Jump to content

Advertisements




TỔ SƯ MINH ĐĂNG QUANG, NGÀI LÀ AI?


  • Bạn không thể gửi trả lời cho chủ đề này
No replies to this topic

#1 minhhuyluu

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 170 Bài viết:
  • 453 thanks

Gửi vào 27/05/2013 - 03:24

TỔ SƯ MINH ĐĂNG QUANG, NGÀI LÀ AI?


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




SƠ LƯỢC TIỂU SỬ TỔ MINH ĐĂNG QUANG

Để tưởng niệm công đức khai sơn Hệ phái Khất Sĩ của Tổ sư Minh Đăng Quang, Nhân ngày kỷ niệm 55 năm Tổ Sư vắng bóng, chúng tôi xin giới thiệu tóm lược đôi dòng tiểu sử ghi lại cuộc đời của Tổ Sư.

Tổ Sư MINH ĐĂNG QUANG, thế danh Nguyễn Thành Đạt, tự Lý Hườn, sinh ra đời lúc 10 giờ tối ngày Tân Tỵ 26 tháng 09 năm Quý Hợi 1923 tại làng Phú Hậu, tổng Bình Phú, quận Tam Bình, Tỉnh Vĩnh Long miền Nam – Việt Nam.
Thân phụ Ngài là cụ ông Nguyễn Tồn Hiếu, thân mẫu là cụ bà Phạm Thị Nhàn. Từ bao đời gia đình song thân vốn có nền nếp ăn ở theo đạo thánh hiền, tu nhân tích đức, được người đương thời khen ngợi là gia đình hiền lương nhân nghĩa. Trong gia đình ông bà cụ có tất cả năm người con, Ngài là con út. Trước Ngài có bốn anh chị, cụ bà đều thọ thai và sinh nở bình thường, nhưng đến Ngài thì cụ bà mang thai đến 12 tháng mới khai hoa. Mười tháng sau, ngày 25 tháng 07 năm Giáp Tý 1924, cụ bà bịnh nặng và qua đời , hưởng dương 32 tuổi ( sau này Ngài vắng bóng cũng năm 32 tuổi ). Từ đó về sau Ngài được thân phụ và bà kế mẫu Hà Thị Song nuôi dưỡng đến ngày trưởng thành. Cụ ông mất ngày mùng 5 tháng giêng năm Mậu Thân 1968, thọ 75 tuổi.
Thuở nhỏ tuy sinh trưởng và lớn lên ở một làng vùng quê nhưng Ngài có trí thông minh khác hơn những trẻ cùng thời. Phong cách đi, đứng, ăn, mặc, nói làm. . . đều thể hiện đức tính trang nghiêm điềm đạm hơn chúng bạn. Chính nhờ vậy mà ngay từ lúc còn niên thiếu Ngài được thân phụ rất yêu quý và mọi người chung quanh đều một lòng thương mến. Đến tuổi cắp sách vào trường, Ngài luôn chăm chỉ học hành, bài vở thầy dạy đến đâu Ngài thông suốt đến đó và mỗi năm mỗi tiến phát.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Gia đình Nguyễn Thành Đạt


Ngoài giờ học tập ở trường, Ngài giúp đỡ việc nhà, hầu hạ cha mẹ. Và hơn nữa, Ngài rất siêng năng ưa thích nghiên cứu tìm hiểu sách vở ghi chép sử liệu các tôn giáo, nhất là tam giáo: Thích – Đạo – Nho. . . Ngài tìm tòi học hỏi rất tường tận. Nhờ vậy mỗi khi chuyện vãn với những người thiện duyên quen lạ gặp gỡ, Ngài đều luận giải mọi vấn đề một cách tinh tường và được người người kính phục.
Vốn được hấp thụ nề nếp đạo đức nho phong nên Ngài thường tới lui các nhà đạo đức trưởng thượng đương thời để tham vấn đạo lý. Trong thời gian này, Ngài có tạo phía sau nhà một cái thất nhỏ để hằng ngày tiện bề tu tập tham thiền. Ngài thường trầm tư mặc tưởng, có khi cả đôi ba giờ đồng hồ. Có những buổi chiều Ngài thường hướng mắt về chân trời bao la với vẻ mặt đăm chiêu như đang suy nghĩ điều gì mà chưa giải quyết được.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


CON ĐƯỜNG XUẤT GIA, SỰ THỬ THÁCH VÀ ĐẠO QUẢ

Với tinh thần hướng thượng sẵn có, nhiều lần Ngài xin phép với thân phụ được xuất gia tầm chân lý. Thân phụ vì quá thương con nên không đành để Ngài ra đi một mình một bóng đến xứ lạ quê người hoặc nơi núi rừng cô tịch, hang động hiểm nguy khi tuổi đời còn niên thiếu, nên cụ ông nhất định cản ngăn. Thấy việc trình xin xuất gia không kết quả vì tình phụ tử quá thiêng liêng, nhưng cũng không vì sự luyến ái đó mà Ngài bỏ dở chí đăng sơn. Qua nhiều đêm suy nghĩ Ngài tự nhủ không thể tầm thường như bao người trong trần tục để kiếp phù sinh cứ mãi lăn xoay trong vòng sanh, già, bịnh, chết. . . Cuối cùng Ngài quyết tâm dõng mãnh cất bước ra đi, cắt đứt tình thân:
Thôi thì thôi, thế thôi thì,
Vẹn nguyền, xin chịu lỗi nghì với cha.
Thiếu niên ngày nọ lìa nhà,
Vượt biên giới Việt – Miên xa dặm ngàn.
Lên non tìm động hoa vàng,
Tầm sư học đạo chốn Nam Vang thành.


Ngài rời Việt Nam đến Campuchia năm đó được 15 tuổi. Ngay từ buổi đầu gặp được một vị Thầy Việt lai Miên nổi tiếng đạo pháp cao siêu, Ngài liền cầu xin thọ giáo. Trải qua những cuộc trắc nghiệm cam go, rốt cuộc vị Thầy hoan hỷ tỏ lời khen ngợi và giao hết gia sản đạo nghiệp cho người đệ tử trông nom. Được bốn năm ở Campuchia, Ngài vừa làm xong bổn phận, vừa nghiên cứu Kinh Tạng và đường lối Y- Bát chơn truyền của Phật Tăng xưa. Tuy nhiên những điều Ngài đã thọ học nơi Thầy và những gì vị Thầy trao lại không thỏa mãn tâm nguyện của mình nên Ngài đã xin phép Thầy để trở về Việt Nam.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Trên đường về lại quê hương, Ngài gặp phải một thử thách lớn trong đời. Một thử thách mà khắp thế nhân người người đều phải mang nặng – đó là hiếu nghĩa song đường và nghiệp duyên trần thế:
Cha già mái tóc điểm sương,
Mẹ xưa dưới mộ chút hương linh này.
Thôi thì theo cái xưa nay,
Lập gia thất để yên mây chín từng.
Nghĩa ân vành vạnh một vừng,
Có nàng thục nữ khuê trung dịu dàng.
Cảm ơn cứu tử ngàn vàng,
Nguyện cùng xướng họa cung đàn phu thê.
Phương danh nàng là Kim Huê,
Quê vùng Chợ Lớn vẹn bề công dung.


Và rồi duyên định cũng an bài. Hơn một năm sau Kim Huê giả từ trần mộng. Điều này quả thực đúng với ý nghĩa bi mầu trong cõi hạ vô biên:
Gẫm trong trời đất vô cùng,
Nợ duyên âu cũng nghiệp chung muôn loài.
Hay là thánh ý Như Lai,
Muốn cho ôn lại trọn bài đau thương?
Đau thương là tính vô thường!
Vô thường là tính đoạn trường xưa nay.


Bài học đau thương, bài học vô thường, bài học đoạn trường, quả là những bài học vi diệu đã kiến tạo cho cõi phiền não thành cảnh giới an vui, đã giúp duyên cho lòng người Bồ Tát tròn xong hạnh nguyện hôm nào còn dang dở.

Lần này Ngài dốc chí ôm bổn nguyện ra đi, đi một phương trời vô định, đi không bao giờ trở lại. Đầu tiên Ngài đi đến Hà Tiên định lần qua Phú Quốc, rồi sau đó sẽ tìm sang các nước học đạo truyền giáo. Nhưng khi vừa đến nơi thì đã trể tàu. Ngài ở lại ra đầu gành bãi biển Mũi Nai ngồi tham thiền bảy ngày bảy đêm quán xét nhơn duyên. Trước cảnh thiên nhiên trời đất bao la, những chiếc thuyền nhấp nhô, bọt nước tụ tán vào một buổi chiều Ngài ngộ lý vô thường, vô ngã, cảnh khổ trầm luân, đầy vơi, có không, còn mất, sống chết, khổ vui của cuộc đời. Chính nơi đây Ngài tỏ sáng lý pháp “ Thuyền Bát Nhã” ngược dòng đời cứu độ chúng sanh. Năm đó Đức Ngài tròn 22 tuổi:
Mãn khai vô thượng liên đài,
Trang nghiêm thị hiện Như Lai tọa thiền.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sau khi chứng ngộ lý pháp nhiệm màu, với lòng hoan hỷ vô biên, Ngài trở lại gia đình để thông báo cho cụ ông Nguyễn Tồn Hiếu và mọi người biết, rồi lên Thất Sơn tiếp tục tu tập. Ngài dấn thân vào vùng núi Thất Sơn, nơi có nhiều núi non huyền bí , hang động sâu thẩm, có những bậc ẩn tu ít người thấy gặp. Ngài đến đây với tất cả lòng thành, quyết chí tu hành, hiến dâng cuộc đời cho Phật Pháp với mục đích thành tựu Phật quả. Giữa chốn núi cao chớn chở, cây lá phủ giăng bốn bề tịch lặng, chỉ nghe tiếng chim kêu vượn hú, làm bạn với cỏ cây. Đêm thì tham thiền tĩnh tọa, buổi sáng thì mang bình bát đi khất thực hóa duyên trong thôn xóm theo hạnh Phật Tăng xưa. Giờ ngọ thọ trai xong, Ngài trở về tìm chỗ tịch lặng để đi kinh hành và giữ mình thanh tịnh, trau dồi đạo quả. Năm 1946, do nạn chiến tranh tàn phá núi rừng, làm cho người tu không chỗ ở, nhân duyên Ngài gặp một vị hiền Sĩ thỉnh Ngài về làng Phú Mỹ, tỉnh Mỹ Tho để tu tập và truyền bá chánh Pháp. Ngài tự nghĩ: Đạo cốt tiếp vật lợi sanh, ở một mình chẳng phải như Tổ Qui Sơn đã nói, nên Ngài bằng lòng theo vị Hiền Sĩ này về Phú Mỹ khởi đầu cho công cuộc truyền bá Giáo Pháp Khất Sĩ.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


THUYẾT PHÁP VÀ TRUYỀN ĐẠO

Để đánh dấu bước đường hoằng dương Phật Pháp, thời pháp đầu tiên được Ngài khai đàn giảng là “ Thuyền Bát Nhã” vào ngày rằm tháng tư tại Linh Bửu Tự, làng Phú Mỹ, tỉnh Mỹ Tho. Từ đó người dân hiền cảm mến hình ảnh một thầy tu, một nhà sư thân đắp mảnh y vàng, tay ôm bình bát đất, đi khất thực vào mỗi buổi sáng, không nhà cửa, không gia đình quyến thuộc, không cất giữ chứa chấp món chi, không ở một nơi nào nhất định, không tiền bạc v.v… Ngài phát nguyện “ Nối truyền Thích Ca Chánh Pháp”, noi gương Phật Tăng xưa sống đời phạm hạnh giải thoát:
“ Nhất bát thiên gia phạn
Cô thân vạn lý du
Dục cùng sanh tử lộ
Khất hóa đô xuân thu”.


Trong những tháng đầu năm 1947, Ngài đã nhiếp độ đầy đủ cả hai chúng Nam Nữ cư sĩ và hai chúng xuất gia Tăng Ni Khất Sĩ.

Cũng tại đấy Ngài soạn thảo nghi thức tụng niệm lễ cúng, chương trình tu học, hành đạo cơ bản cho cư sĩ và Tăng Ni. Ngài quan tâm giáo dưỡng, xây dựng cơ bản hai Tăng Ni Đoàn, tốt về Đạo Hạnh, vững về kiến thức Chánh Pháp Phật Đà. Đầu năm 1948, nhân duyên hội đủ Đức Tổ Sư rời Phú Mỹ, khởi phát chuyến du hành đầu tiên do Ngài hướng dẫn có hơn 20 Tăng Ni trực chỉ vùng Sài Gòn, Gia Định – Chợ Lớn.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Từ đó, gót chân hành đạo của Đức Tôn Sư MINH ĐĂNG QUANG, vị sư trưởng của Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam bước rộng lần ra từ phạm vi làng này sang làng khác, từ tỉnh này sang tỉnh khác.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Trong những buổi thuyết pháp, Ngài luôn kêu gọi tăng đồ trở về với giới luật “ NÊN TẬP SỐNG CHUNG TU HỌC”. Ngài kêu gọi nhân loại hãy thương yêu nhau “ không tự lấy để trừ tham, không tự làm để tránh ác”. Và Ngài cũng khuyến khích mọi người hãy cùng chung xây dựng một cõi đời đạo đức, một xứ thiên đường, một cuộc sống an vui hạnh phúc cho nhân loại ngay tại trần gian này bằng cách:
Mỗi người phải biết chữ
Mỗi người phải thuộc giới
Mỗi người phải tránh ác
Mỗi người phải (học đạo) làm thiện.


Những thời pháp của Ngài còn ghi lại trong bộ Chơn Lý ( gồm sáu mươi chín tiểu luận ). Ngài đã khéo léo dung hợp tư tưởng giáo lý của hai tông phái Phật giáo, đưa ra con đường trung đạo Chánh Đẳng Chánh Giác. . . giúp cho mọi tầng lớp trong xã hội nhận chân giá trị của Đạo Phật.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


MỘT VÀI TRANG TRONG BỘ "CHƠN LÝ" CỦA TỔ MINH ĐĂNG QUANG


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Ngài chủ trương và thường khuyến hóa chư đệ tử với quan niệm “Ta là tất cả, tất cả là ta, ta sống cho tất cả thì tất cả sống cho ta, tiếng ta đây là tất cả, đó tức là chơn lý vũ trụ”. Người thực hành đúng chơn lý gọi là Khất sĩ. Khất ấy là xin. Sĩ đây là học. Xin ấy rồi lại cho, học đây rồi lại dạy. Xin phẩm thực để nuôi thân giả tạm, cho sự thiện lành phước đức để bảo giữ sự sống dài lâu. Học bằng cách lượm lặt phương pháp khắp nơi, rút nhiều kinh nghiệm. Dạy ta đến kết quả thật hành đặt điểm chỉ lại cho người. Cái xin , cái học, cái dạy, cái cho, các pháp nương sanh, mở ra con đường sáng lạn cho tất cả về sau tiến bước. Con đường ấy kêu là Đạo. Đạo của sống là xin nhau sống chung. Đạo của biết là học chung, Đạo của Linh là tu chung. Chư Tăng, Ni xuất gia theo Ngài học đạo thời bấy giờ có trên trăm vị, còn Phật tử theo quy y thọ giới tại gia cũng cả hơn vạn người. Tịnh xá được thành lập hơn 20 ngôi tại các tỉnh miền Đông và đồng bằng Sông Cửu Long. Ngài hành đạo thuyết pháp độ sanh được khoảng 10 năm thì thọ nạn và vắng bóng.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


THỜI KỲ THỌ NẠN & VẮNG BÓNG

Chiều ngày 30 tháng giêng năm Giáp Ngọ (1954) khi ánh mặt trời vừa lắng dịu, tại Tịnh Xá Ngọc Quang Sa Đéc, Đức Ngài chậm rãi qua lại bên tàng cây bã đậu với dáng vẻ suy tư . . . cho đến khi mặt trời vừa lặn. Ngài gọi Chư Tăng đệ tử lấy đệm trãi dưới gốc cây Bồ Đề, ân cần dạy bảo về sự tu học và sự mở mang mối đạo. Đức Ngài cũng cho biết thêm tương lai Đạo phật tại Việt Nam và các nước. Ngài từ giã chư đệ tử để đi tu tịnh tại núi “Lửa” một thời gian. Chư Tăng đệ tử xin theo Ngài không mà còn dặn rằng: “Các con hãy ở lại mở mang mối đạo, giáo hóa chúng sanh đền ơn Chư Phật, ấy là các con theo Thầy và làm vui lòng thầy nơi xa vắng, rồi một ngày kia Thầy sẽ trở về”.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sáng ngày hôm sau mùng 1 tháng 02, Đức Ngài rời Tịnh Xá Ngọc Quang đi với một vị sư già và một chú điệu qua Tịnh Xá Ngọc Viên Vĩnh Long, rồi qua tiếp Cần Thơ. Nhưng khi đến Cái Vồn (Bình Minh) thì bị một số người ngoại đạo bắt đi biệt tích. Bấy giờ Chư đệ tử mới biết rõ ra lời nói của Ngài đi tu tịnh núi “Lửa” Đó là lời cảm nhận mầu nhiệm của Tổ Sư. Rồi từ ấy đến nay bóng Ngài bặt vô âm tín. Mấy chục năm dài trôi qua. Mấy chục mùa xuân biền biệt. Mấy chục mai vàng rơi rụng chia xẻ nỗi niềm của hàng vạn con tim hiếu kính thương nhớ Tổ Thầy:
Mỗi năm mỗi thắp hương lòng
Cầu cho Sư Tổ thoát vòng tai ương
Trở về bên mái Phật đường
Chuyển pháp luân độ mười phương an lành
Trái oan là nghiệp chúng sanh
Nạn tai là chuyện phải đành mà thôi
Đành rồi, hóa giải tức thời
Khổ đau sẽ hết, nụ cười thêm xinh
MINH ĐĂNG QUANG bóng an bình,
MINH ĐĂNG QUANG ngọn đèn linh ta bà.


Hằng năm, hàng môn đồ tứ chúng đệ tử luôn cầu nguyện và tâm niệm:
MINH ĐĂNG QUANG bóng an bình,
MINH ĐĂNG QUANG ngọn đèn linh ta bà.


Bởi từ lâu chúng ta đã thấu hiểu lời dạy quý báu và sâu xa của Đức Thế Tôn: “Dù người ta có giết thầy mình, mình cũng không nên giết hại lại”. Và lời dạy thấm thía vi diệu nhất đối với chúng ta hôm nay vẫn là “Kẻ nào cột oan trái rằng – họ đã giết ta, đã đánh ta, đã thắng ta, đã cướp của ta, oan trái của người ấy không bao giờ dứt. Người nào không cột oan trái như thế, thì oan trái của người ấy sẽ dứt. Và từ cổ chí kim, oan trái không bao giờ dứt được bởi sự cột oan trái. Oan trái chỉ dứt được bởi sự không cột oan trái”.

Hiểu được giáo lý một cách vững chắc như vậy, chúng ta sẽ nghe mình rất hạnh phúc khi được trả nghiệp. Huống hồ chúng ta còn giác ngộ hơn khi Tổ Sư chúng ta xem đây là từng mức thử thách cần phải trả, cần phải vượt qua để làm nên đạo Bồ Đề:
"Quỳnh trong nước mắt, sen trong lửa
Phút nhập thần sương bạc khói lam
Chia nẻo khói sương về tới đích
Cả hai cùng hiện một hoa đàm”.


Dấn thân vào cõi tử sanh, hòa điệu để được trả nghiệp mà cũng là phương pháp chuyển hóa nghiệp, nhân đối diện hầu tạo hạnh phúc an vui cho khắp vạn loài. Đây là tinh thần xả kỷ lợi tha của Chư Bồ Tát, là tinh thần từ bi bất diệt của Đức Phật và giáo pháp Khất Sĩ Việt Nam.

Biết và nghĩ được như vậy, nên từ ngày Đức Tôn Sư MINH ĐĂNG QUANG, vắng bóng đến nay đã trải qua năm chục năm dài rồi mà chư đệ tử Tăng Ni và Nam Nữ Phật tử vẫn cùng nhau nối tiếp, một lòng mến đạo, kính thương Tổ Thầy, y lời chỉ giáo, gắng công duy trì đường lối giáo lý Y – Bát Khất Sĩ với sứ mạng thiêng liêng cao cả của Tổ Thầy để mở mang Phật Pháp hầu dìu dắt bá tánh nhân sanh, đáp đền ơn Phật và Tổ Thầy trong muôn một.

KẾT LUẬN

Nhờ tinh thần truyền thừa bất diệt và tinh tấn dõng mãnh của Tổ Sư mà hiện thời hai miền Nam – Trung, cao nguyên và đồng bằng đất Việt đều có Tịnh Xá Đạo Tràng xương minh chánh pháp. Chư Tăng Ni và Phật tử ngày thêm tăng trưởng. Tuy nhiên chúng ta cũng biết không có một con đường hay pháp môn nào đưa đến thành tựu và hưng thịnh mà không trải qua những thử thách gạn lọc. Bởi trong thực tế của từng giai đoạn ngay trong thời điểm, thế hệ chúng ta đang tu học – một số chư Tăng Ni Phật tử huynh đệ chúng ta đã phần nào biểu hiện sự sa sút đời sống phạm hạnh, thối chuyển, chán nản, có những trường hợp từ bỏ cuộc sống tu hành. Dù vậy, nếu chúng ta can đảm nhìn thẳng vào sự thật, quán xét sự tương phản, biến hiện sanh diệt của các pháp trong mỗi lúc, chuyển hóa nó trở lại thành bài học kinh nghiệm, một phương pháp diệu dụng giúp chúng ta cảnh giác, nhiếp phục mọi trở ngại để tiến đến đạo quả giải thoát an vui đúng như chư Phật, chư Tổ hằng chỉ giáo khai thị: “Phiền não tức Bồ Đề”.

Chư Tôn Trưởng Lão, Thượng Tọa, Đại Đức Tăng Ni và hàng Phật tử chúng ta đã từng chịu đắng, nuốt cay vượt qua biết bao cam go, khó khăn thử thách của trường đời mới giữ được thành quả cao quý trang nghiêm như ngày hôm nay. Và rồi điều này lại càng nhắc nhở chúng ta hơn trên con đường dẫn đến tương lai cũng khó khăn như con đường quá khứ:
Kẻ đến chân non, kẻ mệt đờ
Kẻ còn xa lắc,kẻ xa lơ
Kẻ đang muốn “ bán đồ nhi phế”
Kẻ đã lưng cao tự thuở giờ”


Vì thế chúng ta cần phải sáng suốt nhận định chắc chắn rằng: “Có người đang lên đường, có người đang chán nản, có người rồi sẽ chán nản”. Nhưng niềm tin sắt đá ở chúng ta nhất định không di dịch, bởi cũng có “người đã lưng cao tự thuở giờ”. Hào quang của chư Phật, chư Tổ mãi mãi muôn đời vẫn huy hoàng sáng rực soi nẻo thánh thiện dẫn lối chúng ta đi.

Hằng năm, cứ ngày giờ này – chẳng những tại đạo tràng Tịnh Xá nơi đây chúng ta đang trang nghiêm tưởng niệm ngày Đức Tôn Sư vắng bóng mà hầu hết ở khắp các miền, các quốc độ gần xa, nơi nào có Đạo Tràng Tịnh Xá là nơi đó có hàng trăm, hàng ngàn môn đồ đang ngậm ngùi tưởng nhớ thâm ân cao cả của Tôn Sư.

Dù trải qua năm mươi lăm năm dài biền biệt Đức Ngài đã xa vắng, nhưng tấm lòng của người đệ tử hiếu đạo trung kiên không khi nào xa vắng. Và nguyện ghi vào tâm khảm đời đời tấm gương Bi – Trí – Dũng của Tôn Sư để làm rạng rỡ tông môn Pháp phái.

Và một điều là dù mai kia, mốt nọ, đường trần muôn lối, mỗi người chúng ta tu tập hành đạo một nơi, nhưng mong rằng chư huynh đệ Tăng Ni Phật Tử, hàng môn đồ đệ tử của Đức Tôn Sư luôn luôn khắc dạ ghi lòng:
“ Từ ngàn trước bao người dong ruổi
Nay chốn này đến buổi chúng ta
Con giòng hưởng lấy tài gia
Đoái nhìn sự nghiệp thương cha công trình.
Càng rộng lớn kinh dinh đồ sộ
Là người xưa lao khổ lại càng
Tìm ra được ánh đạo vàng
Nhọc nhằn một kẻ, vẻ vang muôn người
Ôi thật đáng cho đời kính ngưỡng
Công đức Ngài vô lượng vô biên
Hởi chư Phật tử hữu duyên
Nhớ ơn Thầy Tổ cần chuyên tu hành”.


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Hệ phái Khất Sĩ phụng soạn



BÍ ẨN ĐẰNG SAU SỰ MẤT TÍCH CỦA TỔ SƯ MINH ĐĂNG QUANG - THEO TRUNG GIANG KÝ SỰ CỦA TÁC GIẢ HÀNH VÂN (NGUỒN :vinhthongts.vnweblogs.com):

(.....)

Chiều ngày 29 tháng 3, văn phòng Tịnh xá Trung Tâm điện lên hỏi tôi đi Bạc Liêu cúng không? Tôi đang định 1, 2 ngày nữa sẽ đi Trà Vinh lấy tư liệu viết tiếp bài Trung Giang 20, nên nghe văn phòng hỏi vậy thôi tôi nhận lời đi luôn. Trước khi đi, tôi tranh thủ lên lầu gặp hòa thượng Giác Tường hỏi thêm tên 2 sư chưa biết trong tấm hình 37 người chụp ở Ngọc Viên năm xưa. Đã mấy lần bác Trí Phước điện thoại hỏi tôi có biết được tên của 2 sư cuối cùng chưa mà tôi vẫn chưa hỏi ra.
Lúc tôi mang tấm hình lên hỏi, hòa thượng liền dừng công việc rồi đi lấy kính ra ngoài sân ngồi trên ghế đá xem hình. Ngài nhớ đâu nói đó, vừa chỉ người này người kia vừa nói tên. Theo lời hòa thượng, tôi biết được thêm rằng Giác Thường là anh ruột của Giác Bình, ngôi chùa bên chung cư Miếu Nổi ở gần Cầu Bông có gốc từ ngài Giác Hạnh… Hòa thượng không nhận thấy mình cũng có trong hình, cũng không nhận ra các vị Giác Vân, Giác Thanh, Giác Hòa… và ngài bảo người đứng giữa Giác Giới với Giác Đức là sư cụ Giác Thủy chứ không phải là Giác Thông. Cho đến lúc trời gần tối, quý sư đang tập trung lên thiền đường tu thiền, hòa thượng mới sực nhớ được thêm một tên: đó là sư Giác Hoa đứng sau sư Giác Giới.
Tôi hỏi lại hòa thượng về lần đi qua Cái Vồn gặp Năm Lửa, Tổ sư đã tự lái xe hay ai lái? Hòa thượng đáp là Tổ sư tự lái chớ. Tôi thưa là bác Giác Hội kể rằng Giác Nghĩa lái xe chớ không phải Tổ sư lái. Hòa thượng nói rằng Giác Nghĩa xuất gia sau hòa thượng, lúc đó đâu có mà lái…
Đến khi xuống phòng, tôi đã điện thoại cho bác Trí Phước. Gặp bác, trước hết tôi cho hay tên sư Giác Hoa vừa biết, rồi nói đến chuyện Tổ sư tự lái xe… Bác Trí Phước khẳng định:
– Bây giờ trò vẫn còn nhớ rõ chuyện lúc đó giống như mới ngày hôm qua vậy sư. Chính một mình trò vác Chơn Lý ra xe cho Tổ. Lần đó Giác Nghĩa lái xe, nhưng ổng chưa phải là tập sự, mà còn để tóc, chỉ thọ 8 giới và mặc đồ nâu thôi. Đúng là về sau ổng mới thật xuất gia, mới có pháp danh là Giác Nghĩa.
Khi tôi nói về cụ Giác Thủy, bác Trí Phước cũng khẳng định:
– Sư cụ Giác Thủy già lắm. Cụ nhỏ người, mặt thỏn thỏn, răng rụng hết trơn, trông móm xọm như bà già. Sư Giác Thông to người hơn, mặt cũng khác hẳn. Hồi đó chính trò hàng ngày đi lấy cơm về cho sư cụ mà, lúc còn ở Ngọc Viên.
Tôi hỏi:
– Sư cụ Giác Thủy mất năm nào, bác?
– Khi ra rồi trò không để ý, sư.
Và tôi báo tin trưởng lão Giác Vân vừa viên tịch cách đây 9 ngày cho bác hay. Bác tiếc là không biết sớm, do tôi cũng quên bẵng… Theo những thông tin do Ngọc Trung Tăng ở Thốt Nốt cung cấp, thì trưởng lão Giác Vân có thế danh là Trần Văn Đạo, sinh năm 1927, xuất gia mùng 8 tháng Giêng năm Giáp Ngọ 1954, và đến năm 1963 mới thọ giới Tỳ-kheo. Trưởng lão viên tịch lúc 5 giờ 30 phút ngày 29 tháng 2 năm Nhâm Thìn 2012, hưởng thọ 85 tuổi, hạ lạp 49 năm. Sau khi hỏa thiêu, tro cốt của nhục thân trưởng lão đã được đem về thờ tại Tịnh xá Ngọc Trung Tăng.
Nghĩ rằng nên tường tận việc ở Cái Vồn năm xưa cho rồi, tôi liền điện thoại qua Mỹ xin số phone của sư Giác Pháp. Với thẻ 1718, giá cước cuộc gọi Việt – Mỹ của mạng Vinaphone hiện nay chỉ tốn 1650 đồng một phút, nên tôi không ngại gì việc gọi qua Mỹ. Đầu tiên, tôi liên lạc với sư huynh Minh Nguyên và được cho hay là bên Atlanta chỗ sư ở không ai có số của sư Giác Pháp đang sống ở bang khác. Thay vào đó, đại đức Minh Nguyên cho tôi số của sư Minh Đạt để tôi hỏi thăm. Ngay cuộc gọi đầu tiên tôi đã gặp được sư Minh Đạt. Hơn 3 năm rồi huynh đệ mới có dịp gặp gỡ hỏi thăm nhau nên nghe tiếng sư có vẻ vui lắm. Biết việc tôi đang làm, sư Đạt đã nhiệt tình hỏi thăm giúp và chỉ hơn nửa tiếng sau tôi đã có được số phone của sư Giác Pháp.
Vừa có số, tôi liền gọi ngay mà không nghĩ rằng bây giờ đã hơn 12 giờ khuya, chỉ ít phút nữa phải lên xe đi Bạc Liêu rồi. Tôi gọi, và khi chuông điện thoại reo được 3, 4 tiếng thì có người bắt máy, rồi có giọng từ tốn nhỏ nhẹ của một ông cụ cất lên:
– A-lô.
– A-lô, xin cho trò gặp sư Giác Pháp được không?
– Vâng, tôi là sư Giác Pháp đây.
Tôi mừng quá, vội nói:
– Thưa sư, trò ở bên Việt Nam. Hiện nay trò đang viết một cuốn sách về Đạo Phật Khất Sĩ. Trò nghe nói sư hiện là nhân chứng lịch sử duy nhất trong sự kiện Tổ sư Minh Đăng Quang bị bắt ở Cái Vồn năm 1954. Nên trò đã xin số và phone cho sư để hỏi thăm về chuyện ngày xưa, mong sư hoan hỷ!
Đáp ứng yêu cầu của tôi, sư Giác Pháp đã ôn tồn kể cho tôi biết những câu chuyện không bao giờ phai nhòa trong lòng sư. Sư sinh năm 1940, xuất gia theo Tổ sư Minh Đăng Quang vào ngày rằm tháng Giêng năm 1952, được Tổ đặt pháp danh Giác Pháp và cho theo làm thị giả hầu mấy việc lặt vặt như mang nước, bưng bát, trải tọa cụ... Thị giả chính của Tổ là Tri sự Giác Như. Sư Giác Pháp theo Tổ được hơn 2 năm, đến ngày cuối cũng cùng vào tù với Tổ. Quảng thời gian đó không nhiều, nhưng nhân duyên gần Tổ của sư Pháp nhiều hơn đa số các sư khác. Sau này, cuộc đời tu hành của sư đã bị gián đoạn và mới tiếp tục trở lại thời gian gần đây bên Mỹ.
Hồi đó, vào sáng ngày mùng 1 tháng 2 năm Giáp Ngọ 1954, lúc khoảng 6 giờ mấy thầy trò dùng điểm tâm tại Tịnh xá Ngọc Quang ở Sa-đéc. Điểm tâm xong, thầy trò lên đường qua Tịnh xá Ngọc Viên ở Vĩnh Long. Mọi người đi bằng chiếc Rờ-nôn 4 chỗ ngồi mà người ta đã cúng cho Tổ. Khi đi cũng đã gần 8 giờ, lái xe là một chú cư sĩ mà sau này xuất gia có pháp danh là Giác Nghĩa. Tổ ngồi phía trước, Tri sự Giác Như và Giác Pháp ngồi phía sau.
Đến Ngọc Viên, Tổ vào tịnh xá cho người vác Chơn Lý ra chất lên xe rất nhiều. Chất xong, 4 thầy trò lại lên đường qua Cần Thơ. Bấy giờ thấy Chơn Lý chất đầy cả chỗ ngồi của mình, Giác Pháp mới lại bạch với Tổ: “Bạch Sư Trưởng, bây giờ con ngồi ở đâu?”. Tổ đang ngồi trên ghế mới xoay lại nhìn phía sau rồi bảo: “Thôi Giác Pháp lên đây ngồi trong lòng sư.”
Giác Pháp vâng lời lên xe ngồi trong lòng Tổ. Đó là vinh hạnh duy nhất mà Tổ đã cho phép Giác Pháp, ngoài ra chưa ai được như thế. Khi xe chuẩn bị đi thì có sư cụ Giác Thủy đến bạch Tổ: “Bạch Sư Trưởng, xin Sư Trưởng cho con được về gia đình dưỡng bịnh một thời gian, chớ ở đây không có điều kiện.”.
Năm đó cụ Giác Thủy đã 79 tuổi. Trước kia cụ là một ông giáo thọ bên chùa, vì mến hạnh khất sĩ mà đã xin theo Tổ. Khi cụ bịnh, tịnh xá thời đó thiếu thốn phương tiện y tế, cũng không có ai để chăm sóc đầy đủ cho người bịnh, vì vậy mà cụ mới xin về nhà một thời gian. Gia đình cụ ở bên Cần Thơ, nên cụ muốn xin được đi theo xe của Tổ qua đó. Bấy giờ Tổ mới nói với cụ Giác Thủy: “Giác Thủy xem, xe còn chỗ nào đâu? Đến Giác Pháp còn phải ngồi trong lòng tôi nè.”. Nhưng vì cụ Giác Thủy vẫn còn muốn đi, nên Tổ mới bảo Tri sự Giác Như ở lại Ngọc Viên để nhường chỗ cho Giác Thủy. Vâng lời Tổ, Tri sự Giác Như bước xuống xe cho sư cụ Giác Thủy lên, sau đó xe lăn bánh…
Theo xe Tổ lần đó còn có xe của bà bác vật Lầu. Xe này do một thanh niên lái thuê, trên xe có tất cả 5 bà, toàn là hạng thượng lưu trong xã hội đương thời. Năm bà đó là bà bác vật Lầu, bà Biện Long tức là bà Kim Ngọc, bà Hữu Thành, bà bác sĩ Thiên và bà Tổng trưởng Thuần. Mới năm ngoái, hòa thượng Minh Tuyên có nói với sư Pháp rằng bà Thuần là vợ ông đổng lý văn phòng của một bộ trưởng ở Sài Gòn, không phải là phu nhân bộ trưởng. Điều này không biết đúng hay sai, có dịp phải kiểm chứng lại.
Hai xe chạy qua Cần Thơ. Lúc đến bến phà, xe dừng lại để đợi phà thì có một ông đại úy dẫn một tiểu đội lính Hòa Hảo đến mời Tổ về dinh Trung tướng Trần Văn Soái, Tổng Tư lệnh Quân đội Hòa Hảo. Bấy giờ người ta có súng ống võ trang nên mình đâu thể làm gì hơn, đành quay xe về Cái Vồn.
Sau này nghĩ lại, sư Pháp đặt ra nghi vấn làm sao người ta biết được lộ trình của Tổ? Trong 2 xe đi 10 người, được biết tài xế của bà bác vật Lầu là người Hòa Hảo. Nhưng cũng không chắc do chú tài xế đó mà họ biết…
Khi đến Cái Vồn, vào doanh trại của Năm Lửa, lúc đó đã trưa nên mấy bà thỉnh Tổ thọ trai. Tổ đồng ý, Giác Pháp với mấy bà Phật tử mới lo xớt bát cúng dường Tổ…
Đang kể tới đó thì sư Khải lại gần ra hiệu lên xe đi, tôi lên ghế trước ngồi với sư Đoan, tiếng máy xe ồn quá đành phải hẹn khi khác sẽ gặp lại sư Giác Pháp. Đêm hôm sau, lúc ở Tịnh xá Ngọc Vân, tôi tiếp tục liên lạc với sư Giác Pháp bên Mỹ. Sư bắt điện thoại, sau khi chào hỏi liền đi ngay vào chuyện chính:
– Bây giờ sư cần gì? Mà có cần lắm không?
Tôi đáp:
– Dạ rất cần.
– Vậy thì bây giờ trò nói, những gì biết thì nói là biết, những gì nghe kể lại thì nói là nghe kể lại, không rõ thì nói là không rõ. Bây giờ sư muốn hỏi gì?
– Điều trò quan tâm đầu tiên là sự kiện ở Cái Vồn năm 1954, tức cách đây 58 năm, thưa sư.
– Sư muốn nghe tiếp câu chuyện hôm qua à?
– Dạ đúng rồi.
– OK.
Rồi sư Giác Pháp tiếp tục kể…
– Hôm đó ăn cơm xong khoảng 12 giờ hay 12 giờ hơn gì đó, vì lúc đó Giác Pháp không có mang đồng hồ, chỉ đoán chừng thôi. Ăn xong, chúng dẫn Tổ và mọi người đi băng qua một phòng điều tra rồi từ cửa bên hông đi vào tù. Khi bước vô gặp một dãy nhà tù, có 3 căn, phố liền vách. Căn thứ nhất là khám số 1 nhốt tù thường. Khám số hai nhốt tù chính trị. Theo cách nói của người Hòa Hảo thì tù chính trị là những người Việt Minh bị họ bắt. Nghe nói giữa Việt Minh với Hòa Hảo có mối thù lớn gì đó… Tới khám số 3 là khám nhốt tù Hòa Hảo, mấy ông lính nào đi ăn cướp, ăn trộm, hiếp đáp dân chúng thì bị bắt nhốt ở đây. Năm bà Phật tử được đưa vô phòng số 1. Còn 2 ông tài xế, Tổ, Giác Pháp và Giác Thủy thì đưa vô phòng số 3.
Vô phòng thấy có người bị còng, có người không bị. Còng trong tù Hòa Hảo không giống với còng thường thấy. Nó cách tường chừng 1 thước, đầu đằng kia có một trụ gỗ lim, đầu đằng này có một trụ gỗ lim. Có một cây sắt dài, đầu kia có khoen giữ cây sắt lại, đầu này để xỏ qua mấy cái cùm cổ chân rồi khóa lại, cách đất chừng 3 tấc.
Ba vách phòng có 3 dãy còng, nhưng không phải ai bị nhốt vô phòng đó cũng bị còng, có lẽ những người tội nặng mới bị còng. Nhưng không biết họ xác định mình là loại người nào mà cũng bị còng. Tuốt đầu kia đã có một dãy người, 3 người cuối cùng là sư Giác Thủy, Giác Pháp và Tổ ở ngoài cùng. Tổ có đứng dậy hỏi ông đại úy đó rằng: “Xin ông vui lòng cho chúng tôi biết lý do nào ông giữ chúng tôi lại đây?”. Ông đại úy đáp: “Chúng tôi chỉ theo lệnh ông Năm, chúng tôi không biết gì cả. Tuy nhiên, trong mấy tháng qua, các ông đã làm gì ở Sài Gòn thì tự biết!”. Thật ra trong mấy tháng qua Tổ dẫn Đoàn Du Tăng Khất Sĩ đi hành đạo ở Sài Gòn, bây giờ còn có những tấm hình chụp ở Vườn Bờ-rô đó, và Vườn Bà Lớn trên đường Phan Đình Phùng, nằm phía sau mấy dãy phố. Chỉ đi hành đạo chứ Tổ có làm gì? Nhưng ông đại úy nói vậy rồi đi ra.
Sư Giác Pháp còn nhớ chuyến đi từ Sài Gòn về Tân An, xuống Trung Lương, qua Bắc Mỹ Thuận rồi đi ngõ Cần Thơ, thầy trò có ghé Tịnh xá Ngọc Minh, xong lên Ngọc Trung Ni ở Thốt Nốt. Rồi trước khi từ Thốt Nốt lên Long Xuyên, có một người nào đó đã nói với Tổ là trên đường đi có một người muốn thăm Tổ, người đó là ông Bảy Dẫn, một trong những đại đệ tử của đức Huỳnh Phú Sổ. Ông Bảy Dẫn thuộc hàng đệ tử khác với Năm Lửa, Ba Cụt, Hai Ngoán, Hai Ngộ… ông cũng không nổi tiếng bằng Thanh Sĩ.
Khi xe chạy được nửa đường, không nhớ chỗ đó là Chợ Muối hay chỗ nào đó, có một người mặc đồ nâu, tóc xõa ngang vai theo kiểu của ngài Huỳnh Phú Sổ ra đón. Tổ bảo xe dừng lại, bước xuống nói chuyện với người đó, tức là ông Bảy Dẫn. Ông Bảy Dẫn cung kính Tổ như cung kính thầy mình vậy. Không biết hai người nói chuyện gì đó rồi Tổ lên xe đi tiếp.
Trong thời gian Tổ hành đạo ở miền Tây, có rất nhiều người mến mộ Tổ, có cả nhiều người gốc Hòa Hảo. Nhưng mà Tổ có nói rõ mình là người thừa Như Lai sứ tác Như Lai sự, ai muốn quy y thì Tổ cho quy y, không nhất thiết phải xem Tổ là là người thầy duy nhất. Quy y rồi, muốn học với ai thì học, muốn tu ở đâu thì tu, không có ràng buộc. Sư Giác Pháp nhớ là trên xe của Tổ 2 bên có 2 hàng chữ in màu đỏ, trong đó còn nhớ được một câu: “KHÔNG THU NHẬN TÍN ĐỒ BỔN ĐẠO”. Chính Tổ hay nói: “Quý Phật tử không nhất thiết phải theo tôi mà không được theo những thầy khác. Quý vị ở đời đi học cũng phải lên lớp, cũng phải thay đổi thầy cô, chớ theo một thầy hoài làm sao học nhiều được…”.
Có những tín đồ Hòa Hảo theo Tổ. Như sư Giác Bảo ở Vĩnh Long, do gốc là người Hòa Hảo, nên khi xuất gia rồi, lúc thuyết pháp sư hay dẫn sấm giảng của ngài Huỳnh Giáo chủ, của Phật Thầy Tây An, của ông Phật Trùm… Trong 114 Điều Luật, câu số 2, số 3 gì đó, Tổ có cấm nói thiên cơ, sấm giảng. Cho nên có mấy lần Tổ kêu sư Giác Bảo lên rầy. Lúc đầu sư còn sửa, nhưng rồi sư chứng nào tật nấy, nên Tổ thu lại y bát, cho sư về. Sau đó, sư Giác Bảo có lúc mặc đồ nâu, có lúc mặc đồ vàng, nhưng vẫn cung kính Tổ chớ không có oán hận gì.
Một trong những nguyên nhân Tổ bị Năm Lửa bắt có lẽ là do vấn đề tín đồ bổn đạo. Tuy Tổ không thâu nhận tín đồ của đạo khác, nhưng ai có thiện tâm theo Phật pháp thì Tổ đều cho quy y thọ giới. Ngài cho thọ giới rồi dặn rõ ràng cho họ như vậy…
Lại nói về chuyến xe của Tổ lần đó, lúc ghé Thốt Nốt đã có ông ký Chiếu theo. Rồi thay vì ghé Tịnh xá Ngọc Long ở Long Xuyên, xe Tổ đi thẳng về Châu Đốc, còn xe 5 bà Phật tử không theo, họ đi về Tịnh xá Ngọc Long trước, chờ Tổ ở đó. Đến chân núi Cấm, Tri sự Như, Giác Pháp, tài xế Giác Nghĩa và ông Ký Chiếu ở đó chờ, một mình Tổ lên núi rồi xuống, xe quay về Tịnh xá Ngọc Long nghỉ một đêm. Hôm sau, 28, 29 gì đó, đoàn xe về Sa Đéc ở mấy ngày.
Đêm 30 Tổ họp Tăng ở cái nền đất mới đắp trong Tịnh xá Ngọc Quang để phân công một số việc. Thường ngày theo Tổ, Tri sự Như ngồi một bên, Giác Pháp ngồi một bên, nhưng hôm đó ngồi chưa bao lâu Giác Pháp đã bạch: “Bạch Sư Trưởng, con buồn ngủ quá, xin cho con về cốc ngủ.”. Tổ nói: “Thôi con về ngủ đi.”. Giác Pháp về ngủ, nên phần sau cuộc họp chỉ nghe thuật lại.
Lần đó Tổ nói với chư Tăng là ngài muốn đi tu tịnh. Trong quý sư cũng có hỏi là Sư Trưởng đi chỗ nào, xin cho biết để thỉnh thoảng tới thăm hay gặp những điều gì trong giáo hội không giải quyết được thì chúng con đến thỉnh ý Sư Trưởng… Tổ mới nói là tôi muốn lên núi tu, mà chỗ đó khó khăn lắm, các sư không tới được đâu. Quý sư hỏi nhiều lần, Tổ mới nói núi đó là núi lửa. Quý sư không nghĩ rằng Tổ tiết lộ chuyện sắp xảy ra cho biết. Đến khi Tổ bị bắt rồi, thì quý sư mới biết chỗ đó không phải ai cũng tới được.
Giác Pháp còn nhớ rõ, Tổ phương phi, tay chân đầy đặn, nên bị còng vừa khít chân. Còn Giác Pháp ốm, nhỏ, nên chỗ còng lỏng le. Lúc đó Giác Pháp lượm gói thuốc lá (hồi đó người ta hay hút Bát-tô trắng hay đỏ), xé ra, xếp lại nói: “Bạch Sư Trưởng, để con chêm miếng giấy cho Sư Trưởng khỏi bị trầy da.”… Sáng hôm sau lính mở khám, ánh mặt trời rọi xéo vào, bọn lính vào mở còng mời Tổ ra. Từ đó cho đến ngày về và cho đến mãi sau này, Giác Pháp không còn được gặp Tổ nữa!...
Chợt nhớ một điều, sư Pháp liền bổ xung:
– Có một chi tiết quên nói: Sau này được biết, khi bắt vô khám, chỉ mấy tiếng sau là 4 trong 5 bà đã được Văn phòng Bộ trưởng Thuần ở Sài Gòn điện xuống bảo lãnh, nên Năm Lửa thả liền 4 bà.
– Vậy là 4 bà được thả liền?
– Bốn bà được thả liền, còn giữ bà bác vật Lầu, tài xế của bả với Giác Nghĩa. Khoảng 3 ngày sau họ cũng được thả ra.
Và câu chuyện lại được tiếp diễn thế này:
Vào sáng mùng 2 Tổ bị đưa đi, Giác Pháp có nghe trong tù nói là đêm khuya mà người ta đưa ra ngoài thì sẽ không bao giờ còn trở lại. Tức là bị bắn rồi cho “mò tôm”, cho thả xác xuống sông luôn. Đến đêm mùng 2 rạng mùng 3, chắc khoảng 2, 3 giờ khuya, có 2 thằng lính mang súng vào kéo Giác Pháp với sư Thủy ra. Giác Pháp nghĩ bụng: “Kiểu này chắc bọn nó đưa mình đi mò tôm!”. Hai thằng lính thảy cho sư Thủy một bộ đồ bà Ba, màu trắng xám dơ, cũng đã sờn vai rách gấu rồi, nói: “Ông mặc cái đồ này đi, cởi bộ đồ đang mặc ra!”. Sư cụ Thủy nói: “Tôi tu, tôi phải mặc đồ này, đâu có mặc đồ đời được.”. Một thằng lính dộng báng súng xuống nền cái “rầm”, hỏi: “Ông có thay không?”. Sư Thủy mới hoảng, cởi y thay liền. Còn Giác Pháp được một cái quần xà-lỏn, nó là một cái quần dài đã rách mất 2 ống rồi. Giác Pháp nghĩ bụng: “Chắc nó định đem mình đi bắn, sợ mang tiếng giết người tu nên bắt mặc đồ đời…”. Nhưng thay đồ xong thì bọn lính kéo 2 người còng chân trở lại. Có điều, nếu lúc trước còng có 1 chân, thì bấy giờ còng cả 2 chân.
Khi bị còng, người ta tiêu tiểu tại chỗ. Trong phòng giam có để mấy cái hủ đựng đường, cao cỡ 5, 6 tấc, rộng cỡ 2 tấc rưỡi. Hễ tù nhân nào mắc thì kéo cái hủ lại, giở miếng gạch Tàu đậy trên miệng hủ ra, ngồi lên mà tiêu tiểu, xong đậy lại. Bọn lính cũng để y nguyên chớ không đổ…
Lúc bị còng cả 2 chân, sư cụ Thủy mới nói: “Mấy ông ơi, ở đây người ta cướp của giết người mà mấy ông còng có một cẳng. Còn tôi tu hành, cũng đã già gần 80 tuổi, chú này mới 14, 15 tuổi, có tội gì mà phải còng cả 2 chân?”. Tên lính mới đổi giọng nói: “Ông ngoại ơi, tụi cháu làm theo lệnh ông Năm chớ có biết gì đâu. Ông Năm truyền lệnh xuống bảo còng 2 chân chớ để mấy ổng biến mất!”. Nghe tên lính nói, Giác Pháp nghĩ bụng: “Tui mà biến được, dù mấy ông có còng cỡ nào tui cũng biến đi, chớ đừng nói là 2 chân!”.
Ngày hôm sau, không biết sao mà lính chuyển sư Thủy với Giác Pháp qua phòng số 2, phòng tù chính trị. Trong phòng đó có một dãy còng gọi là còng tử. Người nào bị còng tử thì phải còng cả 2 chân, không được ra ngoài dù là để tắm rửa, tới giờ có lính mang cơm cho ăn. Còn những người khác thì đến giờ được mở còng ra ngoài ăn, đến lúc tắm được ra ngoài tắm. Tù nhân ở đó mỗi tuần được tắm một lần. Mang tiếng là tắm mà mấy trăm người chỉ có một hồ nước nhỏ, nên mỗi người chỉ được xối 1, 2 ca nước cho mát rồi chạy vô thôi.
Hôm sau, tức là ngày thứ tư kể từ ngày bị bắt, Giác Pháp nghe lính nói với nhau là có bắt 8 ông sư đi thăm thầy nhốt vô phòng số 1. Đó là 8 sư Hoằng, Tôn, Nguyên, Giới, Lập, Thường, Duyên, An.
Khoảng cuối tháng 2 âm lịch, một bữa sư Thủy mệt quá ngất đi. Lính trực mới điện lên tư dinh Năm Lửa cho biết. Năm Lửa cho phép, lính mới mở cửa đưa sư Thủy với Giác Pháp ra ngồi ngoài cửa. Lúc đến giờ cơm, ăn xong, lính lùa hết tù nhân vào rồi, đến sư Thủy thì sư không chịu vô nữa. Sư cụ nói: “Mấy ông bắn cho tui chết tại đây đi, chớ vô đó tui cũng chết! Dù sao tui cũng đã 7, 8 chục tuổi rồi, vô lại cái nhà lúc nhúc người vậy tui chịu không nổi.”. Bọn lính nói cách nào sư Thủy cũng không chịu, cuối cùng phải điện lên hỏi Năm Lửa, Năm Lửa bảo thôi cho 2 ông đó qua phòng số 1 đi, phòng tù không còng.
Hai người được đưa qua phòng 1, lúc đó 8 sư đi lao động ở ngoài chưa về. Đến chiều, 8 sư về, huynh đệ mới gặp lại nhau sau 1 tháng bị giam cầm. Từ bữa đó, 10 huynh đệ bị giam chung thêm 1 tháng. Đến khi sư Thủy và Giác Pháp được thả ra, thì 8 sư còn bị giam hơn 1 tháng sau mới được về.
Lúc thả ra, 2 người một già một trẻ có đồng nào trong túi. Hai người hỏi đường đi, người ta chỉ đường, ra đón được xe cho quá giang về Vĩnh Long, vào tới tịnh xá ai cũng tưởng là 2 ông cháu đi xin ăn!... Ngày Giác Pháp về là 30 tháng 3 âm lịch, tính ra bị giam 2 tháng. Giác Pháp về, dắt sư Giác Thủy đi qua mương vào cái nhà dài ở Ngọc Viên, lúc đó Phật tử đang đọc kinh cúng hội. Bà Thủy, bà hộ pháp ở Ngọc Viên, nhìn ra thấy nên nói với mấy bà Phật tử: “Có 2 ông ăn xin đi vô, bà nào có tiền ra cho mấy ổng đi.”. Bởi 2 tháng không cạo tóc, không tắm rửa, mặc đồ đời rách te tua, nên Phật tử nhìn tưởng vậy. Giác Pháp vào tới 1 phần 3 cầu thì mấy bà đã ra đưa tiền. Giác Pháp nhìn mấy bà chứ không nói. Thoáng chốc họ liền nhận ra, kêu lên: “Mấy bà ơi, sư Thủy với Giác Pháp về rồi nè!”. Mấy Phật tử bỏ cúng hội chạy ùa ra…
Đến khi huynh đệ đã được thả về hết rồi, có một lần Giác Hoằng kêu Giác Pháp ra cái mộ đầu tịnh xá nói: “Giác Pháp biết không, lúc Giác Thủy với Giác Pháp đã về đúng 1 tuần lễ, ông Năm Lửa đích thân xuống nhà tù lột lon ông Đại úy xét khám và ông Trung úy phó xét khám tống giam vô phòng số 1…”.
Quý sư do hàng ngày đi làm bên ngoài, nên biết Tổ bị nhốt trong một cái khám cát-sô. Đó là khám biệt giam, tường dày tới 40 phân, cửa sắt, chỉ nhốt 1, 2 người. Quý sư biết điều đó, nên giờ cơm thường ngồi ở cái hướng mà người ta mở cửa khám đưa cơm thì mình sẽ nhìn thấy được phía trong. Do khám nhỏ, nên nhìn đúng hướng cửa là sẽ thấy được người bên trong. Quý sư đã mấy lần thấy Tổ.
Lý do mà 2 ông Đại úy xét khám và Trung úy phó xét khám bị Năm Lửa lột lon, tống giam là do đã để mất một tù nhân quan trọng, tức là ngài Minh Đăng Quang. Theo lời sư Hoằng kể, 2 người đó lúc làm cai rất hống hách, nhưng khi mất chức, bị tù rồi thì họ cụp râu. Cho nên chiều ăn cơm xong, sư Hoằng mới lân la lại hỏi: “Thưa Đại úy, biến cố xảy ra vậy có phải do ông thả thầy tôi hay không?”. Ông Đại úy xét khám nói: “Nói thật với mấy ông, tôi có ăn gan hùm, uống mật gấu cũng không dám thả! Chìa khóa chỉ có mình tôi giữ, lúc nào cũng đeo trong người. Khi thầy mấy ông mất, trong đó có một ông già nữa cũng mất luôn. Cái tường 40 phân có khoét một lỗ thông hơi, lỗ đó đến đứa con nít chui cũng không lọt! Nhưng còng, khóa đều còn nguyên, cửa vẫn khóa, không biết cách nào hai ổng biến mất?”... Đó là những lời sư Hoằng đã thuật lại với Giác Pháp hôm đó…
Sư cụ Giác Tôn đã lược bỏ việc 10 huynh đệ bị giam chung một tháng và việc các sư thấy Tổ trong cát-sô. Sư có ý gì khi làm thế? Có dịp tôi sẽ hỏi lại cụ việc này… Về ngày Tổ biến mất đó, theo Lịch Vạn Niên thì ngày mùng 7 tháng 4 năm Giáp Ngọ 1954 nhằm ngày 9 tháng 5 năm 1954. Trong thời điểm bấy giờ, tại Việt Nam và thế giới có mấy sự kiện trọng đại đã xảy ra: đó là Pháp bị bại trận tại Điện Biên Phủ vào ngày 7 tháng 5, và Hội nghị Genève tại Thụy Sĩ chính thức bàn về vấn đề Đông Dương vào ngày 8 tháng 5. Cứ ghi nhận như vậy đã, bây giờ hãy quay lại câu chuyện của sư Giác Pháp…
Bà Kim Ngọc ở Vĩnh Long, một trong 5 bà trên chuyến xe theo Tổ vô tù ngày xưa, là một trong những người rất tôn sùng tài ăn nói văn chương của sư Giác Hoằng. Thời đó, sau khi Tổ vắng bóng, người thuyết pháp trong Tăng đoàn là sư Giác Hoằng. Như việc sư sưu tầm và tìm tòi để viết thành tác phẩm Minh Đăng Quang Pháp Giáo đã cho thấy khả năng văn chương của sư cũng khá. Về sau, sư Giác Pháp có nghe bà Kim Ngọc kể:
– Sau khi ông Diệm về nước, ông giải tán hết mấy nhóm có vũ trang. Bên Cao Đài, ông giải tán lực lượng của trung tướng Trịnh Minh Thế, người sau này bị chết trận tại Cầu Chữ Y lúc dẹp loạn Bình Xuyên, với vết đạn bắn từ sau trổ ra trước… Bên Hòa Hảo, ông giải tán các lực lượng của Trần Văn Soái (Năm Lửa), Lê Quang Vinh (Ba Cụt), Lâm Thành Nguyên (Hai Ngoán) ở Châu Đốc… Mấy nhóm này là hậu thân của Đảng Dân Xã do ngài Huỳnh Phú Sổ lập, có vũ trang (trang bị vũ khí). Sở dĩ Pháp để mấy đảng phái này tồn tại là vì nó muốn kềm chế sự phát triển và nổi dậy của Việt Minh.
Khi ông Diệm giải tán các đảng phái thì Năm Lửa đầu hàng, Hai Ngoán đầu hàng, nhưng Ba Cụt không đầu hàng. Không đầu hàng, Ba Cụt đã bị bắt trong Chiến dịch Nguyễn Huệ do đại tá Dương Văn Minh hành quân, rồi bị xử chém tại sân vận động Cần Thơ. Còn Năm Lửa cuối đời bị ung thư.
Năm Lửa cuối đời bị ung thư, nằm ở bệnh viện mà bây giờ là bệnh viện Đồn Đất tại Sài Gòn. Mấy bà nghe tin mới đến thăm. Đến gặp Năm Lửa, mấy bà hỏi: “Ông Năm còn nhớ ngày đó, tháng đó, ông Năm có bắt giữ một thầy tu, một sư già với một chú tiểu, và cả chúng tôi nữa, ông còn nhớ không?”. Ông Năm Lửa đáp: “Tôi nhớ có bắt giữ đại đức Minh Đăng Quang với mấy bà.”. Mấy bà hỏi Năm Lửa: “Từ đó tới nay, chúng tôi vẫn trông thầy mà bóng thầy vẫn bặt vô âm tín. Có nhiều người nói là thầy tôi bị bắn, bị giết, bị thả trôi sông… mấy chuyện đó có không?”. Năm Lửa nói: “Tôi xác nhận là có bắt mà không có giết.” – “Vậy thầy chúng tôi đâu?” – “Thật sự là tôi có bắt, tôi không giết và tôi cũng không có thả.” – “Ông nói vậy, xin lỗi ông, một đứa con nít cũng không tin được!”. Năm Lửa mới nói: “Tôi nói thật với mấy bà. Tôi đã mang bệnh này rồi, tôi sống nay chết mai, đâu có sợ mấy bà trả thù nữa! Bây giờ mấy bà tin, không tin thì tùy.”…
Sư Giác Pháp nhận định:
– Liên hệ 2 việc, lời kể của sư Giác Hoằng với lời khẳng định của Năm Lửa, mình thấy sự biến mất của Tổ thật bí ẩn! Riêng trò không dám kết luận thế nào, nhưng xin kể cho sư nghe một vài chuyện khác để mình nhận định.
Lúc Tổ đi hành đạo mới 23 tuổi. Mỗi khi Tổ thuyết pháp, người ta đến nghe rất đông. Sau Tịnh xá Ngọc Quang hồi đó có lăng ông Thống chế, bây giờ không biết còn không?
– Vừa rồi nhà nước đã bồi thường cho gia đình rồi cho san bằng hết, chuẩn bị mở một con đường ngay sát hông Tịnh xá Ngọc Quang.
– Vậy hả? Thời Tổ đi hành đạo ở miền Nam, thời đó Việt Minh đang nổi dậy, nên chính quyền Pháp có một cơ quan tương đương Cảnh sát chìm trước 75, sau 75 gọi là Công an chìm…
Tôi nhắc:
– Cơ quan Phòng Nhì.
– À, Deuxième Bureau đó. Bọn nó theo dõi Tổ, nhưng không trực tiếp làm mà nhờ ông Hội đồng Điền, một ông hội đồng cũng có thế lực lắm. Ông Điền theo dõi xem Tổ có làm Cách mạng, xách động quần chúng không? Vợ ông Hội đồng Điền sau này quy y theo Tổ, thọ 8 giới mặc đồ nâu tu, pháp danh là Từ Ngọc. Một người bạn rất thân của ông Hội đồng Điền là Năm Cầm, sau cũng có quy y theo Tổ…
Lần đó Tổ thuyết pháp, ông Điền dẫn đàn em đến, dặn: “Tao lên ngồi phía trước, bọn bây ngồi lại phía sau, hễ thấy tao ra dấu thì lên còng ổng lại cho tao!”. Bọn đàn em hỏi: “Ra dấu kiểu nào?”. – “Khi nào tao lấy tay vuốt đầu từ trước ra sau thì bây lên còng ổng!”…
Hồi đó, mỗi khi thuyết pháp xong Tổ hay hỏi: “Quý Phật tử, quý bà con nghe tôi thuyết pháp có hiểu không, có chỗ nào không rõ cần tôi nói lại không?”. Lần đó khi Tổ hỏi vậy, ông Điền mới giơ tay xin hỏi. Chính ổng kể lại với trò là lúc đó định hỏi Tổ mấy câu chính trị, nếu Tổ nói có dính dáng một chút thì bắt liền. Nhưng khi giơ tay rồi, ngước đầu lên thì ông Điền không thấy Tổ nữa mà thấy một ông già râu tóc bạc phơ, tiên phong đạo cốt đang ngồi trên đó. Ổng mới dụi mắt, chẳng lẽ mình hoa mắt, ông sư hai mấy tuổi khi nãy đâu? Nghĩ mắt mình bị sao, ông ra sân lấy nước rửa.
Hồi xưa, trước mỗi nhà ở miền Nam đều có một lu nước mưa, có nắp đậy đàng hoàng, trên lu có một gáo dừa để ai khát thì múc uống, kể cả mấy người đi ngang đường. Ông Hội đồng Điền ra múc nước mưa rửa mặt rồi, xem lại vẫn thấy một ông già râu tóc bạc phơ đang thao thao thuyết pháp. Ổng mới tháo kiếng chùi, đeo vào vẫn còn thấy như vậy. Lúc này mình mẩy ổng đều mọc gai ốc! Nên ổng quên mất điều định hỏi mà vào xin quy y thọ giới. Lúc Tổ đã truyền Tam quy ngũ giới và đặt pháp danh xong, ông ta lễ tạ Tổ, ngẩng lên nhìn thì lại thấy ngài là một ông sư trẻ! Chuyện này ông Điền cứ thắc mắc hoài…
Rồi Tổ đi hành đạo một vòng, đến khoảng nửa năm sau thì quay lại Sa Đéc. Tổ về lần đó, ông Hội đồng Điền vận động bà con, họ hàng mua miếng đất sau lăng ông Thống chế cúng cho Tổ, cất lên Tịnh xá Ngọc Quang. Tịnh xá Khất Sĩ mình có 4 cái bánh ú nhô lên trên 4 vách xéo ở chánh điện là do 2 ông Hội đồng Điền và Năm Cầm chế ra đó.
– Như vậy Ngọc Quang là tịnh xá đầu tiên có nóc bánh ú?
– Ngọc Quang là đầu tiên đó. Mấy tịnh xá khác thấy cũng đẹp mới làm theo… Đến khi làm xong tịnh xá, Tổ về chứng minh, ổng mới hỏi: “Bạch đại đức, người tu có khi nào hiển lộ thần thông không?”. Tổ vừa cười vừa nói: “Có chớ ông! Đôi khi phải hiển lộ thần thông để độ mấy người cứng đầu chớ ông!”… Đó là lời ông Hội đồng Điền kể lại với trò.
Và kể một câu chuyện nữa để làm sáng tỏ sự kiện Tổ biến mất trong tù. Hồi đó, ai cũng biết 4 hãng xe đò lớn nhất chạy tuyến Sài Gòn – Lục Tỉnh là Đại Đồng, Thiên Sanh, Thiên Hòa và Nhơn Hòa. Về sau có thêm hãng Tam Hữu. Khi Tổ về Cần Thơ thuyết pháp, lúc đó chưa có tịnh xá. Sau này trò có nghe Phật tử Thiện Minh, chủ hãng xe Nhơn Hòa, kể lại chuyện của chính ổng. Lần đó Tổ về Cần Thơ thuyết pháp, vợ của Thiện Minh có đến nghe. Khi thuyết xong, Tổ hỏi: “Các Phật tử nghe pháp có hiểu không? Có chỗ nào thắc mắc không?”. Có một số Phật tử đã hỏi, Tổ giải đáp rồi. Sau đó, một số ra về, một số còn ở lại. Lúc đó, vợ Thiện Minh lên lạy Tổ, nói: “Bạch đại đức, con khổ lắm! Chồng con theo bạn bè chơi, bây giờ bị nghiện thuốc phiện rồi. Đại đức cũng biết đó, người ta nói thuốc phiện là vàng đen mà, đâu có tiền bạc nào chịu nổi. Bây giờ, con không biết hãng xe đò của con sập tiệm lúc nào nữa! Con khổ lắm, đại đức ơi!...”. Tổ mới nói với cổ: “Mai tôi còn ở đây, bà có vô nghe pháp thì nói chồng nhớ theo vô để gặp tôi.”. Không biết bả về nói cách nào mà ổng cũng chịu vô.
Hôm sau, thuyết pháp xong, Phật tử cũng tuần tự hỏi, Tổ giải đáp rồi, đến 2 vợ chồng chủ hãng xe Nhơn Hòa lên. Ông chồng thưa: “Bạch đại đức, thật ra nghề của con phải giao thiệp, cũng phải hút thuốc, uống rượu với người ta thì mới có mối làm ăn. Nhưng con không ngờ lại bị vướng bệnh ghiền lúc nào không hay. Bây giờ con đã dùng nhiều cách cai nghiện, tốn kém lắm mà chưa trị được bệnh này. Khi lên cơn nó vật vã lắm, chịu không được!”. Tổ mới hỏi nhẹ nhàng: “Vậy ông có muốn hết bệnh ghiền không?”. Ông chủ hãng xe Nhơn Hòa nói liền: “Bạch đại đức, con muốn hết lắm chớ!”. Nói vậy, mà trong bụng ông ta nghĩ thầm: “Mình tốn bao nhiêu tiền cũng không hết được, chẳng lẽ ông sư này có cách nào hay sao?”. Tổ vẫn nhẹ nhàng hỏi tiếp: “Ông có đồng ý cho bệnh ghiền của ông cho tôi không?”. Ông ta có trả lời là: “Nếu đại đức nhận thì con cho.”. Tổ mới quay qua nói với bà vợ ông ta: “Có bà làm chứng nghe, ổng nói cho tôi rồi, không có đòi lại nghe!”…
Ấy vậy mà từ đó về nhà ngửi phải khói thuốc phiện là ông ta muốn ói, không ghiền nữa. Sau đó, chính ổng bỏ tiền và vận động thêm mọi người mua đất lập Tịnh xá Ngọc Liên ở Cần Thơ cúng cho Tổ.
– Hay lắm! Vậy ông Thiện Minh ở đâu?
– Ông ta người Tàu, dân Quảng Châu, Phúc Kiến gì đó. Người Tàu họ làm kinh tế giỏi lắm, sư.
– A-di-đà Phật.
– Ông Thiện Minh người Việt gốc Hoa ở Long An, nhưng hãng xe Nhơn Hòa của vợ chồng ổng ở Cần Thơ, chắc sau 75 phải vô quốc doanh hết rồi… Nói chung đây là vài chuyện để mình nhận định Tổ của mình không phải là người thường!...
Tôi nằm mỉm cười một mình trong cốc: khất sĩ Minh Đăng Quang là người thường đó chớ, tại mọi người không thường thôi! Cái thường của đức Tổ sư lại là cái phi thường của một siêu nhân, chuyện này còn phải bàn luận hay chứng minh gì nữa. Với người đã thấy tứ đại duyên khởi nảy sanh cái biết, qua dòng thời gian đa số các cái biết bị ác nghiệp giết chết đi, một số ít còn lại già dặn thành Phật; với người đã thấy được như thế là người có con mắt gì? Chính trongChơn Lý cũng có hé lộ luôn rồi: “Ai biết được tứ đại người đó là Phật!”. Và trong Bồ-tát Giáo, chính tác giả đã ký tên là Nhiên Đăng cổ Phật, còn phải đi chứng minh gì nữa?
Sư Giác Pháp nói tiếp:
– Hòa thượng Minh Châu, một học giả lỗi lạc của Phật giáo Việt Nam trước 75, người đã dịch Tạng kinh Pàli ra tiếng Việt,
Tôi ngắt lời sư:
– Phật giáo Nam tông Việt Nam rất biết ơn hòa thượng Minh Châu về việc này.
– Ờ. Chính hòa thượng Minh Châu, sau khi xem xong bộ Chơn Lý của Tổ do hòa thượng Giác Toàn mang tặng, hòa thượng Minh Châu đã nhận xét rằng: “Thời của ngài Minh Đăng Quang là thời mà đa số kinh điển Phật giáo còn nằm trong Pàli tạng hay Hán tạng. Ấy vậy mà bộ Chơn Lý của ngài Minh Đăng Quang hàm chứa cả Đại thừa và Tiểu thừa. Những gì ngài Minh Đăng Quang viết hoàn toànkhông có sai khác với 2 tạng kinh điển Nam, Bắc Phật giáo. Nên tôi nghĩ rằng Đại đức Minh Đăng Quang không phải là người thường!”. Đó là những lời trò đã nghe các vị kể lại, có dịp sư gặp hòa thượng Giác Toàn hỏi lại xem…
Với nhận định Giáo pháp Khất Sĩ không có sai khác với 2 tạng kinh điển Nam, Bắc Phật giáo, tôi thấy đúng là không sai, nhưng có khác nhiều đó. Ví dụ Giáo pháp Khất Sĩ có những đặc sắc:
* 24 giới chứ không phải 18 giới,
* Ngũ định chứ không phải Tứ thiền bát định,
* 4 Niết-bàn chứ không phải 2 Niết-bàn,
* Bảy đạo quả chứ không phải Tứ quả Thanh Văn và 52 quả Bồ-tát,
* Bảy pháp giải hòa khác với Thất diệt tránh pháp,
* Lục thiên thất tụ chứ không phải Ngũ thiên thất tụ,
* Đạo lý của ăn chay là Thiệt căn thanh tịnh chứ không phải chỉ trưởng dưỡng đức Từ bi và tránh nghiệp sát,
* Dùng Pháp tháp là chính chứ ít dùng Xá-lợi tháp,
* Giới Phật Tửđược biên tập hay hơn Giới Bồ-tát,
* Hai bộ Giới Bổn được biên tập quá hay,
* Truyền giới Khất Sĩ phải do một hoặc hai tiểu giáo hội đảm trách chứ không phải do Tam sư và Thất tôn chứng,
* Bài học Sa-di có 19 bài Oai nghi chứ không phải 24 bài,
* Kinh nhật tụng bằng tiếng Việt chứ không mượn tiếng nước ngoài cho linh,
* Y bát Khất Sĩ khác hẳn y bát của Nam, Bắc tông Phật giáo,
* Thờ phượng bản tâm là hơn hẳn mọi cách thờ phượng,
* Có hai hạng Bồ-tát phàm và Thánh chứ không tính chi li 52 bậc,
* Lập Đoàn Du Tăng Khất Sĩ như thời Phật Thích-ca hành đạo, một điều mà chắc chưa có Phật giáo nước nào khác đã làm,
* Kinh Diệt Lòng Ham Muốn khác Kinh 42 Chương,
* Quan Công là tướng A-tu-la chứ không phải là Bồ-tát hộ pháp,
* Đức Di-lặc vẫn còn là Bồ-tát, đừng vội gọi là Phật,
* Lập thuyết Tứ đại duyên khởi…
Nghĩ thoáng qua những điều mà lâu nay đã chú ý, và tôi vẫn trả lời sư Pháp:
– Chuyện này trò đã nghe kể, mà câu kết trong nhận định của hòa thượng Minh Châu là: “Đại đức Minh Đăng Quang phải là một bậc Thánh mới viết được một tác phẩm như thế! Như tôi là một tiến sĩ Phật học cũng không viết được.”.
– Vậy hả? Có thể trò đã được nghe kể lại không chính xác lắm. Ngoài ra, trò còn có xem một quyển sách của mục sư Lê Trung Trực, vị này chắc ở Việt Nam…
– Dạ không, mục sư Lê Trung Trực ở Mỹ. Quyển Điển Quang Biện Chứng Phápcủa mục sư lúc đầu trò thấy có xuất hiện ở Việt Nam, nhưng sau đã ngưng lưu hành do trong sách có một câu không thích hợp.
– À, trong sách đó, mục sư Lê Trung Trực đã khẳng định Đại đức Minh Đăng Quang là một vị Bồ-tát.
– A-di-đà Phật.
– Thật sự, mình chưa thấy ai trong vòng 7, 8 năm đã lập ra một hệ phái Phật giáo mà bây giờ đứng chân vạt ở Việt Nam là Bắc tông, Khất Sĩ và Nguyên Thủy. Số lượng Tăng, Ni và tịnh xá của Phật giáo Khất Sĩ hiện nay rất nhiều.
– Thật sự là bên Nam tông Việt Nam có khoảng 10.000 Tăng, nhưng Tăng của họ đa số là mấy ngàn thanh niên ra vô mỗi năm, còn số các vị hòa thượng, trưởng lão, đại đức tu lâu dài thì số này không nhiều.
– Ờ số người tu gieo duyên thì đâu kể.
– Họ chỉ phát triển trong địa bàn người Khmer ở các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang… Số lượng của họ tuy chiếm 1 phần 4 của toàn quốc nhưng chủ lực chỉ là nhóm Nam tông người Kinh ít ỏi.
– Theo trò biết, chùa Kỳ Viên ở khu Bàn Cờ ban đầu được cúng dường cho Tổ Minh Đăng Quang.
– Dạ, mùa an cư đầu tiên của Phật giáo Khất Sĩ được ghi nhận là ở chùa Kỳ Viên đó.
– Sau này, Tổ sư Minh Đăng Quang bỏ về miền Tây hoằng pháp, Kỳ Viên mới do bên Nguyên Thủy quản lý. À, bây giờ sư đang ở đâu?
– Lúc này trò đang ở Tịnh xá Ngọc Vân tại Trà Vinh của thượng tọa Giác Khang.
– Vậy ha. Thôi câu chuyện đến đây tạm đủ ha?
Tuy đã nói điện thoại ngoài 100 phút liền rồi, chuông báo giờ tu thiền giấc nửa đêm đã nổi lên rồi, nhưng tôi vẫn tranh thủ hỏi thêm:
– Thưa sư, trò xin hỏi thêm 1, 2 chi tiết để xác định nghe. Như sư kể rằng sư Giác Hoằng đã thấy Tổ ngồi trong cát-sô, thì khi đó Tổ mặc y hay mặc đồ tù?
– Mặc đồ tù và râu tóc không có cạo, sư Giác Hoằng nói vậy.
– Chuyện này cũng bình thường thôi. Mà trò còn nghe được một thông tin, để nói cho sư hay. Bên Pari, có người vô một thư viện lưu trữ của Pháp, tình cờ phát hiện trong những văn khố của Phòng Nhì Pháp ở Đông Dương còn lưu trữ tại đó, có một công văn ra lệnh cho Trung tướng Trần Văn Soái bắt ngài Minh Đăng Quang.
Sư Giác Pháp nói thản nhiên:
– Trò cũng có nghe điều này.
Tôi trình bày luôn nhận định của mình:
– Như vậy, Phòng Nhì Pháp mới chính là kẻ bắt ngài Minh Đăng Quang, Năm Lửa chỉ là người thừa hành thôi. Hồi đó tuy mang tiếng là Tổng Tư lệnh Quân đội Hòa Hảo chứ thật ra năm Lửa đã gần như ly khai Hòa Hảo, dựa lưng Pháp hoạt động rồi.
Sư Giác Pháp ôn tồn cho biết:
– Chuyện này hòa thượng Giác Toàn cũng có biết đó, sư.
– Dạ. Phải chi có ai quen ở Pari, trò sẽ nhờ chụp tờ công văn đó gởi về làm tư liệu, và xem có phải do đại tá Ghi-bô, chỉ huy của Phòng Nhì ở Việt Nam lúc bấy giờ ký hay không?
Sư Giác Pháp bày tỏ sự thận trọng của một lão nhân:
– Nói chớ lịch sử có nhiều ẩn khuất, không phải mình đọc một bộ hồ sơ mà biết hết. Vậy nên có khi thành thật quá lại làm mờ mịt thêm. Lịch sử có khi nằm ngoài văn kiện nữa, sư.
Tôi đồng ý:
– Trò vẫn biết vậy. Nhưng việc này nên nêu ra để xóa đi mặc cảm giữa 2 phái Phật giáo Hòa Hảo và Khất Sĩ.
– Thật ra, Khất Sĩ từ trước tới giờ theo lời Phật dạy, đâu có đem tâm thù oán bao giờ. Nói chớ mía sâu có đốt, nhà dột có nơi…
– Dạ đúng vậy. Do Năm Lửa làm ăn với Pháp, nhờ cậy người ta nên phải làm việc giúp người ta thôi. Đến Thanh Sĩ là người thay thế đức Huỳnh Giáo chủ hoằng pháp mà Năm Lửa còn nhắc nhở: “Pháp muốn tôi giam lỏng cậu Hai Nhỏ mấy tháng.” thì ta có thể hiểu tình hình lúc đó… À, xin hỏi sư một chút nữa, Hàn Ôn nói Tổ ngộ đạo tại bờ biển Mũi Nai và đức A-di-đà thọ ký pháp hiệu Minh Đăng Quang cho Tổ tại Phú Mỹ, hai điều này hồi đó sư nghe thế nào?
– Có nghe, nhưng không phải nghe chính Tổ nói mà do các sư lớn kể lại là Tổ đã cho biết như vậy.
– Dạ, cám ơn sư. Và trò xin hỏi một câu nữa. Khi nãy sư kể những ngày cuối đi từ Sài Gòn về ngang Cần Thơ, xuống Long Xuyên, Châu Đốc… Trò đã qua Mỹ Tho hỏi quý hòa thượng đệ tử ngài Từ Huệ, hòa thượng Huệ Tâm nói 3 ngày cuối Tổ ở Mỹ Tho thuyết pháp.
– À, trò nhớ là Tổ có ghé Mỹ Tho gặp sư Từ Huệ. Tức là xe qua khỏi Tân An có xuống Mỹ Tho, sư Từ Huệ có ra xe lễ Tổ… Mà không ở 3 ngày liền, chỉ ghé thăm, ăn một bữa cơm rồi đi. Nếu ghé đó 3 ngày, còn thời gian đâu cho Tổ và đoàn xe đi khắp nơi trong những ngày cuối tháng Giêng năm đó?...
Như vậy, những ngày cuối, Tổ sư Minh Đăng Quang đã đi một vòng miền Đông và miền Tây, có ghé lên núi Cấm, rồi về Ngọc Quang sắp xếp mọi việc, xong qua Cái Vồn trả nghiệp cho chúng sanh. Tổ đã cố gắng làm tất cả để bảo vệ giáo hội non trẻ của ngài. Trong khi Phòng Nhì Pháp e ngại những việc làm bác ái đại đồng của Đoàn Du Tăng Khất Sĩ vừa thành lập và chú ý đến sự hấp dẫn quần chúng của ngài Minh Đăng Quang từ mấy năm trước, thì ngài đã chủ động vào “Núi Lửa” ngồi 2 tháng. Đến khi Pháp đã trắng tay tại Đông Dương (thua trận Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954), Hội nghị Genène bên Thụy Sĩ chính thức đưa vấn đề Đông Dương ra thảo luận thay cho vấn đề Triều Tiên chưa giải quyết được (ngày 8/5/1954), thì lúc đó đức ngài đã lặng lẽ đi mất (ngày 9/5/1954), vì không còn ai uy hiếp đến Tăng đoàn của ngài nữa cả!
Phải chăng, ngày mùng 7 tháng 4 năm Giáp Ngọ mới thật sự là ngày đức Tổ sư Minh Đăng Quang vắng bóng?

TỔ SƯ SỬ THI

Cửu Long tên gọi dòng sông,

Lúa vàng óng trải mênh mông ngút ngàn.

Vùng đất màu mỡ phương Nam,

Sông Tiền, sông Hậu quanh năm đắp bồi.

Vườn cây ăn trái xinh chồi,

Cò bay thẳng cánh sông ngòi giăng ngang.

Nơi đây đông đúc cư dân,

Khơ Me cùng với Hoa, Kinh quê nhà.

Gió mưa khí hậu ôn hoà,

Người dân chất phát thật thà dễ thương.

Tổ sư tên tự Lý Hườn,

Thế danh Thành Đạt quê hương xứ này,

Nguyễn Tồn Hiếu phụ thân Ngài,

Mẹ dòng Phạm Thị cùng người địa phương.

Mẹ sanh Ngài thọ bệnh vương,

Khi Ngài mười tháng đã nương Phật đài.

Thời gian gió thổi mây bay,

Trở thành xuất sắc anh tài thiếu niên.

Thông minh đĩnh đạc trang nghiêm,

Làu thông tam giáo Thánh Hiền nhập tâm.

Thời gian thấm thoát qua nhanh,

Tuổi đời mười bốn thông minh hơn người.

Lấy bằng tiểu học xong rồi,

Trong tâm đã nẩy mầm chồi xuất gia.

Nghĩ đời tạm bợ phù hoa,

Vô thường tan hiệp đời là trò chơi.

Lên sân khấu để mua vui,

Danh danh, lợi lợi lắm mùi chua cay.

Si mê tạo tội dẫy đầy,

Mình, Người đau khổ, hằng ngày khổ đau.

Tâm mong tầm đạo cao sâu,

Hạnh nguyền mãnh liệt nay trào dâng lên.

Theo Thầy học đạo bên Miên,

Mong ngày kết quả tạo duyên tu hành.

Nhân duyên tương hội ba sinh,

Vâng lời cha dạy kết tình se tơ.

Hai năm hương lửa đợi chờ,

Kim Huê sanh hạ con thơ đầu lòng.

Chưa vui hạnh phúc mặn nồng,

Kim Huê bỏ vội biệt ly chồng con.

Kim Liên ba tuổi vừa tròn,

Đã theo sum họp mẹ con suối vàng.

Cuộc vui nào lại không tàn,

Đời ai không phải một lần tử sanh.

Sanh sanh, tử tử, tử sanh,

Vô thường, vô ngã, trụ thành hoại không.

Không không, sắc tức là không,

Giả không, không thực, không không có gì.

Một lần nữa lại ra đi,

Tiếp đường tu học thoát ly thế trần.

Bước chân hạc nội mây ngàn,

Ưu phiền khổ não trần gian đoạn trừ.

Thất Sơn tầm đạo ẩn tu,

Hà Tiên định đến viễn du nước ngoài.

Xứ người với mộng bao ngày,

Nhưng thuyền đã tách bến ai hay lúc nào.

Trầm ngâm suy ngẫm giờ lâu,

Xếp bằng an tĩnh tịnh tu nơi này.

Hà Tiên ghềnh đá Núi Nai,

Tham thiền nhập định bảy ngày nơi đây.

Đại dương xanh tận chân mây,

Từng cơn sóng vỗ gió lay dập dồn.

Lượn cao lượn thấp ru hồn,

Lòng người lữ khách chập chờn hư vô.

Sóng cuồn cuộn sóng nhấp nhô,

Nhìn hình bọt biển đẩy xô dâng trào.

Pháp chơn đạo chánh cao sâu,

Khổ vui còn mất nào đâu vướng lòng.

Ngộ mê Pháp chẳng có không,

Vọng-chân, không-tưởng từ lòng mà ra.

Mười phương chư Phật không xa,

Chân truyền thấu triệt tưởng đà không sanh.

Tâm không duyên chẳng sinh tâm,

Tâm duyên đều bặt pháp chân rõ ngời.

Sự lý dung nạp nhau rồi,

Không và có cũng không rời bỏ nhau.

Chơn tâm rõ thấu sạch làu,

Trang nghiêm thị hiện pháp mầu Như Lai.

Hào quang trên đảnh toả ngời,

Bản lai diện mục sáng soi rõ ràng.

Đất trời rung động âm vang,

Việt Nam Khất Sĩ bắt nguồn từ đây.

Nhân duyên ngộ đạo hiển bày,

Về vùng Bảy Núi hoằng khai đạo mầu.

Có người hiền sĩ nơi đâu,

Thấy Ngài bái phục thỉnh cầu đôi phen.

Thỉnh Ngài xuống núi ngự yên,

Tại Chùa Linh Bửu thuộc miền Tiền Giang.

Mỹ Tho, Phú Mỹ lên đàng,

Xiển dương chánh pháp Minh Quang rạng ngời.

Pháp đăng toả sáng khắp nơi,

Hương thanh Bát Nhã, đời đời ngát hương.

Phát tâm hoằng hoá Đạo vàng,

Làm duyên độ chúng thuận đàng tiến theo.

Thọ trì giới hạnh Tỳ-kheo,

Sống đời đơn giản gương nêu hạnh lành.

Minh Đăng Quang gọi pháp danh,

Sáng ngời trí huệ rõ rành thế gian.

Hạnh tu cao khiết thanh bần,

Ngày dùng một bữa tịnh tâm hành thiền.

Trong vòng lối khoảng nhất niên,

Tìm tòi tham khảo Bắc truyền Pháp môn.

Các nhà học giả danh vang,

Thiên Thai, Huệ Nhật, Thiền Lâm đương thời.

Khi đà thông hiểu Pháp rồi,

Đầu năm bốn bảy (1947) vì đời hoá duyên.

Địa danh hoằng Pháp đầu tiên,

Tại vùng Phú Mỹ thuộc miền Mỹ Tho.

Người dân Phú Mỹ ngẩn ngơ,

Thấy nhà sư trẻ bận đồ Sãi Miên.

Phong tư sắc thái trang nghiêm,

Đội trời đạp đất hương thiền rạng tâm.

Nêu cao cuộc sống tinh thần,

Gieo duyên khất thực pháp lành hoằng khai.

Thức ăn chỉ dụng thanh trai,

Tỏ lòng từ mẫn thương loài chúng sanh.

Gót sen dạo mát dương trần,

Truyền ban Chánh Pháp đạo lành tuyên dương.

Pháp đăng toả ngát muôn phương,

Đức lành thơm ngát ngược đường hương bay.

Gió từ mát mẻ đó đây,

Mưa bi nhuần gội thân tâm nhẹ nhàng.

Đầu tiên Huệ, Ngạn làm Tăng,

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Còn bên Ni giới sáng danh Bạch, Huỳnh.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Miền Nam nhân kiệt địa linh,

Hai năm Giáo hội đã thành lập nên.

Cây xinh hoa nở thơm duyên,

Đoá Ưu-đàm-bát thiêng liêng diệu kỳ

Sài Gòn hoa lệ xưa nay,

Phước lành đón tiếp đức ngài Minh Quang.

Pháp thơm, đạo thắm, hương lành,

Toả ra hương vị tinh anh tuyệt vời.

Người dân dạ kính lòng vui,

Lòng thành hoan hỷ tâm ngời kính tin.

Thấm nhuần đạo đức tâm linh,

Chấn hưng Phật giáo kinh dinh đạo trường.

Tăng Ni Khất Sĩ du phương,

Thiêng liêng Pháp diệu chánh chơn điểm truyền.

Tám năm hoằng hoá khai duyên,

Theo gương Phật chuyển pháp luân độ đời.

Đuốc thiêng soi sáng muôn nơi,

Đăng Quang rạng rỡ sáng ngời miền Nam.

Từ tâm rọi sáng thế gian,

Từ bi nhuần gội tâm hàng chúng sanh.

Một cây mà nở năm nhành,

Dựng xây tịnh xá hình thành đó đây.

Một hoa mà giống muôn cây,

Áo vàng Khất Sĩ tung bay khắp miền.

Công đầu tiên, đức đầu tiên,

Chính là Sư Tổ mở miền Hoa Quang.

Oai nghi đức hạnh danh vang,

Đa văn, thông thái toàn năng biện tài.

Đức tài có một không hai,

Tinh hoa giáo lý tâm khai ý làu.

Kinh văn Nam Bắc hiểu sâu,

Tài năng hoằng Pháp đứng đầu nêu gương.

Dùng tài vị Đạo xiển dương,

Dùng tâm vị chúng tâm thường từ bi.

Nêu gương Khất Sĩ hạnh ghi,

Pháp môn cao diệu không vì riêng ai.

Khắp cùng các nước trong ngoài,

Đều là Khất Sĩ vì người đồng tâm.

Sĩ là học, Khất là xin,

Khất là xin để nuôi mình dưỡng thân.

Sĩ là xin Trí nuôi tâm,

Pháp môn khất thực nuôi thân qua ngày.

Pháp môn Chơn Lý giải bày,

Luật răn giới cấm triển khai dạy đời.

Nêu gương đạo đức cho người,

Thiên đường tại thế, cảnh trời nhân gian.

Còn phần đệ tử Ni, Tăng,

Ngài khuyên giữ giới chuyên cần hạnh Tăng.

Không nên chú trọng độc hành,

Người tu cần phải trọn lành sống chung.

Sống vui cuộc sống phải chung,

Biết nhiều là cái học chung muôn người.

Tinh thần học đạo chung bồi,

Lục hoà trọn vẹn tâm người tiến nhanh.

Về phần Pháp ngữ kinh văn,

Dùng ngôn ngữ Việt thơ văn sáng ngời.

Lời văn bình dị thanh tươi,

Nên lòng dân chúng người người thuận vâng.

Dùng xe hơi máy phóng thanh,

Những bài Pháp ngữ truyền nhanh khắp cùng.

Nhà in Pháp Ấn lưu thông,

Đem hương Chánh Pháp chảy dòng pháp nguyên.

Vì đời phương tiện tuỳ duyên,

Để đem Pháp đến các miền gần xa.

Lửa từ một đuốc mà ra,

Thắp lên muôn ngọn gần xa sáng đều.

Xiển dương Chánh Pháp cao siêu,

Hoằng dương chánh lý hạnh nêu cho đời.

Áo vàng Khất Sĩ sáng tươi,

Minh Quang đuốc tuệ rạng ngời miền Nam.

Tám năm hoằng hoá danh vang,

Giáo đoàn Khất Sĩ truyền sang khắp miền.

Hoàn thành sứ mạng thiêng liêng,

Nhãn thần thấy rõ nghiệp duyên cận kề.

Ngài lo chỉnh đốn mọi bề,

Họp Tăng Ni để chỉ về lối tu.

Chung tay lèo lái thuyền từ,

Độ người thoát chốn bùn nhơ thế trần.

Khêu đèn chơn lý sáng bừng,

Lời vàng, ý ngọc kính dâng cho đời.

Tâm thơ ghi lại mấy lời:

“Tôi vì gốc bệnh lâu rồi chưa an.

Dù nay bệnh đã bớt dần,

Sứ mạng hoằng hoá đã gần trọn xong.

Cho nên cũng tạm yên lòng,

Nên tìm chỗ để tinh thần nghỉ ngơi.

Viết truyền Chơn Lý cho đời,

Bổ bù khoảng thiếu cho người xứ đây.

Tôi tuy không ở nơi này,

Nhưng mà dấu vết còn đây hoài hoài”.

Giáp Ngọ mùng một tháng Hai,

Đau thương buồn bã giăng đầy miền Nam.

Trần Văn Soái, Năm Lửa danh,

Đưa Ngài vào cứ Cái Vồn miền Nam.

Trần gian thiếu bóng Minh Quang,

Con thơ thiếu tiếng bảo ban Phụ Từ.

Truyền thừa sự nghiệp Tổ sư,

Ba mươi hai tuổi đạo tu rỡ ràng.

Thân mang bình bát y vàng,

Kiên tâm tinh tấn lên đàng độ sanh.

Tấm lòng tha thiết cao thanh,

Tinh thần tích cực cứu nhân giúp người.

Minh Đăng Quang để cho đời,

Đạo nghiệp to tát ngời ngời lưu danh.

Pháp mầu truyền khắp miền Nam,

Tỉnh nào cũng có đạo tràng uy nghi.

Tăng Ni đến mấy ngàn người,

Phật tử khắp nước lòng ngời thiện lương.

Ưu Đàm toả ngát thơm hương,

Đạo vàng sáng cả muôn phương rạng màu.

Đuốc thiêng sáng khắp năm châu,

Danh Ngài vang khắp địa cầu còn nghe.

Tròn xong hạnh nguyện Bồ Đề,

Pháp toà yên vị xum xuê cội Thiền.

Gương thiêng nay đã tròn duyên,

Phổ Hiền hạnh đã trọn nguyền độ sanh.

Công lao to lớn vô ngần,

Pháp bảo vô giá tinh thần vô biên.

Tử tôn nối chí thề nguyền,

Phát huy đạo pháp khắp miền gần xa.

Rạng danh Khất Sĩ con nhà,

Rạng danh đệ tử Thích Ca Phật Đà.

Đèn muôn ngọc thắp sáng loà,

Hoằng khai giáo pháp ngày đà sáng trưng.

Đáp đền đức cả bao dung,

Giữ gìn giáo pháp thịnh hưng muôn đời.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Đức Thầy Từ Huệ và sư Huệ Ngạn.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Ni trưởng Huỳnh Liên, Ni trưởng Bạch Liên.


TÔ CHÂU

NGUỒN TỔNG HỢP








Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |