Jump to content







Advertisements




Ngạo nghễ trong ánh mặt trời

Thiên quốc bi hùng sử

14 replies to this topic

#1

AlexPhong



 

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2382 posts
  • 8842 thanks

 

Posted 01/02/2013 - 14:55

Bắt đầu phân tích với trục sửu-mùi trong lịch sử của Siêu Cấp Thiên Quốc Đại Việt:


Năm 41 (Tân Sửu) :Nhà Hán cử Mã Viện cùng với Đoàn Chí đem quân sang đánh Trưng Vương
137 (Đinh Sửu) :Khởi nghĩa ở quận Nhật Nam
545 (Ất Sửu) :Nhà Lương chiếm lại Giao Châu, Lý Nam Đế về giữ thành Gia Ninh miền đồi núi tru
713-722 :Quý Sửu-Nhâm Tuất: Khởi nghĩa của Mai Thúc Loan (Mai Hắc Đế).
905 – 906 :Ất Sửu-Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ thắng lợi, giành quyền tự chủ cho dân tộc.
5-7-1885 :Ất Sửu-Tôn Thất Thuyết đem quân tấn công tòa Khâm sứ Pháp ở Huế, mở đầu phong trào Cần Vươ
9-1885 :Khởi nghĩa Bãy Sậy bùng nổ.
1883-1913 :Quý Mùi-Quý Sửu-Phong trào nông dân Yên Thế. (Các bác Yên Thế khởi năm mùi thì năm sửu xung là xẹp).
3-1919 :Kỷ Mùi-Quốc tế Cộng sản được thành lập.
25-1-1925 :Ất Sửu-Thành lập Việt Nam nghĩa đòan.
30-4-1925: 500 công nhân nhà máy sợi Nam Định bãi công.
6-1925 :Nguyễn Ái Quốc thành lập Việt Nam Thanh Niên cách mạng đồng chí hội.
14-7-1925 :Thành lập Hội Phục Việt.
26-03-1931:Tân Mùi-THÀNH LẬP ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
11-4-1931 :Tân Mùi-Quốc tế Cộng sản công nhận Đảng cộng sản Đông Dương là một chi bộ độc lập.
6-6-1931 :Nguyễn Ái Quốc bị đế quốc Anh bắt giam ở Hồng Công
1973: Quý Sửu-Hiệp định Paris.

Trục sửu mùi khá kì bí và ám muội, biểu hiện ở các cuộc khởi nghĩa rồi thành lập đảng cách mạng rồi các thỏa thuận hết sức huyền ảo có thể gọi là mờ ám hoặc vi diệu, theo ngôn ngữ của teen là hơi bị ảo,

Nhiều cuộc khởi nghĩa không thành công nổ ra và bị dập tắt ở trục sửu mùi như khởi nghĩa Yên Thế bắt đầu năm mùi và kết thúc năm sửu.

Ngày báo chí Việt Nam cũng thành lập ở sửu, chiến tranh với Trung Quốc và Pôn Pốt cũng ở năm mùi. Nói chung, trục sửu mùi của Việt Nam hơi bị ảo, cảm tưởng như đầm lầy lịch sử luôn. Cho teen đọc nó sẽ bảo: Em x hiểu.

Edited by AlexPhong, 01/02/2013 - 14:56.


#2

AlexPhong



 

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2382 posts
  • 8842 thanks

 

Posted 01/02/2013 - 15:20

Trục Thiên La-Địa Võng:
179 trước CN (Nhâm Tuất) :Triệu Đà vua nước Nam Việt xâm lược Âu Lạc mở đầu thời kỳ nước Việt
44 (Giáp Thìn) :Mã Viện tổ chức lại chính quyền đô hộ ở Giao Chỉ.
190 (Canh Tuất) :Nhà nước Lâm Ấp (sau này là Champa) được thành lập.
206 (Bính Tuất) :Lưu Biểu chống lại nhà Hán
248 (Mậu Thìn) :Triệu Thị Trinh nổi dậy khởi nghĩa ở quận Cửu Chân.
542 (Nhâm Tuất) :Khởi nghĩa Lý Bí (Lý Bôn) thắng lợi.
548 (Mậu Thìn) :Lý Nam Đế mất tại động Khuất Lão.
602 (Nhâm Tuất) :Lý Phật Tử lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa chống nhà Tùy xâm lược.
938 (Mậu Tuất) :Ngô Quyền khởi nghĩa đánh bại quân xâm lược Nam Hán trên sông Bạch Đằng.
980 (Canh Thìn) :Lê Hoàn lên ngôi vua. Lập ra nhà Tiền Lê.
1010:Canh Tuất- Nhà Lý được thành lập.
1226: Bính Tuất- Nhà Trần được thành lập.
1418: Mậu Tuất- Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa mở đầu thời kỳ chống giặc Minh xâm lược.
1802 :Nhâm Tuất-Triều Nguyễn được thiết lập.
Trục Thìn-Tuất gần như xác suất 100% dùng để thành lập các triều đại của Thiên Quốc như nhà Tiền Lê, nhà Lý, nhà Trần, nhà Hậu Lê, nhà Nguyễn hoặc các tiểu đế chế. Nếu so sánh với trục sửu mùi thì mức độ thành công cao hơn, ghi dấu lịch sử cũng rõ nét hơn xứng đáng là trục Thiên La-Địa Võng thay đổi đất trời.

Edited by AlexPhong, 01/02/2013 - 15:29.


#3

AlexPhong



 

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2382 posts
  • 8842 thanks

 

Posted 01/02/2013 - 15:34

Bổ sung:

Nhà Đinh 968-Mậu Thìn lập quốc.
Nhà Hồ 1400-Canh Thìn lập quốc.

#4

ThanVuong



 

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3582 posts
  • 5392 thanks

 

Posted 01/02/2013 - 15:40

tài liệu quý =))

Thanked by 1 Member:

#5

AlexPhong



 

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2382 posts
  • 8842 thanks

 

Posted 01/02/2013 - 15:48

Ngồi đọc sử tại đất tứ mộ của các siêu cấp anh hùng mà nhiệt huyết trào dâng. Đúng là đất tứ mộ nơi mà cả giang hồ và quan phủ đều không dám bén mảng. Tiếng ngựa hí quân reo voi hắt xì, mấy ngàn năm kiêu hùng ngạo nghễ. Xin phép chủ topic em cám cảnh đọc câu thơ:

Trải qua một cuộc bể dâu,
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.

#6

badboy



 

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3186 posts
  • 10751 thanks
  • LocationĐịa ngục

 

Posted 01/02/2013 - 16:00

Bổ sung thêm 1 sự kiện trong lịch sử đương đại: vào năm 1982 (Nhâm Tuất) thánh Alex ra đời

Thanked by 3 Members:

#7

ThanVuong



 

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3582 posts
  • 5392 thanks

 

Posted 01/02/2013 - 16:00

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

AlexPhong, on 01/02/2013 - 15:48, said:

Ngồi đọc sử tại đất tứ mộ của các siêu cấp anh hùng mà nhiệt huyết trào dâng. Đúng là đất tứ mộ nơi mà cả giang hồ và quan phủ đều không dám bén mảng. Tiếng ngựa hí quân reo voi hắt xì, mấy ngàn năm kiêu hùng ngạo nghễ. Xin phép chủ topic em cám cảnh đọc câu thơ:

Trải qua một cuộc bể dâu,
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.

Trăm năm trong cõi người ta,
Chữ tài chữ mệnh khéo là "yêu" nhau.


#8

badboy



 

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3186 posts
  • 10751 thanks
  • LocationĐịa ngục

 

Posted 01/02/2013 - 16:02

thế còn trục Tỵ Hợi, Dần Thân, Tí Ngọ, Mão Dậu thì sao hả chủ topic ?

Edited by badboy, 01/02/2013 - 16:02.


Thanked by 1 Member:

#9

Jude.Law



 

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 537 posts
  • 2258 thanks

 

Posted 01/02/2013 - 16:16

548 (Mậu Thìn) :Lý Nam Đế mất tại động Khuất Lão.

MẬU THÌN (548): Triệu Quang Phục xưng vương
Vua Lý Nam Đế mất, Triệu Quang Phục lên thay, xưng là Triệu Việt Vương. Từ tháng 4, Triệu Quang Phục từ đầm Dạ Trạch cầm quân mở cuộc tổng phản công giặc Lương thắng lợi.

BÍNH THÌN (1076): Chiến thắng giặc Tống – Ra đời bản Tuyên ngôn độc lập lần thứ 1

- Nhà Tống đem 10 vạn quân và 20 vạn dân phu sang xâm lược nước ta. Lý Thường Kiệt lập phòng tuyến trên sông Như Nguyệt đánh tan quân xâm lược. Ngài đã cho ra đời bản Tuyên ngôn độc lập lần thứ 1 của dân tộc:
“Nam Quốc sơn hà Nam Đế cư
Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Như đẳng hành khan thủ bại hư”



GIÁP THÌN (1784): Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút
Dưới sự lãnh đạo tài ba của Nguyễn Huệ, đêm 9 rạng ngày 10 tháng 12 năm Giáp Thìn, quân và dân ta đã tiêu diệt 4 vạn quân Xiêm và quân Nguyễn Ánh, cùng 300 chiến thuyền ở đoạn sông Rạch Gầm - Xoài Mút – Mỹ Tho, bảo vệ vẹn toàn lãnh thổ và nền độc lập dân tộc.

Edited by Jude.Law, 01/02/2013 - 16:16.


#10

thienmatuongquan



 

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 474 posts
  • 235 thanks

 

Posted 01/02/2013 - 16:38

sao sự kiện khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa - một sự kiện vĩ đại thế, lại không phải là năm thìn hay tuất nhỉ

#11

thaiduong271



 

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 217 posts
  • 472 thanks

 

Posted 01/02/2013 - 17:25

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

AlexPhong, on 01/02/2013 - 14:55, said:

Bắt đầu phân tích với trục sửu-mùi trong lịch sử của Siêu Cấp Thiên Quốc Đại Việt:


Năm 41 (Tân Sửu) :Nhà Hán cử Mã Viện cùng với Đoàn Chí đem quân sang đánh Trưng Vương
137 (Đinh Sửu) :Khởi nghĩa ở quận Nhật Nam
545 (Ất Sửu) :Nhà Lương chiếm lại Giao Châu, Lý Nam Đế về giữ thành Gia Ninh miền đồi núi tru
713-722 :Quý Sửu-Nhâm Tuất: Khởi nghĩa của Mai Thúc Loan (Mai Hắc Đế).
905 – 906 :Ất Sửu-Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ thắng lợi, giành quyền tự chủ cho dân tộc.
5-7-1885 :Ất Sửu-Tôn Thất Thuyết đem quân tấn công tòa Khâm sứ Pháp ở Huế, mở đầu phong trào Cần Vươ
9-1885 :Khởi nghĩa Bãy Sậy bùng nổ.
1883-1913 :Quý Mùi-Quý Sửu-Phong trào nông dân Yên Thế. (Các bác Yên Thế khởi năm mùi thì năm sửu xung là xẹp).
3-1919 :Kỷ Mùi-Quốc tế Cộng sản được thành lập.
25-1-1925 :Ất Sửu-Thành lập Việt Nam nghĩa đòan.
30-4-1925: 500 công nhân nhà máy sợi Nam Định bãi công.
6-1925 :Nguyễn Ái Quốc thành lập Việt Nam Thanh Niên cách mạng đồng chí hội.
14-7-1925 :Thành lập Hội Phục Việt.
26-03-1931:Tân Mùi-THÀNH LẬP ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
11-4-1931 :Tân Mùi-Quốc tế Cộng sản công nhận Đảng cộng sản Đông Dương là một chi bộ độc lập.
6-6-1931 :Nguyễn Ái Quốc bị đế quốc Anh bắt giam ở Hồng Công
1973: Quý Sửu-Hiệp định Paris.

Trục sửu mùi khá kì bí và ám muội, biểu hiện ở các cuộc khởi nghĩa rồi thành lập đảng cách mạng rồi các thỏa thuận hết sức huyền ảo có thể gọi là mờ ám hoặc vi diệu, theo ngôn ngữ của teen là hơi bị ảo,

Nhiều cuộc khởi nghĩa không thành công nổ ra và bị dập tắt ở trục sửu mùi như khởi nghĩa Yên Thế bắt đầu năm mùi và kết thúc năm sửu.

Ngày báo chí Việt Nam cũng thành lập ở sửu, chiến tranh với Trung Quốc và Pôn Pốt cũng ở năm mùi. Nói chung, trục sửu mùi của Việt Nam hơi bị ảo, cảm tưởng như đầm lầy lịch sử luôn. Cho teen đọc nó sẽ bảo: Em x hiểu.

1885 :Ất DẬU

Thanked by 2 Members:

#12

AlexPhong



 

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2382 posts
  • 8842 thanks

 

Posted 01/02/2013 - 17:28

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

thaiduong271, on 01/02/2013 - 17:25, said:

1885 :Ất DẬU
Thấy đâu sai nữa sửa luôn đi. Cho sang trục mão dậu. Trục mão dậu cũng inh ỏi phết.

Edited by AlexPhong, 01/02/2013 - 17:30.


Thanked by 3 Members:

#13

KingPlace



 

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 815 posts
  • 1983 thanks
  • LocationHanoi

 

Posted 17/02/2013 - 13:11

Đọc lại bài này của Alex, suy xét các lá số đã biết thấy có vẻ như nút chuyển vận (lấy ý của ankhoa) chính là 2 trục Thìn Tuất, Sửu Mùi, thường thì trục Thìn Tuất mạnh hơn, sự kiện xảy ra mang tính chuyển biến sang cái mới... xấu hoặc tốt. Đúng là Alex nghiên cứu rất thâm sâu, không hề đơn giản loạng quạng đưa lên theo ngẫu hứng.
Thanks Alex

Thanked by 3 Members:

#14

KingPlace



 

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 815 posts
  • 1983 thanks
  • LocationHanoi

 

Posted 18/02/2013 - 12:42

Năm 2012 Nhâm Thìn đối với VN là một năm có nhiều sự thay đổi, kinh tế suy kiệt, giống như vào chu kỳ Suy Tuyệt, đấu đá về chính trị, là năm bản lề có sự thay đổi cơ bản hiến pháp, cơ cấu tổ chức, hy vọng bắt đầu từ năm 2013 sẽ bước sang một trang sử mới, dần dần có sự thay đổi mạnh mẽ tốt đẹp hơn lên (tuyệt xứ phùng sinh).

Thanked by 2 Members:

#15

Quyenkhoi



 

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 18 posts
  • 19 thanks

 

Posted 18/02/2013 - 15:23

Bính Thìn 1976
- Kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 – 1980) được

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

đề ra năm 1976 sau khi những kế họach nhà nước 5 năm đã ngưng trệ từ năm 1965 do hoàn cảnh chiến tranh.
Mậu Thìn 1988
- Hải Chiến Trường Sa
- Chấm dứt, giải thể Đảng xã hội Việt Nam
- Trường Chinh mất
- Xung đột Thái Lan 1982-1988 (kết thúc)
- Rút quân khỏi Campuchia bắt đầu từ 26-5-1988

Thông Tin Khác:
Năm 1976
Hoàn thành sự nghiệp thống nhất nước Việt Nam; Mao Trạch Đông qua đời
Những biến động dữ dội trên đất nước Trung Quốc rộng nước là nét nổi bật của thế giới năm 1976. Thủ tướng

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

qua đời do kiệt sức vì bệnh tật và cuộc vận lộn để chèo chống cho đất nước khỏi lâm vào cuộc nội chiến (8-1). Đặng Tiểu Bình không chịu nổi trước sự phản kích của "bè lũ bốn tên", một phần nữa phải rời khỏi chính trường (7-4). Người lên thay chức Thủ tướng quốc vụ viện là một gương mặt hoàn toàn mới: Hoa Quốc Phong (7-2).

Chủ tịch Mao Trạch Đông qua đời (9-9). Người vợ goá của Chủ tịch Mao thừa cơ nhen nhóm lại lực lượng hồng vệ binh ở Thượng Hải mưu làm chính biến nhưng vấp phải sự phản công của quân đội và bị tống giam (6-10). Hoa Quốc Phong trở thành nguyên thủ Trung Quốc.
Một trận động đất 8,3 độ richter đã tàn phá vùng hầm mỏ phía đông Bắc Kinh và Tràng An (28-7) làm 600.000 người thương vong. Động đất cũng xảy ra ở Goatêmala làm chết 25.000 người (4-2); tàn phá 20 thành phố và làng mạc ở ý với 2.000 người thiệt mạng (6-5); cướp đi 3.000 sinh mạng ở Philippin (17-8); 6.000 người ở Thổ Nhĩ Kỳ (24-11). Núi lửa trở lại hoạt động ở Guadeloupe (15-8); bão lớn ở Mêhicô cũng làm chết 2.500 người và 14.000 người bị thương (1-10). Cả châu Âu trải qua một mùa hè nóng nực khác thường, nhiệt kế ghi được 400C ở Paris, và hạn hán xảy ra khắp nơi trên lục địa ôn đới này.
Đụng độ chủng tộc ở Johannesburg làm 140 người chết (22-6), 60 người chết ở Suweto (27-8) đều ở Nam Phi; cuộc nội chiến giữa những người theo đạo Tin Lành và Thiên Chúa ở Bắc Ailen đã làm chết 1.000 người.
Nước Cộng Hoà Nhân Dân Cônggô giành được độc lập nhưng lâm vào một cuộc nội chiến được quốc tế hoá. Hoàng tử Hà Lan Bernard và Thủ tướng Nhật Kakuei Tanaka bị điều tra vì nhận tiền hối lộ của hãng sản xuất máy bay Mỹ Lockheed (6-2).
Đại hội XXII Đảng Cộng sản Pháp (8-2) thủ tiêu "chuyên chính vô sản". Đại hội XXV Đảng Cộng sản Liên Xô (24-2) không có mặt đại biểu Trung Quốc và Anbani, trong khi các đại biểu Rumani, Nam Tư, Ý đều khẳng định màu sắc và con đường riêng của mình.
Aixơlen cắt đứt quan hệ với Anh vì mâu thuẫn trong thoả thuận đánh cá trên biển (19-2); thành lập nước Cộng Hoà Ảrập Xarauy dân chủ (27-2); đảo chính ở Libăng (13-3) và Achentina (15-3); Trung Quốc và Ấn Độ tái lập quan hệ ngoại giao (15-4); khai mạc Thế vận hội lần 21 tại Montreal, có 23 nước châu phi tẩy chay không dự (17-7); tàu Viking I của Mỹ hạ cánh xuống sao Hoả và phát sóng về trái đất (20-7); tàu Soyouz 22 của Liên Xô bị tố cáo là vệ tinh do thám có người lái (15-9); Jimmy Carter được bầulàm Tổng thống (2-11) vào năm Hợp chủng quốc Hoa Kỳ tròn 200 tuổi (1776-1976); nhà văn Pháp André Malraux qua đời (23-11).
Sau thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước mùa xuân 1975, công cuộc thống nhất đất nước về mặt hành chính được đẩy mạnh. Từ tháng hai, chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam hợp nhất lãnh thổ miền Nam Việt Nam thành 21 tỉnh mới trên cơ sơ sáp nhập một số tỉnh cũ gồm: Bình Trị Thiên, Quảng Nam-Đà Nẵng, Nghĩa Bình, Phú Khánh, Gia Lai-Kontum, Đắc Lắc, Thuận Hải, Lâm Đồng, Đồng Nai, Sông Bé, Long An, Tiền Giang, Cửu Long, Hởu Giang, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Minh Hải, Tây Ninh, Bến Tre và TP.H-C-M.
Cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung của nước Việt Nam thống nhất bầu ra 492 đại biểu và tại phiên họp đầu tiên (24-6 đến 23-7) đã thông qua những quyết định quan trọng: đổi tên nước là Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, thủ đô là Hà Nội, chính thức đặt tên Sài Gòn là Thành phố H-C-M, chuẩn bị sửa đổi Hiến pháp. Cụ Tôn Đức Thắng được bầu là Chủ tịch nước, các ông Nguyễn Lương Bằng và Nguyễn Hữu Thọ làm Phó chủ tịch.
Cuối năm, đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần IV họp đã quyết định đường lối xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội (14 đến 20-12). Đảng cũng đổi tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Các tổ chức đoàn thể cũng thống nhất trên phạm vi cả nước.
Việt Nam đặt quan hệ ngoại giao với Jamaica (5-1), Êtiopi (26-2), Côoet (6-4), Côxta Rica (24-4), Nigiêria (25-5), Philippin (12-7), Sao Tomé và Principé (6-11).
Thủ tướng Phạm Văn Đồng dự hội nghị cấp cao các nước không liên kết tại Xri Lanca (14 đến 19-8). Việt Nam tham gia Quỹ Tiền tệ quốc tế (15-9) và Ngân hàng Phát triển châu Á (23-9). Thành lập Tổng cục hàng không dân dụng (12-1), Tổng cục Xây dựng kinh tế quốc phòng (5-4), Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt (26-4), Cục Máy tính điện tử (10-7), Tổng cục Khí tượng thuỷ văn (14-10), khánh thành nhà máy Dụng cụ số 1 (5-11). Vào ngày cuối cùng trong năm, khởi động tuyến đường sắt Thống Nhất nối liền Thủ đô Hà Nội với TP. H-C-M (31-12).
Năm 1988:

Liên Xô bắt đầu rối loạn; Việt Nam ban hành Luật Đầu tư nước ngoài.
Đại hội 19 của Đảng Cộng sản Liên Xô (28-6) phê chuẩn những cải cách thể chế nhằm tập trung quyền lực tối đa cho Tổng bí thư M.Gorbatchev trong cương vị dự kiến là tổng thống. Nhưng cuộc cải tổ dẫn đến việc xét lại những vấn đề của quá khứ, gây ra những nguy cơ hỗn loạn. Bắt đầu là vấn đề giải quyết vụ người Tartar nửa thế kỉ trước bị cưỡng ép di cư đến Udơbêkixtan nay được trở về vùng Krưm (4-2), xét lại những vụ án thời Staline (4-2), xu hướng đòi tách vùng Nagorny Karabar khỏi Adecbaidan để nhập về Acmênia đã khơi dậy những xung đột chủng tộc (23-2). Biểu tình cũng bùng nổ ở nhiều thành phố lớn như Minsk và cả Matxcơva (30-10), giới nghiêm ở Acmênia và Adecbaidan (22-11). Động đất ở Acmênia làm 237.000 người chết. Trên lĩnh vực đối ngoại, Liên Xô rút tên lửa tầm ngắn khỏi Đông Đức và Tiệp Khắc (25-2), cam kết rút hết quân khỏi Apganixtan (14-4), bắt đầu hủy các tên lửa của mình (23-7). Tổng thống Mỹ (29-5 đến 1-6) và bộ trưởng quốc phòng Mỹ (1-8) thăm Liên Xô.
Một số sự kiện khác: Lý Đăng Huy thay Tưởng Kinh Quốc làm tổng thống Đài Loan (27-1). Úc mừng quốc khánh lần thứ 200 (26-1) với dân số đã đạt tới 16 triệu người. Tây Tạng rối loạn với những cuộc biểu tình lớn nhất trong 30 năm qua ở thủ phủ Lasha (95-3). Chính phủ và lực lượng Contras ở Nicaragoa kí kết ngừng bắn (23-3). Quân Pháp đổ bộ lên Tân Đảo để trấn áp xu hướng ly khai (5-5). Nhằm chấm dứt hoạt động của các phần tử cực đoan trong phong trào ly khai, Thủ tướng Ấn Độ R.Gandhi đã tiến hành một chiến dịch tấn công chùa Vàng - nơi lực lượng người Sikhs cố thủ (5-1988). Hunggari bắt đầu khủng hoảng khi Janos Kadar, giữ chức tổng bí thư từ sau biến cố năm 1956, rời chức vụ này (22-5). Tàu chiến Mỹ bắn rơi một máy bay A300 của Hàng không Iran làm hơn 200 hành khách thiệt mạng trên vùng vịnh Persique (4-7), gây xúc động lớn trong dư luận và làm quan hệ Mỹ - Iran càng căng thẳng. Trong khi Mỹ thanh minh về sự "nhầm lẫn" của mình thì một máy bay Mỹ bị nổ trên bầu trời làng Lockerbie ở Ecosse (22-12) làm chết 259 người. Mỹ nghi ngờ các phần tử khủng bố Li Bi thực hiện nên đã tiến hành cấm vận nước này. Iran và Irăc chấp nhận nghị quyết 598 của Liên Hiệp Quốc, ký kết đình chiến (20-8), chấm dứt cuộc chiến tranh kéo dài tám năm giữa hai quốc gia Hồi giáo này.
Ở châu Phi, Êtiôpia và Xômali bắt đầu trao trả tù binh cho nhau (29-7), 10 năm sau khi chiến tranh chấm dứt (1978). Ănggôla, Nam Phi, Cuba và Mỹ ký kết hiệp định tại Géneve (8-8) để chấm dứt cuộc nội chiến đã bị quốc tế hoá ở Ănggôla.
Ở châu Á, sau khi Bộ Ngoại giao Campuchia tuyên bố các lực lượng vũ trang nước ngoài đã rút hết quân (30-6), lần đầu tiên các phe phái đã gặp nhau không chính thức tại Inđônêxia để bàn giải pháp hoà hợp dân tộc. Tổng thống Pakixtan Zia Ul Haq cùng đại sứ Mỹ bị thiệt mạng trong một tai nạn máy bay (17-8). Sự biến này dẫn đến con gái của cố thủ tướng Bhutto là bà Benazir lên nắm chức vụ thủ tướng nhà nước Hồi giáo này (tháng 11). Cao trào đòi dân chủ ở Miến Điện bị đàn áp dữ dội (19-8) dẫn đến cuộc đảo chính lật đổ Tổng thống Sein Lwin (16-9) và một hội đồng quân sự lên cầm quyền (19-10). Tuyên bố thành lập nhà nước Palextin (15-11).
Ở Mỹ, G.Bush thay thế Reagan trong chức tổng thống Mỹ. Hai nhà du hành vũ trụ Liên Xô V.Titov và M.Maranov lập kỷ lục ở trên vũ trụ liên tiếp 366 ngày. Tại Thế vận hội Seoul (24-9), kỷ lục chạy 100m của vận động viên Canada Ben Johnson bị huỷ bỏ vì phát hiện sử dụng chất kích thích. Bóng bàn trở thành môn thi đấu ở thế vận hội. Nhà văn Ai Cập Naguib Mahfouz nhận giải Nobel văn chương.
Sau khi giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng Pôn Pốt và bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của mình, lực lượng quân tình nguyện Việt Nam lên đường về nước trong một lễ tiễn trọng thể tại Phnôm Pênh (30-6). Mặc dù quan hệ với Trung Quốc còn căng thẳng do những hoạt động khiêu khích tại vũng lãnh hải Việt Nam tại quần đảo Trường Sa và việc Trung Quốc tuyên bố nhập Trường Sa và Hoàng Sa vào tỉnh Hải Nam - Trung Quốc (13-4) nhưng Việt Nam vẫn kiên trì kêu gọi đàm phán (23-3). Các quan hệ kinh tế được đẩy mạnh: ban hành Luật đầu tư nước ngoài (9-1), thiết lập liên doanh dệt đay với Ấn Độ (30-1), khai thác dầu khí với Ấn Độ (19-5), Hà Lan và Bỉ (16-6). Thủ tướng R.Gandhi thăm Việt Nam (16-4). Đàm phán về việc người Việt xuất cảnh sang Mỹ, phó tổng thư kí Liên Hiệp Quốc thăm Việt Nam (15-9).
Nhiều văn bản luật được ban hành: Luật ruộng đất (8-1), Luật thuế quan (11-1), quyết định về việc công dân Việt Nam ra nước ngoài (26-2), quyết định quyền tự chủ của các doanh nghiệp nhà nước trong hoạt động kinh tế (31-1), nghị quyết của Bộ Chính trị đổi mới quản lý trong nông nghiệp (5-4), Luật quốc tịch và Luật tố tụng hình sự (9-7).
Khánh thành trung tâm Văn miếu - Quốc Tử Giám (9-5), mổ thành công tách đôi song sinh Việt - Đức (4-10), một máy bay TU 134 của Việt Nam bị rơi gần sân bay Bangkok làm 76 người thiệt mạng. Các đồng chí Phạm Hùng (10-3) và Trường Chinh (30-9) qua đời.


Tham khảo thêm cho vui

Edited by Quyenkhoi, 18/02/2013 - 15:30.


Thanked by 2 Members:





Similar Topics Collapse

1 user(s) are reading this topic

0 members, 1 guests, 0 anonymous users


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |