Jump to content

Advertisements




Một vài ý kiến qua BTHL


21 replies to this topic

#1 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 696 Bài viết:
  • 1417 thanks

Gửi vào 22/03/2013 - 15:01

Căn cứ: tài liệu BTHL của tác giả Học Năng, Xuân Cang.
Ta biết:
- có khoảng 12.000 người trùng Bát tự.
- 1 người về lý thuyết có từ 12*6=72 đến 12*9=108 tiểu vận năm khác nhau (khai triển quẻ Hà lạc)
- Năm tiểu vận (gọi vui là năm "Vận" khóa) có 1 quẻ đại diện và 1 quẻ Nhân- quả tương ứng (biểu đạt kết quả cho năm đó)
- Toán Hà lạc cho phép 1 người có khả năng ứng xử khác nhau đối với thế giới bên ngoài và với chính bản thân, và do vậy, 1 chuỗi quẻ HL của 1ng có thể coi như 1 chiến lược ứng xử có sẵn, giúp con người trong vai trò NHÂN (trong Thiên_Địa_Nhân) có được sự nỗ lực theo THỜI trong Dịch học.

*** Tạm xét 1 năm "vận" khóa: 1 người có quẻ A, động hào ( B ) và quẻ nhân - quả là B, động hào ( B )
họ có 2 lựa chọn: - hành động theo chỉ dẫn từ quẻ A,hào ( B ) - tương ứng có kết quả có thể là quẻ B hoặc phản B.
- hành động không theo quẻ A, hào ( B ) - tương ứng có kết quả có thể là quẻ B hoặc phản B. (hoặc 1 kết quả khác không được Hà lạc mô tả? )
vậy với 1 quẻ có thể có 2 lựa chọn và 2 hoặc 4 kết quả tương ứng

*** Xác suất số người chọn trùng đầu năm là 50%. Đến cuối năm tạo ra 2-4 kết quả, và do vậy, thế và lực của mỗi người cuối năm là khác nhau, xác suất có kết quả trùng nhau là 50 hoặc 25%.
Sang năm tiếp theo, 1 quẻ mới là C, chỉ xét những người có kết quả trùng nhau, thì xác suất để những người này chọn trùng quẻ C cũng là 50%.

*** Với xác xuất cách chọn như vậy, thì cùng 1 Bát Tự ( tương ứng là 1 chuỗi quẻ HL), thì xác suất số người có lựa chọn như nhau cho tới khi hết 72 quẻ (hoặc 108) là một chuỗi số có tiệm cận bằng 0. Với chỉ có các sự lựa chọn khác nhau như vậy cũng giải thích phần nào cho việc số người có cùng Bát tự nhưng lại có diễn biến cuộc đời khác nhau. Nếu thêm vào các yếu tố khác như : xuất thân, vị thế, tính cách ... thì điều trên càng rõ nét hơn.

***Nhận xét:
- Hà lạc cho phép bạn lựa chọn và nỗ lực hành động để cải thiện hoàn cảnh, ( bạn có thể chọn đúng hoặc sai, nhưng bạn có cơ hội để chọn lại và sửa sai)
- cho phép bạn nghiên cứu Dịch và trải nghiệm trong thực tế
- Vì lời hào ngắn gọn nên trong 1 năm bạn có thể không nhớ để ứng xử.
- Đại vận là 6 và 9 năm, không như Tử Vi, nhưng tiểu vận năm lại khá trùng khớp( điều này tùy theo bạn chọn cách hành động nào)
Tôi có mấy ý như vậy, mọi người đọc cho vui và bàn luận thêm. Thanks

Thanked by 4 Members:

#2 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3098 Bài viết:
  • 7530 thanks

Gửi vào 22/03/2013 - 15:46

Vài góp ý với bạn:
Năm của Hà Lạc bắt đầu từ tiết Lập xuân (4 hay 5/2) mỗi năm.
Theo kinh nghiệm riêng những bạn sinh ra từ tháng giêng dl đến lập xuân thì năm đôi khi là năm âm lịch trước , đôi khi lại là sau , tại sao thì ko biết.Nghiêm thấy trên 10 ls của bạn bè thân, thân thuộc khi xem vận hàng năm.
Ý nghĩa các hào khôi phục lại bởi văn bản học chính xác hơn cách giải thích cổ điển (Trình Chu).

Thanked by 2 Members:

#3 AnKhoa

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6695 Bài viết:
  • 15445 thanks

Gửi vào 22/03/2013 - 16:06

Ngoài tài liệu của Học Năng, các bạn có tài liệu nào về môn này không ?

Thanked by 1 Member:

#4 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3098 Bài viết:
  • 7530 thanks

Gửi vào 22/03/2013 - 16:50

Không bạn An Khoa .Trừ khi bạn nói tới văn bản học.

#5 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 696 Bài viết:
  • 1417 thanks

Gửi vào 23/03/2013 - 17:58

Tài liệu của tác giả Xuân Cang " Khám phá một tia sáng văn hóa phương đông", đọc thêm của giáo sư Hoàng Phương " Tích hợp đa văn hóa ..", Dịch của Bác sĩ Nguyễn Văn Thọ (nhantu.net)

Sửa bởi pth77: 23/03/2013 - 17:58


Thanked by 1 Member:

#6 PMK

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1538 Bài viết:
  • 1686 thanks

Gửi vào 24/03/2013 - 17:18

Để học Bát tự Hà Lạc cần phải có một vốn sống và vốn kiến thức tự nhiên, xã hội nhất định, nếu không sẽ cảm thấy rất khó hiểu, rất nhàm chán.

Khi tôi còn nhỏ, luôn ngủ gật mỗi lần tivi chiếu phim Tam Quốc Chí (dù rằng diễn viên đóng vai Triệu Tử Long cũng rất đẹp trai). Sau đó khoảng 10 năm thì lại ôm mấy tập truyện Tam Quốc Chí dày cộp luyện say sưa mê mải.

Theo tôi, sức hấp dẫn của Tử vi tương tự sức hấp dẫn của thể loại tiểu thuyết kiếm hiệp; còn sức hấp dẫn của Bát tự Hà Lạc thì tương tự sức hấp dẫn của thể loại sách như Tam Quốc Chí.

Thể loại tác phẩm như Tam Quốc Chí không phải ai cũng thích, trong khi tiểu thuyết kiếm hiệp thì quyến rũ đại đa số quần chúng không phân biệt giai tầng, tuổi tác, giới tính.

Sửa bởi PMK: 24/03/2013 - 17:28


Thanked by 2 Members:

#7 xuongkhuc

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 393 Bài viết:
  • 1026 thanks

Gửi vào 24/03/2013 - 17:33

Ko biết mình nghĩ có đúng ko, nhưng thực sự hình như BTHL chính là hay rất giống với Thiết Bản thần số, Thiệu Tử số, vì cũng Bát quái gia tắc pháp, cũng chuyển số âm dương, chuyển Bát tự thành tiên hậu thiên quẻ, cũng tính hào nguyên đường. Ngoài ra Thiết bản có đến hơn 12000 câu đoán chia thành 12 hội từ Tý đến Hợi. Nạp số tìm câu.

Thanked by 3 Members:

#8 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3098 Bài viết:
  • 7530 thanks

Gửi vào 24/03/2013 - 23:31

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

xuongkhuc, on 24/03/2013 - 17:33, said:

Ko biết mình nghĩ có đúng ko, nhưng thực sự hình như BTHL chính là hay rất giống với Thiết Bản thần số, Thiệu Tử số, vì cũng Bát quái gia tắc pháp, cũng chuyển số âm dương, chuyển Bát tự thành tiên hậu thiên quẻ, cũng tính hào nguyên đường. Ngoài ra Thiết bản có đến hơn 12000 câu đoán chia thành 12 hội từ Tý đến Hợi. Nạp số tìm câu.

Tiếc quá tôi ko biết những môn mà bạn xk nhắc đến mà lại ở xa xôi nên ko thể nào tìm được rồi.Học hà lạc thật ra với tôi là học , đi tìm hiểu Chu Dịch ( Dịch thời nhà Chu , phần kinh Dịch gọi là của Khổng tử san định (văn bản /cổ văn học đã loại truyền thuyết này) đối với tôi là phụ, các đời sau thì càng ko có thì giờ để nghiên cứu.

Thanked by 1 Member:

#9 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 696 Bài viết:
  • 1417 thanks

Gửi vào 26/03/2013 - 17:28

Thêm một vài ý kiến:
- HL định tính nhiều hơn là định lượng, nên "cảm nhận" cũng có thể khó chính xác.
- Ngay trong các dự đoán (cho Mệnh hợp cách, MKHC, cho Giới quan, sĩ và người thường) cũng thể hiện định tính là nhiều.
vd ***giới quan: định tính về việc thăng, giáng chức, được thưởng công.. và nêu dự đoán về thành tựu.
*** giới sĩ: chủ yếu dự đoán về thành tựu liên quan đến thi cử.
*** người thường: liên quan đến cuộc sống hàng ngày như làm ăn, kiện tụng, tang chế, ốm đau...
- Các dự đoán cho các giới khác nhau rõ rệt ( lưu ý là vai trò các giới khác nhau), nhưng chủ yếu đề cập đến vấn đề lợi ích thiết thực cho từng giới. Đề cập tới giới sĩ có lẽ do trước đây, sĩ khi thi đỗ sẽ được ra làm quan, trượt vẫn là dân-ng thường, do vậy sĩ là lớp trung gian giữa quan - ng thường.
- Vì định tính nên để có thể đánh giá chi tiết, HL đưa ra 10 tiêu chuẩn cho MHC và 10 t/chuẩn cho MKHC.
1 vd: có 2 ng có quẻ năm là Bĩ, động hào 6. 1 ng năm trước đầu tư BDS thua nhiều, hiên đang còn nắm trong tay 2 BDS; 1 ng thì thua hết, lại nợ nần. Vậy được hào 6, quẻ Bĩ thì khi hành động sẽ thế nào ? cả 2 đều vào thời có thể thoát vận Bĩ, những người nắm 2 BDS chắc sẽ dễ khôi phục vị thế hơn ( chẳng hạn bán đi 1 BDS), nhưng ng còn lại rõ ràng không thể hành động như ng1, và do vậy vị thế của họ sẽ khác.
Mọi người bàn luận thêm cho vui. Thanks

#10 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3098 Bài viết:
  • 7530 thanks

Gửi vào 27/03/2013 - 13:43

Tôi xin chép lại câu nói của bác Vodanh thien dia bên kinh Dịch

Dịch tóm gọn là hiểu chữ Thời để hành xử . Hành xử đúng với Thời-Vị thì tốt, trái thời-vị thì xấu , vốn chảng có quẻ xấu nhiều hơn quẻ tốt trong các quẻ Dịch mà chỉ có người hiểu được thời-vị để hành xử đắc Trung rất là hiếm có nên đa phần ta thấy xấu nhiều hơn tốt khi hỏi quẻ Dịch bởi người đã đắc Trung thời tự nhiên sáng tỏ hợp cùng lẻ Đạo nên họ không còn gieo quẻ hỏi việc.

Tóm lại thời vị là quan trọng nhất.Sau đó nếu ta hiểu cát là mở, hung là đóng, trinh là điềm thì sẽ hiểu rằng Dịch/Hà lạc là xác suất cao/thấp chứ ko có khẳng định.

Thanked by 1 Member:

#11 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3098 Bài viết:
  • 7530 thanks

Gửi vào 27/03/2013 - 15:41

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

nguy, on 27/03/2013 - 13:43, said:

Tôi xin chép lại câu nói của bác Vodanh thien dia bên kinh Dịch

Dịch tóm gọn là hiểu chữ Thời để hành xử . Hành xử đúng với Thời-Vị thì tốt, trái thời-vị thì xấu , vốn chảng có quẻ xấu nhiều hơn quẻ tốt trong các quẻ Dịch mà chỉ có người hiểu được thời-vị để hành xử đắc Trung rất là hiếm có nên đa phần ta thấy xấu nhiều hơn tốt khi hỏi quẻ Dịch bởi người đã đắc Trung thời tự nhiên sáng tỏ hợp cùng lẻ Đạo nên họ không còn gieo quẻ hỏi việc.

Tóm lại thời vị là quan trọng nhất.Sau đó nếu ta hiểu cát là mở, hung là đóng, trinh là điềm thì sẽ hiểu rằng Dịch/Hà lạc là xác suất cao/thấp chứ ko có khẳng định.

Câu cuối là của tôi, câu giữa của bác Vodanhthiendia.Xin ghi lại cho rõ.

#12 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 696 Bài viết:
  • 1417 thanks

Gửi vào 30/03/2013 - 13:11

Xin nói tiếp vài ý:
- T cũng đồng quan điểm với bạn PMK và nguy. Xin nói thêm để thấy rõ hơn sự hấp dẫn của HL, ngõ hầu những bạn còn trẻ có thể sử dụng HL như 1 pp bổ sung hữu hiệu (vì ng trẻ còn nhiều thời gian hơn)
- "Dịch tóm gọn là hiểu chữ Thời để hành xử" : điều này t coi như yếu quyết khi học Dịch, mang tính quy nạp, nên t muốn diễn dịch thêm tý cho vui để bàn cụ thể hơn thoai. (Tại mes#1 t cũng có nhận xét chút xíu)
- HL ngoài phần bàn về hào, quẻ theo nghĩa Dịch, thì có phần dự đoán của HL(dự về quẻ,hào, MHC...). phần dự báo này có thể biểu đạt một "thời" của bạn, theo đó mà bạn có thể hiểu,cảm nhận, và để ứng xử. Ý hào,quẻ có thể chỉ ra 1 THỜI có nghĩa chung chung, nhưng cũng có thể bao hàm cả phương châm ứng xử cho thời đó.
* lấy vd: hào 4, quẻ Thái : HL dự đoán là " thời cơ đến, bầy tiểu nhân cùng tiến", ta hiểu Thời này ntn? hiểu rằng đây là thời cơ (thời cơ này là tốt hay xấu) cho cả quân tử lẫn tiểu nhân, để cả bầy cùng tiến. Hay hiểu là thời mà ta sẽ bị quấy nhiễu... nếu ta hiểu sai thì ứng xử liệu phù hợp và ngược lại.
* vd khác: hào2, Đại tráng: HL giải " trở lại đường chính" đây là Thời quay lại con đường mà bạn chọn hoặc là 1 xu hướng mới mà bạn ngộ ra? "trở lại" là 1 động từ, nên ý hào vừa là mô tả Thời, vừa hàm ý phương châm ứng xử.
- T viết như 1 ng học và trả bài, cụ thể một chút để mọi ng bàn thêm, chia sẻ kiến thức với mục đích vui vẻ,hữu ích, để thấy BTHL hấp dẫn như Tam quốc chí vậy

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Thanks

Thanked by 1 Member:

#13 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3098 Bài viết:
  • 7530 thanks

Gửi vào 31/03/2013 - 04:37

Gửi các bạn bài viết về HL của Hitler (đã đăng bên tử vi), luận giải này dĩ nhiên tôi có là vì biết đây là nói về Hitler, nếu là bát tự một người ko biết sẽ ko viết lời bàn thêm như vậy:


Hà lạc của Hitler theo trình của diễn đàn là: Nhu6 biến thành Cấu 3. (giờ Dậu, bằng chứng của các sử gia Tây, kho astrology cũng vậy, rating A A là cao nhất, chưa ai có tiếng mà phủ nhận giờ này).

Nhu 6 : " Vào trong hang hiểm.Có 3 người khách không chờ mà đến.Kính thì cuối cùng sẽ mở".
ý hào: Đối với người tự dưng đến với mình mà kính trọng thì có thể thoát hiểm
lời bàn: Cuối hào Nhu rồi, không còn phải chờ nữa (hào này ko còn có chữ nhu), những lo sợ ở hào 3 (hào 3 ứng với hào 6 này vì dương ứng âm) không còn nữa, những kẻ cướp ở hào 3 trỏ thành những người khách nếu kính (tôn trọng lòng mong ước, những mối hoảng sợ...) họ thì sẽ cùng nhau ra được hang hiểm.

Bàn thêm: Bản quẻ nói rõ về tình trạng thối nát của xã hội Đức thời đó, nỗi lo của dân chúng tương hợp với cái nhìn của Hitler, ông ta biết dùng lấy đó làm nền tảng thì công thành mà mang cả nước ra khỏi nghèo đói , nhục nhã (Đức vừa thua trong Thế chiến thứ I , phải trả nợ phí tổn chiến tranh cho các nước thắng, dân tình đói khổ và uất ức).

Biến quẻ Cấu 3: " Mông đít không da, đi chập choạng/ hành động nên dừng, nguy.Không lỗi lớn.
Ý hào: Cương nổ mà không ai hưởng ứng thì nguy.
Lời bàn : Hào dương ở vị dương (lẻ/3) lại cùng vối 4 hào dương khác cùng tiến lên thì không phải là người dễ gì giảm bớt cái quá cương.Nhưng rồi thì mọi chuyện cũng sẽ được phơi ra ánh sáng (mông đít ko da) lúc đó thì phải ngừng bước.Nhưng nếu không chịu ngừng thì sẽ nguy, đoán rằng quá yếu nên không muốn ngừng cũng phải ngừng.
Bàn thêm: Làm cho đất nước lớn mạnh là tốt nhưng tham vọng của hitler quá to , xâm lấn cả châu Âu , lúc nào cũng chỉ biết cương , lúc đã suy yếu vẫn không xuống ngựa nên kết cuộc hiển nhiên .Ta thấy quẻ đoán phải chịu thua nhưng Hitler thì không , thà chết đánh đến cùng cho nên Hà lạc nói riêng, Chu Dịch nói chung đưa ra xác suất chứ không phải là phán đoán như đinh đóng cột. Có lẽ tử vi cũng vậy nên mới có thể phần nào cải số.
Sửa bởi nguy: Hôm qua, 10:46


Read more:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


TuViLySo.Org


Sửa bởi nguy: 31/03/2013 - 04:39


#14 TuyenYD

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 334 Bài viết:
  • 304 thanks

Gửi vào 21/04/2013 - 09:55

bat tự - hà lạc giúp ta định hướng đúng con đường đi thì đúng hơn, giúp con người thích ứng tốt để cải tạo vận mệnh. chủ yếu là để chọn con đường đi tốt nhất. bản thân mình thấy luận môn này cần phải có kiến thức am hiểu xã hội, kinh nghiệm luận đoán là yếu tố quan trọng. còn không thì luận khá là khô khan.

#15 Phù Suy

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 846 Bài viết:
  • 3440 thanks

Gửi vào 22/04/2013 - 21:05

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

nguy, on 31/03/2013 - 04:37, said:

Gửi các bạn bài viết về HL của Hitler (đã đăng bên tử vi), luận giải này dĩ nhiên tôi có là vì biết đây là nói về Hitler, nếu là bát tự một người ko biết sẽ ko viết lời bàn thêm như vậy:


Hà lạc của Hitler theo trình của diễn đàn là: Nhu6 biến thành Cấu 3. (giờ Dậu, bằng chứng của các sử gia Tây, kho astrology cũng vậy, rating A A là cao nhất, chưa ai có tiếng mà phủ nhận giờ này).

Trình Hà Lạc của diễn đàn lùi kịch kim đến năm 1900 nên Bạn Nguy an theo trình này là sai ngay từ đề bài rồi.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

.

Sửa bởi phusuy: 22/04/2013 - 21:05


Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |