Jump to content

Advertisements




Nghe gì về "manh phái" (phái thầy mù)?


  • Bạn không thể gửi trả lời cho chủ đề này
No replies to this topic

#1 toahuongqui

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 122 Bài viết:
  • 388 thanks

Gửi vào 29/05/2011 - 06:14

Thiết nghĩ giới nghiên cứu cần nắm vững các trào lưu. Khoảng mười năm trở lại đây ở Hoa Lục nảy ra một phái Tử Bình mới gọi là “manh phái” do ông Đoàn Kiến Nghiệp, sinh năm 1967, chủ xướng.
Theo lời ông Nghiệp tự thuật thì “manh phái” thực ra đã có từ rất nhiều đời, là phái của các ông thầy mù học để làm kế mưu sinh. Cũng theo lời kể của ông Nghiệp, thì mặc dù luật của “manh phái” là không truyền cho người sáng mắt, nhờ một đại cơ duyên ông đã được thầy mù Hác Kim Dương phá luật nhận làm đệ tử.
Trước khi theo học thầy Hác ông Nghiệp cũng đã tương đối có tên tuổi trong làng Tử Bình, từng mở lớp dạy Tử Bình, và đã viết hai quyển sách có khả năng gây tranh luận, tối thiểu là có tính thách đố.
Nguyên ông Tống Anh Thành, một cao thủ Tử Bình có tiếng của Đài Loan, trong thập niên 90’s có viết bộ “Mệnh lý chân quyết khải thị lục” gồm bốn tập mang tên Phong, Hỏa, Lôi, Điện (nxb Vũ Lăng, Đài Bắc) phân tích những lá số người thật việc thật. Ông Nghiệp dựa theo đó viết hai tập “Mệnh lý chân quyết đạo độc” mang tên Phong, Hỏa nội dung nhằm “sửa sai” các bài luận trong hai tập Phong, Hỏa của ông Tống Anh Thành và đề xướng cách luận của riêng mình cho các lá số trong hai sách đó.
Ông Nghiệp viết lại: “Ông Tống Anh Thành là bậc sư trưởng tôn kính. Quyển ‘Phong tập đạo độc’ của tôi đến tay ông ấy qua một học viên. Ông ấy biểu thị cái lòng đại độ và khoan dung hoan ngưỡng giao lưu…” (trích lời tựa: Mệnh lý chân quyết đạo độc: Phong-Hỏa hợp đính bản).
Dĩ nhiên cái học của ông Nghiệp trước khi thành đệ tử thầy Hác là khoa Tử Bình truyền thống, phương pháp là luận tứ trụ cường nhược, định hỉ kị dụng thần v.v… Những gì ông viết trong hai tập “Mệnh lý chân quyết đạo độc” đã kể trên phản ảnh sự thật ấy.
Vậy thì lý do gì khiến ông Nghiệp học “manh phái Tử Bình” của thầy Hác. Hãy nghe ông tự thuật (trích chương 5, Manh phái tử bình, tu đính bản, hoa Lục, 2009)

“Ở nước Trung Hoa có truyền lại hai hệ mệnh lý là hệ manh phái và hệ truyền thống. Mệnh lý truyền thống chủ yếu giảng dụng thần và cách cục, tư tưởng cơ bản là đạt sự bình hành của nhật chủ, tìm dụng thần và kị thần. Vậy là đặt vấn đề mệnh chủ vượng suy vào vị trí tối trọng yếu, thành thử làm mất đi rất nhiều yếu tố của mệnh lý, chẳng hạn “tượng”; mệnh lý truyền thống rất ít khi đoán được chi tiết của các sự việc cụ thể.

“Không phải là nói mệnh lý truyền thống hoàn toàn không đúng, nó có thể giải thích chân tướng mệnh lý ở cấp bộ phận, nhưng không phải là sự lý giải tối chính xác hoàn chỉnh của mệnh lý. Từ sự hiểu biết của cá nhân tôi mà nói, học mệnh lý truyền thống đã lâu, đã đọc hầu như hết cả thư tịch cổ truyền, nhưng khi đoán mệnh thực tế thì toàn toàn chẳng như thầy tôi Hác Kim Dương đoán đặc biệt chi li, đặc biệt “thần” (dgc: Lời khen ở cấp cao nhất, ta có thể nói đoán như thần), thậm chí những lời đoán như đinh đóng cột của thầy tôi chẳng hiểu do đâu mà có. Nếu những lời đoán của người khác lý do tại sao bạn đều không biết, thì bạn không thể nào đoán như họ được.


“Về sau tôi tìm ra nguyên nhân, thì ra cái mệnh lý mà tôi đã học nhiều năm là một thứ rất nông cạn, hệ thống không đúng, công cụ xử dụng cũng không đúng.”

Đến đây là hết lời phân giải của ông Đoàn Kiến Nghiệp về lý do tại sao ông bỏ cách luận truyền thống của Tử Bình mà học theo cách luận của thầy ông là cụ Hác Kim Dương (đã quá cố).

Vài dòng đóng góp.



Kế tiếp ông Nghiệp đi vào chi tiết về sự khác biệt giữa manh phái và Tử Bình truyền thống.

Khác biệt giữa manh phái và mệnh lý truyền thống

Nguyên tác (bạch thoại): Đoàn Kiến Nghiệp

Dịch: VDTT

“Hệ thống manh phái không dùng một số công cụ của mệnh lý truyền thống, lại phế bỏ nhật chủ vượng suy và dụng thần, cách cục bản lai cũng không dùng. Đương nhiên, nói phế bỏ thì không chính xác lắm, vì trong hệ thống manh phái, không có những quan niệm nhật chủ vượng suy và dụng thần, đó là đặc điểm lớn nhất của phái này.

“Vậy manh phái làm sao xem mệnh? Đầu tiên phải khẳng định rằng manh phái có khẩu quyết; nhưng những khẩu quyết này không phải là chìa khóa vạn năng, bởi vì thầy Hác có rất nhiều sư huynh đệ, cùng học những thứ giống nhau, nhưng các sư huynh đệ ấy không đoán chuẩn bằng thầy Hác. Học với thầy Hác một thời gian tôi mới biết, rất nhiều thứ trong mệnh lý là do thầy tự phân tích ra, còn khẩu quyết chỉ là một số khái niệm cơ bản; phần hơn là dựa vào “ngộ tính” của thầy. Cái mà hệ thống này giảng là “ngộ tính”. Ở đây (dgc: Ý nói trong sách “Manh phái mệnh lý: Tu đính bản”) chỉ giảng một số lý luận căn bản và phương pháp, những gì thâm sâu hơn ở tầng sau đòi hỏi “ngộ tính” của chúng ta, mỗi người tự mình lần hồi hiểu ra thôi.


“Nhưng tại sao không tìm dụng thần, không xét nhật chủ suy vượng mà có thể đoán được mệnh? Điểm này liên hệ đến vấn đề cơ bản của mệnh lý. Bản chất của mệnh lý là gì? Bản chất của mệnh lý là biểu thuật đời sống. Cái lý đằng sau mệnh lý và đời sống của chúng ta như nhau, là cái bóng thu nhỏ rồi lại hiện ra của đời sống chúng ta. Nhật chủ vượng suy chẳng thuyết minh được gì, cũng chẳng đại biểu năng lực của mệnh chủ lớn nhỏ hoặc thân thể tốt xấu, càng không thể giải thích quỹ tích mệnh vận của mệnh chủ, chẳng có ý nghĩa thực tế nào cả. Đơn thuần tìm kiếm dụng thần và kị thần khiến sự lý giải của chúng ta đối với mệnh lý trở thành phiến diện và cứng ngắc. Mất đi khả năng nắm bắt cái mặt phong phú nhiều sắc thái của mệnh vận. Bởi vì đời sống vốn phức tạp và biến hóa, không có bạn bè vĩnh viễn, không có kẻ địch vĩnh viễn; sao lại có thể tưởng tượng một hai dụng thần bầu bạn chúng ta đến hết cả đời?


(dgc: Đến đây là hết phần so sánh manh phái với cách xem Tử Bình truyền thống. Kế tiếp là phần giới thiệu các kỹ thuật xem số của manh phái).



Nguyên tác (bạch thoại): Đoàn Kiến Nghiệp

Dịch: VDTT

Phần 2: Những đặc điểm của hệ thống manh phái

“Hệ thống manh phái cho rằng mệnh lý diễn tả đời sống. Thế mệnh lý diễn tả đời sống bằng gì? Lại nữa, nó diễn tả đời sống như thế nào? Chúng ta cần hiểu một số công cụ mà các vị thầy mù (dgc: dịch nghĩa từ “manh sư”) xử dụng để diễn tả đời sống. Vì thầy mù đa số dạy theo lối khẩu thụ tâm truyền (dgc: Người trước nói, người sau nghe mà lĩnh ý), không để lại văn tự thành hệ thống, thành ra chúng ta phải sáng tạo ra một số khái niệm trước đây chưa có để tìm hiểu hệ thống này.

“Một: Khái niệm ‘chủ khách’

(dgc: Có lẽ trong ý hướng cải cách ông Nghiệp muốn tránh hai từ cũ “chủ khách”, nên trong nguyên tác Hán tự ông viết “tân chủ” cho mới mẻ. Dịch đúng thứ tự mà khỏi sợ hiểu lầm thì chỉ có “khách chủ”, nhưng vì người Việt quen “chủ khách” hơn nên mạn phép dịch như thế để khỏi vô tình tạo ra những lấn cấn ngôn từ không cần thiết. Xin lỗi ông Nghiệp vậy.)

“Khái niệm này trong manh phái có ý nghĩa đặc biệt. Chủ khách cho chúng ta biết cái gì là ta, cái gì là người khác. Rất nhiều thuật đoán mệnh của Trung quốc có luận ‘chủ khách’. Trong lục hào thì hào thế là chủ, hào ứng là khách. Hào trong quẻ là chủ, ngày tháng và hào biến là khách. Phong thủy, kỳ môn, lục nhâm, mai hoa dịch số v.v… thảy đều luận ‘chủ khách’, khác nhau chẳng qua là họ có thể gọi khái niệm là ‘chủ khách’, ‘thể dụng’, ‘thiên địa nhân’ v.v… nhưng đều cốt diễn tả cái quan hệ ‘chủ thể tự ta’ và ‘khách thể ngoại vật’. Kỳ thật đời sống chúng ta cũng như thế, những quan hệ phát sinh giữa chúng ta và thế giới bên ngoài cấu tạo thành mệnh vận của chúng ta.

“Chủ khách là một khái niệm có tính tầng thứ. Mọi người đều biết nhật chủ là ta, những can chi khác là người khác, là những thực thể mà ta đối diện, là ‘khách’. Nhưng mỗi một can chi cũng có ý nghĩa riêng. Dưới nhật chủ đại biểu người hôn phối, tháng đại biểu cha mẹ, anh chị em, năm đại biểu ông bà, giờ đại biểu con cháu, đều là những thực thể mà ta đối diện. Hiểu bấy nhiêu rồi, thì có thể phân tầng thứ: Trụ ngày là ta và vợ hoặc chồng ta, đại biểu gia đình của ta. Gia đình của ta cũng đối diện những gì ở ngoài, có gia đình của cha mẹ, có gia đình của con cháu, có gia đình của anh, của chị, của em v.v… Như vậy trụ ngày là chủ, các trụ khác là khách. Rồi ta và con cháu ta là gia đình ta, đối diện với những gì ở ngoài; như vậy trụ ngày và trụ giờ là chủ, trụ năm và trụ tháng là khách. Rồi toàn thể bát tự là đại gia tộc của ta, đại vận và lưu niên là ngoại lai, từ bên ngoài đến tác dụng vào bát tự, sinh ra ảnh hưởng trên bát tự. Như vậy, bát tự là chủ, đại vận lưu niên là khách.

“Đó là khái niệm chủ khách.

“Tỷ như nói quý vị muốn làm quan hay là muốn có tiền thì xem tài, quan ở vị trí nào trong bát tự. Như quả tài, quan ở vị chủ thì là tài, quan của ta. Còn như tài, quan ở vị khách thì là tài, quan của người khác. Định vị như vậy xong rồi lại xem chủ và khách quan hệ thế nào, thông qua những tác dụng quan hệ mà luận xem tài, quan có quan liên đến ta không, có thể trở thành của ta không. Như thế quý vị thấy rõ, việc luận bát tự và nhật chủ vượng hoặc suy kỳ thật chẳng có liên hệ trọng đại nào cả. Chỉ có trong quan hệ chủ và khách, tức là sự giao vãng của cá nhân trong xã hội, mới thể hiện cái năng lực lớn hoặc nhỏ cũng như phú quý bần tiện.

“Chủ ----------------Khách
“Nhật chủ---------Các can chi khác
“Trụ ngày---------Trụ năm, tháng, giờ
“Trụ ngày,giờ----Trụ năm, tháng
“Tứ trụ-------------Đại vận và lưu niên

Nguyên tác (bạch thoại): Đoàn Kiến Nghiệp

Dịch: VDTT


Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |