Jump to content

Advertisements




Tìm Hiểu Số Cục Của Hành Thủy - Hỏa


9 replies to this topic

#1 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 20/04/2018 - 00:07

Việc luận đoán Tử Vi cuối cùng cũng quy về bản mệnh và dựa vào hành vận có số thịnh hay suy. Bản Mệnh thuộc hành gì lại được căn cứ vào ngũ hành nạp âm của năm sinh, còn đại vận thì theo số của cục mà số của cục thực chất cũng là hành nạp âm của tháng trong năm. Như vậy hành bản mệnh và hành số cục có quan hệ tương đối đồng nhất và mật thiết.

Tìm hiểu vận hành của mệnh có một phần tìm hiểu số cục. Đã nói số mệnh thì không thể không tìm hiểu về Số vậy. Phần số là phần tự nhiên của mệnh chăng ?

1) Theo Hiệp Kỷ Biện Phương Thư tập 1 – Dịch giả Vũ Hoàng và Lân Bình
Thụy quế đường hạ lục nói: Nạp âm dùng kim mộc thủy hỏa thổ ngũ âm. Theo ngũ hành Hà đồ thì: 1-6 là thủy; 2-7 là hỏa; 3-8 là mộc; 4-9 là kim; 5-10 là thổ. Nhưng trong ngũ hành chỉ kim mộc là có âm tụ nhiên, thủy hỏa thổ là mượn tạm của nhau mới có thể thành âm.
Cho nên: âm kim là 4-9; âm mộc là 3-8
Hỏa mượn âm thủy là 1-6; thổ mượn âm hỏa 2-7; thủy mượn âm thổ là 5-10.

2) Theo Tử Vi Đẩu Số thì Hành - Số - Cục như :
kim tứ cục (4); mộc tam cục (3); thủy nhị cục (2); hỏa lục cục (6) thổ ngũ cục (5);

Về giải thích theo (1) thấy có phần gượng ép.
Về thực tế ứng dụng (2) xem như là kinh điển vậy. Và nếu như giải thích được một cách hợp lý riêng hai hành thủy nhị cục và hỏa lục cục có thể rõ thêm về vận và mệnh chăng

Hành nạp âm hay lập cục nó có cái hay là có đủ cả Tượng và Số hiện ra

Thanked by 2 Members:

#2 MikeDo

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 851 Bài viết:
  • 843 thanks

Gửi vào 20/04/2018 - 00:56

Hiển nhiên một đối tượng hậu thiên như là Cục Số không thể giải thích bằng các đối tượng tiên thiên như số Hà Đồ phối ngũ hành. Đây là sai lầm cơ bản khi học huyền học do không hiểu sự khác nhau giữa Tiên Thiên và Hậu Thiên mà tôi nghĩ nhiều nhà nghiên cứu dễ dàng mắc phải do nhầm lẫn về bức tranh hình học của lá số.

Có hai cách khác nhau nhưng cùng giải thích hợp lý về cục số. Một cách thì do tôi tìm ra theo con đường Dịch Học cơ bản, sau khi đã suy nghĩ trắng một đêm và có gửi cho cụ Hà Uyên phản biện, một cách thì đã có trong cổ văn liên quan tới dịch số, cả hai tương đương về mặt huyền học nhưng đưa tới hai lý thuyết khác nhau.
Cho nên, copn đường đi của Thủy nhất cục là sai.

Sửa bởi MikeDo: 20/04/2018 - 01:07


Thanked by 4 Members:

#3 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 20/04/2018 - 07:42

Mong bạn MikeDo có thể vui lòng chia sẻ cách của bạn tìm ra đây cho mọi người học hỏi và tham khảo thêm.

Sửa bởi PhapVan: 20/04/2018 - 07:46


#4 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 20/04/2018 - 20:58

Khởi Số Nạp Âm Can Chi Hợp Ngũ Hành

Giáp Kỷ, Tý Ngọ: 9
Ất Canh, Sửu Mùi: 8
Bính Tân, Dần Thân: 7
Đinh Nhâm, Mão Dậu: 6
Mậu Quý, Thìn Tuất: 5
Tị Hợi: 4

Giáp Tý Ất Sửu = 34, lấy 4 định Kim
Bính Dần Đinh Mão = 26, lấy 6 định là Hỏa
Mậu Thìn Kỷ Tị = 23, lấy 3 định Mộc
Canh Ngọ Tân Mùi = 32, lấy 2 định Thổ
Nhâm Thân Quý Dậu = 24, lấy 4 định Kim

Giáp Tuất Ất Hợi = 26, lấy 6 định Hỏa
Bính Tý Định Sửu = 30, lấy 0 định Thủy
Mậu Dần Kỷ Mão = 27, lấy 7 định Thổ
Canh Thìn Tân Tị = 24, lấy 4 định Kim
Nhâm Ngọ Quý Mùi = 28, lấy 8 định Mộc

Giáp Thân Ất Dậu = 30, lấy 0 định Thủy
Bính Tuất Đinh Hợi = 22, lấy 2 định Thổ
Mậu Tý Kỷ Sửu = 31, lấy 1 định Hỏa
Canh Dần Tân Mão = 28, lấy 8 định Mộc
Nhâm Thìn Quý Tị = 20, lấy 0 định Thủy

(Nửa sau từ Giáp Ngọ Ất Mùi đến Nhâm Tuất Quý Hợi định ngũ hành tương tự)

Như vậy tổng lược như “Thái huyền” luận về các số trên bỏ đi hàng chục, chỉ lấy hàng đơn vị (số đuôi cuối) làm căn cứ định ngũ hành: số 4 và 9 là hành kim; số 3 và số 8 là hành mộc; số 5 và số 0 (10) là hành thủy; số 1 và 6 là hành hỏa; số 2 và số 7 là hành thổ.
Sở dĩ chỉ dùng số hàng đơn vị hay còn gọi số thừa để định ngũ hành vì căn cứ theo phép đếm Cỏ thi dùng sách thừa để định Cơ (lẻ) Ngẫu (chẵn), là định vạch âm và vạch dương trong bốc dịch bằng Cỏ thi.

Theo như cách trên thì Số chỉ dùng định ngũ hành nạp âm, không phải để dùng định Số Cục trong Tử Vi. Do vậy Tử Vi có một cách định Số-Cục riêng.

Sửa bởi PhapVan: 20/04/2018 - 21:03


#5 FM_daubac

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6853 Bài viết:
  • 5579 thanks

Gửi vào 21/04/2018 - 08:31

Trích dẫn

Chu dịch thiên địa chú giải
1- Giáp kỷ tý ngọ cửu , ất canh sửu mùi bát , bính tân dần thân thất , đinh nhâm mão dậu lục , mậu quý thìn tuất ngũ , tị hợi đơn tứ số
2-Đại diễn chi số tức 49 , bả tứ cá can chi sổ tương gia cầu đắc tổng sổ , dĩ 49 giảm chi . Sở đắc đích kết quả trừ dĩ ngũ . Dư số án 1 thủy ,2 hỏa ,3 mộc ,4 kim , trừ tận tựu thị 5 thổ , dư số sở sanh chi ngũ hành vi nạp âm ngũ hành
3- Cử lệ: kế toán giáp tý , ất sửu đích nạp âm , kế toán như hạ:
[49 - ( 9 + 9 + 8 + 8 )]÷5 = 2... Dư 5
Dư số "5 " đích ngũ hành số vi thổ , sở sanh giả vi kim , kim tức vi sở cầu " giáp tý ất sửu " chi nạp âm ngũ hành thuộc tính


周易天地注解:
1- 甲己子午九,乙庚丑未八,丙辛寅申七,丁壬卯酉六,戊癸辰戌五,巳亥單四數
2- 大衍之數即49,把四個干支數相加求得總數,以49減之。所得的結果除以五。余數按1水、2火、3木、4金,除盡就是5土,余數所生之五行爲納音五行。
3- 舉例:計算甲子、乙丑的納音,計算如下:
[49-(9+9+8+8)]÷5=2…余5

余數“5”的五行數爲土,所生者爲金,金即爲所求“甲子乙丑”之納音五行屬性。



Số Đại Diễn là 49, cộng bốn số can chi trừ cho số 49. Rồi trừ tiếp cho (nhiều lần) 5 còn lại số dư 1 thuỷ 2 hoả 3 mộc 4 kim 5 thổ. dư số này sanh ra ngũ hành nạp âm.
Thì dụ: tính ngũ hành nạp âm của Giáp Tý, Ất Sửu như sau:
[49 - ( 9 + 9 + 8 + 8 )]÷5 = 2... Dư 5
Dư số 5 có ngũ hành là thổ, vốn thổ sinh kim, vì thế biết được nạp âm của Giáp Tý, Ất Sửu là kim.

Bính Tý Đinh Sửu
[49 - (7+9+6+8)]÷5 = 3 dư 4
Dư số 4 thuộc kim và kim sanh thuỷ cho nên Bính Tý Đinh Sửu có nạp âm là thuỷ.

Thanked by 2 Members:

#6 AuDuongTuanKiet

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 58 Bài viết:
  • 256 thanks

Gửi vào 21/04/2018 - 09:13

Đại diễn Huyền Số

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Quách Ngọc Bội, on 20/03/2018 - 11:23, said:

Nạp Âm Can Chi khởi số hợp Ngũ Hành

Giáp, Kỷ, Tý, Ngọ: 9
Ất, Canh, Sửu, Mùi: 8
Bính, Tân, Dần, Thân: 7
Đinh, Nhâm, Mão, Dậu: 6
Mậu, Quý, Thìn, Tuất: 5
Tị, Hợi, đều thuộc số 4.

Cái này do Dương Tử Vân (QNB chú: tức Dương Hùng, tên tự là Tử Vân) ở Thái Nguyên luận số của luật âm thanh vậy. Phàm phối hợp lưỡng Can lưỡng Chi, số dư của nó được 4,9 thì là Kim; được 1,6 thì là Hỏa; được 3,8 thì là Mộc; được 5,10 thì là Thủy; được 2,7 thì là Thổ. Thí dụ như Giáp Tý đều là 9, được số 18, Ất Sửu đều là 8, được số 16, hợp lại được số 34, cho nên là Kim. Nhâm 6 Thân 7 được số 13, Quý 5 Dậu 6 được số 11, hợp thành 24, cho nên thuộc Kim vậy. Ngoài ra cứ theo hình trên mà suy ra.

Nhưng chỗ phối các số 1 6, 2 7 lại bất đồng với số của Hà Đồ. Nay đối chiếu với 50 số của Đại Diễn, cái Dụng của nó dùng 49, lấy hợp số của 2 Can 2 Chi ở 49, số dư của nội giảm, nếu tròn 10 lại trừ đi, dư 1 6 là Thủy, dư 2 7 là Hỏa, dư 3 8 là Mộc, dư 4 9 là Kim, dư 5 10 là Thổ, tất cả dùng cái tương sinh ngũ hành làm Nạp Âm, như thế thì cùng với Hà Đồ tương đồng. Còn phép bói cỏ thi, dùng số sách dư để định Cơ Ngẫu, cái này dùng số dư để định Ngũ Hành, cái lý của nó về cơ bản là tương hợp.

Như Giáp 9 Tý 9, Ất 8 Sửu 8, hợp số của chúng 34, từ 49 mà nội giảm đi, dư ra 15 (tức là 49-34), gặp 10 không dùng, dư lại 5 thuộc Thổ, mà Thổ sinh Kim, cho nên chúng (Giáp Tý, Ất Sửu) gọi là Kim.

Như Bính Dần, Đinh Mão, cộng hợp được số 26, từ 49 mà nội giảm đi, còn dư ra 23, (hai lần) 10 không dùng, dư lại 3 thuộc Mộc, mà Mộc sinh Hỏa, cho nên chúng gọi là Hỏa.

Như Mậu Thìn, Kỷ Tị, cộng hợp được số 23, từ 49 mà nội giảm đi, dư ra 26, (hai lần) 10 không dùng, dư lại 6 thuộc Thủy, mà Thủy sinh Mộc, cho nên chúng gọi là Mộc.

Như Canh Ngọ, Tân Mùi, cộng hợp được số 32, từ 49 mà giảm trừ đi, dư ra 17, mà 10 không dùng, dư lại 7 thuộc Hỏa, mà Hỏa sinh Thổ, cho nên chúng gọi là Thổ.

Như Nhâm Thân, Quý Dậu, cộng hợp được số 24, từ 49 mà giảm trừ đi, dư ra 25, (hai lần) 10 không dùng, dư lại 5 thuộc Thổ, mà Thổ sinh Kim, cho nên chúng gọi là Kim.

Như Giáp Tuất, Ất Hợi, cộng hợp được số 26, từ 49 mà giảm trừ đi, dư ra 23, (hai lần) 10 không dùng dư lại 3 thuộc Mộc, mà Mộc sinh Hỏa, cho nên chúng gọi là Hỏa.

Như Bính Tý, Đinh Sửu, cộng hợp được số 30, từ 49 mà giảm trừ đi, dư ra 19, mà 10 không dùng dư lại 9 thuộc Kim, mà Kim sinh Thủy, cho nên chúng gọi là Thủy.

Như Mậu Dần, Kỷ Mão, cộng hợp được số 27, từ 49 mà giảm trừ đi, dư ra 22, (hai lần) 10 không dùng dư lại 2 thuộc Hỏa, mà Hỏa sinh Thổ, cho nên chúng gọi là Thổ.

Như Canh Thìn, Tân Tị, cộng hợp được số 24, từ 49 mà giảm trừ đi, dư ra 25, (hai lần) 10 không dùng dư lại 5 thuộc Thổ, mà Thổ sinh Kim, cho nên chúng gọi là Kim.

Như Nhâm Ngọ, Quý Mùi, cộng hợp được số 28, từ 49 mà giảm trừ đi, dư ra 21, (hai lần) 10 không dùng dư lại 1 thuộc Thủy, mà Thủy sinh Mộc, cho nên chúng gọi là Mộc.

Như Giáp Thân, Ất Dậu, cộng hợp được số 30, từ 49 mà giảm trừ đi, dư ra 19, mà 10 không dùng dư lại 9 thuộc Kim, mà Kim sinh Thủy, cho nên chúng gọi là Thủy.

Như Bính Tuất, Đinh Hợi, cộng hợp được số 22, từ 49 mà giảm trừ đi, dư ra 27, (hai lần) 10 không dùng, dư lại 7 thuộc Hỏa, mà Hỏa sinh Thổ, cho nên chúng gọi là Thổ.

Như Mậu Tý, Kỷ Sửu, cộng hợp được số 31, từ 49 mà giảm trừ đi, dư ra 18, mà 10 không dùng, dư lại 8 thuộc Mộc, mà Mộc sinh Hỏa, cho nên chúng gọi là Hỏa.

Như Canh Dần, Tân Mão, cộng hợp được số 29, từ 49 mà giảm trừ, dư ra 21, (hai lần) 10 không dùng, dư lại 1 thuộc Thủy, mà Thủy sinh Mộc, cho nên chúng gọi là Mộc.

Như Nhâm Thìn, Quý Tị, cộng hợp được số 20, từ 49 mà giảm trừ, dư ra 29, (hai lần) 10 không dùng, dư lại 9 thuộc Kim, mà Kim sinh Thủy, cho nên chúng gọi là Thủy.

Lại như Giáp Ngọ, Ất Mùi, cộng hợp được số 34, từ 49 mà giảm trừ, dư ra 15, mà 10 không dùng, dư lại 5 thuộc Thổ, mà Thổ sinh Kim, cho nên chúng gọi là Kim.

Như Bính Thân, Đinh Dậu, cộng hợp được số 36, từ 49 mà giảm trừ, dư ra 13, mà 10 không dùng, dư lại 3 thuộc Mộc, mà Mộc sinh Hỏa, cho nên chúng gọi là Hỏa.

Như Mậu Tuất, Kỷ Hợi, cộng hợp được số 23, từ 49 mà nội giảm đi, dư ra 26, (hai lần) 10 không dùng, dư lại 6 thuộc Thủy, mà Thủy sinh Mộc, cho nên chúng gọi là Mộc.

Như Canh Tý, Tân Sửu, cộng hợp được số 32, từ 49 mà giảm trừ đi, dư ra 17, mà 10 không dùng, dư lại 7 thuộc Hỏa, mà Hỏa sinh Thổ, cho nên chúng gọi là Thổ.

Như Nhâm Dần, Quý Mão, cộng hợp được số 24, từ 49 mà giảm trừ đi, dư ra 25, (hai lần) 10 không dùng, dư lại 5 thuộc Thổ, mà Thổ sinh Kim, cho nên chúng gọi là Kim.

Như Giáp Thìn, Ất Tị, cộng hợp được số 26, từ 49 mà giảm trừ đi, dư ra 23, (hai lần) 10 không dùng dư lại 3 thuộc Mộc, mà Mộc sinh Hỏa, cho nên chúng gọi là Hỏa.

Như Bính Ngọ, Đinh Mùi, cộng hợp được số 30, từ 49 mà giảm trừ đi, dư ra 19, mà 10 không dùng dư lại 9 thuộc Kim, mà Kim sinh Thủy, cho nên chúng gọi là Thủy.

Như Mậu Thân, Kỷ Dậu, cộng hợp được số 27, từ 49 mà giảm trừ đi, dư ra 22, (hai lần) 10 không dùng dư lại 2 thuộc Hỏa, mà Hỏa sinh Thổ, cho nên chúng gọi là Thổ.

Như Canh Tuất, Tân Hợi, cộng hợp được số 24, từ 49 mà giảm trừ đi, dư ra 25, (hai lần) 10 không dùng dư lại 5 thuộc Thổ, mà Thổ sinh Kim, cho nên chúng gọi là Kim.

Như Nhâm Tý, Quý Sửu, cộng hợp được số 28, từ 49 mà giảm trừ đi, dư ra 21, (hai lần) 10 không dùng dư lại 1 thuộc Thủy, mà Thủy sinh Mộc, cho nên chúng gọi là Mộc.

Như Giáp Dần, Ất Mão, cộng hợp được số 30, từ 49 mà giảm trừ đi, dư ra 19, mà 10 không dùng dư lại 9 thuộc Kim, mà Kim sinh Thủy, cho nên chúng gọi là Thủy.

Như Bính Thìn, Đinh Tị, cộng hợp được số 22, từ 49 mà giảm trừ đi, dư ra 27, (hai lần) 10 không dùng, dư lại 7 thuộc Hỏa, mà Hỏa sinh Thổ, cho nên chúng gọi là Thổ.

Như Mậu Ngọ, Kỷ Mùi, cộng hợp được số 31, từ 49 mà giảm trừ đi, dư ra 18, mà 10 không dùng, dư lại 8 thuộc Mộc, mà Mộc sinh Hỏa, cho nên chúng gọi là Hỏa.

Như Canh Thân, Tân Dậu, cộng hợp được số 29, từ 49 mà giảm trừ, dư ra 21, (hai lần) 10 không dùng, dư lại 1 thuộc Thủy, mà Thủy sinh Mộc, cho nên chúng gọi là Mộc.

Như Nhâm Tuất, Quý Hợi, cộng hợp được số 20, từ 49 mà giảm trừ, dư ra 29, (hai lần) 10 không dùng, dư lại 9 thuộc Kim, mà Kim sinh Thủy, cho nên chúng gọi là Thủy.


Thanked by 2 Members:

#7 MikeDo

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 851 Bài viết:
  • 843 thanks

Gửi vào 21/04/2018 - 12:13

Nói về cách định nghĩa Huyền Số, bản chất cần hiểu thế này.
Huyền số khởi đầu từ 9 rồi đi xuống. Nguyên lý của nó thì có nhiều cách giải thích đếm từ Giáp Tý tới Thân. Tý 1 sửu 2 đếm tới Thân được 9 nên Tý phối với 9.

sách giáo khoa Hiệp Kỷ cũng nói mãi rồi, tôi ngại đi chép sách. Có gì gọi Ankhoa.

Tuy nhiên, đấy là cách nói của bọn bói toán, tính tôi không thích cái trò dùng câu chữ cho có vẻ huyền bí. Bản chất ở đây phương đông nó coi số 1 là số lớn nhất, rồi tới 2, 3, nên đáng nhẽ giáp 1 ất 2... họ dùng 10 họ trừ đi. Nên Giáp=10-1=9. Tương tự với địa chi.
Ta thấy ngay, vì sao họ phải dùng 49 trừ đi.
giáp tý ất sửu=49- (+9+8+8+8)=49- (10-1)-(10-1)-(10-2)-(10-2)=9+1+1+2+2.

Vì vậy bản chất vẫn là lấy phép cộng theo thiên can, địa chi. Cộng ráo lại, lấy tích phân để đẩy qua số tiên thiên. Và không cứ là số 49, mà 44 hay -1 đều được

Mình hiểu bản chất toán học của nó thấy cả hệ thống nó rất dễ, chứ mình coi nó như đối tượng để thờ cúng thì không thể học được cái gì. Dành để phục vụ cho bọn học gạo xổ nho thì tốt.

CÒn về nguồn gốc của Cục số thì dễ thôi, nghĩ một đêm nhưng trình bày trong vòng 2 dòng. Tuy nhiên, hiện giờ tôi để cái đó vào trong ngân hàng câu hỏi để học viên lớp t ử vi sơ cấp của tôi tôi học xem có ai có đủ năng khiếu tự nghĩ ra hay không. Kiểu như bài tập sao để thử. Giờ đưa lên đây chúng nó đọc được thì lại mất công mình nghĩ ra b ài tập khác.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Bài viết trước đã là gợi ý rất lớn rồi. Mình để ý sự tương tác giữa nền tảng tiên và hậu thiên là hiểu.
Vả lại, nó cũng không có giá trị gì mấy trong việc ứng dụng, hiểu rồi thì ngắt được khúc mắc trong lòng, còn xem thì chả có tác dụng gì. Trừ khi có ai nối được cách nghiên cứu đó sang độn giáp thì khác.

Sửa bởi MikeDo: 21/04/2018 - 12:39


Thanked by 1 Member:

#8 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 21/04/2018 - 16:50

Cảm ơn các anh: FM_daubac, AuDuongTuanKien và rất cảm ơn MikeDo cho đường dẫn !
Tôi cũng chỉ thống kê lại các cách nạp âm ngũ hành của Cổ nhân.

Ví dụ theo số Đại diễn là 50 chỉ dùng 49 lấy hợp số của hai can, hai chi lại. Lấy 49 trừ đi hợp số của hai can, hai chi, bỏ đi hàng chục, chỉ lấy hàng đơn vị dư ra giống phép đếm cỏ thi, chỉ dùng thừa số để định : 1 và 6 là thủy; 2 và 7 là hỏa, 3 và 8 là mộc, 4 và 9 là kim, 5 và 10 là thổ (ngũ hành theo hà đồ, phép này giống như kiểm chứng lại). Cụ thế như sau:

Giáp Tý Ất Sửu = 34, lấy 4 định Kim
49 – 34 = 15, lấy 5 là thổ sinh kim, nên định Kim
Bính Dần Đinh Mão = 26, lấy 6 định là Hỏa
49 – 26 = 23, lấy 3 là mộc sinh hỏa, nên định Hỏa
Mậu Thìn Kỷ Tị = 23, lấy 3 định Mộc
49 – 23 = 26, lấy 6 là thủy sinh mộc, nên định Mộc
Canh Ngọ Tân Mùi = 32, lấy 2 định Thổ
49 – 32 = 17, lấy 7 là hỏa sinh thổ, nên định Thổ
Nhâm Thân Quý Dậu = 24, lấy 4 định Kim
49 – 24 = 25, lấy 5 là thổ sinh kim, nên định Kim

Giáp Tuất Ất Hợi = 26, lấy 6 định Hỏa
49 – 26 = 23, lấy 3 là hành mộc sinh hỏa, nên định Hỏa.
Bính Tý Định Sửu = 30, lấy 0 hay 10 định Thủy
49 – 30 = 19, lấy 9 là kim sinh thủy, nên định Thủy.
Mậu Dần Kỷ Mão = 27, lấy 7 định Thổ
49 – 27 = 22, lấy 2 là hỏa sinh thổ, nên định Thổ
Canh Thìn Tân Tị = 24, lấy 4 định Kim
49 – 24 = 15, lấy 5 là thổ sinh kim, nên định Mộc
Nhâm Ngọ Quý Mùi = 28, lấy 8 định Mộc
49 – 28 = 21, lấy 1 là thủy sinh mộc, nên định Mộc

Giáp Thân Ất Dậu = 30, lấy 0 định Thủy
49 – 30 =19, lấy 9 là kim sinh thủy, nên định Thủy.
Bính Tuất Đinh Hợi = 22, lấy 2 định Thổ
49 – 22= 27, lấy 7 là hỏa sinh thổ, nên định Thổ
Mậu Tý Kỷ Sửu = 31, lấy 1 định Hỏa
49 – 31 = 18, lấy 8 là mộc sinh hỏa, nên định Hỏa.
Canh Dần Tân Mão = 28, lấy 8 định Mộc
49 – 28 = 21, lấy 1 là thủy sinh mộc, nên định Mộc.
Nhâm Thìn Quý Tị = 20, lấy 0 định Thủy
49 – 20 = 29, lấy 9 là kim sinh thủy, nên định Thủy.
(Nửa sau từ Giáp Ngọ Ất Mùi đến Nhâm Tuất Quý Hợi định ngũ hành sinh ra tương tự)

Cơ sở vẫn dựa trên nền số “Thái huyền”, lấy số dư hàng đơn vị giống số Hà đồ để định ngũ hành và hành đó sinh ra hành mới, hành được sinh ra dùng định ngũ hành nạp âm.

Tôi nhận định nguồn gốc Cục Số vẫn là Hà đồ, riêng Số Cục hai hành Thủy Hỏa thay đổi do khí giao

Thanked by 1 Member:

#9 MikeDo

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 851 Bài viết:
  • 843 thanks

Gửi vào 21/04/2018 - 16:59

Trích dẫn

Tôi nhận định nguồn gốc Cục Số vẫn là Hà đồ, riêng Số Cục hai hành Thủy Hỏa thay đổi do khí giao

Cảm ơn sự nhận định cuả anh, và hi vọng sự nhận định ấy đưa tới kết quả phù hợp với thực tế.
Học tử vi thật sự không quá khó, cái khó là vì mình chấp quá mức vào niềm tin khi chưa có cơ sở nên tốn nhiều thời gian vô ích.

Sửa bởi MikeDo: 21/04/2018 - 17:22


Thanked by 1 Member:

#10 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 21/04/2018 - 22:21

Tôi xin mượn hai câu của bài Thông Huyền Phú để dừng bài viết trên

占 婚 嫌 剋 用
Chiêm hôn hiềm khắc dụng.
Xem xấu tốt hôn nhân hiềm Dụng bị chế phục
(Hiềm : ngờ, hiềm nghi - ý tưởng vậy mà không phải vậy)

占 產 看 陰 陽
Chiêm sản khán âm dương.
Xem xấu tốt sinh đẻ coi (để giữ gìn) âm dương
(Ý mở rộng là xem sinh tử)

Cảm ơn các bạn !
PhapVan

Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |