Jump to content

Advertisements




Giới luật là Thày

gioiluat thitcho suong gioiluat thitcho suong hoa thuong

14 replies to this topic

#1 doremi

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 146 Bài viết:
  • 500 thanks

Gửi vào 17/05/2013 - 13:06

Vì sao không nên ăn thịt chó?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Trong hành trình tri ân từ Hà Nội vào Huế, chúng tôi đi viếng các nghĩa trang liệt sĩ và rất may mắn chúng tôi được vào chùa Cam Lộ và gặp Hòa thượng giáo chủ Hội Phật giáo tỉnh Quảng Trị. Nhiều người nói ông là một hòa thượng rất uyên thâm, những câu chuyện phức tạp, khó hiểu nhất đều được ông lý giải thật đơn giản và dễ hiểu.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hòa thượng trì chú vào 1 bức tượng

Ông hỏi tôi có sức khỏe không, tôi khẳng định “có” vì tôi vẫn còn trẻ và cũng to cao. Hòa thượng bảo tôi bê một chậu cây cảnh vào và nhấc lên đặt xuống vài ba lần, tôi làm ngay và thấy nó cũng nhẹ thôi. Nếu hòa thượng muốn thử sức tôi thì phải lấy cái chậu cảnh gấp 2 -3 lần thế này mới thể hiện hết sức mạnh của tôi. Rồi hòa thượng nói tôi chắp tay lại nguyện ước được khỏe mạnh, hạnh phúc, được gặp những điều may mắn và nhất là mẹ tôi có sức khỏe sống cùng tôi đến trăm tuổi, sau đó hòa thượng trì chú vào chậu cây và bảo tôi nhấc lên. Thật kì lạ cái chậu tôi vừa nhấc lên đặt xuống nhẹ như không, bây giờ trở nên nặng trĩu, tôi phải cố gắng lắm lắm mới nhấc lên nổi. Lúc này tôi cảm thấy đã khâm phục thật sự, nhưng hòa thượng lại tỏ vẻ không hài lòng, bảo tôi làm đi làm lại vài ba lần. Tôi vẫn có thể nhấc lên được dù rất nặng.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Đây là chậu cây mà tôi thấy nặng trĩu sau khi thầy trì chú



Rồi ông chợt hỏi tôi “có phải con thỉnh thoảng vẫn ăn thịt chó phải không?”

Tôi ngần ngại một lúc rồi trả lời “có ạ” . Hòa thượng lặng im một lúc rồi ngài nói rất ân cần: “đối với người theo đạo Phật thì không bao giờ nên ăn thịt chó, vì chó là bạn thân thiết nhất của con người, canh giữ nhà cửa, vui cùng với chủ, buồn cùng với chủ, là nhân vật đầu tiên mừng rỡ đón ở cửa khi chủ về đến nhà, nhưng tất cả những điều đấy chỉ là lý do nhỏ thôi.”

Rồi hòa thượng nói tiếp “khi con người ốm đau bệnh tật ho lao, khạc đờm, nôn mửa, đại tiện vì những căn bệnh như kiết lỵ, trúng độc, nhiễm khuẩn, chó đều dọn sạch, những thứ đấy đi đâu? Vào bụng nó hóa thành xương thịt nó máu huyết nó, còn con người lại thích thú khi được ăn thịt chó, mong muốn ăn thịt chó uống tiết canh. Con hãy suy nghĩ kĩ về điều này, có nên ăn thịt chó nữa hay không ?”

Sau vài phút suy ngẫm tôi cảm thấy rùng mình, lạnh sống lưng và không phải một mình tôi, cả đoàn ai cũng nói muốn nôn ói.

Tôi hứa với hòa thượng “Con sẽ không bao giờ động đến thịt chó nữa”.

Tôi hiểu rằng điều này là tốt cho tôi chứ không phải tốt cho hòa thượng, lúc này hòa thượng mới nói: “Con hãy ngửa mặt lên trời và thề nguyện với trời đất không bao giờ ăn thịt chó nữa”. Khi tôi làm xong hòa thượng nói: “Bây giờ ông chú nguyện mà con vẫn nhấc nổi chậu cây này lên thì chứng tỏ phúc con còn mỏng, đức con còn yếu”.

Tất nhiên tôi nghĩ, phúc đức của tôi nó nằm ở đâu đó chứ không nằm ở chậu cây, nhưng lần này thì hòa thượng có vẻ rất mãn nguyện vì sau khi ông trì chú tôi gắng hết sức đỏ mặt tía tai cũng không thể nhấc nổi cái chậu ấy lên. Thì ra hòa thượng cân phúc đức bằng việc lấy hết phúc đức của tôi đặt vào chậu cây này, không biết nghĩ gì , nhưng tôi và mọi người hoàn toàn tâm phục khẩu phục ngài. Chỉ sau mấy lời chú của thầy và một lời thệ nguyện của tôi từ bỏ thịt chó mà chậu cây như nặng hàng trăm cân.
Rồi hòa thượng bảo “việc xong rồi thôi cất chậu cây đi”.

Mặt tôi xanh lét: “làm sao con bê nổi cơ chứ?” nhưng hòa thượng nói: “Ông đã bỏ ra rồi”. Quả thật tôi nhấc chậu cây lên và nó lại nhẹ như lúc ban đầu.

Trên đây là câu chuyện hoàn toàn có thật trong chuyến đi vừa qua mà tôi muốn chia sẻ với các bạn. Bạn hãy đọc và suy ngẫm rồi tự quyết định xem có nên ăn thịt chó hay không!


#2 nganvintage

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1135 Bài viết:
  • 1300 thanks
  • LocationNhà xí xổm

Gửi vào 17/05/2013 - 13:11

mình chả bao giờ ăn thịt chó , mắm tôm

#3 doremi

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 146 Bài viết:
  • 500 thanks

Gửi vào 17/05/2013 - 18:23

Thập giới công quá cách

1/ ĐỐI VỚI CHA MẸ [41 điều, 20 công - 21 quá].
Những điều nên làm
CÔNG: Thương yêu hoà nhã với cha mẹ (mỗi ngày một công). Sớm tối hỏi han sức khoẻ (mỗi ngày một công). Khéo cư xử và lao động tốt để cha mẹ vui lòng (mỗi ngày một công). Tận tụy với cha mẹ (mỗi lần một công). Khi cha mẹ la rầy, khiêm cung lắng nghe, mà không cãi lại (1 công). Khuyên cha mẹ một điều ích lợi (3 công). Xoa dịu, an ủi cha mẹ (3 công). Chi tiêu rộng rãi cho cha mẹ (3 công). Dè dặt kín đáo khuyên cha mẹ sửa lỗi (10 công). Khuyên cha mẹ hành thiện (10 công). Thay mặt cha mẹ mà sửa chữa một lầm lỗi hoặc một món nợ (10 công). Yêu quí những gì cha mẹ yêu quí (một lần 10 công). Chăm sóc và canh chừng giấc ngủ khi cha mẹ bệnh (30 công). Chân thành chia sẻ sự khổ não của cha mẹ (50 công). Làm rạng rỡ danh tiếng cho cha mẹ (50 công). Chu đáo lo việc tang ma cha mẹ (50 công). Chịu đựng khi cha mẹ [vốn là người nóng nảy] buồn bực cáu giận (100 công). Hoán cải cha mẹ cải ác vi thiện (100 công). Không trì hoãn việc mai táng cha mẹ (100 công). Ấn định một khoản tiền dự trữ để cúng giỗ cha mẹ hằng năm (1000 công cho mỗi 100 đồng bỏ ra).

Những điều không nên làm
QUÁ: Khiến cha mẹ không có con cháu nối dõi tông đường bằng cách tự hủy hoại thân thể do trụy lạc hoặc bị hành hình do phạm tội (100 quá). Làm lợi cho vợ con nhưng gây tổn hại cho cha mẹ (100 quá). Khâm liệm cha mẹ vội vã qua loa (100 quá). Trì hoãn quá lâu việc mai táng cha mẹ (100 quá). Khi cha mẹ đau ốm, không quan tâm chăm sóc (50 quá). Biêu riếu tội lỗi cha mẹ (50 quá). Không cảnh báo cho cha mẹ thấy trước điều lầm lỗi (30 quá). Xúi dục cha mẹ làm điều quấy (20 quá). Nóng giận và ngược đãi cha mẹ (20 quá). Khinh bỉ bạc đãi người mà cha mẹ quý trọng (10 quá). Chán ghét ghê tởm cha mẹ già yếu tật nguyền (10 quá). Mắng cha mẹ người khác để rồi cha mẹ mình bị người ta mắng lại (10 quá). Không phân chia tài sản cho cha mẹ (10 quá). Tranh chấp tài sản với cha mẹ (10 quá). Trách móc cha mẹ (10 quá). Mặt sưng mày sỉa với cha mẹ (10 quá). Khiến cha mẹ đau khổ (10 quá). Khiến cha mẹ vất vả khó nhọc (10 quá). Đi xa, để cha mẹ già một mình ở nhà (10 quá). Thiếu sót với cha mẹ (mỗi lần 10 quá). Không kính trọng và không quan tâm cha mẹ (mỗi ngày một quá). Ăn uống không dành phần cho cha mẹ (mỗi lần một quá).

Thanked by 2 Members:

#4 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 18/05/2013 - 09:30

Vì bởi lương tâm không nên ăn thịt chó!

Thịt chó dù rất ngon như những người mê ăn thịt chó ca ngợi. Nhưng con chó là loài vật trung nghĩa (trung thành và có tình nghĩa) với người nuôi, cho nên được rất nhiều người thương yêu và được mệnh danh là ‘‘những người bạn tốt nhất của loài người’’.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Chó là loài vật trung thành và đáng quý
Cũng vì thế mà nhiều nơi trên thế giới đã đặt những tượng đài để nhớ ơn và thương tiếc những con chó nổi danh như: ở Nga có con Laika (chết trên con tàu thám hiểm vũ trụ). Ở Mỹ (New York) có chú chó Baltro được mệnh danh là ‘‘người bạn tốt nhất của con người’’.
Ở Nhật có con chó Hachiko, mỗi ngày đều tiễn đưa chủ đến nhà ga lên xe lửa đi làm và chiều đến đón chủ về. Rồi thình lình ông chủ bị đột tử trong sở làm, không còn về nhà như thường lệ; nhưng con Hachiko, mỗi buổi chiều đều ra nhà ga đón chủ trong suốt 9 năm liền cho đến ngày nó chết.
Còn ở Á Căn Đình (Argentina) có chú chó tên là Capitan, ngồi buồn bên mộ chủ suốt 6 năm dài, khiến ai nghe cũng cảm động muốn rơi nước mắt.Riêng ở Pháp, nhiều tỉnh có nghĩa trang dành cho chó (cimetière des chiens) như ở Asnières-Sur-Sein, và trước cổng nghĩa trang có một tượng đài cho chú chó lừng danh tên là Barry, từng cứu sống 40 người đi lạc hay mắc nạn trên núi vào ngày mùa đông bão tuyết.
Trong các loài vật thì con chó là loài nổi tiếng trung thành, thông minh và giúp ích cho loài người chúng ta rất nhiều không thể kể xiết như : biết giữ nhà (chống trộm), thích chơi đùa với trẻ em và nhất là giúp cho những người cô đơn giảm stress rất nhiều. Rồi bởi những đặc tính thông minh, con chó còn được dùng để đi săn, như Việt Nam ta có giống chó Phú Quốc rất đẹp, rất thông minh, có tài giữ nhà và đi săn rất giỏi; vì thế đã được cấp chứng chỉ ‘‘Chó đẹp cấp thế giới năm 2011’’.
Ngoài ra con chó còn được dùng để khám phá thuốc nổ, ma túy, hay truy tìm những kẻ sát nhân lẩn trốn trong rừng rậm. Đặc biệt trong những trận động đất, thiên tai, sóng thần. . . con chó được dùng để cứu hộ, tìm kiếm những nạn nhân bị chôn vùi trong đống gạch vụn rất hiệu quả.
Ngoài ra, ở các nước Âu Châu như: Đức, Tây ban Nha, Pháp. . . con chó còn được dùng để chăn bò, chăn cừu trên những cánh đồng ở miền núi cao. Chỉ cần hai hay ba chú chó là đủ chăn dắt một đàn cừu vài trăm con. Rồi chiều đến, qua tiếng sủa chúng chạy đi gom cừu lại thành đàn. Một con chó đi đầu dẫn đường, các con còn lại ở hai bên hay phía sau lùa đàn cừu về chuồng một cách trật tự và tài tình.
Tóm lại, con chó là loài vật rất có ích cho loài người, rất trung thành (trung nghĩa), nhất là thông minh, can đảm và sẵn sàng hy sinh mạng sống để cứu chủ . . . Cho nên, con chó là một tấm gương sáng mà loài người chúng ta cần phải ca ngợi, đề cao, phải thương yêu bảo vệ và nhất là bắt chước noi theo những đặc tính (đức tính) tốt của nó.
Còn những người vì mê ăn thịt chó cho ngon miệng, nên đã mù quáng, không thể thấy được những đặc tính quý báu đáng đề cao của loài chó; không những đã ‘‘ăn thịt chó’’ mà còn lên án những người không ăn và chống lại việc ăn thịt chó là ‘‘lai căng’’.
Đó là những người lương tâm đã chai lỳ, hay nói đúng hơn không còn lương tâm, lương tri, không còn sáng suốt để nhận ra điều hay lẽ phải, điều thịện điều ác. Những người này tuy mang hình tướng con người, nhưng đã nhẫn tâm ‘‘giết hại và ăn thịt’’ con vật nổi tiếng trung nghĩa mà nhiều người trên thế giới rất thương yêu.
Rồi vì ‘‘ăn ở bất nhân thất đức’’, cho nên tâm tánh những người ‘‘ăn thịt chó’’ sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều, trở nên hung dữ, dễ nóng giận, không còn hiền lành như thuở ban sơ. Và hậu quả là cách hành xử của những người này sẽ trở nên tàn nhẩn độc ác (vì tâm sanh tánh hay tướng); cho nên có khả năng sẽ trở thành những người ‘‘vô ơn bạc nghĩa, lường thầy, phản bạn (phản chủ)’’ . . . thua xa loài chó rất nhiều !
Nếu con chó cũng tầm thường như bao nhiêu con vật khác thì quý vị có quyền tự do ‘‘ăn thịt chó’’ không có gì đáng chê trách hay lên án. Nhưng ở đây con chó là một con vật trung nghĩa, được nhiều người thương yêu nuôi dưỡng mà quý vị nỡ đành đánh cắp, hay mua lại của những tên ăn trộm chó để ăn thịt cho ngon miệng, thì đáng lên án là những người vô đạo đức, vô lương tâm!
Vì thế, để xứng là một con người văn minh, có đạo đức, có văn hóa … tôi mong rằng những người đã lỡ ăn thịt chó khi đọc bài nầy sẽ tỉnh ngộ, sẽ sửa sai; rồi vì bởi lương tâm không còn ăn thịt chó nữa! Còn những người chưa ăn thì tôi khuyên vì bởi lương tâm không nên ăn thịt chó! Mong thay !


Thanked by 2 Members:

#5 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 18/05/2013 - 09:35

Vì sao không nên ăn thịt chó

Diễn văn của luật sư Georges Graham Vest tại một phiên tòa xử vụ kiện người hàng xóm làm chết con chó của thân chủ, được phóng viên William Saller của The New York Times bình chọn là hay nhất trong tất cả các bài diễn văn, lời tựa trên thế giới trong khoảng 100 năm qua.
Thưa quý ngài hội thẩm,
Người bạn tốt nhất mà con người có được trên thế giới này có thể một ngày nào đó hoá ra kẻ thù quay lại chống lại ta. Con cái mà ta nuôi dưỡng với tình yêu thương hết mực rồi có thể là một lũ vô ơn.
Những người gần gũi thân thiết ta nhất, những người ta gửi gắm hạnh phúc và danh dự có thể trở thành kẻ phản bội, phụ bạc lòng tin cậy và sự trung thành. Tiền bạc mà con người có được, rồi sẽ mất đi. Nó mất đi đúng vào lúc ta cần đến nó nhất. Tiếng tăm của con người cũng có thể tiêu tan trong phút chốc bởi một hành động một giờ.
Những kẻ phủ phục tôn vinh ta khi ta thành đạt có thể sẽ là những kẻ đầu tiên ném đá vào ta khi ta sa cơ lỡ vận. Duy có một người bạn hoàn toàn không vụ lợi mà con người có được trong thế giới ích kỷ này, người bạn không bao giờ bỏ ta đi, không bao giờ tỏ ra vô ơn hay tráo trở, đó là con chó của ta.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Con chó của ta luôn ở bên cạnh ta trong phú quý cũng như trong lúc bần hàn, khi khoẻ mạnh cũng như lúc ốm đau. Nó ngủ yên trên nền đất lạnh, dù đông cắt da cắt thịt hay bão tuyết lấp vùi, miễn sao được cận kề bên chủ là được. Nó hôn bàn tay ta dù khi ta không còn thức ăn gì cho nó. Nó liếm vết thương của ta và những trầy xước mà ta hứng chịu khi ta va chạm với cuộc đời tàn bạo này. Nó canh giấc ngủ của ta như thể ta là một ông hoàng dù ta có là một gã ăn mày.
Dù khi ta đã tán gia bại sản, thân bại danh liệt thì vẫn còn con chó trung thành với tình yêu nó dành cho ta như thái dương trên bầu trời. Nếu chẳng may số phận đá ta ra rìa xã hội, không bạn bè, vô gia cư thì con chó trung thành chỉ xin ta một ân huệ là cho nó được đồng hành, cho nó làm kẻ bảo vệ ta trước hiểm nguy, giúp ta chống lại kẻ thù.
Và một khi trò đời hạ màn, thần chết rước linh hồn ta đi để lại thân xác ta trong lòng đất lạnh, thì khi ấy khi tất cả thân bằng quyến thuộc đã phủi tay sau nắm đất cuối cùng và quay đi để sống tiếp cuộc đời của họ. Thì khi ấy còn bên nấm mồ ta con chó cao thượng của ta nằm gục mõm giữa hai chân trước, đôi mắt ướt buồn vẫn mở ra cảnh giác, trung thành và chân thực ngay cả khi ta đã mất rồi.
Georges Graham Vest (1830-1904)


Nguyên bản tiếng Anh:
A Tribute To The Dog
By George Graham Vest
Gentlemen of the jury:
The best friend a man has in the world may turn against him and become his enemy. His son or daughter that he has reared with loving care may prove ungrateful. Those who are nearest and dearest to us, those whom we trust with our happiness and our good name may become traitors to their faith. The money that a man has, he may lose. It flies away from him, perhaps when he needs it most. A man's reputation may be sacrificed in a moment of ill-considered action. The people who are prone to fall on their knees to do us honor when success is with us, may be the first to throw the stone of malice when failure settles its cloud upon our heads.
The one absolutely unselfish friend that man can have in this selfish world, the one that never deserts him, the one that never proves ungrateful or treacherous is his dog. A man's dog stands by him in prosperity and in poverty, in health and in sickness. He will sleep on the cold ground, where the wintry winds blow and the snow drives fiercely, if only be may be near his master's side. He will kiss the hand that has no food to offer; he will lick the wounds and sores that come in encounter with the roughness of the world. He guards the sleep of his pauper master as if he were a prince. When all other friends desert, he remains. When riches take wings, and reputation falls to pieces, he is as constant in his love as the sun in its journey through the heavens.
If fortune drives the master forth an outcast in the world, friendless and homeless, the faithful dog asks no higher privilege than that of accompanying him, to guard him against danger, to fight against his enemies. And when the last scene of all comes, and death takes his master in its embrace and his body is laid away in the cold ground, no matter if all other friends pursue their way, there by the graveside will the noble dog be found, his head between his paws, his eyes sad, but open in alert watchfulness, faithful and true even in death


Thanked by 2 Members:

#6 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 18/05/2013 - 09:39

Giải mã làng thịt chó không ai dám… giết chó!

nhân quả, gánh nghiệp sát sinh, nên không ai dám mổ chó ở làng thịt chó nữa.


Ông thủ từ Hồ Xuân Đức, người trông coi, hương khói đền Giang Xá ở đầu làng Cao Hạ (xã Đức Giang, Hoài Đức, Hà Nội) bảo rằng: “Nói chuyện này cậu không tin, nhưng có một thực tế là ở làng Cao Hạ không có ai dám cầm chày đập chết con chó, cầm dao chọc tiết nó đâu. Cùng lắm họ chỉ dám thui chó, mổ bụng, làm lòng, khi thợ đã giết chó rồi.
Ngày xưa, việc giết chó tự tay người Cao Hạ làm, nhưng nhiều chuyện xảy ra lắm, nên không ai dám làm cái việc sát sinh ấy nữa. Nhưng đất chật, người đông, không mổ chó thì lấy gì mà sống, nên họ vẫn phải duy trì lò mổ. Có điều, họ không trực tiếp giết chó, mà thuê thợ giết mổ từ nơi khác về.
Người dân làng Cao Hạ trả công vài trăm ngàn mỗi ngày nên thuê được rất nhiều thợ. Mà với số tiền hậu hĩnh như vậy, thì nhiều người dám cầm chày đập con chó, cầm dao chọc cổ nó”.
Nghe ông Đức nói vậy, tôi không tin lắm, nhưng quả thực, đến các lò mổ ở Cao Hạ, từ lò mổ lớn, đến bé, song không có bất cứ thợ giết mổ nào là người Cao Hạ.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ông Hồ Xuân Đức, người trông coi, hương khói đền Giang Xá



Thợ mổ đều được thuê từ các tỉnh khác như Thái Bình, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc... Đông nhất vẫn là người Thanh Hóa. Ở Đông Sơn (Thanh Hóa), có một ngôi làng, mà cả làng đi buôn chó xuyên quốc gia và đi giết mổ chó mướn ở khắp nơi. Người nọ rủ người kia, nên có đến mấy chục thợ ở Đông Sơn hành nghề giết chó thuê ở Cao Hạ.
Lang thang tìm hiểu ở làng mổ chó Cao Hạ, tôi được nghe người dân kể rằng, người Cao Hạ đi đến đâu cũng bị chó sủa, chó cắn. Mặc dù ngôi làng đang yên tĩnh ban trưa, nhưng người Cao Hạ đi qua, là chó sủa dậy làng. Người ta đồn rằng, người Cao Hạ là khắc tinh của loài chó, mà chó là loài rất thính nhạy, nên cảm nhận được.
Trong thời gian tìm hiểu về nghề giết mổ chó ở làng Cao Hạ, tạt vào chùa Cao Hạ, tôi thấy người vào ra nườm nượp, khói hương nghi ngút, vàng mã khắp nơi. Vàng mã đủ hình 12 con giáp, gồm trâu, chó, ngựa, dê, rồng, chuột…
Tôi nhận ra bà D., một chủ lò mổ chó lớn nhất nhì làng Cao Hạ. Bà D. Tuy đã 56 tuổi, nhưng ăn mặc khá thời thượng, ra dáng một bà chủ lớn. Bà có một tòa biệt thự ở trong làng, cùng một nhà nghỉ Hà Nội. Tất cả gia sản đó đều từ con chó mà ra.
Cũng như những gia đình khác ở Cao Hạ, bà D. rất sợ gặp vận rủi với nghề sát sinh. Mỗi năm, vào những ngày rằm, mùng 1, ngày lễ, bà đều chuẩn bị lễ lạt chu đáo rồi cúng tế hàng giờ ở chùa Cao Hạ.
Người cúng giải hạn cho bà D. chính là thầy Thích Thanh Thủy, trụ trì chùa Cao Hạ. Tôi tiếp chuyện, nhưng bà từ chối cung cấp thông tin. Hầu hết người dân ở làng Cao Hạ đều không muốn nói về công việc sát sinh của mình.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Thầy Thích Thanh Thủy, trụ trì chùa Cao Hạ



Bản thân bà, dù đã giàu có lắm rồi, nhưng nỗi mất mát còn lớn hơn. Người chồng đầu ấp tay gối đã chết vì nghiệp giết chó. Con cái phương trưởng, làm các nghề khác, không theo nghề mổ chó.
Bao năm nay, bà sống cô đơn một mình trong tòa biệt thự, nhưng buồn vô hạn. Bà đang sống trong khổ đau, dằn vặt, vì bà tin rằng, trăm ngàn kiếp nữa, bà phải chịu quả đau đớn, vì đã sát hại hàng vạn con chó.
Dù bà D. không tiết lộ chuyện gia đình mình, song cái chết của ông K., chồng bà, thì cả làng Cao Hạ đều biết.
Theo đó, nghề mổ chó đã có từ đời ông nội của bà. Ông nội của bà cũng chính là một trong số ông tổ của nghề giết mổ chó làng Cao Hạ.
Khi đó, gia đình nghèo, ông nội bà phải lang thang khắp nơi, học nhiều nghề. Cuối cùng, ông học được nghề giết mổ chó từ một chủ lò mổ ở Bắc Ninh. Ông cụ đã mang nghề này về làng.
12 tuổi, cô bé D. đã biết đạp xe chở

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

đi bán. 15 tuổi nghễu nghện đạp xe chở chó về tận Hà Nội giao hàng. Vậy là, ở tuổi 56, bà D. đã có hơn 40 năm gắn bó với nghề thịt chó.
Bà D. lấy chồng, là ông K., người làng khác. Mặc dù là cán bộ Nhà nước, nhưng đồng lương công chức đói kém, nên ông đã bỏ cơ quan về giết mổ chó giúp vợ.
Công việc mổ chó suôn sẻ, kinh tế gia đình ngày một khấm khá. Thế nhưng, cách đây 15 năm, một vụ tai nạn giao thông khi ông đi giao thịt chó, đã cướp đi mạng sống của chồng bà.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Làng Cao Hạ



Sau cái chết của chồng, người ta đồn là gặp vận rủi do làm nghề sát sinh, nên người thân

Lại có câu “Khuyển thủ dạ, kê tư thần”, nghĩa là con chó thức đêm canh cho con người, con gà gáy sáng báo thức, thì con người mới sớm khuya an giấc. Con chó thân thiết với con người là vậy, mà sát hại nó, ăn thịt nó thì quá tàn nhẫn
trong gia đình đều khuyên bà nên bỏ nghề.
Bà D. cũng tính bỏ nghề, nhưng ruộng đất không có, bà lại chỉ thạo mỗi nghề mổ chó, đàn con đang tuổi ăn, tuổi học, không mổ chó thì lấy gì nuôi con, nên bà vẫn phải nhắm mắt theo nghề.
Sư thầy Thích Thanh Thủy kể từ đó, bà năng đi chùa hơn. Cứ đến ngày rằm, mùng một, các ngày lễ lớn, bà đều lên chùa, làm lễ, mong linh hồn những con chó do bà sát hại được đầu thai vào loài khác, được siêu sinh, không phải làm kiếp chó nữa.
Mặc dù, công việc giết mổ chó mỗi ngày một phát đạt, kinh tế mỗi ngày thêm khá giả, song bà D. không thấy hạnh phúc hơn.
Bao năm trời bà khốn khổ với một cậu con trai. Anh này không ham học, không ham làm, mà chỉ phá phách tiền bạc của bà. Hết lô đề, cờ bạc, anh ta quay sang hút chích. Cuối cùng, người con trai này cũng chết vì sốc thuốc.
Sư trụ trì Thích Thanh Thủy bảo rằng, ở làng Cao Hạ, bà D. là người rất tín tâm. Mỗi lần đi chùa, bà cúng tới vài chục triệu, đốt vô số vàng mã.
Thầy Thủy bảo: “Tôi cũng thuyết giảng, tuyên truyền nhiều lắm, nhưng nghề mổ chó là miếng cơm manh áo của họ, nên họ không bỏ được. Họ vừa làm vừa vào chùa sám hối.
Họ tưởng làm thế là thoát, nhưng họ đã lầm. Nhân – Quả rất công bằng. Dù có cúng cả tiền tỉ, thì họ vẫn phải nhận cái Quả, do đã gieo Nhân ác sát sinh.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Chó đá được tôn thờ ở "biệt phủ" của họa sĩ Thành Chương



Trong Tam tự kinh có câu “Khuyển mã tứ tình”, tức là con chó, con ngựa có tình cảm với con người, nó cũng là một sinh linh như con người.
Lại có câu “Khuyển thủ dạ, kê tư thần”, nghĩa là con chó thức đêm canh cho con người, con gà gáy sáng báo thức, thì con người mới sớm khuya an giấc. Con chó thân thiết với con người là vậy, mà sát hại nó, ăn thịt nó thì quá tàn nhẫn”.
Theo thầy Thủy, không chỉ bà D., mà còn có một số chuyện chết chóc nữa trong làng Cao Hạ cũng liên quan đến con chó. Chính vì thế, người dân trong làng rất hoang mang, sợ hãi với công việc giết chó, dù họ là những chủ lò mổ.
Có một cái chết được dân làng kể nhiều, là cái chết của ông H. Một đồn mười, mười đồn trăm, khiến cái chết của ông trở nên kỳ quái.
Ngày đó ông H. gây dựng được lò mổ chó lớn nhất nhì làng Cao Hạ. Đêm nào vợ chồng ông với sự phụ giúp của con cái, cũng hóa kiếp vài chục chú chó.
Thế nhưng, một đêm, sau khi đập chết chó, thui rơm vàng ươm, chuẩn bị mổ bụng moi lòng, thì mọi người không thấy ông H. đâu cả. Lát sau mới thấy ông chết bỏng trong nồi nước nhúng chó để vặt lông.
Ngay sau cái chết của ông H. một thời gian thì đến cái chết của anh V., chồng chị C. Khi đó, anh V. tròn 40 tuổi. Anh là thợ mổ chó lành nghề nhất làng Cao Hạ. Chỉ 3 tiếng nửa đêm về sáng, mình anh mổ xong 10 đến 15 chú chó.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Chó đá được thờ và tôn là quan lớn ở làng Địch Vĩ (xã Phương Đình, Đan Phượng, Hà Nội)



Vì có tay nghề cao, nên kinh tế gia đình mỗi ngày thêm khấm khá. Thế nhưng, tai họa ập đến đúng lúc gia đình đang ăn nên làm ra. Khi anh cắm quạt điện để thui chó, anh bị điện giật chết, mặt mũi méo xẹo, nằm vật bên đống chó chưa kịp thui.
Rồi cái chết cũng hết sức lãng xẹt của ông Nguyễn Văn L. Ông L. cũng là chủ lò mổ chó chuyên nghiệp ở Cao Hạ. Người Cao Hạ bị chó cắn như cơm bữa, nên nhà nào cũng thủ sẵn thuốc tiêm phòng.
Mấy lần bị chó cắn, ông L. đều tiêm phòng cẩn thận. Thế nhưng, lần này, con chó cắn nhẹ, chỉ hơi xước ở cổ tay, nên ông chủ quan, không tiêm tiếc gì cả. Thời gian sau, ông lên cơn dại, rồi qua đời.
Cái chết của 4 chủ lò mổ liên quan đến chó dù chỉ là sự trùng hợp bình thường, là tai nạn nghề nghiệp, song khiến người dân Cao Hạ hoang mang, đồn đại suốt nhiều năm trời.
Họ sợ hãi cái thuyết nhân quả, gánh nghiệp sát sinh, nên không ai dám mổ chó nữa. Để duy trì sự hoạt động của lò mổ họ đồng loạt thuê thợ nơi khác đến giết mổ chó, còn dân trong làng chỉ làm những công đoạn tiếp theo. Họ muốn đổ cái nghiệp sát sinh đó cho những người làm thuê.
Quả thực, lang thang ở làng Cao Hạ, tôi nhận thấy rằng, rất ít gia đình có được hạnh phúc đầy đủ, toàn vẹn vì nghề giết mổ chó.
Chỉ có 3 gia đình giàu có, nhưng nhà thì có người chết chóc, nhà có con cái nghiện ngập. Còn lại, tất cả các hộ gia đình chỉ có mức sống bình thường từ nghề giết mổ chó. Nhiều người có được chút tiền từ lò mổ thì sa đà vào cờ bạc, ăn chơi, nghiện ngập…

Thanked by 2 Members:

#7 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 18/05/2013 - 12:18

Nữ "dị nhân" HN nói chuyện được với cụ rùa Hồ Gươm?


"Khi đi qua Hồ Gươm, tôi hay nói chuyện với cụ Rùa. Tất cả cuộc chuyện trò không cần giáp mặt, mà có thể thần giao cách cảm giống như tần sóng...", chị Hường cho biết.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


>>

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nói chuyện được với động vật

Như chúng tôi đã thông tin về những khả năng dị thường của chị Phạm Thị Hường ở phố Nguyễn Anh Ninh (

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

). Sau trận ốm, ngoài việc nói chuyện với người âm, chị Hường còn nói chuyện được với động vật. Theo mô tả của chị Hường, thì việc nói chuyện với động vật hoàn toàn thông qua một tần sóng và ý nghĩ.


Chị Hường cho biết: "Động vật cũng có những giao tiếp riêng, nhưng tôi có thể hiểu được chúng nói chuyện với nhau về điều gì, và hiểu rõ chúng nói với mình những gì. Tất cả những thông điệp ấy phát qua một tần sóng mà tôi hiểu được".

Trong một lần đến nhà riêng của ông Nguyễn Phúc Giác Hải, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Ứng dụng Tiềm năng Con người trên đường Bạch Đằng, chị Hường đã có cuộc nói chuyện với những con chim được nhốt trong lồng và một con mèo nhị thể mà ông Giác Hải đang nuôi. Đáng chú ý là cuộc giao tiếp của chị Hường với động vật không phát ra bằng lời mà qua một tần sóng.

Ông Giác Hải cho rằng, hầu hết các trường hợp ở nước ngoài mà con người chuyện trò được với động vật đều giống như chị Hường, tức là không thông qua lời nói hay hành động mà qua một tần sóng khác mà

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

gọi là thần giao cách cảm.


Khi mới phát hiện ra khả năng giao tiếp được với động vật, chính chị Hường còn không tin vào bản thân mình. Thế nhưng, sau nhiều lần thử nghiệm với nhiều loại động vật thì chị Hường mới xác định về khả năng của mình. Tuy nhiên, khi đem chuyện nói với

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

thì ai cũng cho rằng đó là chuyện đùa. Chỉ khi chị Hường giao tiếp với những con chim mà chồng chị là anh Nguyễn Đăng Dũng đang nuôi trong lồng, những con chim tỏ ra phấn khích hay buồn rầu tuỳ vào cách nói chuyện của chị Hường thông qua suy nghĩ thì mọi người mới tin là sự thật.


"Trước đây khi đi qua Hồ Gươm, tôi còn hay nói chuyện với cụ Rùa. Tất cả cuộc chuyện trò không cần phải giáp mặt nhau mà có thể thần giao cách cảm giống như tần sóng mà tôi nói chuyện với người âm. Thậm chí tôi còn giao tiếp được với muỗi".
Chị Hường còn cho hay:


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Chị Hường khẳng định rằng mình hiểu loài vật nói gì.
"Không phải trường hợp duy nhất"

Nghiên cứu về khả năng dị thường này của chị Hường, Thiếu tướng, TS Chu Phác, Chủ nhiệm Bộ môn Cận tâm lý thuộc Trung tâm Nghiên cứu Tiềm năng Con người và nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải đều khẳng định, cô Hường không phải là trường hợp duy nhất nhưng là người đầu tiên ở

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

có những biểu hiện về khả năng giao tiếp với động vật.


Trên

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

cũng đã từng xuất hiện những người có khả năng giao tiếp với động vật. Qua so sánh, các nhà nghiên cứu nhận ra một điểm chung là sự giao tiếp với động vật hoàn toàn qua thần giao cách cảm, tức là qua suy nghĩ bằng một tần sóng có thể kiểm nghiệm được.


Tại nước Anh, bà Sonya Fitzpatrick không những giao tiếp được với chó mèo, mà còn nói chuyện được với rắn, lạc đà, ngỗng, ngựa và chim. Bà Sonya có lòng thương sâu đậm đối với thú vật, khi cha của bà giết mấy con ngỗng để ăn tiệc Giáng sinh, bà nhận ra là không phải ai cũng có tình cảm đối với thú vật. Vì vậy, trước cái chết của các bạn ngỗng, Sonya cố tình đóng kín khả năng nói chuyện của mình với thú vật suốt 44 năm.

Mãi đến năm 1994, một thí nghiệm đã mở lại khả năng kể trên của bà. Sonya tiết lộ với báo chí rằng thú vật rất thông minh và hiểu con người qua hình ảnh của ý nghĩ giống như bà giao tiếp với động vật bằng tần sóng.

Hay tại Namibia, cô bé Tippi sinh năm 1990 cũng giao tiếp được với hầu hết tất cả các loại động vật. Bố mẹ Tippi đều là nhiếp ảnh gia nên Tippi từ khi ra đời đã sống với người dân bộ lạc Himba. Từ 10 tháng tuổi, Tippi đã lảng vảng đi chơi cùng voi, báo đến rắn rết và chim chóc. Vì thế, cô bé hoàn toàn hiểu được ngôn ngữ của tất cả các loài động vật và chuyện trò với chúng qua ý nghĩ.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải cho hay: "Cứ ngỡ là chuyện giao tiếp với động vật chỉ có trong thần thoại hoặc truyện cổ tích. Nhưng thực tế thì khả năng ấy luôn tồn tại, vấn đề là ở chỗ chúng ta nghiên cứu như thế nào để chứng minh bằng khoa học hòng đem lại sự thuyết phục".

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Cô bé Tippi người Namibia có thể nói chuyện với nhiều động vật khác nhau.
Khó nghiên cứu

Thiếu tướng, TS Chu Phác lại cho rằng, việc con người có thể giao tiếp với động vật là điều dễ hiểu. Ví dụ, thông dụng nhất là tại các trung tâm huấn luyện động vật để phục vụ công tác an ninh hoặc làm xiếc. Tuy nhiên, ông Phác nhấn mạnh: "Đó là con người dựa vào hành động để huấn luyện động vật chứ không phải nói chuyện với động vật".

Trường hợp của chị Phạm Thị Hường là dùng suy nghĩ thần giao cách cảm để nói chuyện với động vật nên ở Việt Nam là chưa từng có. Việc thế giới có nhiều trường hợp giống như chị Hường nhưng chưa có công trình nghiên cứu cụ thể nào, cho nên để chứng minh việc chị Hường giao tiếp được với động vật là không đơn giản.

Quan tâm đến khả năng dị thường của chị Hường, TS Nguyễn Hoàng Điệp, Giám đốc Trung tâm dịch thuật, dịch vụ Văn hoá & Khoa học - Công nghệ thuộc Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam cho hay, các nhà khoa học Nga đã nghiên cứu rất nhiều về vấn đề giao tiếp giữa con người với động thực vật. Thậm chí, họ còn chụp được những bức ảnh phát quang của thực vật khi tươi tốt và lúc đang héo úa.

Cũng theo ông Điệp, các nhà khoa học Việt Nam cũng đã thử nghiệm khi trồng 2 khóm chuối tiêu. Một khóm cạnh nhà và được con người thường xuyên nói chuyện, một khóm cách xa con người. Kết quả, khóm gần con người luôn xanh tốt và ra hoa kết quả sớm hơn rất nhiều. Như vậy, bước đầu có thể khẳng định, động thực vật có thể hiểu giao tiếp của con người và ngược lại, con người cũng có thể giao tiếp được với động thực vật. Trường hợp của chị Hường là một ví dụ, dù chưa được kết luận.



"Sự giao tiếp giữa tôi với động vật không phải bằng lời nói hay hành động như nghệ sĩ xiếc. Rất đơn giản, tôi và chúng nói chuyện với nhau qua một tần sóng của ý nghĩ. Qua tần sóng này, tôi cũng dùng để nói chuyện với người âm và tìm mộ liệt sĩ".



Chị Phạm Thị Hường




"Trên thế giới đúng là đã và đang có những trường hợp giao tiếp được với động vật. Đây là một trong những khả năng đặc biệt và thuộc loại hiếm của thế giới. Khả năng này có thể do bản thân con người tự có, hoặc do sự đột biến nào đó trong cơ thể con người".


Thiếu tướng, TS Chu Phác (Chủ nhiệm Bộ môn Cận tâm lý - Trung tâm Nghiên cứu Tiềm năng Con người)



Thanked by 3 Members:

#8 doremi

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 146 Bài viết:
  • 500 thanks

Gửi vào 22/05/2013 - 09:14



Lợi ích từ việc tích lũy phước đức

Thích Phước Đạt


Bạn thực sự có khát vọng trở thành người giàu có và sống vui vẻ, hạnh phúc, an lạc trong đời sống hiện tại, cũng như tương lai thì ngay từ bây giờ hãy nhanh chân đầu tư vào ngân hàng "Phước đức". Một địa chỉ đầu tư vô cùng an toàn, lãi suất không chỉ đong đếm bằng các giá trị vật chất thông thường mà còn có cả giá trị làm thăng hoa đời sống tâm linh.

Ngay từ thời Đức Phật còn hiện hữu, Ngài đã khuyến cáo từng cá nhân hãy nỗ lực thực thi làm các việc công đức bằng cả sự nhiệt tâm, tinh cần để đem lại lợi ích lớn. Bạn nên nhớ một việc làm thiện tâm dù rất nhỏ, nhưng hiệu quả tốt đẹp của hành động đó có tác động rất lớn đối với nhiều người.

Xem ra, sự tích lũy các giá trị về công đức về việc làm, lời nói, ý nghĩ của thân khẩu ý sẽ tạo cho bạn một gia tài "Phước đức" để thọ hưởng, nếu hữu dư thì con cháu và những người khác kế thừa. Đây chính là ngân hàng "Phước đức" mà không ai khác hơn, mỗi cá thể đều có khả năng đầu tư, dù bạn là ai, đang sống ở đâu, đang làm gì, thu nhập ra sao, tuỳ theo khả năng đầu tư các công hạnh hữu ích mà có lãi suất thu nhập "phước đức" cho chính mình. Rõ ràng, "phước đức" không phải tự nhiên mà có, đó là cả quá trình đầu tư của mỗi cá thể trong việc thực thi đời sống tu tập tự thân hướng nội, sống đúng Chánh pháp và làm các việc hữu ích cho đời. Giống như một khu vườn, nếu bạn không đầu tư chăm sóc từ việc gieo hạt, bón phân, và thực hiện các công đoạn khác, thì chẳng bao giờ tận hưởng được hương thơm quả ngọt tốt lành.

Cho nên, bạn phải nhanh chân đầu tư vào ngân hàng "Phước đức" ở mọi lúc, mọi nơi. Chỉ cần bạn có ý thức tự nguyện tinh tấn làm các việc phước lành thì sẽ có hiệu quả ngay. Bằng cách, thông qua việc nỗ lực thực hành 6 pháp Ba la mật mà Đức Phật từng khuyến cáo, bất cứ ai muốn thực hiện đời sống hướng nội và thực thi hạnh nguyện Bồ tát độ mình và cứu đời thì có thể trở thành nhà đầu tư hữu ích nhất của xã hội. Đó là bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ. Sáu phương thức thực thi đầu tư "Phước đức".

Bố thí là phương thức hữu hiệu nhất mà bất cứ ai hiện sống trên cõi đời này đều có khả năng thực thi được. Cho dù bạn là người sở hữu tài sản kếch xù, hay là kẻ bần cùng đều có cơ may thực hành hạnh nguyện đó. Có ba cách bố thí, chia sẻ những khổ đau với người khác: bố thí tài sản vật chất, bố thí pháp, bố thí sự vô úy.

Rõ ràng, không có ai có thể không thực thi một hình thức bố thí nào đó. Dù bạn đang lâm vào tình trạng khánh kiệt, thất nghiệp cũng có thể bố thí, chia sẻ những nỗi đau túng thiếu, mất mát của người khác hiện còn tệ hơn mình, hay có thể giúp vào các việc công ích bằng sự bố thí, dù nhỏ nhặt, nếu người ấy khao khát được thực hiện. Ngay cả một người hoàn toàn không thể làm được vậy, người ấy cũng có thể có ích cho người khác và xã hội bằng cách phát tâm phục vụ.

Một người có kiến thức, trí tuệ về lãnh vực chuyên môn nào đó cũng có thể dạy hay dẫn dắt người khác trong trường hợp người ấy không có tiền hay yếu kém về thể chất. Nói chung, người có hoàn cảnh khó khăn cũng có thể thực hiện sự bố thí pháp, như chỉ bảo người ta đi nghe pháp, hành pháp từ một vị giảng sư nào đó.

Một phương thức đầu tư ngân hàng "Phước đức" được bạn thể hiện nữa, bằng cách thực thi việc sống đúng các nguyên tắc giới luật, luật lệ được cộng đồng, tổ chức, xã hội định chế. Điều tối thiểu bạn cần nhận thức rõ là khi tự thân sống đúng Chánh pháp thì không chỉ cá nhân mình an lạc mà còn tác động đến ngưới khác theo chiều hướng đưa đến sự bình an, hạnh phúc; ngược lại sẽ dẫn đến khổ đau cho chính mình và đưa đến sự bất an, thậm chí gây tổn thương đến người khác. Tính tích cực của việc trì giới là phục vụ mọi người trong khát vọng ai cũng được an lạc. Càng thể hiện nhiều điều thiện lành thì bạn càng nâng cao mình lên và có khả năng phục vụ người khác hiệu quả nhiều hơn.

Phương thức thể hiện thứ ba cho việc đầu tư phước đức là thể hiện hạnh nguyện nhẫn nhục. Tính tích cực của sự nhẫn nhục trong mọi môi trường, hoàn cảnh sống là phát triển đức hạnh độ lượng. Chúng ta sẽ không còn giận dữ hay trách mắng người khác khi không vừa ý với chính mình. Nếu bạn không có hạnh nguyện nhẫn nhục, nhẫn nại hay độ lượng trong những tình huống như thế, hẳn sẽ gây khổ đau cho mình và người khác.

Phật từng dạy, một niệm sân khởi lên thì sẽ đốt cháy rừng công đức. Do đó, thực thi phương thức đầu tư này bạn sẽ có nhiều phước đức do tâm trí thanh thản, không còn có các cảm thọ về giận dữ và thù ghét những người gây tổn thương, sỉ nhục hay phản bội mà còn ra sức giúp đỡ họ nữa. Trên hết, bạn không bị dao động tâm lý trước sự vui buồn đối đãi mà chỉ biết yên lặng tỉnh thức để đưa ra quyết định chính xác lợi mình lợi người. Trạng thái tâm thức này là đỉnh điểm của sự tu tập nhẫn nhục, làm hóa hiện lòng từ bi đem đến hạnh phúc cho con người và hòa bình thế giới.

Tinh tấn là điều kiện cần và đủ để tạo ra phước đức. Tinh tấn đoạn tận các điều bất thiện chưa sanh, đừng cho chúng phát sinh và cả khi chúng đã sanh thì dứt khoát từ bỏ. Đồng thời bạn tinh tấn làm các điều thiện chưa sanh làm cho chúng hiện hành và cả lúc chúng phát sinh rồi thì làm cho thăng hoá nữa. Điều quan trọng, bạn phải nỗ lực làm các việc công đức dù là chuyện nhỏ nhất cũng không thể bỏ qua, kiên tâm phụng sự lý tưởng hạnh nguyện của mình.

Thiền định là sự đầu tư phước trí song tu, vô cùng quan trọng đối với một người hướng tâm tu tập giải thoát. Chúng ta không chỉ nỗ lực thực hành giáo lý nhà Phật mà còn biết nhìn sự vật bằng một cái tâm tĩnh lặng và suy nghĩ về sự vật đúng đắn. Sự quyết định đúng đắn để giải quyết vấn đề có thể đem lại những giá trị công ích và huân tập sự phước đức càng nhiều hơn.

Phương thức cuối cùng để đầu tư là trí tuệ. Bạn sẽ giải quyết mọi vấn đề không trọn vẹn nếu không trí tuệ rọi chiếu. Đơn cử, bạn gặp người đang đau đớn quằn quại vì thiếu thuốc, vì lòng thương hại mà bạn bố thí ít tiền thì thật sai lầm. Điều quan trọng là bạn phải hướng họ đi vào trường cai nghiện, thì việc làm ấy mới đem lại giá trị hữu ích đối với người đó. Xem ra, trí tuệ là nhân tố quan yếu đi đến sự thành công của con người.

Thực thi các phương thức đầu tư như thế, bạn sẽ là người trở nên người giàu có và hạnh phúc an lạc đời này và đời sau nhờ sự tích luỹ và lợi nhuận từ ngân hàng "Phước đức". Trường hợp vị Sa di thay vì chết yểu, chỉ còn được sống trong bảy ngày trở nên trường thọ là nhờ phước đức cứu sống đàn kiến khi trên đường trở về nhà. Có người nhờ bố thí ngọn đèn sáng, nhân đó mà cả nhà đoàn tụ. Một ngọn đèn của người phụ nữ nghèo đã thắp sáng trí tuệ mọi người, nhờ nhân thiện lành đó mà gặp được người giàu có, cho nên phước báu đến không ngừng… và nhiều trường hợp khác còn hơn thế nữa như sử sách kinh điển ghi lại. Còn chờ đợi gì nữa, hỡi bạn, mà không mạnh dạn đầu tư!

(

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

)



Thanked by 1 Member:

#9 doremi

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 146 Bài viết:
  • 500 thanks

Gửi vào 23/05/2013 - 08:25

Luận về Phước Đức
Thỉnh thoảng chúng ta lại nghe có người kêu than, sao tôi suốt đời làm việc thiện mà cuộc đời lại lắm nỗi truân chuyên, gặp hết sự xui xẻo này đến cái xui xẻo khác. Tại sao lại như vậy? Nếu quả thật như vậy thì còn ai muốn làm phước nữa. Có người lại nói, có đức mặc sức mà ăn. Vậy thì làm sao để có đức và làm sao để làm phước mà không bị xui xẻo?

Làm phước: Một cách đơn giản, làm phước hay làm việc thiện là làm một hành động tốt và hành động tốt đó mang lại kết quả tốt, có lợi cho người khác. Kết quả của hành động sẽ thẩm định có phước hay vô phước.

Công đức: Là biểu hiện của một kết quả tâm linh, được xem như là tập hợp những thành quả của các hành động tự tu sửa tính cách của bản thân, mang lại kết quả tốt trong đời sống cho chính mình và người xung quanh. Người có đức là người mang lại sự bình yên, tin tưởng và an lạc, được mọi người kính nể. Người ta hay nói cha mẹ nên sống tốt để đức lại cho con cái. Đức trọng quỷ thần kinh.

Quan niệm về Công đức và Phước đức:
Quan niệm của các tôn giáo: Mỗi tôn giáo đều có quan niệm riêng về phước và đức, tuy nhiên có một điểm chung nhất đó là các tôn giáo đều khuyên các tín đồ nên làm lành tránh dữ, sống thiện lành và giúp đỡ mọi người xung quanh. Khác chăng là quan niệm về công đức.
Đạo Tin Lành tin rằng con người được cứu rỗi hoàn toàn bởi đức tin nơi sự cứu rỗi của Chúa Giêsu mà không nhờ vào công đức của bản thân người đó, nghĩa là một người được cứu chỉ bởi nhận mình có tội và nhận lấy công lao cứu chuộc của Chúa Giêsu cho mình mà thôi. Ở điểm này, niềm tin Công Giáo cho rằng sự cứu rỗi của con người có sự góp phần của công đức của người đó nữa. Dù rằng Thiên Chúa Giáo cũng tin Chúa Giêsu chết thay cho tội lỗi con người, nhưng để được cứu, con người còn phải làm điều thiện nữa.
Một số Phật tử cho rằng phải có lòng từ bi và phải làm việc thiện bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào. Trong lúc đó một số lại cho rằng làm phước là không đúng vì nếu làm phước là tạo nghiệp tốt, do đó phải luân hồi để hưởng phước báu, điều này trái với tôn chỉ của đạo Phật là phải làm sao giải thoát sinh tử luân hồi.

Quan niệm của dân gian: Có đức mặc sức mà ăn, tiên tích đức hậu tầm long, tướng bất cập số, số bất cập đức, đức năng thắng số, đời cha ăn mặn, đời con khát nước,… Qua nhiều câu tục ngữ ca dao truyền tụng, chúng ta nhận ra được một chân lý tương đối của dân gian là ở hiền thì gặp lành, vì vậy hầu như ai ai cũng mong và cố gắng sống thiện lành và xa lánh điều ác. Đa số mọi người đều cho rằng gặp người cần giúp thì giúp, không cần biết kết quả.

Sửa bởi doremi: 23/05/2013 - 08:26


#10 doremi

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 146 Bài viết:
  • 500 thanks

Gửi vào 25/05/2013 - 09:15

Cách làm Phước và Công đức:
Tất cả những việc chúng ta làm đều do sự điều khiển của tâm mà ra. Vậy nên một việc làm được kể là tốt khi được xuất phát từ một tâm tốt, và ngược lại. Tuy nhiên tâm tốt không thôi vẫn chưa đủ, cần phải có trí huệ và dũng cảm nữa. Ví dụ như một người bác sĩ đã cố gắng hết sức mà vẫn không cứu được bệnh nhân và một tên tội phạm giết người cướp của. Tuy cả hai đều có kết quả như nhau: người bệnh nhân và nạn nhân bị cướp đều mất mạng, nhưng vì người bác sĩ có lòng cứu người, nên dù không cứu được nạn nhân nhưng đó là việc làm tốt. Còn tên cướp là do tâm cố ý giết người cướp của nên sẽ có nghiệp xấu. Vì vậy dù rằng hai hành động có cùng kết quả giống nhau nhưng sẽ có hệ quả xấu hay tốt thì còn phải coi theo tâm của người làm lúc đó. Chính vì vậy một điều rất quan trọng chúng ta phải luôn ghi nhớ rằng khi làm phước thì phải làm với tất cả tấm lòng, với dụng ý giúp người, thì sẽ tạo được công đức. Còn nếu giúp người chỉ với lòng mưu cầu lợi ích cá nhân là ta đã mang sự ích kỷ vào việc làm công đức. Ích kỷ là một dạng của sự tham lam; khi đã có lòng tham là chúng ta sẽ không bao giờ tạo được công đức tốt. Khi làm công đức đúng cách, chúng ta sẽ giảm thiểu được tánh kiêu ngạo và lòng tham lam.

Làm phước là giúp đỡ những người đang trong cơn hoạn nạn vượt qua được một giai đoạn khó khăn trong cuộc sống, giúp đỡ họ giải tỏa sự đau buồn về tinh thần bằng những lời nói hoặc sự lo lắng quan tâm của chúng ta. Làm phước cũng có thể bằng việc giúp về mặt vật chất trong lúc họ đang túng thiếu. Có rất nhiều cách làm phước, nhưng nếu ta làm sai thì không những không tạo được công đức mà còn bị hao tổn công đức sẵn có của mình. Những người hay than phiền rằng họ luôn làm việc thiện, làm phước giúp người nhưng sao bản thân thì lại gặp nhiều chuyện không may xảy đến cho họ, đó chính là vì họ đã làm phước không đúng với thiên ý. Khi làm phước đúng chúng ta sẽ tạo được công đức tốt. Tất cả những gì chúng ta làm trong kiếp này đều được ghi nhận, để khi cần thiết như lúc gặp nạn thì những công đức này sẽ được mang ra sử dụng, để hóa giải hoặc giảm nhẹ những quả xấu. Ví dụ như có hai người đều đến lúc phải trả quả trong vòng tù tội, nhưng một người thì đã từng làm nhiều việc thiện, tạo được nhiều công đức, nên tuy phải ngồi tù nhưng anh ta lại may mắn được người nhà thăm viếng thường xuyên, rồi lại gặp cai tù là người bạn học cũ nên được đối xử tử tế. Còn người tù thứ hai thì vì không có công đức để trang trải nên khi nghiệp đến thì phải chịu nhiều khắc nghiệt hơn; vừa không có người nhà thăm nuôi, còn bị cai tù ghét bỏ, hành hạ thân xác vì là người từng đã có thù oán với mình. Qua ví dụ trên ta thấy tuy cả hai người đều đang phải trả nghiệp, nhưng một người trả một cách nhẹ nhàng vì đã từng có công đức từ những việc làm phước giúp người, còn người kia thì phải chịu nhiều khổ đau hơn.

Thật ra làm phước hay làm công đức cho đúng không phải dễ. Các tôn giáo cũng như dân gian đã từng có nhiều nhắc nhở, như Thiên Chúa Giáo có nói: Tay phải làm mà tay trái không biết. Phật Giáo nói rằng phải tác như bất tác nghĩa là làm một cách tự nhiên như không làm, hay trong dân gian nói rằng thi ân bất cầu báo. Vì việc gì chúng ta làm mà đã được thế gian vinh danh rồi thì xem như đã hưởng quả báu rồi, không được tính vào công đức nữa.

Sửa bởi doremi: 25/05/2013 - 09:15


#11 doremi

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 146 Bài viết:
  • 500 thanks

Gửi vào 26/05/2013 - 08:06

Tuy nhiên đây chỉ mới là cách làm phước, vấn đề quan trọng là tâm trong khi làm phước. Cái tâm phải được thể hiện với đầy đủ lòng thương yêu, trí huệ sáng suốt và dũng khí quyết tâm. Vì vậy trong quá trình làm phước và công đức, trình độ của tâm được xem là yếu tố then chốt nhất tạo nên công đức hay sút giảm công đức. Nếu công đức được tạo nên, chúng ta sẽ có cuộc sống hanh thông, còn ngược lại, chúng ta sẽ gặp nhiều điều không may trong cuộc sống.

Một câu chuyện ngụ ngôn của Lafontaine kể về một con gấu trung thành, thấy con ong đậu trên trán ông chủ đang ngủ liền lấy cục gạch đập con ong, con ong bay đi, ông chủ bể đầu. Rõ ràng con gấu có tâm thương yêu ông chủ nhưng do không có trí huệ nên đã gây nên một hậu quả tệ hại. Chúng ta chắc chắn không bao giờ muốn tâm của chúng ta ngang trình độ tâm của con gấu.

Cũng giống như tâm của kẻ giết người hàng loạt, nếu không giết được người là lòng không yên. Hay tâm của những kẻ trộm cướp, nếu không trộm cướp được thì trong lòng cũng không thỏa mãn. Ngoài ra còn có một số dùng phương tiện biện minh cho cứu cánh, đi ăn trộm để nuôi cha mẹ. Tất cả những điều này đều là biểu hiện của trình độ tâm còn thấp kém.

Muốn đạt được trình độ tâm đúng đắn, chúng ta phải không ngừng học hỏi và dùng trí để phân định phải trái, tìm hiểu nguyên nhân của mọi sự việc trước khi quyết định hành động. Sự quyết tâm và lòng dũng cảm dám vượt qua mọi khó khăn để thực hiện hành động cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng để hoàn thiện một việc làm phước thiện. Nếu không hội đủ ba yếu tố nói trên: Bi, Trí, Dũng (Bác ái, Minh triết, Ý chí), thiết nghĩ chúng ta không nên làm phước và công đức, vì nếu không, chúng ta sẽ bị hao tổn phước đức. Nói tóm lại nếu không thể đi đến cùng và không thể biết kết quả của việc chúng ta sẽ làm thì tốt hơn là không nên làm.

Một ví dụ như muốn giúp đỡ một em học sinh vì gia cảnh nghèo phải bỏ học, nếu đưa tiền cho cha mẹ rồi ra về, nghĩ rằng đã làm xong một việc thiện thì kết quả nhiều khi lại ngược lại. Người cha có thể lấy số tiền đó đi uống rượu say về đánh đập giết chết vợ con. Chúng ta phải chịu trách nhiệm về hậu quả đó vì chúng ta đã cho tiền không đúng. Ngang đây có người sẽ cãi là tôi không cần biết chuyện người cha uống rượu say, tôi chỉ cần biết là tâm tôi tốt, và tôi đã hoàn thành việc thiện của tôi, việc người cha đi uống rượu say về đánh chết vợ con là tội lỗi của người cha. Thật ra nếu chúng ta dừng lại ngang việc đưa tiền cho cha mẹ là do trình độ tâm của chúng ta chỉ có Bi, chưa có Trí và Dũng. Nếu có Trí, phải đến gặp và tìm hiểu xem nguyên nhân nào em nhỏ phải bỏ học, nếu vì không có tiền đóng học phí, chúng ta phải có Dũng để bỏ thì giờ dắt em đến trường gặp hiệu trưởng đóng học phí cho em. Nếu nghỉ học vì không có tiền mua sách vở và áo quần, chúng ta nên bỏ thì giờ dắt em đi mua sách vở và áo quần. Chỉ có hoàn thành cho đến bước cuối cùng thì chúng ta mới có thể an tâm là em chắc chắn sẽ được đi học lại. Việc thiện xem như có kết quả tốt.

#12 doremi

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 146 Bài viết:
  • 500 thanks

Gửi vào 26/05/2013 - 08:06

Trong các tuồng tích xưa có tuồng Lưu Bình và Dương Lễ. Đây là hai người bạn thân, Dương Lễ lo học hành thi đỗ làm quan, Lưu Bình ham chơi thi hỏng, thấy Dương Lễ làm quan nên muốn đến cầu cạnh nhờ giúp đỡ. Dương Lễ vì muốn giúp bạn, cho nên đã giả bộ coi thường và hất hủi Lưu Bình bằng cách đãi ăn chén cơm với một quả cà, nhưng lại ngấm ngầm sai một thứ thiếp đi theo giúp bạn. Lưu Bình sau đó nhờ sự giúp đỡ của Dương Lễ qua người thứ thiếp nhưng hoàn toàn không biết, đã thi đỗ ra làm quan. Trên đường vinh quy bái tổ, ghé qua nhà Dương Lễ để dương oai thì gặp người thứ thiếp đang ở đó, khi đó mới hiểu được tấm lòng của bạn hiền. Câu chuyện này là một ví dụ điển hình của việc làm phước hoàn hảo giúp người khác một cách trọn vẹn, đầy đủ Bi Trí Dũng.

Trình độ của tâm còn biểu hiện qua phạm vi làm phước. Một khi trong gia đình còn có người thân cần được giúp đỡ thì hãy khoan nghĩ đến việc giúp đỡ người ngoài, không nên vói quá xa. Quan trọng nhất là những người thân ngay sát bên cạnh mình. Chúng ta chưa làm cho người phối ngẫu của mình vui, con cái, cha mẹ, anh chị em của mình hạnh phúc làm sao có thể làm cho người ngoài hạnh phúc được.
Thông thường có nhiều người bỏ thời gian và tiền bạc cho những hội từ thiện nhưng lại không quan tâm lo lắng cho chính những người thân trong gia đình đang gặp khó khăn. Và cũng có nhiều người sẵn sàng bố thí cho những người không quen biết xa cách nửa vòng trái đất bất chấp sự không đồng ý và dẫn tới sự bất hòa với người thân trong gia đình. Nếu chúng ta cho tiền những người xa lạ trong khi có những người thân trong gia đình còn đang túng thiếu thì đó không phải là một việc làm phước đức. Gia đình là nền tảng của hạnh phúc và khi chúng ta không giữ vững được nền tảng này thì hạnh phúc gia đình cũng sẽ lung lay không bền vững. Làm phước đúng cách, chúng ta sẽ tạo được cho mình một quả tốt. Sự bố thí cũng giúp chúng ta giảm được tánh tham lam và ích kỷ, đồng thời mở rộng tấm lòng để đón nhận những người xứng đáng được sự giúp đỡ. Và đây là những cách làm phước đức đúng cách và tạo được quả tốt, để kiếp này và những kiếp sau chúng ta sẽ được thừa hưởng những phước đức này.

#13 doremi

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 146 Bài viết:
  • 500 thanks

Gửi vào 27/05/2013 - 09:08

Hình thức làm phước: Bố thí là ban phát phân chia một cách rộng rãi cho cho người khác. Bố thí gồm có ban phát vật thực gọi là vật thí hoặc tiền bạc gọi là tài thí hoặc nói điều hay lẽ phải đem lại sự an lạc cho người nghe là pháp thí cho mọi người chung quanh. Trong ba hình thức nói trên, bố thí vật chất là dễ nhất và có thể làm bất cứ lúc nào. Trong lúc đó, bố thí tiền tài phải thật cẩn thận vì nếu cho sai là phải gánh chịu hậu quả không lường. Tài thí cũng chỉ giải quyết khó khăn tạm thời chứ không thể lâu dài được, chỉ giúp ngặt chứ không giúp nghèo. Pháp thí, nói đạo cho mọi người nghe là công đức vô lường vì có thể chuyển đổi cả vận mạng tâm linh của nhiều người. Một khi hiểu được đường đạo, con người sẽ sống tốt hơn. Trong kinh Phật còn cho rằng người nào giảng dạy chánh pháp, người ấy sẽ bất tử.

Làm phước, ngoài việc phải đầy đủ bi trí dũng còn phải tùy duyên, chúng ta không cần phải đi tìm kiếm, không làm vì mình ham muốn làm, không làm vì muốn nổi danh, không làm vì mặc cảm, không làm vì muốn được phước, được trả ơn,… Chúng ta nên biết rằng làm phước không đúng là chúng ta đang chen vào thiên cơ, chê Bề Trên làm trật. Một hoàn cảnh đau khổ nào đó đều phải có lý do và được sắp xếp theo thiên ý, do vậy chúng ta phải hết sức cẩn trọng, dùng cả bi trí dũng để phân tích phán đoán và hành động cho đúng để khỏi trái thiên ý. Một ví dụ để thấy rõ hơn về điều này. Chúng ta đến nhà bạn chơi thấy con bạn đang bị phạt quỳ gối ở phòng khách, chưa biết ất giáp gì, chúng ta thấy thương cháu và tha cho cháu. Khi bạn ra hỏi thì mới biết là con bạn vì phạm lỗi mới bị phạt quỳ gối. Chúng ta vô tình đã tha cho con bạn một cách sai lầm.

Hình thức làm công đức: Ngoài làm phước bằng cách bố thí là hình thức biểu hiện ra bên ngoài, còn có một hình thức khác có ý nghĩa được biểu hiện bằng cách thay đổi từ bên trong đó là sự sửa đổi tánh hạnh của chính bản thân. Đây là công đức vô cùng to lớn vì khi chúng ta sửa đổi được tánh hạnh của chúng ta, người chung quanh sẽ yêu mến và gần gũi chúng ta hơn vì chúng ta mang lại sự an vui, thương yêu hài hòa đến cho mọi người, mọi loài chung quanh. Đặc biệt một trong những công đức lớn nhất là làm cho người sát bên cạnh chúng ta hạnh phúc, đó chính là người phối ngẫu của mình. Thiêng Liêng sắp xếp để chúng ta gặp và sống với người bạn đời một cách như là ngẫu nhiên nhưng đầy ý nghĩa. Chỉ sau khi mang lại hạnh phúc cho người phối ngẫu thì mới có thể nghĩ đến chuyện mang lại hạnh phúc cho người khác.

Kết luận:
Phước và Đức là hai bài học lớn Thiêng Liêng sắp xếp để con người học các bài học về bi trí và dũng. Có phước chúng ta sẽ có đời sống vật chất đầy đủ, có đức chúng ta sẽ có cuộc sống thanh thản, hạnh phúc, được nể trọng. Vì vậy ai cũng cố gắng để có được phước đức.

Khi làm phước, chúng ta giúp đỡ người khác, khi lập công bồi đức, chính là tự sửa mình, nhưng đồng thời cũng chính là tự giúp chính mình thăng tiến tâm linh, mở rộng lòng yêu thương người, vị tha và loại bỏ được tham, sân, si cùng tánh kiêu căng.

Tóm lại, khi làm công đức, dù là bố thí, tài thí hay pháp thí, chúng ta nên ghi nhớ những điều như sau: Phải làm với trình độ tâm có đủ Bi Trí Dũng. Làm công đức với mục đích giúp người chứ không vì lòng riêng tư hay kiêu ngạo, thông cảm với nỗi khổ của người khác với sự sáng suốt để có thể giúp đúng đối tượng cần sự giúp đỡ, tránh phải giúp lầm người mà mang họa vào thân. Phải giúp đỡ người trong gia đình trước rồi mới tới người ngoài. Làm phước với khả năng và trong giới hạn của mình chứ không nên làm chuyện ngoài tầm tay của chúng ta. Đặc biệt nếu không thể đi đến cùng và không biết được kết quả của việc mình làm thì tốt hơn hết là không nên làm để tránh bị hao tổn phước đức

#14 doremi

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 146 Bài viết:
  • 500 thanks

Gửi vào 29/05/2013 - 13:34

PHƯỚC BÁU
Đại đức Thiện Minh
Kính thưa quý Phật tử!

Tụng kinh là phước. Nghe pháp là phước. Hành pháp là phước cao thượng, quý báu. Trong cuộc sống có nhiều sự khác biệt. Có người sanh ra giàu có, xinh đẹp, thông minh. Có người sanh ra nghèo khó, xấu xí, ngu dốt. Cho nên cuộc sống luôn có nhiều cái khác biệt. Có người sanh ra có quyền cao chức trọng, có người sanh ra không có gì cả, không nhà cửa, không nghề nghiệp, không anh em. Sở dĩ có sự khác biệt đó là do phước báu riêng của chúng ta mà thôi. Có người sanh ra đã ở trong gia đình giàu có, ngay từ nhỏ đã hưởng phước. Có người sanh làm con nhà nghèo, ngay từ nhỏ đã bị đói ăn, thiếu thốn. Phước là sự may mắn, hanh thông. Nhiều người nghĩ rằng phải có tiền mới đi chùa, không tiền không đi chùa. Quan niệm đó không đúng. Làm phước không chỉ với tiền.

CÓ 10 PHƯƠNG PHÁP TẠO PHƯỚC

1) Bố thí: là cho mà không cần nhận lại. Bố thí để có lòng từ bi, có tâm xả ly. Chẳng hạn, dẫn một bà cụ đi qua đường, là một hành động bố thí, cho một con chó bị đói ăn no đầy đủ cũng là bố thí, cho người ăn mày tấm áo mặc để họ được ấm áp cũng là bố thí. Bỏ tiền mua thực phẩm cho cá ăn cũng là một cách bố thí. Bố thí sẽ nhận được quả phước là giàu sang. Trong kinh phật kể rằng, trong hàng đệ tử của Phật có ngài Sivali. Tên Sivali nghĩa là đại lộc. Ở đất nước Tích Lan, Thái Lan người dân thờ ngài Sivali trong nhà. Ở Việt Nam ít có chùa nào thờ ngài Sivali. Ở chùa Bửu Quang có một tượng ngài Sivali bằng cẩm thạch màu hồng, chở từ Ấn Độ về. Sự tích kể rằng, ngài Sivali sinh ra trong một gia đình giàu có…Trong tiền kiếp xa xưa, Sivali có một kiếp xuất gia làm Sadi. Một hôm, đến thăm gia đình, Sadi Sivali được mẹ cúng dường một bữa cơm rất thịnh soạn, toàn sơn hào hải vị. Trên đường đi về, ngài thấy một con chó mẹ và một bầy chó con đang bị đói. Ngài rất thương xót nhưng không có gì để cho chó ăn đỡ đói. Ngài chợt nhớ những thức ăn mà mình mới thọ dụng bèn lấy tay móc họng để thức ăn tuôn ra và với từ tâm bố thí cho bầy chó. Vì lòng từ bi bố thí cúng dường này ngài Sivali có phước báu là sanh ra trở lại làm người giàu sang trong gia đình giàu có.

2)Giữ giới: Tạo phước bằng cách giữ giới. Nguyện giữ giới không sát sanh sẽ có tuổi thọ, không trộm cắp sẽ có nhiều tài sản, không tà dâm sẽ sống hạnh phúc, không nói dối sẽ có uy tín với mọi người, làm được nhiều việc lớn trong xã hội. Người hay nói dối, nói đâm thọc sẽ không tiếp cận được người có địa vị xã hội. Người không uống rượu và các chất say sẽ có được trí tuệ. Ai giữ được năm giới này sẽ có nhiều phước báu, giàu sang được người đời kính mến.

3)Tham thiền: Thiền định sẽ cho phước báu là tâm mát mẻ, an lạc. Thiền quán: khi ngồi thiền có thể quán về sự già, sự chết, sự vô thường, quán về tâm mình. Ngày nay, xã hội văn minh, hiện đại, điện ảnh đã phát triển thể loại phim nhiều chiều gọi là 3D, 4D. Có thể nói thiền quán giống như phim 3D, 4D vậy. Nghĩa là người tu thiền quán luôn quán chiếu tất cả các khía cạnh, các mặt của sự việc: trước sau, trên dưới, trong ngoài, chính giữa. Tập nhìn người khác ở nhiều góc độ như vậy để hiểu họ nhiều hơn và để thương họ nhiều hơn. Con người học ít, hiểu ít tâm sẽ trở nên nhỏ hẹp. Con người học nhiều, hiểu nhiều, đi nhiều, biết nhiều tâm sẽ trở nên rộng mở. Ông bà xưa thường nói: “ Ếch ngồi đáy giếng”. Ý nói con người không thoát ra khỏi cái phạm vi nhỏ hẹp nên không nhìn thấy gì khác, không nhìn thấy ai khác thì sự hiểu và thương cũng rất là hạn hẹp. Thiền quán phải được người tu áp dụng mọi lúc mọi nơi, cho mình và cho người. Thiền quán sẽ mở được trí tuệ. Trong Phật giáo có ba loại giúp phát sanh trí: nghe nhiều, học nhiều, tu tập nhiều. Trong cuộc sống có những người sanh ra do kiếp quá khứ đã từng tu bố thí nên được giàu có nhưng do thiếu đức nên không được người khác tôn trọng. Người ta nói phước đi đôi với đức là vậy.

4)Cung kính: Cung kính cha mẹ, cung kính tam bảo, cung kính thầy tổ, bậc trưởng lão. Một lòng cung kính, một lòng tôn trọng, có như vậy người đó sẽ được sống lâu hưởng thọ. Người xưa thường nhắc nhở con cháu rằng: “ Kính lão đắc thọ” là vậy. Người không kinh lão thì sẽ giảm thọ. Con người càng cung kính thì phước báu càng nhiều, đi tới đâu cũng được người khác mến mộ, tôn trọng.

5)Phục vụ. Có rất nhiều cách để phục vụ Tam bảo, phục vụ chúng sanh. Ví dụ : Lau chùi, quét dọn bàn thờ trong chánh điện, quét lá sân chùa, rửa chén bát giúp nhà bếp …..làm được gì thì làm, làm với tâm hoan hỷ. Thấy những người chung quanh khó khăn thì giúp họ, ai đói thì cho cơm ăn, ai rét thì cho áo mặc, ai đau ốm thì cho thuốc thang, ai phiền não thì cho an vui. Thời xưa, có một câu chuyện kể về ba chàng thanh niên, trong đó một người là trưởng nhóm. Ba chàng thanh niên này luôn giúp đỡ những người trong làng xóm từ việc đám ma, đám cưới, làm đường, làm cầu…với lòng vô ngã, vị tha. Nhưng ông xã trưởng thì rất ghét ba chàng thanh niên này cho là loại người vô công rồi nghề, đi làm chuyện tào lao. Ông ta tới tâu với vua họ là những người phá làng, phá xóm. Vua kêu ba người thanh niên này tới hỏi tội và trừng phạt bằng cách cho voi chà họ đến chết. Tại pháp trường khi voi được dẫn ra chuẩn bị để chà nát thân thể ba người thanh niên này thì lạ lùng thay voi lui 7- 8 bước, tránh xa họ ngay. Có thể nói do sức mạnh phước đức của ba người này đã tạo ra một mãnh lực che chở cho họ khiến cho đến cả loài voi hung hãn cũng phải lùi bước. Nhưng những người tại pháp trường đã nghĩ cách trói chặt ba người này lại và một lần nữa cho voi tới chà chết họ. Nhưng rồi một lần nữa voi cũng lại lui bước trước những người thanh niên đạo đức này. Vua bèn ra lệnh cho dừng lại việc hành quyết và hỏi thêm sự tình. Ba thanh niên lúc bấy giờ mới nói tất cả. Chỉ vì lòng ghen ghét, đố kị, ích kỷ nên ông xã trưởng đã nói không đúng sự thật về những việc giúp cho bá tánh mà ba chàng thanh niên đã làm. Hiểu được sự thật vua đã cho trừng phạt người xã trưởng. Sau đó hết kiếp làm người, ba chàng thanh niên này sinh vào cõi trời thứ 33, riêng người thanh niên trưởng nhóm sanh làm Trời Đế Thích (Ngọc Hoàng thượng đế) chuyên phục vụ giúp đỡ người khác. Phước phục vụ là phước cao thượng.

6)Hồi hướng: Làm phước gì cũng nên biết hướng tâm đến thầy tổ, cha mẹ, sơn tiên, địa tiên, người quá vãng, ngạ quỷ…với tâm chân thành tha thiết để chuyển tải phước báu của mình đến cho họ. Được như vậy thì phước báu mới thành tựu mỹ mãn. Đôi khi do bận công việc, biết có người về quê, sư bèn gởi lời thăm người này, người kia. Tuy không gặp mặt nhưng người dưới quê chỉ nghe lời hỏi thăm thôi đã sanh tâm vui mừng vì biết mình nghĩ tới họ. Huống chi khi làm phước mình hồi hướng phước thì phước ấy sanh ra vô lượng, vô biên. Phước hồi hướng, phước tụng kinh, phước nghe pháp, phước ngồi thiền…nếu hồi hướng đến tất cả chúng sanh trong 10 phương pháp giới sẽ làm cho chúng sanh vui mừng hoan hỉ không cùng tận.

7)Tùy hỷ công đức. Thấy ai thành công mình tùy hỷ vui mừng sẽ giúp bớt đi sự ích kỷ, nhỏ nhen. Thấy ai đẹp đừng ghen mà hãy tùy hỷ. Thấy ai giàu đừng ghét mà hãy tùy hỷ. Thấy ai tu giỏi đừng ganh mà hãy tùy hỷ. Hoan hỷ giúp cho mình và người được an lạc, hạnh phúc. Nếu ai chưa có tâm tùy hỷ hãy tập từ chuyện nhỏ đến chuyện lớn, dần dần chúng ta sẽ chuyển hóa nhanh chóng, điều này phải thực tập nhiều năm, nhiều tháng thì sẽ có kết quả. Đây là một phương pháp chúng ta phải tu thật sự mới có chuyển hóa, bằng không thì cũng vô nghĩa. Ai có tùy hỷ công đức trong cuộc sống thì dung sắc sẽ tươi sáng, cuộc sống sẽ an nhàn, công việc sẽ hanh thông, bạn bè quý mến, gia đình đầm ấm, xã hội bình an. Vì vậy cho nên tất cả chúng ta phải ưu tiện thực tập để an lạc cho đa số.

8)Giảng pháp. Người giảng pháp cũng có thể là xuất gia hoặc tại gia. Tư cách người giảng pháp phải có lòng từ bi, phải thông thạo phật pháp, phải nhiệt tâm trong phật sự này, giảng không vì danh, vì lợi, mà giảng bằng tất cả tấm lòng để nhằm mục đích người nghe chuyển hóa từ thấp đến cao, từ phàm sang thánh. Ở một chừng mực nào đó, Người giảng pháp phải có trình độ Phật học căn bản, phải được giáo hội và nhà nước công nhận pháp nhân, bạn đồng tu phải tín nhiệm, phật tử mến mộ, đó là người giảng pháp có chất lượng. Thực tế mà nói, Bác sĩ sai thì chết một mạng người, làm giáo dục sai thì hư một thế hệ, người giảng pháp sai phật tử rơi vào con đường tà kiến, bị luân hồi muôn thuở. Người giảng sư tốt, bài giảng phải có chất lượng từ nội dung đến hình thức, như thế người nghe mới có hiệu quả cao, sự chuyển hóa không nhỏ, phước báu của người giảng vô cùng to lớn.

9) Nghe Pháp. Có người nghe thuyết pháp trở thành một tu sĩ. Nghe thuyết pháp cũng là tạo phước, lắng tâm nghe sẽ tạo phước nhiều, kể cho người khác nghe để họ làm lành lánh dữ cũng có phước. Thời đức Phật ở chùa Kỳ Viên tịnh xá thường có mấy vạn người đến nghe pháp. Lời thuyết pháp của Phật đã thu hút muôn loài, trời, người, Atula, ngạ quỷ, muông thú đến nghe Pháp. Ở chùa Kỳ Viên khi Phật thuyết pháp có một con ếch vào nghe. Lúc bấy giờ có một ông già chăn bò cũng vào nghe Pháp. Ông già chăn bò vì vô tâm nên đã chống gậy trúng nhằm con ếch. Trong khi nghe pháp, lòng tràn đầy hoan hỷ, bị cây gậy đâm phải, con ếch la lên một tiếng rồi chết. Ngay lúc đó ếch hóa sanh lên cõi trời Đạo Lợi, thành một vị Chư thiên có hào quang rực rỡ, sống trong cõi chư thiên, có cung điện nguy nga tráng lệ. Chỉ với tâm nghe pháp, kính trọng pháp mà con ếch được hóa sanh thành một vị Chư thiên, có sắc đẹp, có hào quang, có quyền lực, có cung điện nguy nga tráng lệ. Vị chư thiên này bèn chiếu hào quang rực rỡ bay xuống chùa Kỳ Viên thuật lại cho Đức Phật nghe chuyện tiền kiếp của mình.

10)Thay Đổi Tri Kiến. Nhờ nghe pháp ta hiểu được chánh pháp. Hiểu được chánh pháp sẽ có chánh tri kiến. Như vậy nghe pháp sẽ thay đổi được tri kiến. Giúp người phật tử tin tưởng vào lý nhân quả nghiệp báu, không tin theo tà kiến ngoại đạo. Bản chất của người tà kiến sẽ không giác ngộ, vì mê vào ái dục và si mê. Chánh kiến là món quà quý giá cho người tu, để nhận chân được bản chất của cuộc sống, thông hiểu vạn vật xung quanh, kết quả giải thoát, giác ngộ, níp bàn trong tương lai.

QUẢ BÁU CỦA NGƯỜI TẠO PHƯỚC

Trong vi diệu pháp, kho tàng phước báu ta có được do những gì ta tích lũy từ những việc làm như bố thí, cúng dường, trì giới. Mỗi việc làm này ta đã làm với tâm đại thiện. Tám tâm đại thiện nhân với 10 cách tạo phước sẽ có được 80 phước báu. Lấy 80 phước báu này nhân cho 6 cảnh là sắc, thinh, khí, vị, xúc, pháp sẽ có được 480 phước báu. Lấy 480 phước báu này nhân cho tứ trưởng là dục, cần, tâm, thẳm ta có 1920 phước báu. Lấy 1920 phước báu này nhân cho 3 nghiệp thân, khẩu, ý sẽ có 5760 phước báu. Lấy 5760 phước báu nhân cho 3 bậc thượng, trung, hạ sẽ có 17.280 phước báu. Như vậy chỉ với 10 phước báu ta có công đức vô lượng, vô biên là kho tàng phước báu không ai chiếm đoạt được. Nếu người kém phước thì kho tàng ngọc ngà vàng bạc châu báu có thể hủy hoại theo thời gian hoặc do bị thiên tai, bị hỏa hoạn, bị nước cuốn trôi, bị tịch thu, bị dời đi. Kho tàng phước báu do mình tạo bằng 10 công đức do chính mình tu tập, vun bồi, hồi hướng, nghe pháp, cải tạo tri kiến thì sẽ tồn tại vững chải.

Tóm lại: phước báu mà chúng ta tạo ra bởi 10 công đức sẽ có 4 lợi ích:

1) Do mình tạo công đức sẽ rửa sạch phiền não tham, sân, si.
2) Phước báu tạo nhiều sẽ hồi hướng cho cửu huyền thất tổ.
3) Công đức tạo nhiều phước báu là chủng tử an lạc cho tương lai.
4) Khi có phước báu chết sẽ được tái sanh cõi trời hoặc làm người quyền quý, tái sanh nhàn cảnh.

Kinh Phật có dạy: “ Các chúng sanh được sanh về cõi trời cũng nhờ giữ giới các chúng sanh được giàu sang cũng nhờ giữ giới, các chúng sanh giải thoát nhập Niết bàn cũng nhờ giữ giới. Bởi các cớ ấy , nên Thiện tín phải ráng thọ trì giới luật cho được trong sạch đừng có lấm nhơ .”

Mong rằng thời thuyết pháp này sẽ gieo duyên lành đến với quý vị, phước báu đi theo mình như hình với bóng, đi theo cả đời này và đời sau./.

Quang Duyên ghi chép.
(theo:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

)

#15 doremi

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 146 Bài viết:
  • 500 thanks

Gửi vào 02/06/2013 - 23:39

Có một vị hòa thượng trước khi xuất gia, chuyên săn bắt rái cá. Một ngày nọ, ông vừa ra ngoài đã săn được một con rái cá. Sau khi đã lột bộ da quý của nó, ông đặt con rái cá còn sống lên một bãi cỏ.
Buổi tối, ông quay về chỗ cũ, nhưng lại kiếm không được con rái cá. Ông quan sát thật kĩ, phát hiện trong đám cỏ có dính một chút máu, vết máu dẫn đến một cái hang nhỏ gần đó. Khi đến gần hang, ông ngỡ ngàng giật mình : Thì ra con rái cá chịu nỗi đau hành xác mất da, chạy về hang của mình. Tại sao lại phải làm như thế ?

Khi ông ta lôi con rái cá đã tắt thở ra, mới phát hiện hai con rái cá con vẫn còn chưa mở mắt, chúng đang ngặm chặt xác chết khô của vú mẹ.
Nhìn cảnh tượng ấy, ông bàng hoàng và chợt ngộ ra, từ trước đến giờ ông chưa hề nghĩ đến động vật lại có tình cảm mẹ con thiêng liêng đến thế, ngay cả con người khó có thể làm tốt được. Trước lúc chết vẫn còn nghĩ đến cho con thơ bú sữa, vì sợ con mình đói.
Nghĩ tới đó, nước mắt ông rơi, cảm thấy tội lỗi, xấu hổ cho hành động của mình.
Sau cùng, ông rửa tay hoàn thiện, quyết tâm xuất gia để chuộc lại những lỗi lầm của mình.

Sửa bởi doremi: 02/06/2013 - 23:39







Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |