra chợ bán, thì bị người ta tố giác lên quan phủ. Thì ra trước đó quốc khố bị đánh cắp. bọn cướp đánh rơi trên đường bỏ chạy đã đánh rơi nén vàng này. Giờ đây nhân chứng vật chứng rành rành, cha con bị khép tội mà không có cách nào biện giải. Lúc này, họ mới nhận ra được hàm nghĩa sâu xa trong lời nói của đức Phật, vàng bạc chính là rắn độc.

TIỀN TÀI: LẤY CÓ ĐẠO, DÙNG CÓ ĐẠO.

Tiền tài trở thành rắn độc trong ba trường hợp:

Thứ nhất, khi chúng có nguồn gốc bất chính hoặc có được bằng những thủ đoạn xấu xa bất nghĩa: Thú hai, khi chúng sử dụng thiếu hợp lý, xa hoa lãng phí; Thứ ba, khi chúng ta quá chấp trước đối với tiền của mà tự làm hại bản thân. Thế nhưng trong đời sống hàng ngày, những trường hợp phạm ba sai lầm trên là vô số kể.

Trong kinh Phật cũng có nhắc đến "tiền của trong sạch" (tịnh tài). Tiền của trong sạch không những là điều kiện tất yếu để duy trì cuộc sống, mà còn có thể làm lợi cho xã hội, tạo phúc cho nhân loại. Tiền của trong sạch là những tiền của không phạm phải ba sai lầm kể trên, tức: có nguồn gốc chính đáng, có được nhờ sức lao động và trí tuệ của bản thân, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, đồng thời bản thân không tham chấp trước tiền tài, nhận thức được bản chất thực sự của tiền tài, sẽ không bị tiền tài làm hư hại.


Thanked by 1 Member:

#3 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 04/12/2012 - 06:47

CÁCH CẦU TÀI HỢP LÝ THEO PHẬT GIÁO

Quan niệm của Phật giáo đối với tiền tài là ” phi thiện phi ác”. Phật giáo không phủ định hoàn toàn tiền của, tuy nhận định ”tiền vàng là rắn độc”, nhưng cũng thừa nhận tiền của chính là nguồn vốn để tu đạo, hoằng pháp.

Tín đồ Phật giáo nếu có muốn có tiền của, trở nên giàu có, trước hết phải hiểu rõ về nhân quả, để mở rộng phúc điền, bố thí chúng sinh, có được năng lực sinh tồn, đồng thời cũng phải tuân thủ pháp luật của Phật giáo. Trong kinh Phật có chỉ ra mười trường hợp cầu tài phi pháp, để cảnh tỉnh người tu hành.

PHẬT GIÁO VÀ PHÁP MÔN THẦN TÀI

Trong “Kinh Pháp Hoa” có viết: “Trước dẫn dụ bằng dục, sau cho nhập Phật trí” nhằm giúp chúng sinh trừ bỏ phiền não, theo Phật làm việc thiện, Phật giáo đã sáng tạo nên những pháp môn phương tiện để hóa độ chúng sinh, đó chính là pháp môn thần tài. Đối với chúng sinh thời Mạt pháp thì pháp môn thần tài hiển nhiên chính là một con đường thuận lợi để đưa chúng sinh tiếp xức với Phật giáo.

Đối với vấn đề tiền tài, Phật giáo luôn giữ thái độ trung dung khoan hòa, có cái nhìn bao dung khoan hậu với tâm lý ham giàu, ham của cải phổ biến của người đời. Nhằm lợi ích chúng sinh, giúp chúng sinh khu trừ dục vọng, biết bố thí, Phật giáo đã áp dụng phương cách “muốn bắt phải thả”, đưa ra hệ thống thần tài và pháp môn thờ thần tài để giúp chúng sinh có đủ tiền tài, phúc đức, từ đó khiến họ chuyển niệm sang tu Phật hành thiện. Đó chính là mục đích sau cùng của pháp môn thần tài Mật Tông.

DUYÊN KHỞI CỦA THẦN TÀI MẬT TÔNG: GIÚP CHÚNG SINH CÓ ĐỦ TIỀN TÀI PHÚC ĐỨC

Mật Tông Tây Tạng nhận định rằng, mọi người đều có tâm lý ham giàu, ham của, nhằm mãn nguyện các mong ước của chúng sinh, pháp giáo Phật giáo để hướng dẫn pháp môn thần tài để chúng sinh có được cuộc sống sung túc. Chư Phật Bồ Tát của Mật Tông Tây Tạng mang lòng từ bi quảng đại, hiểu được niềm khao khát làm giàu của chúng sinh, nên đã tìm cách giúp chúng sinh thoát nghèo khổ, vận dụng phương pháp “trước dẫn dụ bằng dục, sau cho nhập Phật trí”, đặt ra các vị Bản tôn tài bảo và thần tài cũng là nhằm mục đích đưa chúng sinh thoát khỏi bể khổ, có được nguồn của cải dồi dào để theo đuổi nghiệp tu hành, hoằng pháp, tiếp tục cứu độ chúng sinh hữu tình.

Trong Mật Tông có rất nhiều vị Bản tôn chuyên ban tiền tài phúc đức, như Phật Bảo Sinh, Bồ Tát Hư Không Tạng, Tài Bảo Thiên Mẫu, cùng các thần tài hộ pháp như Tứ Đại Thiên Vương, năm lộ thần tài...

Đối với người theo học Phật pháp, pháp môn thần tài cũng là một dạng thức tu hành. Bởi vì trong xã hội vật chất thời nay, nếu như muốn mở rộng sự nghiệp Bồ Tát, thì việc phải có một cơ sở vật chất cố định là hết sức cần thiết. Mặt khác, những vị thần tài và Bản tôn tài bảo này cũng góp phần thu hẹp khoảng cách giữa Phật giáo và chúng sinh bình thường.

Thanked by 2 Members:

#4 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 04/12/2012 - 06:50

PHÁP MÔN THẦN TÀI MẬT TÔNG: PHÁP MÔN PHƯƠNG TIỆN ĐỂ HÓA ĐỘ CHÚNG SINH

Vì người tu hành có thể gặp phải rất nhiều khó khăn và phiền não trong sinh hoạt đời thường, nên Mật Tông Tây Tạng đã sáng tạo nên hệ thống pháp môn phương tiện thực dụng, nhằm tiêu trừ những trở ngại thường nhật đó, pháp môn thần tài chính là một trong những pháp môn phương tiện này.

Mục đích của việc truyền dạy pháp môn thần tài chính là khu trừ tham niệm, bồi đắp cho phúc đức và vốn trí tuệ của tu hành. Còn thời điểm có được những thứ đó, còn phải tuỳ theo cơ duyên của từng người. Ví dụ, khi bạn bố thí chút tiền cảu cho người ăn xin, là đã làm được một việc thiện nhỏ, nhưng cũng có thể tích lũy được nhiều phúc đức.

Nhưng nếu như trong lúc bố trí, bạn quán tưởng người nhận bố thí chính là Bản tôn thần tài, hành vi bố thí chính là để cúng dường cho thần tài, thì lượng phúc đức tích lũy được sẽ còn nhiều hơn nữa. Trong Phật pháp, mục đích của việc kiếm tiền làm giàu chính là để bố thí.

MỤC ĐÍCH CỦA PHÁP MÔN THẦN TÀI MẬT TÔNG CÙNG PHƯƠNG THỨC CỨU ĐỘ CHÚNG SINH

Ham làm, ưa thích tiền của là tâm lý chung của tất cả mọi người. Nhằm làm lợi cho chúng sinh, giúo chúng sinh trừ bỏ được dục vọng, biết cách bố thí, chư Phật Bồ Tát của Mật Tông đã sáng tạo ra hệ thống thần tài và pháp môn thần tài, để đem lại cho chúng sinh nguồn tiền tài, phúc đức dồi dào, sau đó sẽ chuyển niệm sang tu Phật, hành thiện.

Thanked by 2 Members:

#5 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 04/12/2012 - 06:58

NGUỒN GỐC CỦA THẦN TÀI MẬT TÔNG

Cầu tài, cầu phúc là việc thường thấy trong xã hội con người, bởi vậy thần tài với tư cách là người quản lý tiền của tại nhân gian, đương nhiên sẽ nhận được sự sùng bái tín phụng của người đời. Và như vậy, sự xuất hiện của thần tài Mật Tông chính là nhằm mãn nguyện những ước vọng của người đời về tiền tài và trí tuệ, giúp họ trừ bỏ tham niệm, biết cách bố trí, từ đó tin theo và tu hành Phật pháp. Về nguồn gốc của thần tài Tây Tạng, có giả thuyết cho rằng, đó là một trong những “phục tạng” của Phật Bồ Tát trong quá khứ.

BIỄN BIẾN CỦA MẬT TÔNG TÂY TẠNG

Vào khoảng thế kỷ năm sau Công Nguyên, Phật giáo được du nhập vào Tây Tạng từ hai con đường là Trung Hoa và Ấn Độ. Vào năm 774, nhận lời mời của Tạng Vương Xích Tùng Đức Tán (Trisong Detsen) Đại sư Mật Tông Ấn Độ Liên Hoa Sinh(Padmasambhava) đã đến Tây Tạng truyền bá Phật pháp.

Thế nhưng đến năm 837, xảy ra sự kiện Tạng Vương Lãng Đạt Ma(Lang Darma) diệt Phật, Phật giáo Tây Tạng gặp phải sự tàn phá nặng nề, khiến Hiển Tông gần như tuyệt diệt. Mật Tông vì theo cơ chế truyền bí mật vẫn còn có thể ngấm ngầm duy trì cho dến tận năm 978, Phật giáo Tây Tạng mới được chấn hưng. Do Phật giáo Tây Tạng sùng chuộng Mật Tông, nên cũng được gọi là Mật Tông Tây Tạng hay gọi tắt là Tạng Mật.

NGUỒN GỐC CỦA THẦN TÀI MẬT TÔNG

Khác với hệ thống thần tài Trung Hoa chủ yếu bắt nguồn từ tín ngưỡng dân gian, thần tài Mật Tông hầu hết đều là báo thân của chư Phật bồ Tát, nhằm đem lại tiền tài, phúc đức cho chúng sinh, khiến họ tiêu trừ tham niệm, sùng tín Phật pháp. Hệ thống thần tài Mật Tông có số lượng đông đảo, phần lớn trong số họ có nguồn gốc từ đạo Bà La Môn của Ấn Độ cổ đại, đến Tây Tạng cùng với sự du nhập của Phật giáo. Một phần trong số đó chính là các thần linh của Bôn giáo bản địa.

Các thần tài Mật Tông thường kiêm nhiệm nhiều chức trách, ngoài việc bảo vệ Phật giáo, còn chưởng quản, phù trì cho tất cả các sự nghiệp danh lợi của chúng sinh. Thần tài cùng thần hộ pháp, thần trí tuệ đều được thờ phụng rộng rãi trong cả giới xuất gia và tục gia. Tình hình rất hiếm gặp trong Phật giáo Trung Hoa.

Dẫu rằng các chư Phật bồ Tát có được phúc đức vô lượng, là đối tượng cầu phúc của các tín đồ, nhưng xét về duyên khởi,có một số vị Phật, Bồ Tát sở hữu quá trình, pháp môn và quả đức tu chứng có mối nhân duyên đặc biệt có thể thành tựu được phúc đức và tiền tài.

Khi được người tu hành và tín đồ cung phụng tế bái, nhũng nhân duyên công đức đặc biệt đó của các vị Phật, Bồ Tát này càng hiển hiện nổi bật hơn. Những vị Phật, Bồ Tát như vậy vốn dĩ cũng xuất hiện trong Hiển Tông. Nhưng trong Mật Tông, do nhu cầu tu luyện, số lượng các vị Phật, Bồ Tát dạng này càng đông đảo hơn, và trở thành các vị bản tôn phúc đức rất được quần chúng ưa chuộng.

CÁC NHÓM THẦN TÀI MẬT TÔNG

Nếu phân chia về mặt loại hình, thì thần tài Mật Tông có thể chia làm hai nhóm: các vị Phật, Bồ Tát có khả năng ban phát phúc lành, tiền tài, tức Bản tôn tài bảo, và các thần tài hộ pháp, hay con gọi là thần hộ pháp nhân gian. Theo quan điểm của Phật giáo, các vị thần tài hộ pháp thuộc hệ thống các thần thế tục, vì bản thân họ vẫn chưa siêu việt khỏi ba giới dục, sắc, vô sắc, nên vẫn thuộc về phạm trù “chúng sinh”.

Phật giáo Đại Thừa thường coi họ là hóa thân của các vị Phật, Bồ tát để hóa độ chúng sinh, bởi vậy cũng sở hữu được bốn công đức tế độ là trừ tai, tăng ích kinh ái, giáng phúc, do đó, họ vẫn được tín đồ thờ phụng, tế bái.

Những vị bản tôn tài bảo thường gặp trong Mật Tông Tây Tạng gồm có Phật Bảo Sinh(Ratnasambhava), Bồ Tát Hư Không Tạng(Akasagarbha), Lục Độ Mẫu(Drojang), Tài Bảo Thiên Mẫu(Vasudhara), Đại sư Liên Hoa Sinh: các vị thần tài hộ pháp thường gặp gồm Tài Bảo Thiên Vương(Vaisravana), Tứ Đại Thiên Vương, Hắc Đại Thiên(Mahakala), thần tài Đầu Voi(Ganapati), Cát Tường Thiên Mẫu(Palden Lhamo) và năm lộ thần tài.

Ngoài ra, vị anh hùng cổ đại của dân tộc Tạng là vua Gesar cũng được gọi là một trong những đại hộ pháp, hóa thân của đại sư Liên Hoa Sinh nên cũng được thờ cúng rộng rãi như một bản tôn thần tài.



Thanked by 2 Members:

#6 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 04/12/2012 - 07:04

NGUỒN GỐC CỦA PHÁP MÔN THẦN TÀI MẬT TÔNG.

Cầu cúng môn bái là phương thức thể hiện sự sùng kính của cả tín đồ thờ phụng thần tài Trung Hoa và thần tài Mật Tông, thế nhưng điểm đặc sắc trong việc thờ cúng thần tài Mật Tông là ở chổ tín đồ cần phải tu luyện pháp môn thần tài.

Trong Mật Tông Tây Tạng, dù là bản tôn tài bảo hay là thần tài hộ pháp, đều đi kèm với các pháp môn tu luyện nhất định, được gọi chung là pháp môn thần tài. Chúng sinh có duyên tu luyện theo pháp môn này sẽ có được tiền tài, của cải, phúc đức của thế gian và xuất thế, chuẩn bị đủ điều kiện để tu hành.

Về nguồn gốc của pháp môn thần tài, có thuyết cho rằng, đây là một loại phục tạng của chư Phật, Bồ Tát trong quá khứ. Phục tạng là một phương thức bảo tồn kinh điển, nhằm lưu lại chúng sinh đời sau những pháp môn tu luyện hữu ích.

Các bậc thánh tăng xưa kia đem chôn giấu những pháp môn tu luyện phù hợp với chúng sinh trong tương lai tại những nơi ít người lui tới như hang núi, đá tảng hoặc thân cây, giao cho thần hộ pháp bảo quản, đồng thời chỉ định đợi đến thời Mạt pháp vài trăm năm sau sẽ có người tu hành đến lấy, khi đó sẽ giao phục tạng cho họ mang về truyền bá, làm lợi chúng sinh.

Tương truyền năm xưa, Bồ Tát Long Phụ (Nagarjuna) cùng đại sư Liên Hoa Sinh đều để lại phục tạng. Pháp môn thần tài chính là một trong những bộ phục tạng do chư Phật, Bồ tát để lại, đến thời Mạt pháp hiện nay mới được đưa ra truyền thụ. Trong đó Pháp môn của hai mươi mốt thần tài là thiên pháp, pháp môn năm lộ thần tài là pháp môn cơ sở chung, thích hợp với đại đa số người tu hành.

Pháp môn thần tài cũng chính là một phương thức tu hành Phật pháp, bởi vậy khi tu luyện phép thần tài cần phải lưu ý rằng, trước hết cần phải quy y làm đệ tử Phật môn, tiếp nhận nghi lễ quán đỉnh của Thượng sư, được Thượng sư đích thân truyền thụ mật chú, khi đó việc tu luyện, tụng niệm mới đạt hiệu quả cao.

Bản tôn tài bảo, thần hộ pháp cùng những pháp môn tu hành tương ứng về sau được tập hợp trong pháp môn tăng ích của Mật Tông Tây Tạng, trở thành một trong bốn pháp môn lớn của Tạng Mật.

SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỰ PHẬT GIÁO TÂY TẠNG

Lịch sử Phật giáo Tây Tạng coi sự kiện Lang Darma( Lãng Đạt Ma) diệt Phật thế kỷ chín làm mốc giới để phân chia quá trình phát triển thành hai giai đoạn là Tiền truyền và Hậu truyền.

Trong thời kỳ Tiền truyền, Phật giáo được du nhập vào Tây Tạng và trở nên thịnh hành dưới triều Vua Trisong Detsen (Xích Tùng Đức Tán). Trong khoảng thời gian từ 837 đến 841, Lang Darma hủy diệt Phật giáo, khiến cho Phật giáo Tây Tạng bị phá hủy trong suốt trăm năm. Cho đến thế kỷ mười, Phật giáo mới được trung hưng, bước sang giai đoạn Hậu Truyền.

Tương truyền pháp môn thần tài là một trong số rất nhiều phục tạng của chư Phật Bồ Tát quá khứ. Phục tạng(terma), tức những kinh điển Phật giáo được chôn cất trong hang đá để chờ người đời sau khai quật, hình thức kinh điển này từng lưu hành tại Ấn Độ, và xuất hiện ở tất cả các giáo phái

của Phật giáo Tây Tạng, trong đó phái Nyingma coi trọng phục tạng hơn cả. Vào thời kỳ Lang Darma diệt Phật, rất nhiều kinh điển đã bị chôn giấu. Cho đến giai đoạn Hậu truyền, những bộ phục tạng này mới được khai quật và lưu truyền ở đó. Những người tìm ra phục tạng được gọi là phục tạng sư.

XUẤT XỨ CỦA CÁC VỊ THẦN TÀI TRONG MẬT TÔNG TÂY TẠNG

Mật Tông Tây Tạng sở hữu một đội ngũ thần tài đông đảo, phần lớn có xuất xứ từ Bà La Môn giáo của Ấn Độ sổ đại, được du nhập vào Tây Tạng cùng với sự truyền bá của Phật giáo. Ngoài ra con có một số vị vốn là thần linh của Bôn giáo bản địa.


Thanked by 2 Members:

#7 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 04/12/2012 - 07:09

THẦN TÀI TÂY TẠNG VÀ THẦN TÀI TRUNG HOA

Thần tài Tây Tạng và thần tài Trung Hoa lần lượt tượng trưng cho quan niệm về tiền tài và sự giàu có của văn hóa Phật giáo Tây Tạng và văn hóa dân gian Trung Hoa, thế nhưng hướng đến một cuộc sống hạnh phúc, tốt đẹp vẫn chính là nét chung giữa hai đối tượng này.

Tây Tạng và Trung Hoa đều sở hữu những hệ thống thần tài riêng, tức thần tài Mật Tông và thần Tài Trung Hoa. Cả hai hệ thống này đều tượng trưng cho tiền tài phúc đức, thế nhưng mỗi hệ thống lại mang những đặc trưng riêng biệt. Sau đây chúng tôi sẽ tiến hành so sánh hai hệ thống thần tài này.

TÍNH CHẤT

Thần tài của Trung Hoa đều là các vị thần dân gian, là sản phẩm của văn hóa dân gian, mang tính chất nhập thế tích cực. Mặt khác do có sự dung hòa với Đạo giáo, nên cũng mang theo ít nhiểu màu sắc tôn giáo. Còn thần tài Tây Tạng là các vị thần của Phật giáo, là sự thể hiện quan niệm về tiền tài làm giàu của văn hóa Phật giáo, dùng phương thức nhập thế để đạt đến mục đích xuất thế, mang màu sắc tôn giáo hết sức đậm nét.

NGUỒN GỐC

Các vị thần tài Trung Hoa đều bắt nguồn từ tín ngưỡng dân gian. Quan Vũ, Tỷ Can, Phạm Lãi đều là những nhân vật lịch sử đã được dân gian thần thánh hóa; Năm lộ thần tài, thần Thổ Địa là những vị thần được hình thành từ tín ngưỡng dân gian. Trong đó các thần tài Mật Tông đều bắt nguồn từ Phật giáo Tây Tạng, mà phần lớn đều có nguồn gốc từ giáo phái Bà La Môn của Ấn Độ cổ đại và một số vị có nguồn gốc từ các vị thần Bôn giáo Tây Tạng.

MỤC ĐÍCH VÀ QUAN NIỆM

Các vị thần tài Trung Hoa được hình thành từ khát vọng cầu tài, cầu phúc của nhân dân nhằm mục đích đem lại sự phát tài, phát phúc, sung túc an bình. Những vị thần tài được thờ phụng đều mang tính cách chính trực, chân thành, đều này thể hiện được quan niệm đạo đức của người thờ phụng, đó là mong phát tài chính đáng.

Còn các vị thần tài Mật Tông đáp ứng cho những ước vọng của nhân gian về giàu có, phúc hạnh, từ đó giúp họ loại bỏ tham niệm. Tu luyện pháp môn thần tài còn phải kết hợp với thờ cúng Phật, Bồ Tát. Nếu so sánh với thần tài Trung Hoa, thì thần tài Mật Tông mang tính quy phạm đạo đức và chức năng khuyến giới đậm nét hơn nhiều.

NGUYÊN NHÂN HÌNH THÀNH

Sự xuất hiện của các thần tài Trung Hoa chủ yếu là do những nhu cầu tinh thần, mới hình thành từ sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa dưới thời Tống, sự phát triển của tiểu thuyết bạch thoại và nhu cầu duy trí chính quyền của giai cấp thống trị. Còn hệ thống thần tài là pháp môn thần tài của Mật Tông Tây Tạng, chính là một phương pháp tu hành phương tiện ra đời từ nhu cầu của Phật giáo, nhằm thu hút đông đảo hơn nữa lượng tín đồ và giúp tín đồ, giải quyết những khó khăn trong cuộc sống.

Hình tượng thần tài Trung Hoa thể hiện quan niệm giá trị phổ biến của nhân dân Trung Hoa về tiền tài và hạnh phúc, đồng thời cũng thể hiện sự sùng thượng của quần chúng với những tiêu chuẩn đạo đức như chân thành, công bằng, chính trực.

Còn thần tài Mật Tông thể hiện thái độ của người dân Tây Tạng đối với Phật giáo và tiền tài, sự giàu có, là một dạng văn hóa tôn giáo được hình thành từ sự pha trộn văn hóa của ba khu vực Tây Tạng, Trung Hoa và Ấn Độ.

Hai hệ thống thần tài này lần lượt tượng trưng cho quan niệm về tiền tài và sự giàu có của văn hóa thế tục Trung Hoa và văn hóa Phật giáo Tây Tạng, đồng thời cũng thể hiện hai thái độ sống khác nhau, nhưng đều có chung một mục đích sau cùng, đó là hướng đến một cuộc sống hạnh phúc, tốt đẹp như mong ước.

THẦN TÀI TÂY TẠNG VÀ THẦN TÀI TRUNG HOA.

Người dân Trung Hoa đã giử gắm vào hình tượng thần tài khát vọng cầu tài cầu phúc của mình. Còn các vị thần tài Mật Tông lại là hóa thân của các chư Phật, Bồ Tát nhằm đem lại cho chúng sinh sự giàu có và phúc đức, nhằm giúp họ trừ bỏ tham niệm và biết bố thí.


Thanked by 2 Members:

#8 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 04/12/2012 - 07:24

NGUỒN GỐC CỦA THẦN TÀI TRUNG HOA.

Về nguồn gốc của thần tài Trung Hoa, có thể truy nguyên về tín ngưỡng thờ Thần Nông thời nguyên thủy. Nhưng phải đến đầu đời Tống, tín ngưỡng thần tài mới xuất hiện và pháp triển từng bước, từ đời Minh trở đi mới thịnh hành trong dân gian. Trải qua sự phát triển lâu dài qua nhiều thời đại, dần dần đã hình thành nên một quần thể thần tài đông đảo, quy mô hoàn bị, mang những chức trách khác nhau. Trong đó, các vị thần tài nổi tiếng nhất gồm Triệu Công Minh và Quan Vũ.

QUẦN THỂ THẦN TÀI TRUNG HOA

Thần tài Trung Hoa là các vị thần tài có khả năng đem lại tiền tài phúc đức được nhân dân Trung Hoa thờ phụng, phần nhiều là các vị thần thế tục của Đạo giáo. Thần tài vốn không phải là hóa thân của vị thần, mà là một tập thể gồm nhiều vị thần có xuất xứ từ những thời đại khác nhau.

Thần tài Trung Hoa gồm có thần tài võ, như Triệu Công Minh, Quan Vũ; thần tài văn như Tỷ Can,Phạm Lãi (cũng có thuyết cho là Tài Bạch Tinh Quân và Văn Xương Đế Quân), thần thiên tài như năm lộ thần tài, thần tài chuẩn như Lưu Hải Thiềm, thần Thổ Địa, Táo Quân, Hòa Hợp nhị tiên, Thẩm Vạn Tam, Sài Vinh, Kim Nguyên Thất tổng quản, ngũ hiển thần.

Các tầng lớp xã hội khác nhau đều chọn cho mình một thần tài phù hợp. Như nông dân thường thờ cúng thần tài Thẩm Vạn Tam, tượng truyền ông biết thuật “điểm kim”(chạm phải đồ vật sẽ biến thành vàng), trong nhà có “chậu tụ bảo”, thế nhưng thực chất, ông là người làm giàu nhờ nghề đánh cá.

Như thương nhân thường thờ cúng Quan Công, ngoài sự kính trọng với lòng trung nghĩa của ông, còn vì tương truyền, Quan Vũ rất giỏi quản lý kinh doanh, từng phát minh ra sổ kế toán, nên được người đời sau tôn làm thần thượng nghiệp.

NGUỒN GỐC CỦA THẦN TÀI TRUNG HOA

Nếu so sánh với các hệ thống thần linh khác của Trung Hoa, thì thời điểm ra đời của hệ thống thần tài là tương đối muộn. Trung Quốc cổ đại là một xã hội nông nghiệp điển hình, bởi vậy hầu hết các tín ngưỡng của Trung Quốc đều có mối quan hệ với nông nghiệp và đất đai. Trong tín ngưỡng thờ thần nông nghiệp cổ đại đã hàm chứa sự sùng bái của cải phàm tục.

Do sự của cải thời đó chủ yếu là tài sản nông nghiệp, nên được gọi là “điền tài”(ruộng) hoặc “địa tài”(đất). Chức trách quản lý các tài sản đó được quy cho khá nhiều thần linh, bởi vậy trong thời gian rất dài, hình tượng và vai trò của thần tài khá mơ hồ.

Đến đầu thời Tống, trong các tập tục đón năm mới của dân gian mới bắt đầu xuất hiện tục rước Tài mã hoặc Lộc mã. Mã ở đây chỉ ngựa thần. Tài mã tượng trưng cho của cải và sự giàu có. Người thời xưa xem trọng lộc, vì có được công danh chức tước sẽ có nguồn bổng lộc cố định, bởi vậy sự giàu có cũng được bao hàm trong khái niệm “lộc”. Như vậy, có thể nói rằng Tài mã va Lộc mã chính là hình thức manh nha của thần tài.

Đến thời Minh, nhiệm vụ của thần tài được cố định cho một vài vị thần nhất định. Trong đó quan trọng nhất là Triệu Công Minh, Quan Vũ và Tỷ Can. Đến thời cận đại, tín ngưỡng thần tài của Trung Quốc càng được đa nguyên hóa, quần thể thần tài không ngừng được mở rộng.

SỰ HỢP NHẤT GIỮA THẦN TÀI DÂN GIAN VÀ THẦN TÀI ĐẠO GIÁO

Đạo giáo là tôn giáo bản thổ của người Trung Quốc, bởi vậy Đạo giáo và văn hóa dân gian Trung Hoa đều mang chung một đặc tính bao dung cởi mở. Bởi vậy hệ thống thần tiên của Đạo giáo rất cởi mở thông đạt. Đạo giáo quan niệm, tiền tài của cải nên tìm lấy một cách có đạo, người làm nhiều việc thiện sẽ có của, rất gần gũi với quan niệm “quân tử yêu của, lấy của có đạo” trong dân gian.

Bởi vậy, hệ thống thần tài dân gian của người Trung Quốc dễ dàng được Đạo giáo dung nạp, và đồng thời cũng chịu ảnh hưởng của các thần tài Đạo giáo. Do đó hai hệ thống thần tài này dần dà đã dung hòa làm một. Chúng ta có thể gọi chung các vị thần tài dân gian và thần tài Đạo giáo bằng một cái tên là thần tài Trung Hoa.


Thanked by 2 Members:

#9 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 04/12/2012 - 07:28

TÌM VỀ NGUỒN GỐC: KINH TẾ PHÁT TRIỂN, TIỂU THUYẾT BẠCH THOẠI THỊNH HÀNH VÀ NHU CẦU THỐNG TRỊ

Sự hình thành cảu thần tài về cơ bản có thể quy ra ba nguyên nhân chủ yếu sau đây:

1. Sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa đem đến những nhu cầu tinh thần mới mẻ. Vào thời Nam Tống, Bắc Tống, tuy giang sơn chưa thu về một mối, giặc ngoại xâm rình rập bên ngoài, nhưng nền kinh tế vẫn phát triển mạnh mẽ. Nền kinh tế hàng hóa với đại diện là thủ công nghiệp, tiền tệ phát triển nhảy vọt, đều này đã kích thích mạnh mẽ đến khát vọng của con người đối với tiền tài và sự giàu có.

Sự xuất hiện của thần tài đã đem lại chỗ dựa tinh thần cho ước vọng giàu có của con người. Tín ngưỡng thờ cúng thần tài từ chỗ chỉ xuất hiện trong giới kinh doanh, về sau đã phát triển rộng ra trong quần thể dân cư thành thị và nông thôn.

2. Sự hình thành của tiểu thuyết bạch thoại. Nếu xét về nguồn gốc sâu xa của các vị thần tài, thì Triệu Công Minh vốn dĩ là ôn thần( thần dịch bệnh), Quan Vũ là một dũng tướng trung thành tín nghĩa, Tỷ Can là người chú trung trinh, chính trực của Trụ Vương… Xuất thân của họ dường như đều không có gì liên quan đến tiền tài của cải.

Bởi vậy theo suy đoán, thì nguyên nhân khiến họ được tôn làm thần tài, trước hết là do những thần thoại, truyền thuyết về họ đã được lưu truyền rộng rãi trong dân gian; Sau đó đến thời Minh, sự thịnh hành của các tiểu thuyết bạch thoại như “Phong thần diễn nghĩa”, “Tam quốc diễn nghĩa” đã khiến cho hình tượng của họ trở nên quen thuộc trong dân chúng và dần dần được thần thánh hóa.

3. Hành động suy tôn hữu ý của giai cấp thống trị nhằm duy trì quyền lực chính trị của mình. Cho dù là Quan Dế uy dũng trung trinh của “Tam Quốc Chí” hay Triệu Công Minh “giúp Trụ làm càn” trong “Phong thần diễn nghĩa”, về cơ bản họ đều là những tướng lĩnh tuân thủ vì chủ, lòng trung thành của họ đã thể hiện được “đạo cương thường” rất cần thiết đối với giai cấp thống trị.

Còn như Phạm Lãi, sau khi phò Vua trả thù phục Quốc đã rút lui khỏi triều đình, trở thành thương nhân lớn, dùng tiền tài cứu độ nhân dân, điều nay đã mâu thuẫn với quan điểm của giai cấp thống trị phong kiến, nên các vương triều thường cố tình lờ đi xuất thân của vị thần tài này.

Thanked by 2 Members:

#10 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 04/12/2012 - 07:36

THẦN CHÍNH TÀI BAN PHÚC CHO MUÔN DÂN, THẦN TÀI VĂN, THẦN TÀI VÕ

Các vị thần tài Trung Hoa tuy khá nhiều, nhưng được nhận định là thần tài đóng vai trò quan trọng chỉ có bốn vị, đó là: thần tài võ Triệu Công Minh và Quan Công, thần tài văn Tỷ Can và Phạm Lãi. Bốn vị thần tài văn, võ này được dân gian gọi chung là thần tài chính tài.

TRIỆU CÔNG MINH: THẦN TÀI NỔI TIẾNG NHẤT

Được mô tả với hình tượng mình mặc giáp trụ, tay cầm roi sắt, mặt đen, râu rậm, vẻ uy nghiêm, xung quanh có chậu tam bảo, đỉnh vàng lớn, châu báu, san hô.

Triệu Công Minh hay còn gọi là Triều Huyền Đàn, Triệu Công Nguyên soái, là vị thần tài có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trong dân gian. Tương truyền ông là người núi Chung Nam, Thiểm Tây, cuối đời Tần, chạy loạn vào núi Nga Mi tu luyện, sau đắc đạo thành tiên.

Do có công trợ giúp cho lò đan của Trương Đạo Lăng, được Ngọc Đế phong làm Huyền Đàn Nguyên soái. Trong phả hệ các thần tiên của Đạo giáo, Triệu Công Minh chính là âm thần, là một trong năm vị đại ôn thần, có khả năng điều khiển sấm chớp, hô gió gọi mưa, trừ bệnh diệt tai.

Đến thời Minh, trong sự tích “phong thần bảng”, ông được Khương Tử Nha phong làm Long Hổ Huyền Đàn Chân Quân, chủ quản vàng bạc tiền tài, ban phúc lành và đã trở thành một vị thần chân chính, nhanh chóng được thờ cúng rộng rãi trong dân gian.

QUAN CÔNG: THẦN TÀI TRUNG NGHĨA

Quan Công đầu đội mũ hoa, mình mặc mãng bào chân mang ủng, tay cầm trường kiếm, vẻ uy phong lẫm liệt. Sau lưng ông là Quan Bình, Chu Thương. Chu thương tay cầm thanh Yển Nguyệt long đao.

Quan Công, tức Quan Vũ là một nhân vật cực kỳ quen thuộc đối với nhân dân Trung Quốc. Ông một đời trung nghĩa hiên ngang, trung thành tuyệt đối, nên được cả ba phái Nho, Phật, Đạo tôn sùng.

Đến đời Minh, Thanh, ông được phong làm Quan Thánh nhân, tôn xưng là “người trung nghĩa bậc nhất thiên cổ”. Quan Công vốn dĩ là một trong bốn vị hộ pháp của Đạo giáo, nhưng đến nay ông được Đạo giáo thờ phụng như một vị thần tài.

Quan Công là một vị thần toàn năng. Tương truyền kiếp trước của Quan Đế là long thần ở núi Lôi Thủ, do hút nước sông Hoàng Hà để cứu dân ngộ nạn, đắc tội với thiên đình, nên phải đầu thai xuống trần gian.

Những người theo nghiệp buôn bán kinh doanh kính trọng tấm lòng trung nghĩa của ông, nên coi ông là thần hộ pháp của thương giới, sau đó thờ cúng ông như một vị thần tài. Do Quan Công trọng tín nghĩa, nên còn được gọi là thần tài trung nghĩa.

TỶ CAN: THẦN TÀI CÔN VĂN CHÍNH VÔ TƯ

Thường được mô tả với hình tượng quan văn, đầu đội mũ tể tướng, râu năm chòm dài, tay cầm ngọc như ý, mình mặc mãng bào,trước mặt đặt đĩnh vàng, vẻ nghiêm nghị, nét mặt xương xương.

Tỷ Can vốn là chú ruột của Trụ Vương, là người công bằng chính trực, do thẳng thắn can gián Trụ Vương, nên bị bạo chúa mổ ngực moi tim. Trong dân gian lưu truyền truyền thuyết rằng Tỷ Can giận dữ trước sự bạo ngược của Vua Trụ, tự rạch ngực mình móc tim ném xuống đất, rồi rời khỏi cung điện, đem tiền bạn châu báu ban phát cho dân lành. Do vô tư (không còn trái tim), nên ông làm ăn buôn bán rất công bằng chính đáng, không bao giờ lừa gạt xén bớt của ai. Bởi đó người đời sau tôn ông làm thần tài công bằng.

PHẠM LÃI: THẦN VĂN LÀM GIÀU CÓ ĐẠO

Đầu đội mũ ô sa, mình mặc mãng bào, tay trái cầm đĩnh vàng, tay phải cẩm ngọc như ý. Trí tuệ kinh doanh của Phạm Lãi được dân gian hết sức sùng bái, nên rất nhiều trước thuật về kinh doanh được giả danh Đào Chu Công, như Kinh Thương Thập Bát Kỵ,

Phạm Lãi, hay còn gọi là Đào Chu Công, vốn là mưu thần của Việt Vương Câu Tiển thời Xuân Thu, phò tá Việt Vương đánh bại nước Ngô, thành tựu bá nghiệp. Do lo sợ Việt Vương “hết thỏ diệt chó săn”, ông rời triều đình, đến nước Tề lập nghiệp kinh doanh, ba lần phát tài cực lớn, nhưng đều đem tiền của bố thí cho dân chúng.

Bỡi vậy ông được dân gian tôn làm thần tài. Do ông đa mưu túc trí nên còn được gọi là thần tài trí tuệ. Trong dân gian còn có thuyết khác nữa, coi thần tài văn gồm Tài Bạch Tinh Quân và Văn Xương Đế Quân.



Thanked by 2 Members:

#11 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 05/12/2012 - 09:38

THẦN THIÊN TÀI VÀ THẦN CHUẨN TÀI

Ngoài các vị thần chính tài là thần tài văn, võ, trong đội ngũ thần tài Trung Hoa còn có thần thiên tài và thần chuẩn tài. Thần thiên tài thường gặp là Ngũ lộ thần. Thần chuần tài tức là các vị thần tuy không được phong hiệu thần tài nhưng có khả năng mang lại nguồn tài vận nhất định cho con người, đã kiêm nhiệm một số chức trách của thần tài như Lưu Hải Thiềm, Thẩm Vạn Tam, Táo Quân, Hòa Hợp nhị tiên. Tuy chỉ giữ vai trò bổ trợ, nhưng đội ngũ này cũng dân gian rất mực ưa chuộng và sừng bái, đem lại cho hệ thống thần tài Trung Hoa vẻ sinh động, độc đáo riêng.

THẦN THIÊN TÀI: VAI PHỤ SỐNG ĐỘNG.

Chữ thiên(phụ) trong tên gọi “thần thiên tài” nhằm chỉ địa vị và vị trí đặt tượng của vị thần tài này, chứ không phải là chỉ nguồn của cải là ngoài luồng, tà vạy.

Nhưng Thần Thiên Tài chủ yếu trong dân gian gồm “Ngũ lộ thần”, tức Triệu Công Minh, Chiêu Bảo thiên tôn Tiêu Thăng, Nạp Trân thiên tôn Tào Bảo, Chiêu Tài sứ giả Trần Cửu Công, Lợi Thị tiên quan Diêu Thiếu Tư, năm vị chuyên trách quản lý vàng bạc tiền tài, ban phúc lành. Ngũ thần tài là hình tượng thường xuất hiện trong tranh tết dân gian thời xưa, được thờ cúng rộng rãi nhất tại khu vực Giang Nam Trung Quốc.

Lợi Thị tiên quan thường xuất hiện trong tranh, ảnh về thần tài, là một vị thần thiên tài đúng nghĩa. Ông là đệ tử của Triệu Công Minh, tên là Diêu Thiếu Tư. Trong thần thoại “phong thần diễn nghĩa” ông được phong làm vị thần chuyên ban phúc lành. Tên gọi Lợi Thị (làm lợi cho chợ búa thị trường) của ông có ba ý nghĩ sau:

1. Lợi nhuận có được trong buôn bán kinh doanh

2. Cát lợi và vận khí tốt

3. Tiền bạc từ ngày lễ, ngày vui, như tiền mừng tuổi. Bởi vậy giới kinh doanh buôn bán thường thờ vị thần tài này.

THẦN CHUẨN TÀI: VỊ THẦN KIÊM NHIỆM VUI VẺ

Thần chuẩn tài tức những vị thần chưa được phong làm thần tài nhưng vẫn có thể đem lại tài vận cho con người, nên thực chất đã kiêm nhiệm được một số phần chức trách của thần tài, như Lưu Hải Thiềm, Thẩm Vạn Tam, Táo Quân, Hòa Hợp nhị tiên, Táo Quân và thần Thổ Địa.

Lưu Hải Thiềm vốn tên là Lưu Tháo, hiệu Hải Thiềm Tử, là người Yên Sơn, Bắc Kinh ngày nay, đạo sĩ thời ngũ đại. Người xưa quan niệm, cóc (thiềm) là linh vật có khả năng trừ tà, ban phúc lành, nên dân gian lưu luyến truyền thuyết “Lưu Hải hý kim thiềm”(Lưu Hải giỡn cóc vàng): cóc vàng nhả ra tiền vàng. Lưu Hải đi đến đâu gieo rắc tiền vàng đến đấy để cứu tế người nghèo, nên dược phong làm “thần tài sống”.

Hòa Hợp nhị tiên vốn không phải là thần tài, mà là hủy thần (thần hôn nhân), do dân gian quan niệm “hòa khí sinh tiền tài”, nên vị thần hôn nhân này dần dần đã chuyển hóa thành thần đoàn tụ, và sau trở thành thần tài.

Theo truyền thuyết, vào đầu đời Minh, Thẩm Vạn Tam cứu được một con nhái rồi phóng sinh xuống ao, khi đó, ông ngẫu nhiên nhặt được một chậu sành ven bờ ao mang về. Một hôm vợ ông vô tình thả một đồng tiền vào chậu, bỗng chốc sinh ra một chậu tiền đầy. Họ bèn thử đem vàng bạc thả vào chậu chốc lát vàng bạc đã đầy tràn. Từ đó Thẩm Vạn Tam trở thành bậc cự phú. Do ông có được chậu tụ bảo, nên về sau được phong làm thần tài.




Thanked by 1 Member:

#12 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 05/12/2012 - 09:45

CHƯƠNG 2

Chính niệm: NGUYÊN TẮC CỦA PHÉP TƯ THẦN TÀI.

Tu luyện pháp môn thần tài đương nhiên là nhằm mục đích cầu tài làm giàu. Thế nhưng trong việc cầu tài, cần phải có quan niệm đúng đắn, tức sau khi được tiền tài, phải biết bố thì làm việc thiện, sùng tín và tu luyện Phật pháp. Để thực hiện được nhưng yêu cầu đó, trước hết người tu hành cần phải có một mục đích và tấm thái tuân thủ, nhưng quan niệm cần quán triệt trong quá trình tu luyện.

Học cách “xả”

MỤC ĐÍCH CHÂN CHÍNH CỦA THỜ CÚNG THẦN TÀI

Mục đích chân chính của hành vi thờ cúng thần tài chính là nhằm học lấy tinh thần của thần tài, khiến cho bản thân mình cũng trở thành vị thần tài của chúng sinh, làm lợi cho chúng sinh, đó chính là quan niệm chính xác nhất trong việc tu luyện.

SỰ SAI LẦM TRONG THỜ CÚNG

Trong những người thờ cúng thần tài, rất ít người có nguyện vọng học theo thần tài. Vì đâu mà có nghịch lý đó? Bởi vậy thần tài luôn mang tiền của phân phát cho dân chúng, vì đó mà trở thành những thí chủ lớn. Nhưng người phàm ta thờ cúng thần tài tiến lộc. Thần tài chuyên bố thí, còn chúng ta thờ thần tài để mong có của, như vậy không phải là học theo thần tài, mặt khác, còn đi ngược lại mong muốn và mục đích của thần tài.

Phật giáo coi trọng sự tương ứng, bởi vậy, tu luyện pháp môn thần tài cần phải tương ứng với thần tài, tức phải thống nhất với quan niệm, ngôn hành của thần tài. Nếu như thờ cúng sai lầm, thì tâm ta sẽ không thể tương ứng với thần tài, và như vậy, sẽ không thể phát tài.

Thần tài rất ưa bố thí, bởi vậy khi tu luyện phép thấn tài, người tu hành cần phải dẹp bỏ hai thói xấu là tham lam và keo kiệt, chăm làm việc thiện và bố thí. Dẫu rằng phúc phận của mỗi người và khác nhau, không phải ai cũng trở thành cự phú, nhưng khi người tu hành có đủ vốn liến để tu luyện và cảm thấy cuộc sống của mình trở nên sung túc, như vậy là đã tương ứng được với thần tài.

Phật giáo cũng coi trọng nhân quả, thần tài có đủ tiền tài để bố thí cho những chúng sinh cần được cứu độ, chứng tỏ bản thân họ cũng tích lũy được rất nhiều phúc báo trong quá trình tu hành. Bởi vậy chúng ta cũng phải cố gắng tích phúc, có được thành quả, cần phải bố thí rộng rãi. Có người cho rằng bản thân người nghèo khổ, nên cầu thần tài ban tiền của cho mình, hoặc giúp mình làm ăn phát đạt, khi đã giàu có rồi mới có thể bố thì được.

Nhưng như vậy bản thân họ không biết tích phúc từ đầu, khác gì không gieo hạt thì lấy đâu ra thành quả, nên thần tài cũng không giúp gì cho họ. Thờ cúng thần tài là để học lấy tinh thần của thần tài, dể bản thân mình cũng trở thành thần tài của chúng sinh, làm lợi cho chúng sinh, đó chính là quan niệm chính xác nhất trong việc tu luyện.



Thanked by 1 Member:

#13 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 05/12/2012 - 10:58

XẢ TỨC LÀ ĐƯỢC

Học được tinh thần của thần tài, thì bản thân bạn sẽ trở thành thần tài. Biến cái tâm cầu tài thành cái tâm xả tài, như vậy sẽ được phát tài. Thần tài chính là người bố thí tiền của cho chúng sinh, bời vậy, hàm nghĩa chân chính cảu thần tài chính là “xả”, xả cũng chính là được, có biết xả, mới có được. Không hiểu được chân lý này, cho dù có thờ thần tài cũng không linh nghiệm. Xả một phần sẻ được một phần; xả mười phần sẽ được mười phần; xã tất cả sẽ được tất cả.

Những người nghèo khó vẫn có sự thông minh tài trí của riêng mình, hãy biết xả những thứ đó cho doanh nghiệp, cho xã hội, những đối tượng lấy sẽ đem lại của cải và sự giàu có cho bản thân. Đó cũng chính là nét tinh túy trong pháp môn thần tài. Nếu mỗi người tu hành đều quán triệt tinh thần này, họ sẽ có được phúc báo vô lượng, trở thành thần tài trong tâm tưởng của chúng sinh.

MUỐN CẦU TÀI PHẢI XẢ TÀI

Thờ cứng thần tài là để học được tinh thần của thần tài, nếu muốn cầu tài, trước hết phải biết xả tài. Phật giáo rất coi trọng sự tương ứng và nhân quả, pháp môn thần tài cũng không ngoại lệ. Bởi vậy người tu hành cần phải học theo thần tài, bố thí rộng rãi, hiểu được rằng có “nhân” thì bố thí mới có được “quả” là phát tài. Ngoài bố thí, làm việc thiện, thì sự cống hiến nhiệt tình đối với doanh nghiệp và xã hội cũng có được phúc đức xứng đáng, bởi vậy hành vi đó cũng được coi là một dạng “xả tài”.

Pháp môn Thần tài không phài là phương pháp làm giàu

CHÍNH TÂM TU LUYỆN PHÁP

Muốn tu luyện pháp môn thần tài, trước hết phải tu phúc đức, nhu vậy sẽ đem lại nguồn phúc báo dồi dào. Khi đã có phúc báo, vẫn cần phải tiếp tục làm lợi cho chúng sinh, thì thành quả mới được bền vững lâu bền vững lâu dài. Tu luyện pháp môn thần tài không nhất định sẽ có được tiền của, nhưng chắc chắn sẽ tích lũy được phúc đức cho hậu thế, khiến cho sự nghiệp của bạn được hanh thông chia sẻ.

Sau khi trang bị cho mình mục đích tu luyện đúng đắn, tiếp theo cần phải tìm hiểu những tiền đề và hạn chế trong pháp môn thần tài, tức trước hết cần phải tu phúc đức với một động cơ đoan chính.



Thanked by 1 Member:

#14 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 05/12/2012 - 11:02

MUỐN TU PHÉP THẦN TÀI, TRƯỚC HẾT PHẢI TU PHÚC ĐỨC

Tu phúc đức tức là làm việc thiện, đem lại lợi ích cho chúng sinh, bao gồm các hành vi bố thí, thờ cúng Phật, trợ giúp chúng sinh từ đó sẽ được những báo đáp tương ứng, tức phúc báo.

Khi đã có được phúc báo, tu luyện phép thần tài sẽ thu được tiền của, thế nhưng cũng cần những diều kiện nhất định, các thần tài đều có cái tâm Bồ Đề, nếu như người tu hành sau khi có được tiền tài, biết cách làm lợi cho chúng sinh, như vậy mới có cơ may nhận được sự bảo hộ của thần tài.

Nhưng nếu như trong những kiếp trước chúng ta chưa tích lũy đủ phúc báo, chẳng lẽ việc tu luyện hành trong kiếp này sẽ là tốn công vô ích hay sao? Như vậy thì pháp môn thần tài phỏng có ý nghĩa gì.

Thực chất nghiệp báo nhân quả luân hồi không phải là sự đối ứng giản đơn. Hơn nữa cho dù trước đây bạn không được phúc báo để phát tài, thì tu luyện pháp môn thần tài vẫn có thể tạo nên nghiệp thiện mới. Lý luận Phật giáo nhận định rằng, không có nghiệp sẽ không có quả. Đương nhiên phúc báo có được từ phép tu thần tài có khi ứng nghiệm nhanh chóng, cũng có khi chờ đợi khá lâu, thậm chí có khi sẽ tích lũy đến con cháu đời sau.

TU LUYỆN PHÉP THẦN TÀI CHƯA CHẮC ĐÃ PHÁT TÀI

Nhiều người ngộ nhận rằng tu luyện phép thần tài sẽ giúp mình phát tài, kiếm được bộn tiền, nhưng sự thật không hoàn toàn như vậy. Đúng là tu luyện pháp môn thần tài nhiều khi cũng đem lại cho người tu hành lượng tiền của dồi dào, nhưng không phải là đúng tất cả.

Cũng tương tự như khi đi chữa bệnh, dù gặp được bác sĩ danh tiếng nhất, tài năng nhất, nhưng chưa chắc đã chữa khỏi bệnh cho mình. Nếu nghiệp thiện chưa chín muồi trong kiếp này, tu luyện pháp môn thần tài cũng có thể phát tài. Thế nhưng bạn vẫn phải tin tưởng tuyệt đối rằng, phúc đức tu hành sẽ được tích lũy cho con cháu đời sau. Mặt khác tu phép thần tài cũng có thể giúp cho sự nghiệp cảu bạn trở nên hanh thông cát lợi.

Thế nhưng tu luyện pháp thần tài đôi khi cũng phản tác dụng. Nếu như động cơ tu hành không đoan chính, không xuất phát từ việc làm lợi chúng sinh, mà chỉ mong phát tài cho bản thân, rất có thể gây hao tài.

Trong dân gian có truyền miệng một câu chuyện như sau: Đầu thời Dân Quốc, tôn giả Dorje Chupa từng chấp nhận lời thỉnh cầu của một tín đồ Trung Hoa, truyền thụ pháp môn thần tài cho anh ta. Người đệ tử này chăm chỉ rèn luyện tu tập, và nhanh chóng thành tựu, trở thành cự phú.

Thế nhưng anh ta không chịu bỏ tiền làm việc thiện, nên hưởng thụ chưa được ba năm thì chết bất đắc kỳ tử, sau khi tôn giả Dorje Chupa hay tin, người rất áy náy vì trước đó đã không căn dặn đệ tử kỹ lưỡng. Vì số tiền của có được đều là rút lấy từ nguồn phúc đức, mà bản thân anh ta đã tích lũy kiếp trước, nếu không bổ sung phúc đức, đến khi tiêu xài hết nguồn phúc, sẻ phải đền bù bằng chính tuổi thọ của mình.



Thanked by 1 Member:

#15 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 05/12/2012 - 11:26

Điều kiện tiên quyết của phép tu luyện thần tài

THƯỢNG CÚNG HẠ THÍ

Bố thí cùng dường chính là những điều kiện tiên quyết của phép tu thần tài: Bố thí gồm có bố thí tiền của, bố thí pháp và bố thí vô úy. Như trồng cây, làm đường, xây dựng nhà vệ sinh cũng là bố thí, đạo Phật gọi là bố thí là trồng phúc điền (ruộng phúc). Có ba loại phúc điền là ân điền, kính điền và bi điền. Cúng dường dựa vào hình thức có thể chia thành cúng dường pháp và cúng dường tiền của.

Có rất nhiều người mong muốn học được pháp môn thần tài của Mật Tông Tây Tạng, huy chúng sinh vọng sau khi tiếp nhận nghi lễ quán đỉnh sẽ nhanh chóng phát đại tài. Nhưng khi đã đi vào tu luyện, cũng có nhiều người thất vọng. Sở dĩ có hiện tượng này, vì họ không hiểu được rằng, muốn có được tiền của thế gian, nhất định phải có phải có đủ các điều kiện tiên quyết, “quả” phúc báo nhất định phải có “nhân” phúc báo.

Pháp môn thần tài cũng không thể thay đổi được quy luật nhân quả cơ bản này. Bởi vậy nếu không bố thí, cúng dường, mà chỉ chuyên vào tu luyện phép thần tài, dù có được công hiệu cũng không rõ rệt.

CHĂM BỐ THÍ, TRỒNG RUỘNG PHÚC

Phật pháp nhận định rằng, tiền tài khi được sử dụng sẽ không còn là sở hữu của bản thân nữa, nếu không sử dụng mà giữ lại, về sau chưa chắc chúng thuộc sở hữu của mình, chỉ có bố thí mới đem lại sự sở hữu cho mình. Vật bố thí tuy nhiều, nhưng về cơ bản có thể chia làm mấy loại:

Bố thí tiền của: phân chia tiền tài của cải của mình cho người khác.

Bố thí pháp: tuyên giảng Phật pháp, giáo hóa chúng sinh.

Bố thí vô úy: dũng cảm làm việc nghĩa, bảo vệ cho tài sản và sự an toàn cho người khác.

Ngoài ra còn có loại bố thí từ tâm, bi tâm, dung nhan, ngôn hành, tâm ý. Kinh Phật có dạy rằng, nhũng phép bố thí như tạc tượng Phật, xây tăng phòng, trồng cây, phát thuốc chữa bệnh, xây dựng cầu đường, có thể thu được những phúc thọ vô lượng. Chỉ cần ta biết phát tâm, thì có thể bố thí mọi lúc mọi nơi. Gieo những hạt giống bố thí ấy trên “ruộng phúc”, chính là cấy phúc điền.

CHĂM CÚNG DƯỜNG CÓ PHÚC BÁO

Cúng dường không chỉ là cúng dường cho Phật, mà phải cúng dường cho tất cả thảy chúng sinh trên đời, tất cả những người có ơn và không có ơn với ta. Phật pháp đề xướng trồng ba loại phúc điền.

Thứ nhất là ân điền, tức phải báo ơn cho cha mẹ.

Thứ hai là kình điền, tức cúng dường cho những đối tượng mà ta kính trọng như sư trưởng, chư Phật, Bồ tát.

Thứ ba là bi điền, tức có lòng từ bi với người nghèo, ăn xin và biết giúp đõ họ.

Cúng dường có thể chia làm hai loại, là cúng dường pháp và cúng dường tiền của. Chúng sinh pháp, tức lắng nghe Phật pháp, nhưng giới thiệu Phật pháp cho người khác, đều là cúng dường pháp. Chúng sinh tiền của, tức là cúng dường bằng những châu báu, của cải, hương hoa của thế gian.

Phật đà từng nói rằng trong tất cả các loại cúng dường, cúng dường pháp là đáng quý nhất. Tiền tài của cải của một người không thể kiếm được hoàn toàn nhờ vào kiếm tiền của họ, mà còn nhờ vào phúc báo, vận khí. Cúng dường bố thí không chỉ vun trồng phúc báo, mà còn có thể khắc chế lòng tham lam và chấp trước của bản thân.


Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |