Jump to content

Advertisements




Hành lang thảo luận "Thủy tụ nhờ Thổ sinh"

Vô thổ bất thủy

119 replies to this topic

#106 TuBinhTuTru

    Thượng Khách

  • Thượng Khách
  • 821 Bài viết:
  • 1511 thanks

Gửi vào 21/03/2013 - 05:17

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Gia Thi, on 20/03/2013 - 07:40, said:

Mệnh đề Thủy tụ nhờ Thổ sinh lập luận nạp âm Thủy và nạp âm Thổ định lệ an tại Thân

- Thứ tự về số sinh:.... Thủy1, Hỏa2, Mộc3, Kim 4, Thổ5
- Thứ tự về số nạp âm: Hỏa1, Thổ2, Mộc3, Kim4, Thủy 5

Đã nói là nạp âm Thủy và nạp âm Thổ chứ đâu có nói Thổ là 5 (số sinh) cùng thứ tự Thủy nạp âm số 5 nên cùng an ở một cung; nếu dùng số thứ tự giống nhau thì Hỏa và Thổ (số 2) hay Thủy và Hỏa (số 1) vậy có nên cho Thủy và Hỏa cùng an tại cung X hoặc Hỏa và Thổ cùng an ở cung Y chăng ??


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Gia Thi, on 20/03/2013 - 07:40, said:

Bài toán đặt ra:

- Lựa chọn một trong sáu:

1 = Cái thiên,
2 = Hỗn thiên,
3 = Tuyên thiên
4 = Hân thiên
5 = Khung thiên
6 = An thiên

Theo sự đề cung:

"Nho gia lập hồn thiên dĩ truy thiên hình tòng xa luân yên chu bễ lập thiên. Ngôn thiên khí tuần biên nhi hành tòng ma thạch yên đẩu cực thiên chi trung dã. Ngôn thiên giả tất nghĩ chi nhân cố tự tề dĩ hạ nhân chi âm dã tự cực dĩ bắc thiên chi âm dã sở dĩ lập thiên địa giả thủy dã thành thiên địa giả khí dã thủy thổ chi khí thăng nhi vi thiên...."

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Gia Thi, on 20/03/2013 - 07:40, said:

- Đạo lập chí

- Can Bính phối tú Hư, can Đinh phối hành Hỏa

- Can Mậu phối tú Vị, can Kỷ phối hành Thổ
- Can Mậu phối tú Liễu, can Kỷ phối hành Thổ
- Can Mậu phối tú Đê, can Kỷ phối hành Thổ

- Can Nhâm phối tú Sâm, can Quý phối hành Thủy
- Can Nhâm phối tú Cơ, can Quý phối hành Thủy

Trong nhị thập bát tú, ta có:

(Giáp-Ất) - Hành Mộc - Giác, Đẩu, Khuê, Tĩnh
(Bính-Đinh) - Hành Hỏa - Vĩ, Thất, Chủy, Dực
(Mậu-Kỷ) - Hành Thổ - Đê, Nữ, Vị, Liễu
(Canh-Tân) - Hành Kim - Cang, Ngưu, Lâu, Quỷ
(Nhâm-Quý) - Hành Thủy - , Bích, Sâm, Chẩn

Nhật - Phòng, , Mão, Tinh
Nguyệt - Tâm, Nguy, Tất, Trương

Có phải tú Hư phối với Bính được à!?

Nếu như phối địa chi với nhị thập bát tú thì cung Thân địa chi là bao gồm 2 tú: Chủy (hỏa) và Sâm (thủy) thời lập chí đạo gì ở đây? Cho Thổ cùng cung với Thủy (TS)?


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Gia Thi, on 20/03/2013 - 07:40, said:

- Cơ sở:
- dựa vào mối quan hệ giữa 4 mùa và đạo nhất âm nhất dương, (tức là Thái âm thêm một âm và một dương, hoặc thái dương thêm một âm một dương ...)
- dựa vào mối quan hệ giữa 4 "thực" là Càn Khôn Khảm Ly, và 4 "hư" là Đoài Chấn Cấn Tốn (hoặc 4 "thực" là Chấn Ly Đoài Khảm và 4 "hư" là Khôn Tốn Cấn Càn)

- dựa vào mối quan hệ giữa 4 mùa và đạo nhất âm nhất dương: Càn, Khôn, Cấn, Đoài hay Càn, Khôn, Chấn, Tốn và nếu như luận ngũ hành, phương vị cho mấy quẻ này dựa trên Tiên Thiên (Tốn - tây nam) hay Hậu Thiên (Khôn - tây nam) rồi kèo Khôn vào cho là chỗ của Thổ hay sao? nếu như luân. theo lý ấy thì phải cho nhất quán: Càn - tây bắc - hành Kim sao chẳng để Kim cục khởi Trường Sinh ở Hợi cung, rồi còn Cấn - Thổ ở đông bắc v.v... hoặc Tốn - Mộc ở đông nam mà khởi Mộc cục (TS) ư ??

- dựa vào mối quan hệ giữa 4 "thực" và 4 "hư": thông qua Tiên Thiên và Hậu Thiên bát quái để luận cho Thổ cục khởi TS ở góc tây nam hay sao? Vậy, 3 góc còn lại có được sự nhất quán hay không thì biết rồi ...


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Gia Thi, on 20/03/2013 - 07:40, said:

- Chứng minh:

- thứ tự số nạp âm 5 ứng nạp âm Thủy và số nạp âm 2 ứng nạp âm Thổ tương hợp ở phương Tây Nam và ở ngôi vị quẻ Khôn hậu thiên, thông qua tứ "hư" và tứ "thực" (nếu chứng mình bằng thứ tự của số sinh, thì đó là hai số 15)

- có nghĩa là chứng minh nạp âm Thủy và nạp âm Thổ an tại Thân.

Thế rồi chứng minh, số thứ tự nạp âm cho Thủy là 5 và số nạp âm 2 ứng nạp âm Thổ rồi cho vì số 2 ở tây nam của Lạc Thư nên cho Thổ về đó - trong khi số nạp âm cho Thủy là 5 chứ có phải là 2 đâu mà Thủy lại khởi Trường Sinh cung Thân (tây-nam)? Chưa đủ sức thuyết phục vậy!

Tuy nhiên, lập luận của Gia Thi dù sao cũng còn có chút logic hơn là kiểu Lý Sanh Khắc (Vodanhthiendia) hay Thổ dưỡng mộc (Vuivui) để lý giải cho Thổ cục khởi Trường Sinh ở cung Thân.

Thanked by 1 Member:

#107 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5105 thanks

Gửi vào 21/03/2013 - 06:50

Hihi ai khều tui vậy ? Hihi nếu hiểu được mô hình Lạv Thư hay phép phối 28 tú của Tố Vấn thì đâu có phải bám vào cái trí biện để tìm nhất quán, nhị quán, tam quán .g..gà để hiểu cái vô lý nè. Nhất quán này chắc là quán nhậu .

#108 TuBinhTuTru

    Thượng Khách

  • Thượng Khách
  • 821 Bài viết:
  • 1511 thanks

Gửi vào 21/03/2013 - 07:09

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vodanhthiendia, on 21/03/2013 - 06:50, said:

Hihi ai khều tui vậy ? Hihi nếu hiểu được mô hình Lạv Thư hay phép phối 28 tú của Tố Vấn thì đâu có phải bám vào cái trí biện để tìm nhất quán, nhị quán, tam quán .g..gà để hiểu cái vô lý nè. Nhất quán này chắc là quán nhậu .

Khều vậy đó

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

mà ai có tịch thì rục rịch mà ...

Cứ việc đem mô hình Lạc Thư hay phép 28 tú của Tố Vấn mà lý giải cho ngũ hành Cục xem coi có nhất quán hay gà quáng liền hè ... hí hí

#109 Gia Thi

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 647 Bài viết:
  • 2024 thanks

Gửi vào 21/03/2013 - 07:11

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

TuBinhTuTru, on 21/03/2013 - 05:17, said:

Trong nhị thập bát tú, ta có:

(Giáp-Ất) - Hành Mộc - Giác, Đẩu, Khuê, Tĩnh
(Bính-Đinh) - Hành Hỏa - Vĩ, Thất, Chủy, Dực
(Mậu-Kỷ) - Hành Thổ - Đê, Nữ, Vị, Liễu
(Canh-Tân) - Hành Kim - Cang, Ngưu, Lâu, Quỷ
(Nhâm-Quý) - Hành Thủy - , Bích, Sâm, Chẩn

Nhật - Phòng, , Mão, Tinh
Nguyệt - Tâm, Nguy, Tất, Trương

Có phải tú Hư phối với Bính được à!?



Rất tiếc, TuBinhTuTru đã nhầm về đạo lập chí ! Không có đạo thì Nghĩa Lý hay Tượng Số cũng chẳng để làm gì !

Cảm ơn TuBinhTutru đã nói quan điểm của cá nhân, về nạp âm Thủy và nạp âm Thổ định lệ an ở Thân, theo cả hai trường phái Nghĩa Lý và Tượng Số !!!

Tôi và Anh dừng trao đổi ở đây.

Sửa bởi Gia Thi: 21/03/2013 - 07:26


#110 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5105 thanks

Gửi vào 21/03/2013 - 07:17

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

TuBinhTuTru, on 21/03/2013 - 07:09, said:



Khều vậy đó

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

mà ai có tịch thì rục rịch mà ...

Cứ việc đem mô hình Lạc Thư hay phép 28 tú của Tố Vấn mà lý giải cho ngũ hành Cục xem coi có nhất quán hay gà quáng liền hè ... hí hí

Chẳng tịch việc gì phải rịch chúng ra hè. Ai chưa biết thì ráng mà tìm Hihi

#111 TuBinhTuTru

    Thượng Khách

  • Thượng Khách
  • 821 Bài viết:
  • 1511 thanks

Gửi vào 23/03/2013 - 05:36

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vodanhthiendia, on 21/03/2013 - 07:17, said:

Chẳng tịch việc gì phải rịch chúng ra hè. Ai chưa biết thì ráng mà tìm Hihi

Vodanhthiendia đã có lý giải gì được đâu mà nói "ai chưa biết" hè hí hí ...

#112 TuBinhTuTru

    Thượng Khách

  • Thượng Khách
  • 821 Bài viết:
  • 1511 thanks

Gửi vào 23/03/2013 - 05:53

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Gia Thi, on 21/03/2013 - 07:11, said:

Rất tiếc, TuBinhTuTru đã nhầm về đạo lập chí ! Không có đạo thì Nghĩa Lý hay Tượng Số cũng chẳng để làm gì !

Cảm ơn TuBinhTutru đã nói quan điểm của cá nhân, về nạp âm Thủy và nạp âm Thổ định lệ an ở Thân, theo cả hai trường phái Nghĩa Lý và Tượng Số !!!

Tôi và Anh dừng trao đổi ở đây.

Đạo lập chí, mỗi người có chí hướng khác nhau nên không thể nói nhầm lẫn khi không đồng thinh được Gia Thi ạ! Nếu không được "nhất quán" thì có kiên trì cũng là lạc đạo mà thôi, vì có lần tôi đã phát hiện mốt số nhầm lẫn như sau khi tiếp xúc quan điểm của anh Hà Uyên:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

TuBinhTuTru, on 31/08/2012 - 06:13, said:

Chào Hà Uyên,



Những nghĩa lý và uẩn áo bên trong tất nhiên khi nghiên cứu có hệ thống và kiểm nghiệm thực tế sẽ là sự tối thắng; nếu khi đúng khi sai thì hệ thống đó vẫn còn là tạm để đó. Tôi là người thích nghiên cứu các hệ thống và những hệ thống tôi biết được nhưng vẫn chưa có hệ thống nào nhất quán hoàn chỉnh chính xác cả. Hệ thống tính cách khởi vận là một trong những điều:




Nhưng lẽ tất nhiên, có thể Hà Uyên còn có hệ thống nào khác dựa trên đó và nếu như Hà Uyên muốn trình bày thì chúng ta có thể cùng nhau phân tích. Nói thật, có thể trong một số hệ thống tính toán của Hà Uyên đề ra có lỗi phát sinh nên tôi vẫn chưa hoàn toàn tin tưởng cho lắm; ví dụ:


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



khi Hà Uyên nói rằng:

- Được số 216 - thì Ly thay Càn
- Được số 214 - thì Khảm thay Khôn



thì chỉ được với con số 214 là "Khảm thay Khôn" thôi, chứ "Ly thay Càn" thì là con số 206.

Cũng như trong topic này Hà Uyên có nói là:



Dịch cho biết: Núi đầm thông khí

Cấn = Thìn - Ngọ - Thân = 2304 + 1728 + 2368 = 6400
Đoài = Tị - Mão - Sửu = 2624 + 1984 + 1792 = 6400



Dùng Số để giải Tượng, nhưng Không thấy Hà Uyên nói gì thêm về tại sao quái Trạch lại là: Đoài = Tị - Mão - Sửu = 2624 + 1984 + 1792 = 6400 khi mà:

Tị - cũng thuộc Thái Dương là 3 - thì thành là quái Càn rồi ?? Lý ra phải là hào Âm mới thành Đoài!?
Mão (Thái Dương là 3) - ok
Sửu (Thiếu Dương là 1) - ok

v.v...


Trong khi Hà Uyên không lý giải minh bạch gì cả thì tôi có ý ngờ vực về hệ thống đó chưa hoàn chỉnh, mong thay Hà Uyên có thể gửi gắm lại cho thế hệ sau không phải là sự im lặng vậy!

Cám ơn.


#113 Gia Thi

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 647 Bài viết:
  • 2024 thanks

Gửi vào 23/03/2013 - 06:17

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

TuBinhTuTru, on 23/03/2013 - 05:53, said:

Đạo lập chí, mỗi người có chí hướng khác nhau nên không thể nói nhầm lẫn khi không đồng thinh được Gia Thi ạ! Nếu không được "nhất quán" thì có kiên trì cũng là lạc đạo mà thôi, vì có lần tôi đã phát hiện mốt số nhầm lẫn như sau khi tiếp xúc quan điểm của anh Hà Uyên:


Rất tiếc, anh TuBinhTutru lại hiểu nhầm một lần nữa về đạo lập chí !!!

Không hiểu rõ về đạo lập và đạo chí, cũng như không có đạo lập và đạo chí thì lấy gì để lập số, lấy gì để nhận thức về không gian thời gian đây !

Nguyệt thì căn cứ theo Lịch thái âm, Nhật thì căn cứ theo Lịch thái dương ... trải qua mấy ngàn năm mà phải thay đi đổi lại để phù hợp với vận trình tự nhiên ...

Tôi và Anh dừng trao đổi ở đây, cảm ơn anh TBTT

Thanked by 1 Member:

#114 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5105 thanks

Gửi vào 23/03/2013 - 07:08

Hiệp Kỷ Biện Phương Thư trang 134 dòng 7.
Hiệp Kỷ Biện Phương Thư trang 112 đoạn cuối.

Thanked by 1 Member:

#115 Gia Thi

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 647 Bài viết:
  • 2024 thanks

Gửi vào 01/04/2013 - 09:14

Lã Thị Xuân Thu viết:

- "Tại sao lại nói Thiên đạo tròn ?Tinh khí cứ một lên một xuống, chu vi hình tròn phức tạp, không dừng lại, cho nên nói Thiên đạo tròn. Tại sao nói Địa đạo, tức đạo đất, là vuông ? Vạn vật khác nhau về loại, khác nhau về hình dáng, tất cả đều có chức năng khác nhau, không thể giống như nhau được, cho nên nói Địa đạo, tức đạo đất, vuông"

Hoài Nam Tử - Thiên văn huấn viết:

- "Trời mà không tỏa ra khí âm thì vạn vật không sống được, đất mà không tỏa ra khí dương thì vạn vật không hình thành. Trời tròn đất vuông, còn Đạo thì ở giữa". (Thiên bất phát kỳ âm, tắc vạn vật bất sinh; Địa bất phát kỳ dương, tắc vạn vật bất thành. Thiên viên địa phương, đạo tại trung ương)

Tô Thức nói:

- "Hình tuy do vật, Thành tuy do thế. Vạn vật đều có hình thù, riêng nước thì không, nó dựa vào vật để có hình mà thôi". Ông lại nói "Buổi đầu giao nhau của âm dương, khắp trời là nước, cũng như buổi đầu tạo hình của con người cũng đều là nước"

Hồ Hồng nói:

- "Thiên đạo giữ được HỢP nên Thái cực được lập, mù mịt thăng giáng mà chia ra hai Khí; trời hình thành ở trên, đất hình thành ở dưới, còn con người sinh ra ở giữa. Cho nên con người có bố là Càn có mẹ là Khôn, bảo lập Thiên mệnh đời đời không đổi.

Trời sinh vạn vật, nhật nguyệt tinh tú thực hiện cái TÍNH của nó;
Đất sinh ra vạn vật, Thủy - Hỏa - Kim - Mộc vận hành cái Khí của nó.
Người làm ra vạn vật, nhân - nghĩa - lễ - trí, thì hành cái đạo của nó"

Chu Hy nói: "Thể và Dụng của Đạo có thể chuyển hóa lẫn nhau" (Chu Tử ngữ loại - quyển 6)

- "Thể Dụng ổn định.
Cái đang nhìn thấy ở đây là Thể, cái sau đó sinh ra ở đây là Dụng.
Sinh ấy là Thể, chỗ hoạt động ấy chính là Dụng.
Trời là Thể, chỗ bắt đầu của vạn vật là Dụng.
Đất là Thể, chỗ sinh của vạn vật là Dụng.

Lấy dương mà nói, thì Dương là Thể còn Âm là Dụng.
Lấy Âm mà nói, thì Âm là Thể còn Dương là Dụng"

Trang Tử nói:

- "Người sinh ra, thì Khí tụ lại, Tụ tức là sinh ra một người, Tán có nghĩa là chết" (Nhân chi sinh, khí chi tụ dã, tụ tắc vị sinh, tán tắc vi tử - Tri Bắc du)

Sửa bởi Gia Thi: 01/04/2013 - 09:20


Thanked by 4 Members:

#116 Gia Thi

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 647 Bài viết:
  • 2024 thanks

Gửi vào 03/04/2013 - 08:16

Bạch Hổ thông là bản ghi chép nội dung cuộc luận bàn về ngũ Kinh tại "Bạch hổ thông" của các Nho gia, do Chương Đế thời Đông Hán triệu tập và chủ trì. Lưu Hướng chỉnh lý biên tập thành sách. Bạch Hổ thông chú trọng trình bày quan điểm về Khí âm dương ngũ hành và mối quan hệ của chúng với tính - tình đạo đức con người

Bạch hổ thông cho rằng, Khí tức là khí âm dương ngũ hành. Tác phẩm "Thiên Địa" viết: "Đó là một mớ hỗn độn, nhìn mà không thấy, nghe cũng không được, sau đó chúng phân thành "trong" và "đục", "tinh" và "thô". Cái "tinh" là tam quang, hiệu là ngũ hành" (Hỗn độn tương liên, thị chi bất kiến, thình nhi bất văn, nhiên hậu phẫu phán, thành trọc ký phân, tinh địch xuất bố, thứ vật thi sinh, tinh giả vi tam quang, hiệu giả vi ngũ hành).

Khí tinh vi hỗn độn, cho nên không ai thấy được hình của KHÍ, cũng không ai nghe được âm thành của KHÍ. Khí có sự phân biệt thanh đục, tinh thô. Khí có sự khác biệt âm dương, ngũ hành. Khí là vật chất bản thủy cấu thành vạn vật muôn vật trong vũ trụ, và nhân loại cùng với tinh thần đạo đức của chính họ. Nhật Nguyệt trăng sao trên trời và muôn loài trên mặt đất đều do KHÍ hình thành. Vì Khí có những đặc tính khác nhau trong khi chuyển động biến hóa, cho nên Khí còn có tên gọi là âm dương ngũ hành.

Tác phẩm "Ngũ hành" viết: "Ngũ hành ... đó là Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ. Ngôn hành nghĩa là hành KHí cho trời" (Ngũ hành giả ... Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ dã. Ngôn hành giả, dục ngôn vi thiên hành Khí chi nghĩa dã). Khí chuyển động biến hóa, mà hình thành 5 nguyên tố vật chất là Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ, do vậy mà gọi chúng là Khí ngũ hành.

Khí ngũ hành cũng là biểu hiện của Khí âm dương. Vị trí của Thủy là ở phương Bắc, phương Bắc là âm Khí nuôi dương muôn vật. Mộc ở phương Đông, phương Đông là nơi dương Khí khởi động muôn vật ở dương Hoàng Tuyền bắt đầu sinh ra. Hỏa ở phương Nam, phương Nam là Dương ngự ở trên, muôn vật đều ủ rũ, công việc của Hỏa là Hóa, dùng dương Khí để biến hóa muôn vật. Kim ở phương Tây, phương Tây là nơi âm Khí bắt đầu bốc lên, muôn vật ngừng phát triển (cấm chỉ). Thổ ở trung ương, Thổ bao hàm muôn vật

Khí ngũ hành có những đặc tính riêng:

- Đặc tính của hành Thủy là "chuẩn", khí muôi vật đều theo "quy", tức "chuẩn".

- Đặc tính của hành Mộc là "xúc", dương Khí hối hả tiếp xúc với đất mà sinh thành muôn vật.

- Đặc tính của hành Hỏa là "tùy theo", là "hóa". Muốn vật được bố thí sự biến hóa

- Đặc tính của hành Kim là "cấm", "muôn vật đều cấm chỉ"

- Đặc tính của hành Thổ là "thổ" = nhả ra, là "thổ hàm muôn vật"

Thanked by 2 Members:

#117 Gia Thi

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 647 Bài viết:
  • 2024 thanks

Gửi vào 03/04/2013 - 08:55

Tác phẩm Bạch hổ thông - Tính Tình viết: "Hồn phách là gì ? Hồn phiêu diêu không nơi nghỉ, đó là Khí Thiếu dương chuyển động không ngừng, nó ngoài tầm chi phối củ con người, nó chủ về tình. Phách có trong con người, đó là Khí Thiếu âm, Phách khiến con người vững vàng như sắt đá, nó chủ về tính" (Hồn phách giả, hà vị dã ?Hồn do truyền truyền dã, hành bất hưu dã, Thiếu dương chi Khí, cố động bất tức, vu nhân vi ngoại, chủ vu tình dã. Phách giả, do bách nhiên trứ nhân dã, thử Thiếu âm chi khí, tượng kim thạch chứ nhân bất di, chủ vu Tính dã)

Hồn Phách của con người là khí Thiếu dương Thiếu âm tồn tại trong hình thể con người, chúng vận hành không ngừng. Hồn Phách trình bày ở đây, không phải linh hồn có thể thoát ra, mà tồn tại ở ngoài hình thể con người. Đây chính là hình thái tư tưởng củ con người "chủ về Tình", "chủ về Tính".

Tác phẩm Bạch hổ thông - Tính Tình viết: "Tinh Thần là gì ? Tinh có trạng thái tĩnh. Tinh do khí Thái âm hóa thành, nó biến hóa như nước, để ban phát sự sống. Thần có trạng thái hoảng hốt, Thần do khí Thái dương hóa thành, nó xuất nhập liên tục, để chi phối cơ thể con người, nó là cái gốc của muôn vàn biến hóa (Tinh Thần giả, hà vị dã ? Tinh giả, tĩnh dã, Thái âm thi hóa chi Khí dã, tượng Thủy chi hóa, tu đãi nhiệm dã. Thần giả, hoảng hốt, Thái dương chi Khí dã, xuất nhập vô gian, tổng vân chi thể, vạn hóa chi bản dã)

Tinh Thần của con người do khí Thái âm và khí Thái dương thi hóa (cho và biến hóa) mà có. Tinh Thần là trung khu của cả cơ thể con người, nó chế ước hình thể, tay chân, tính tình của con người. "Tính Tình là gì ? Tính do dương khí sinh ra, Tình do âm khí hóa thành. Con người bẩm khí Âm Dương mà sinh ra, cho nên, trong con người sẵn có ngũ Tính - lục Tình. Tình do âm khí sinh ra, Tình luôn biểu hiện ở dục vọng. Tính do dương khí sinh ra, Tính phát triển theo Lý. Dương khí thể hiện nhân nghĩa, âm khí thể hiện tham dục. Bởi vậy, Tình có tham vọng cầu Lợi, Tính lại theo đuổi nhân đức".

Thanked by 3 Members:

#118 Gia Thi

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 647 Bài viết:
  • 2024 thanks

Gửi vào 05/04/2013 - 08:02

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Gia Thi, on 04/04/2013 - 08:06, said:

+ Trời lấy dương làm chủ:

- Dương của Trời phối với Âm của Đất thì được Thiếu dương
- Dương của Trời phối với Dương của Đất thì được Thái dương

Trong đó:

- Dương của Trời gồm có: Giáp - Bính - Mậu - Canh - Nhâm
- Âm của Trời gồm có: Ất - Đinh - Kỷ - Tân - Quý

Phối số Thái huyền:

........Giáp......Bính......Mậu.....Canh.....Nhâm
..........9............7...........5..........8............6....................(tham - lưỡng)

.........Ất.........Đinh........Kỷ........Tân........Quý
.........8............6.............9..........7............5 ...................(lưỡng - tham)


+ Đất lấy Âm làm chủ

- Âm của Đất phối với Dương của trời mà có Thiếu âm
- Âm của Đất phối với Âm của Trời mà có Thái âm

Trong đó:

- Dương của Đất gồm có: Tý - Dần - Thìn - Ngọ - Thân - Tuất
- Âm của Đất gồm có Sửu - Mão - Tị - Mùi - Dậu - Hợi

Phối số Thái huyền

..........Tý..........Dần...........Thìn..........Ngọ..........Thân..........Tuất
............9...........7.................5...............9...............7................5

..........Sửu........Mão............Tị.............Mùi............Dậu...........Hợi
............8............6................4...............8................6...............4


Bạn NhuThangThai nhận thấy, vòng 60 Giáp Tý được thiết lập từ Thái dương và Thái âm, để ứng với con người, có nghĩa là

- Dương của Trời phối với Dương của Đất
- Âm của Trời phối với Âm của Đất

Trong khi đó Thiếu dương và Thiếu âm không thấy cổ nhân nhắc tới (tại sao vậy ?)


Mão là sự giao nhau giữa tối và sáng mà hợp nhân thần, vì thế, Thiên đạo thành lập kiêm cả hai mặt đối lập âm lẻ dương chẵn, Âm và Dương tương giao bèn có "hòa" (tam). Từ Nhị Tam mà có Ngũ. Ngũ là số sinh cùng cực, và lại là trung số của Thiên số. Ngũ hành có thuộc tính kép, vừa là thực thể vừa là số (Đạo lập ư lưỡng, thành ư tam, biến ư ngũ nhi thiên địa chi số cụ, Kỳ vi thập dã, Ngẫu chi nhi dĩ). Hoàn chung biến sáu, Hàm chung biến tám, Hoàng chung biến chín.

Sắp gần tới Đông chí, mặt Trời đi nhanh
Sắp gần tới Hạ chí, mặt Trời đi chậm
Thiên chính Địa thường vậy.

Tốc độ nhật hành lúc bình thường là "thường", còn tốc độ nhật hành sắp gần tới Đông chí và Hạ chí là "biến", cho nên nói, Lý của vật có "thường" có "biến".

Thanked by 4 Members:

#119 TranTienNam

    Bát quái viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 992 Bài viết:
  • 1202 thanks

Gửi vào 05/04/2013 - 09:42

Thủy tụ nhờ thổ sinh

- Đây là tính chất thuần túy ngũ hành cho nên để giải thích tính chất này chúng ta nên dùng những kiến thức thuần túy ngũ hành để giải thích.
- Ngũ hành sinh ra trước tử vi và tử vi là 1 sản phẩm kết hợp giữa ngũ hành với những nền tảng kiến thức khác, nói đúng hơn tử vi là môn không hẳn thuần túy là ngũ hành.

Tôi thấy quý vị đây đang bàn luận vấn đề này mà cứ lấy tử vi ra làm luận cứ thì càng bàn càng bậy.

Tử vi là môn không thuần túy là ngũ hành và không thể lấy con để giải thích bản chất của mẹ.

Thanked by 5 Members:

#120 TuBinhTuTru

    Thượng Khách

  • Thượng Khách
  • 821 Bài viết:
  • 1511 thanks

Gửi vào 09/04/2013 - 04:02

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

TranTienNam, on 05/04/2013 - 09:42, said:

Thủy tụ nhờ thổ sinh

- Đây là tính chất thuần túy ngũ hành cho nên để giải thích tính chất này chúng ta nên dùng những kiến thức thuần túy ngũ hành để giải thích.

Như vậy, thì chúng ta đã có dùng những kiến thức thuần túy ngũ hành để giải thích "Thủy tụ nhờ thổ sinh" chưa?


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

TranTienNam, on 05/04/2013 - 09:42, said:

- Ngũ hành sinh ra trước tử vi và tử vi là 1 sản phẩm kết hợp giữa ngũ hành với những nền tảng kiến thức khác, nói đúng hơn tử vi là môn không hẳn thuần túy là ngũ hành.


Như ngũ hành sinh ra trước tử vi và tử vi thì là 1 sản phẩm kết hợp giữa ngũ hành với những nền tảng kiến thức khác nhưng phần ngũ hành thì vẫn phải tuân thủ theo quy luật sinh khắc chế hóa của ngũ hành chứ, có phải không?


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

TranTienNam, on 05/04/2013 - 09:42, said:

Tôi thấy quý vị đây đang bàn luận vấn đề này mà cứ lấy tử vi ra làm luận cứ thì càng bàn càng bậy.

Tử vi là môn không thuần túy là ngũ hành và không thể lấy con để giải thích bản chất của mẹ.

Thế thì, TranTienNam có thể làm sáng tỏ chuyện này được không? Nếu được thì còn gì bằng, xin mời ...

Thanked by 3 Members:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |