Jump to content

Advertisements




Vấn đề đạo đức trong tử vi - Đạo đức có bất biến không? Nếu có thì được phản ảnh trên tử vi như thế nào?


33 replies to this topic

#1 Atmao75

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 450 Bài viết:
  • 857 thanks

Gửi vào 26/03/2013 - 09:39

Tôi lập chủ đề này ra để mọi người thảo luận về chủ đề đạo đức được phản ảnh trong tử vi như thế nào?

Chúng ta xuất phát từ mệnh đề (có thể đúng hoặc sai): "Đạo đức là bất biến"

Từ xuất phát điểm nếu trên, nếu nó đúng thì biểu hiện trên lá số tử vi như thế nào?

Có nhiều thảo luận về tính cách và nhân cách trong tử vi, và chú Vuivui có đưa ra một kết luận là: muốn biết nhân cách thì xem cung lập thân (mệnh thân).

Theo bác sĩ Nguyễn Văn Thọ, viết trong "Kinh dich đại toàn" thì tôi hiểu rằng "đạo đức" chính là "thái cực", để nhận thức rõ nhất về nó chính là quá trình quy nguyên phản bản, để nhận thức rõ về chính mình, và cuối cùng cho ra câu trả lời chính xác, rõ ràng. Đó cũng là mục tiêu tối thượng của cuộc sống con người.

Xin mọi người cho ý kiến thảo luận.

Thanked by 5 Members:

#2 TuyenYD

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 334 Bài viết:
  • 304 thanks

Gửi vào 26/03/2013 - 10:08

Đạo Đức = Đạo + Đức = Đạo Dịch (Kinh Dịch) + Đức hạnh ( phẩm chất )

#3 sieunhantrove

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 13 Bài viết:
  • 23 thanks

Gửi vào 26/03/2013 - 10:24

Đạo đức khả biến

#4 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 26/03/2013 - 10:42

Đạo là con Đường nó như nước ,Trong vạn vật, có lẽ không có gì mềm bằng nước, và cũng không có gì thắng được nước. Chính vì mềm, nên nước không hề bị suy giảm hay thương tổn, và luôn là chính nó trong mọi biến dịch. Mềm như nước thì không còn hình thức gì phải nhất định, luôn ở trong tình trạng sẵn sàng để tùy thời mà xoay chuyển, tùy nơi mà uốn nắn. Dù nước rất mềm, nhưng lại có khi rất mạnh mẽ để xoay trở thiên nhiên. Từ mặt biển phẳng lặng có thể biến thành cơn sóng dữ; từ dòng sông êm đềm có thể biến thành con nước lũ quét sạch mọi đê điều. Trong cuộc sống con người cũng thế “Phải biết mềm biết cứng, biết lo biết lường, biết lui biết tiến, biết nhược biết cường, vững vàng như núi đá, biến hóa như âm dương...” (Gia Cát Lượng). Đó là thái độ thuần phát, vô vi, là “đứa con đỏ” (xích tử), chưa thành gì để có khả năng thành mọi cái. Đây cũng là khả năng “ứng vạn biến”, không vụ vào gì cả, nên thích nghi được với mọi thời, mọi nơi, với mọi tình huống mà vẫn y nguyên chính mình.

Thanked by 2 Members:

#5 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 26/03/2013 - 10:45

Hầu như toàn bộ Đạo Đức Kinh của Lão Tử nhằm nói đến sức mạnh của cái Nhu, của Vô Vi. Trong ý niệm đó, đặc biệt ở chương 8, Nướcđược coi như hình ảnh đặc thù để chuyển tải một triết lý sống và cũng chính là một nghệ thuật sống lý tưởng. Ông cho thấy đường lối sống Đạo tự nhiên như nước chảy xuôi: ở thì chuộng chỗ thấp, ân tình thì chuộng thâm sâu, xử sự chuộng lòng nhân, nói thì chuộng chân thật, cai trị thì làm cho cuộc sống an bình, làm việc thì hợp với tài năng, hành động thì hợp thời đúng lúc. Đức tính của nước là làm lợi cho tất cả thiên hạ mà không tranh công đoạt lợi, gặp chỗ thiếu thì chảy vào, chỗ thừa thì chảy ra, trên đời làm mưa, dưới đất thành sông lạch: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”.
Lão Tử nhận ra ưu điểm của nước là tính vô kỷ, vị tha, làm lợi cho tất cả. Nước lại còn có tính cách nén chịu, sự nén chịu của con đường Nhu:“Thọ quốc chi cấu”: nhận lấy cho mình bụi bặm của quốc gia. Đồng thời “Thọ quốc chi tường”: nhận lấy cho mình sự rủi ro của nước nhà. Đó cũng là tận cùng của vị tha, nhưng chính nhờ thế mới thực làm chủ được sơn hà, xã tắc.
Nói đến vị tha và đón nhận là nói đến đặc tính của nước ở mức tổng thể, tính bao la của nó. Đó là nước trường giang chảy miết không ngơi, dù cuốn theo bao nhiêu rác rưởi mà vẫn luôn thanh khiết. Đó là nước của đại dương, dù nuôi ngàn muôn tôm cá mà không bao giờ cạn kiệt. Do đó, đi vào đạo Nước thì Trí không dừng ở đồng dị tiểu tiết; Tâm không thu vào tiểu ngã hạn hẹp; cũng như Chí phải vượt lũy tre xanh. Cần phải rộng mênh mông để hòa nhập vào tất cả, tức “Vật ngã vi nhất”, đó là tính mở vô độ của nước vậy.
Từ đó Lão Tử chủ trương một triết lý sống Vô Vi: dường như không làm gì, nhưng không việc gì lại không làm được : “Vô vi như vô bất vi”. Đó là cách hành động theo qui luật Tự nhiên bình thường nhưng hiệu quả phi thường.
- Vô vi tiêu cực là không hành động theo tính cách bề ngoài gây náo nhiệt và hỗn độn; là không chạy theo hình thức, lễ nghi, tập tục, khuôn khổ do con người bày biện ra.
- Vô vi tích cực là trở về với tính đơn sơ hồn nhiên, sống thành thực với lòng mình theo cách thể hiện của trời đất. Vô vi như thế lại mở ra con đường muôn ngả: vô dục, vô tư, vô tranh, vô danh, vô lợi, vô kỷ, vô công, vô cầu, cũng như mang cả tính cách vô ngãvô tâm của Phật Giáo

Thanked by 3 Members:

#6 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 26/03/2013 - 11:15

Đạo Đức Kinh của Lão Tử nhằm đề xuất một thuật trị nước: “Vô vi như trị”: trị mà như không trị. Kiểu cách vua quan thời phong kiến không còn nữa, nhưng tính cách của nó vẫn còn tồn tại dưới nhiều hình thức xã hội và tôn giáo, nơi những kẻ có quyền hành. Sự cai quản cứng rắn chỉ bằng luật lệ, o ép bằng nguyên tắc, chỉ khơi dậy tà tâm, thúc đẩy sự phản kháng và gieo mầm đại loạn.
Khi nói về hình ảnh của Nước, Lão Tử muốn đưa ra một giáo hóa êm ái, thấm dần vào tim, do người trên sống thanh thoát mà ảnh hưởng đến cảm nghĩ và cách cư xử của người dưới. Muốn thế, người trên đừng làm ra vẻ bề trên bằng thị uy, sai khiến, áp đặt, nhưng bằng tinh thần vô kỷ, vô công, vô danh, vô tranh. Sống như thế không phải cố ý để nêu gương, mà là sống chân chính, sống thực với lòng mình. Bất cứ sự cố ý nào đều luôn sinh ra kháng ý. Trong việc xử thế cũng như hướng dẫn và giáo dục người khác, cũng có nhiều người áp dụng con đường mềm. Tiếc thay, họ không mềm thật mà chỉ mềm mỏng, nghĩa là dụng Mềm như một sách lược, chứ không mềm tại tâm. Thiếu sự chân thành với chính mình, ta chỉ đạt được những kết quả bề mặt và nhất thời, rồi đâu lại vào đó, chẳng cải hóa được ai.
Ở chương 76, Lão Tử nói: “Người ta sinh ra thì mềm mại, uyển chuyển như hài nhi, chết thì mới cứng đơ, bất động. Cây cỏ sống chết cũng như vậy. Nên cái cứng là chết, cái mềm là sống”. Vì thế, đưa tới cung cách ứng xử: “Cường đại xử hạ, nhu nhược xử thượng” : cư xử mạnh bạo là hạng dưới, mềm dịu là hạng trên. Thực tế cho ta thấy thái độ khắt khe, cứng cỏi là tiêu biểu những tâm hồn cằn cỗi, thấp kém. Uyển chuyển, khéo léo, dịu dàng mới tiêu biểu những tâm hồn cao thượng. Bởi vậy có câu thơ:
Phàm phu mới cứng, mới cương
Dịu dàng mới thực lối đường người trên.
Bản chất của nước là như thế, không câu nệ vào một hình thức, không cứng nhắc vào một khuôn khổ, nhờ vậy mà có khả năng ứng biến trong mọi tình trạng. Nguyên lý ấy đã từng được đưa vào trong binh lược của Khổng Minh và các tướng lãnh tài giỏi thời xưa, cũng như trong môn võ thuật của nhiều tổ sư, đồng thời làm nên một triết lý sống trong các chuyện kiếm hiệp của nhiều tác giả, đặc biệt là Kim Dung. Chẳng hạn ông đã xây dựng nhân vật Vô Kỵ theo nguyên lý trên trong bộ Ỷ thiên-Đồ long, khi thụ giáo Thái cực kiếm của thầy mình. Vô Kỵ đã nhớ hết những đường kiếm tinh xảo, nhưng rồi sau đó lại quên hết. Nhưng chính lúc quên hết lại là lúc anh ta đã thấu mọi lý lẽ căn cơ, không còn tùy vào những thế kiếm đã học nữa, nhưng tùy cơ ứng biến để đạt tới hiệu quả phi thường. Trong khi trước đó, anh ta chẳng biết chút gì về bộ môn kiếm pháp.
Thì ra đó là kiếm ý, chứ không phải kiếm chiêu. Bộ thế thì có, nhưng chiêu thì tùy cơ mà sáng tạo. Hiểu cái lý rồi thì thiên biến vạn hóa. Theo lý thuyết Đạo học mà Thái cực kiếm dựa vào, thì hết mọi cái đều từ Vô mà sinh, nên trở về với Vô, thì mới ứng biến tự nhiên và phát huy thần diệu.

Thanked by 1 Member:

#7 Minh An

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 498 Bài viết:
  • 1737 thanks

Gửi vào 26/03/2013 - 11:40

Đạo đức trong Đạo Đức Kinh khác với khái niệm đạo đức chúng ta đang bàn tới.

Khái niệm chúng ta đang bàn tới, là tập hợp quan niệm của số đông, của một nhóm tầng lớp và phù hợp trong điều kiện kinh tế xã hội trong một thời gian.

Đạo đức là con đường thực hiện cái đức. Quan niệm về chữ Đức mỗi thời một khác, cần phân biệt nó với chữ Đức của Lão Tử.

Bởi thế, nó khả biến.

Nhưng xưa nay, có 2 thứ bất biến : Một là úy thiên, hai là bác ái. Thiên Chúa giáo gọi là " mọi điều răn ấy tóm về hai điều : trước kính mến một đức Chúa Trời, sau yêu người như mình ta vậy".

Sửa bởi Minh An: 26/03/2013 - 11:42


Thanked by 3 Members:

#8 lethanhnhi

    Thiếu Dương

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 12929 Bài viết:
  • 25380 thanks

Gửi vào 26/03/2013 - 11:51

nếu không cảm nhận về khí thì bàn về Đạo đức kinh chỉ là bàn suông
Lão tử nói: tòng nhân
cùng 1 cơ thể như vậy, 1 người to khỏe 1 người gầy yếu, nhưng người gầy yếu có thể làm việc từ sáng tới tối mà vẫn khỏe
thực ra cái này vận dụng trong võ công, khi thời mà ăn còn chưa đủ thì người ta luyện nhiều
đó là 1 người hung hăng thì não hay mệt, tinh thần bất ổn
còn 1 người cảm được khí, hiểu tòng nhân bớt tranh đấu họ không mệt
có thể tiết kiệm năn lượng, năng lượng sống họ mạnh lắm
bây giờ ít người hiểu, ngày xưa 9 tiếng họ tập võ mà không mệt
chính vì hiểu điều này
vận dụng vào cuộc sống nó hay lắm


#9 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 26/03/2013 - 12:35

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Minh An, on 26/03/2013 - 11:40, said:

Đạo đức trong Đạo Đức Kinh khác với khái niệm đạo đức chúng ta đang bàn tới.

Khái niệm chúng ta đang bàn tới, là tập hợp quan niệm của số đông, của một nhóm tầng lớp và phù hợp trong điều kiện kinh tế xã hội trong một thời gian.

Đạo đức là con đường thực hiện cái đức. Quan niệm về chữ Đức mỗi thời một khác, cần phân biệt nó với chữ Đức của Lão Tử.

Bởi thế, nó khả biến.

Nhưng xưa nay, có 2 thứ bất biến : Một là úy thiên, hai là bác ái. Thiên Chúa giáo gọi là " mọi điều răn ấy tóm về hai điều : trước kính mến một đức Chúa Trời, sau yêu người như mình ta vậy".


chúng ta phải định nghĩa đạo đức là gì đã? .. phải có cái gốc rồi mới tới cái ngọn.... nó mà khả biến ra khỏi vạn vật của vũ trụ ...thì không còn gọi là Đạo đức nữa...

#10 Atmao75

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 450 Bài viết:
  • 857 thanks

Gửi vào 26/03/2013 - 12:39

Sao không đặt vấn đề ngược lại là người ta chưa hiểu rõ thế nào là đạo đức. Những điều mà xã hội cho là đạo đức chỉ là cách tiếp cận đạo đức ở một điều kiện/hoàn cảnh nhất định.

Thanked by 1 Member:

#11 lethanhnhi

    Thiếu Dương

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 12929 Bài viết:
  • 25380 thanks

Gửi vào 26/03/2013 - 13:13

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Atmao75, on 26/03/2013 - 12:39, said:

Sao không đặt vấn đề ngược lại là người ta chưa hiểu rõ thế nào là đạo đức. Những điều mà xã hội cho là đạo đức chỉ là cách tiếp cận đạo đức ở một điều kiện/hoàn cảnh nhất định.
đạo đức là 1 phạm trù tương đối theo định kiến xã hội
ví dụ: ở Châu Á cho rằng cặp bồ là thiếu đạo đức
nhưng có 1 bộ tộc ở Châu Phi trước đêm tân hôn cô gái phải ngủ hết với đàn ông trong làng vì họ cho rằng thế là may mắn, cô gái sẽ có nhiều kinh nghiệm trong hôn nhân^^
ở miền Bắc ăn cơm mời
miền Nam cho thế là khách sáo
đạo đức là tương đối
thế nào là đạo đức tuyệt đối:
không vì mình là đạo đưc tuyệt đối
không chấp ngã
nói thánh thế ai mà làm được
đơn giản: nghĩ tới lợi ích của bản thân ít đi, nghĩ về cộng đồng hơn 1 chút
còn nếu lòng thì tư lợi, ý thì gian tham, miệng cứ hô hào tâm sáng, tốt đẹp chi đâu thì cũng như mấy con vẹt
như vậy nói đạo đức thì ai cũng nói được, làm thì khó
mà làm thì phải từng tí, từng tí 1
làm con không tự lo được cho bản thân là con bất hiếu
làm chồng không lo được cho gia đình, ..vậy là vô đạo đức
đạo đức là gì: 1 nhà triết học theo Khổng Phái định nghĩa, tôi thấy thực tiễn:
đạo đức tức là làm tốt địa vị của mình
con ra con, cha ra cha, chồng ra chồng, ..vua ra vua, tôi ra tôi
vậy là có đạo đức trong thự tế

Sửa bởi lethanhnhi: 26/03/2013 - 13:14


Thanked by 6 Members:

#12 lethanhnhi

    Thiếu Dương

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 12929 Bài viết:
  • 25380 thanks

Gửi vào 26/03/2013 - 13:21

loạn trong thủy Hử truyện
sao có 108 nhân vật lại bàn Cao Cầu trước
loạn từ trên loạn xuống, thượng tắc trách thì hạ tắc loạn
vua đi đá cầu, thì quan đá cầu, rồi tới dân làm loạn
như vậy là xa hội, trên dưới không có đạo đức
đạo đức trong Tử Vi đon giản:
hạnh phúc của mọi người quan trọng hơn cái danh tiếng đúng sai của cá nhân
khi cái danh lớn quá, vì cái danh mà làm việc đồi bại, đó là điều mà thầy tử vi hay phạm
sai thì nhận là sai
biết bảo là biết không biết bảo không biết
mấy ai làm được, lấp liếm che cái dốt, mượn tôn giáo trùm thêm vò, giả màu đạo đức, lưu manh vặt có thừa, kiến thức thì thiếu
đấy là đạo đức trong hành nghề tử vi ấy
còn soi cái tâm con người trong tử vi, tôi thấy chưa ai qua cụ Thiên Lương
quan điểm của cụ: 1 lá số hay không phải xôi thịt như bây giơ
mà là cái tâm
anh là ai?? thái tuế hy thiên không, hay thiếu âm, hay thiên không tứ mộ
cụ bình về tâm thì thôi rồi, nếu ai đọc sách gốc của cụ
tôi qua thực tế, nhìn chưa thấy cụ phân loại con người sai cái gì

Thanked by 6 Members:

#13 lethanhnhi

    Thiếu Dương

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 12929 Bài viết:
  • 25380 thanks

Gửi vào 26/03/2013 - 13:28

mệnh thiếu âm thân tam hợp thiên không cụ thiên lương viết như sau
loại thua thiệt với xã hội, nhưng lại thích đấu đá, dốt mà thích ăn người chỉ thiệt thân
mệnh thái tuế thân tuế phá: ỷ thế mà làm càn
mệnh tam hợp tuế phá thân thái tuế: bất mãn mà giữ được chính tâm
mệnh thiên không thân tam hợp thiếu âm: hơn người mà nhường nhịn
mệnh; bản tính, thân : hành động
cho nên mấy thằng Giác hơi, Minh ăn, tôi có cần biết số nó có sao gì đâu, đánh là ôm đầu máu chạy
đây là 1 bí mật muốn ỉm đi, nay đưa ra mọi người thưởng lãm chơi


Thanked by 7 Members:

#14 Atmao75

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 450 Bài viết:
  • 857 thanks

Gửi vào 26/03/2013 - 13:36

Nếu nó thay đổi hoài thì sống cho phải đạo là phải uốn oéo như con rắn hay sao?

Thanked by 1 Member:

#15 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 26/03/2013 - 13:45

Trời đất có âm dương ngũ hành, nhị khí giao cảm nhau mà sinh ra vạn vật. Thế cho nên, dưới thế gian không có giống loài nào mà không thụ đắc cái khí âm dương ngũ hành của trời đất.
Con người là động vật chí linh, do bẩm thụ khí âm dương ngũ hành toàn vẹn. Nhưng do sự thụ khí bất đồng và sự lưu hành của khí âm dương ngũ hành thuận nghịch mà cát hung họa phúc không đồng nhau vậy.

Âm dương ngũ hành trong bản mệnh chính là can chi, cần nhất là trung hòa, bất túc, khiếm khuyết dù có phú quý chăng nữa cũng bất toàn. Thế cho nên, khảo mệnh cần sự trung hòa đầy đủ theo thường lý, chớ nên kỳ dị khác lạ nghịch thường chung cuộc hung hại (

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

,

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

bội).







Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |