Jump to content

Advertisements




Các môn phái Đẩu số hiện đại


2 replies to this topic

#1 AnKhoa

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6696 Bài viết:
  • 15446 thanks

Gửi vào 11/06/2011 - 00:57

1. Các khuynh hướng luận đoán

Nói chung, tình hình nghiên cứu Tử Vi đẩu số của giai đoạn cuối thể kỷ 20, có thể nói là rất nhiều nhân tài, danh gia đua nhau xuất hiện. Hơn nữa, đã thoát li phương pháp luận đoán đơn giản của giai đoạn trước, tiến vào giai đoạn mới, cách luận đoán mang tính chỉnh thể, phức tạp mà chu đáo, không chỉ phân khoa tỉ mỉ mà còn có rất nhiều môn phải bổ khuyết chỗ sở trường, sở đoản cho nhau. Do phương pháp luận đoán của TVĐS thường dựa vào kinh nghiệm để suy diễn, không như khoa mệnh lý Tứ trụ có các nguyên tắc rõ ràng để noi theo, vì vậy nó không có khuôn khổ giới hạn nội dung luận đoán một cách rõ rệt. Nhưng nói một cách khái quát về các hướng luận đoán, thôn thường người ta phân chia thành hai khuynh hướng. Đó là khuynh hướng phái Chủ Tinh và phái Lưu Tinh. Trong phái Lưu Tinh lại chia thành hai chi phái là phái Thái Tuế và phái Tiểu Hạn.

Phái Chủ Tinh

Phái Chủ Tinh khá xem trọng hiệu lực của các sao chính và tính chất của các cục của sao. Mang tác dụng của các sao chính để suy diễn đến mức độ tinh tế, và phối hợp với các sao phụ để luận đoán sự phát sinh biến hóa tăng hay giảm. Phái luận đoán theo cách này rất chú trọng các hiện tượng trong mệnh bàn gốc, căn cứ vào đây để luận đoán mệnh vận, có độ chính xác khá cao. Đây là lưu phái TVĐS thuộc loại rất cơ bản.

Phái Thái Tuế


Ngoại trừ việc xem trọng sự ứng nghiệm của các sao chính và mệnh bàn, phái này còn có một bộ phận về "hành vận" có khuynh hướng tu chính bộ phận mệnh cục gốc. Về phương pháp luận đoán vận hạn lưu niên thì lấy cung vị Thái Tuế làm chủ, mang tinh diệu lưu niên của bản phái bày bố vào 12 cung địa chi theo từng năm để luận đoán cát hung hưng suy của vận đó. Nếu phân chia tỉ mỉ hơn về phương thức luận đoán thì lại có hai loại biến hóa khác nhau, một phái chủ trương sao động mà cung bất động, tức 12 cung bản mệnh bất động, còn lưu tinh thì "phi động"; và phái thứ hai chủ trương sao động mà cung cũng động, tức 12 cung bản mệnh "phi động" theo từng năm, lưu tinh cũng biến đổi theo từng năm.

Phái Tiểu hạn

Ngoại trừ việc xem trọng hiện tượng vốn có của các sao chính và mệnh bàn, phái này còn chú trọng bộ phận đại hạn, tiểu hạn, có khuynh hướng tu chính quan điểm mệnh cục gốc. Về phương pháp luận đoán vận hạn lưu niên thì lấy cung vị tiểu hạn làm chủ, mang tinh diệu lưu niên của bản phái xem trọng để bài bố "phi động" vào 12 cung địa chi theo từng năm, lấy cung vị tiểu hạn làm chủ yếu, theo nguyên tắc cung động và sao cũng động, vì vậy có thể luận đoán rất tỉ mỉ những thay đổi, biến động trong cuộc sống.

2. "Tam hợp pháp" và "Tứ hóa pháp"

Dù các phái hệ có thêm vào TVĐS các phương thức luận đoán như ngũ hành, bát quái, thần sát và quan sát, trung hạn hoặc lục nhâm... hay không, nói chung, phần lớn họ đều không tách rời phương thức lý luận truyền thống, chẳng hạn như vận dụng cách cục tính và tình của các sao, tinh hệ hỗ động (các hệ thống sao dẫn động lẫn nhau), và phương pháp "Tam phương tứ chính". Theo thói quen, các môn phái lấy phương pháp luận mệnh cung tam phương làm chủ yếu thì gọi chung là phái "Tam Hợp".

Khoảng thập niên 70,80 của thế kỉ trước, các thuyết phi tinh của TVĐS kế tiếp nhau ra đời tại Đài Loan. Nhóm môn phái này được một số người gọi là phái "Tứ Hóa". Về sau theo đà càng lúc càng có nhiều người phát biểu sự truyền thừa học thuyết phi tinh của mình, nên mọi người đổi lại gọi là phái "Phi Tinh". Theo truyền thuyết, phái "Phi Tinh" có một nguồn gốc lâu đời, lấy "Quái khí luân" của Đạo gia làm cốt cán, lấy "Hà lạc lý số" làm cơ sở, chú trọng vận dụng cung vị trùng điệp, thái cực điểm, thể dụng và quỹ tích của phi tinh tứ hóa.

Cái gọi là "Đồ hóa tứ tượng" còn gọi là "Tứ tượng hóa đồ", gọi tắt là "Tứ hóa". Tứ tượng là quy luật tự nhiên của trời đất, giống như bốn mùa thay đổi không ngừng. Bản chất của các sao gọi là "tinh tính" (tính của sao); các sao gặp gỡ nhau sẽ nảy sinh sự ưa ghét, hợp cách hay không hợp cách, đó gọi là "tinh tình" (tình của sao); và các sao luôn biến hóa thay đổi, bản chất luôn biến hóa thay đổi này của các sao gọi là "hóa diệu" (sao biến hóa). TVĐS vận dụng 18 sao chính để luận đoán cát hung. Các sao này vốn chỉ là biểu tượng, là phù hiệu đại biểu của "số". Cho nên TVĐS chỉ là sự vận dụng của "số", chứ không còn là "tinh chiêm" như đã thuật ở trước.

Các sao theo một quy luật nhất định bay vào các cung, nhưng sự cát hung của một cung cá biết không thể chỉ lấy sao ở một vị trí cung mà đoán định. Bởi vì vị trí các sao tuy đều là cố định, nhưng sẽ thay đổi theo thời gian, chịu ảnh hưởng bởi sự biến hóa của tứ tượng. Các tinh cung phối hợp nhau sẽ cho ra 144 loại tổ hợp, mà con người trên đời thì không dừng lại ở 144 loại tổ hợp mệnh cách này. Vì vậy, các tổ hợp sao theo quy luật tứ tượng mà "phi", đó gọi là "phi tinh".

Do đó "phi tinh tứ hóa" là mượn can để độn tinh (sao) lấy giả tượng phối hợp với các chi để ứng thời, làm căn bản cho nguyên lý phi tinh TVĐS.

Trước kia các phái Tam Hợp đều được gọi chung là "Nam phái", còn các phái Tứ Hóa thì gọi chung là "Bắc Phái".

Trong phần giới thiệu dưới đây, có không ít môn phái tự xưng mình đã được bí truyền thừa cả ngàn năm, một số phái vẫn giữ những tinh hoa trọng yếu trong TVĐS toàn thư và TVĐS toàn tập, chỉ chỉnh sửa có mức độ cho phù hợp với sự thay đổi của xã hội; nhưng cũng có một số phái cải cách mang tính căn bản, mang lí luạn của môn số thuật khác dung hợp với TVĐS, thêm vào kinh nghiệm bản thân mà mình đã ấn chứng để sáng tạo ra lý luận mới.

Căn cứ trên phương diện lấy cung vị làm tượng để luận đoán mà phân loại thì TVĐS có hai đại pháp môn: "Tam hợp pháp", và "Tứ hóa pháp".

"Tam hợp pháp" lấy cung mệnh, quan lộc, tài bạch làm "tam hợp", thêm vào cung thiên di làm "tứ chính" hợp thành "tam phương tứ chính". THeo địa chi "tam hợp" mà đoán việc của người, là cơ sở của học thuyết Đẩu số.

"Tứ hóa pháp" cũng lấy cung mệnh, quan lộc, tài bạch làm "tam hợp", nhưng "tứ chính" thì lấy "cung vị tứ tượng" để quy chiếu. Tức là lấy cung mệnh, tử nữ, thiên di và điền trạch làm tứ chính. Khác "Tam hợp pháp" ở chỗ là, "Tứ hóa pháp lấy thiên can của sáu cung này để làm tượng luận đoán, chứ không chỉ dựa vào tính của các sao. Nếu không, sao của sáu cung sẽ hỗn loạn, khó mà đoán được.

"Tam hợp pháp" gặp trường hợp cung vị không có chính diệu thì mượng chính diệu đối cung để dùng. "Tứ hóa pháp" gặp trường hợp này thì lại không mượn. Ngoài ra "Tam hợp pháp" theo thuyết ngũ hành chú trọng tinh đẩu, cho nên tnih diệu mới có thuyết "miếu vượng lợi hãm". Còn "Tứ hóa pháp" phối hợp với quẻ và lý số, chú trọng tượng số, cho nên tinh diệu không có thuyết "miếu vượng lợi hãm" này.

Nói về sự biến hóa của TVĐS, ngoại trừ các lưu phái chính vừa kể trên, có một số lưu phái trong quá trình luận đoán, còn dẫn dụng một cách ít công khai các tác dụng đặc thù khác, chẳng hạn tứ trụ, phong thủy, chiêm bốc, thaamjc hí đến số mục hay màu sắc của các sao... trong đó sự phân chia khoa mục luận đoán rất tỉ mỉ không kém sự phân loaijcuar khoa học hiện đại, khiến cho người đời sau học phải mất tinh lực của cả đời người mới có thể nghiệm một cách hoàn bị và sâu sắc khoa TVĐS.

Danh sách các môn phái

Nhóm Nam phái Tam hợp

1. Phái Trung Châu: Tổ sư là Bạch Ngọc Thiền và Ngô Cảnh Loan.
2. Phái Tử Vân: Tổ sư là Tử Vân
3. Phái Hiện Đại: Tổ sư là Liễu Vô cư sĩ (vốn đệ tử của Tử Vân)
(Ba môn phái trên là ba môn phái lớn. Sẽ được giới thiệu đầy đủ tiếp theo sau)

4. Phái Thiên Cơ: Thiên Cơ Thượng Nhân Hoàng Xuân Lâm sáng lập. Dùng lí luận tam hợp truyền thống, tinh yếu của "Đẩu Số hỉ kị thần" tương tự phương pháp dùng ngũ hành sinh khắc để lấy dụng thần trong khoa mệnh lí Tứ Trụ. Ngoại trừ việc xem xét khí của sao, cung vị thiên can, ngũ hành địa chi, phái còn xét đến ngũ hành nạp âm của thiên can địa chi hợp lại.

5. Phái Tinh Hóa: Thẩm Bình Sơn sáng lập. Tương tự phái Trung Châu về cơ bản. Nổi bật là trong luận đoán hạn, thì lấy đại hạn phân chia tỉ mỉ thành các trung hạn để tính toán chuẩn xác thời gian và sự việc cát hung.

6. Phái Chiêm Nghiệm: Có hai nhân vật đại biểu là Thiết Bản đạo nhân Trần Nhạc Kì, và Thiên Ất thượng nhân. Vận dụng truyền thống cách cục tình của sao, lại dung hợp với kì môn động giáp, thêm vào lí luận phi hóa 12 cung của phái Phi tinh. Trong đoán lưu vận, ngoại trừ bản mệnh cơ bản, đại vận bàn và Thái Tuế bàn ra, còn thêm tiểu hạn và Đẩu Quân, tổng cộng 5 bàn.

7. Phái Thấu Thiên: Còn gọi là phái Minh Đăng, Chưởng môn là Trương Diệu Văn. Phái này có cách an mệnh, thân khác truyền thống và mệnh bàn không an cung can.

8. Phái Thiên Vận Hợp Tham: Sở Hoàng là người sáng lập. Phái hiện đại đầu tiên mang TVĐS dung hợp với Tứ Trụ, lấy "cung khí", "hỉ kị thần", "Tỉ Kiếp" để luận đoán.

9. Phái Tân Thuyên: Tuệ Tâm trai chủ là người sáng lập. Phái này trung thành thuyết truyền thống, giống như Liễu Vô cư sĩ và Vương Đình Chi, ông trước tác vô số, cống hiến khá nhiều.

10. Phái Tam Hợp: Người sáng lập là Cung Giám lão nhân. Môn phái này có quan hệ mật thiết với phong thủy

Nhóm Bắc phái Phi tinh

1. Phái Hà Lạc: Do Tăng Quốc Hùng, người Đài Loan sáng lập. Lấy Hà lạc lí số và lí luận Hóa Kị làm cơ sở, chú trọng nghiệm chứng thực bàn.

2. Phái Khâm Thiên Môn: Do Mai Huyện Tố Tâm lão nhân, người Quảng Đông sáng lập. Phái rất chú trọng phi tinh.

3. Phái Thiên Tông: Người sáng lập là Chính Huyền Sơn Nhân, Đài Loan. Chủ trường Tử Vi và Tử Bình cùng tham chiếu, nạp âm ngũ hành

Các môn phái khác

1. Nhất Diệp Tri Thu Thuật: Do Phan Tử Ngư sáng lập, là một đại sư TVĐS rất nổi tiếng ở Phả Lập. Phái xem trọng hoàn cảnh từng cung.

2. Phái Khoa Kĩ: Đổng sự trưởng môn phái là Trương Thịnh Thư, ông muốn mang khoa học vào TVĐS và phổ cập hóa TVĐS giống như môn chiêm tinh của Tây phương.

Phái Trung Châu


Khởi Nguồn


Khởi nguồn ở Lạc Dương, tổ sư là Bạch Ngọc Thiền và Ngô Cảnh Loan, theo truyền thuyết, phái này mỗi đời chỉ thu nhận một đệ tử và truyền miệng khẩu quyết cho nhau. Mãi đến sau khi Vương Đình Chi công khai sở học, mới gọi là phái Trung Châu. Trước Vương Đình Chi, có một phân chi là Lục Bân Triệu.

Ở Hương Cảng có hai chi phái TVĐS mà người ta rất quen thuộc, đó là chi phái Lục Bân Triệu và chi phái Vương Đình Chi. Tuy Vương Đình Chi từng phát biểu các nghiên cứu của mình và trước tác khá nhiều, nhưng hiếm nghe ai tự xưng mình là truyền nhân của phái Trung Châu Vương Đình Chi. Ngược lại, truyền nhân của phân chi Lục Bân Triệu thì có rất nhiều. Nhưng bất luận thế nào, đối với giới nghiên cứu TVĐS ở Hương Cảng và Đài Loan, phần lớn không xa lạ gì học thuyết của phái Trung Châu Vương Đình Chi.

Đặc Điểm

Lục Bân Triệu thì được chân truyền "Khâm Thiên Giám bí cấp", còn Vương Đình Chi nổi danh với "Tử Vi Tinh Quyết". Nhưng vì chưa có ai trực tiếp nhìn thấy hai bản bí kíp được gọi là "khẩu khẩu tương truyền" này, cho nên người ta chỉ có thể lần theo dấu vết của chúng trong các trước tác của họ.

Phái Trung Chấu chú trọng tính chất của sao và cách cục tình của sao, khi luận mệnh vận yêu cầu người ta phải có năng lực suy lý. Thí dụ như, một hệ thống sao gặp một hệ thống sao khác thì sẽ sinh biến hóa; phương pháp luận mệnh vận là phải từ những biến hóa mà suy diễn ra.

Nói một cách khái quát, lí luận của phái Trung Chấu khá gần với lý thuyết trong thư tịch truyền thống của "Tử Vi đẩu số toàn thư", và "Tử Vi đẩu số toàn tập". Nhưng phái Vương Đình Chi ngoài việc nghiên cứu sâu cách cục tình của sao, còn vận dụng "Tứ Hoa" đa dạng hơn so với phương pháp truyền thống.

Ngoại trừ lý luận "các hệ thống sao liên quan mật thiết với nhau", bộ sao tứ hóa của các can Canh, Mậu và Nhâm cũng khác với truyền thống. Còn các sao lưu niên như: Xương, Khúc, Hồng Loan, Dương Đà và Lộc Mã... cách vận dụng cũng khác nhiều.

Phái Tử Vân


Khởi nguồn


Tử Vân trước bái lão sư họ Hà làm thầy, về sau dựa vào các thư tịch mà tự nghiên cứu, sau 30 năm nỗ lực nghiền ngẫm rồi tự thành lập một phái. Các trước tác của ông cũng rất được giới nghiên cứu Đẩu Số hoan nghênh.

Đặc điểm

Tử Vân tự sáng tạo các lí luận như "Tam đại luận", "Thái Tuế nhập quái luận", "Thái Tuế cung vị luận". Trong đó "tinh bàn hỗ động" của "Thái Tuế nhập quái" là chưa từng xuất hiện trong khoa TVĐS truyền thống, nhưng có lưu truyền trong hệ phái Phi tinh. Cho nên lý luận của phái Tử Vấn, có thuyết là do ông tự sáng tạo, có thuyết là ông mượn bí ruyền của phái khác rồi biên loại. Bất luận thế nào, lý luận của ông đều được xây dựng trên cơ sở của phái Tam hợp truyền thống là "Tử Vi đẩu số toàn thư", và "Tử Vi đẩu số toàn tập".

Phái Hiện Đại


Khởi nguồn

Nhân vật đại biểu của phái hiện đại là Liễu Vô cư sĩ. Liễu Vô cư sĩ vốn là đệ tử của Tử Vân, nhưng vì ông kiên trì với lý luận của mình nên tự sáng lập thành một phái riêng. Từ tháng tư năm 1985, ông cùng Hứa Hưng Trí, Tuệ Canh thuật sĩ, Lạc Đà Sinh, Quách tiên sinh, Thái Quân Siêu, Phổ Giang Đăng Chi, Nam Ngư và Phi Vân cư sĩ, xuất bản bảy cuốn "Hiện đại Tử Vi", từ đó tiếng tăm của phái Hiện Đại không ngừng lan rộng.

Đặc điểm

Liễu Vô cư sĩ phản đối phương pháp gộp Tử Vi và Tử Bình lại cùng nhau tham chiếu, đề xướng trả Tử Bình về Tử Bình, trả Tử Vi về Tử Vi. Phản đối mang "thần sát" và "quan sát" vào Đẩu Số, rất khác với quan niệm "tập đại thành các nhà" của sự phụ ông là Tử Vân. Do ông giữ vững quan niệm của mình, cho nên được nhiều người ủng hộ. Cũng giống Vương Đình Chi, Liễu Vô cư sĩ rất thích bình chú cổ tịch, cho rằng tinh yếu của TVĐS nằm hết trong các trước tác của tiền nhân.

- Trích "Nghiên cứu Tinh mệnh học" -
Thân!

Sửa bởi Thất Sát triều đẩu: 11/06/2011 - 00:58


#2 VDTT

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 624 Bài viết:
  • 1875 thanks

Gửi vào 11/06/2011 - 02:02

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Thất Sát triều đẩu, on 11/06/2011 - 00:57, said:

"Tam hợp pháp" lấy cung mệnh, quan lộc, tài bạch làm "tam hợp", thêm vào cung thiên di làm "tứ chính" hợp thành "tam phương tứ chính". THeo địa chi "tam hợp" mà đoán việc của người, là cơ sở của học thuyết Đẩu số.
Giữ lại để dễ theo dõi.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Thất Sát triều đẩu, on 11/06/2011 - 00:57, said:

"Tứ hóa pháp" cũng lấy cung mệnh, quan lộc, tài bạch làm "tam hợp", nhưng "tứ chính" thì lấy "cung vị tứ tượng" để quy chiếu. Tức là lấy cung mệnh, tử nữ, thiên di và điền trạch làm tứ chính. Khác "Tam hợp pháp" ở chỗ là, "Tứ hóa pháp lấy thiên can của sáu cung này để làm tượng luận đoán, chứ không chỉ dựa vào tính của các sao. Nếu không, sao của sáu cung sẽ hỗn loạn, khó mà đoán được.
Đài Loan dĩ nhiên có vạn phái, nhưng khi nhắc tới một phái trong một bài tóm lược ta phải có điều kiện là phái ấy tương đối có chỗ đứng.
Từ trước đến nay bản thân tôi chỉ gặp một quyển chủ trương tứ chính là Mệnh Di Tử Điền, và thấy phần lập luận cũng chẳng hệ thống gì. Tôi vì vậy rất hồ nghi vai trò của phái này trong làng Tử Vi Đài Cảng.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Thất Sát triều đẩu, on 11/06/2011 - 00:57, said:

"Tam hợp pháp" gặp trường hợp cung vị không có chính diệu thì mượng chính diệu đối cung để dùng. "Tứ hóa pháp" gặp trường hợp này thì lại không mượn. Ngoài ra "Tam hợp pháp" theo thuyết ngũ hành chú trọng tinh đẩu, cho nên tnih diệu mới có thuyết "miếu vượng lợi hãm". Còn "Tứ hóa pháp" phối hợp với quẻ và lý số, chú trọng tượng số, cho nên tinh diệu không có thuyết "miếu vượng lợi hãm" này.
Không phải mọi người dùng tam hợp phái khi VCD đều mượn cung xung. Đúng hơn phải nói là trường hợp VCD phái tam hợp cũng có vạn phái.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Thất Sát triều đẩu, on 11/06/2011 - 00:57, said:

Phái Hiện Đại

Khởi nguồn

Nhân vật đại biểu của phái hiện đại là Liễu Vô cư sĩ. Liễu Vô cư sĩ vốn là đệ tử của Tử Vân, nhưng vì ông kiên trì với lý luận của mình nên tự sáng lập thành một phái riêng.
Giữ lại để dễ theo dõi.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Thất Sát triều đẩu, on 11/06/2011 - 00:57, said:

Từ tháng tư năm 1985, ông cùng Hứa Hưng Trí, Tuệ Canh thuật sĩ, Lạc Đà Sinh, Quách tiên sinh, Thái Quân Siêu, Phổ Giang Đăng Chi, Nam Ngư và Phi Vân cư sĩ, xuất bản bảy cuốn "Hiện đại Tử Vi", từ đó tiếng tăm của phái Hiện Đại không ngừng lan rộng.
Cần ghi là trong khi Hiện Đại Tử Vi ra đời (7 tập, kéo dài hơn một năm rưỡi) LVCS vẫn theo phái Tử Vân; sau mới tách ra hẳn.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Thất Sát triều đẩu, on 11/06/2011 - 00:57, said:

Đặc điểm

Liễu Vô cư sĩ phản đối phương pháp gộp Tử Vi và Tử Bình lại cùng nhau tham chiếu, đề xướng trả Tử Bình về Tử Bình, trả Tử Vi về Tử Vi. Phản đối mang "thần sát" và "quan sát" vào Đẩu Số, rất khác với quan niệm "tập đại thành các nhà" của sự phụ ông là Tử Vân.
Tôi không hiểu người viết bài này dựa vào đâu mà nói ông Tử Vân chủ trương "tập đại thành các nhà"? Chính ông Tử Vân cũng bác bỏ rất nhiều cách xem của người xưa. Cách xem của ông có thể gọi là dựa trên người xưa, nhưng sửa sai và hiện đại hóa.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Thất Sát triều đẩu, on 11/06/2011 - 00:57, said:

Do ông giữ vững quan niệm của mình, cho nên được nhiều người ủng hộ. Cũng giống Vương Đình Chi, Liễu Vô cư sĩ rất thích bình chú cổ tịch, cho rằng tinh yếu của TVĐS nằm hết trong các trước tác của tiền nhân.
Đúng là LVCS rất thích bình chú sách cổ, nhưng bảo ông "cho rằng tinh yếu của TVDS nằm hết trong các trước tác của tiền nhân" thì e là sai; vì trong tất cả các sách bình chú ông đều có những đoạn phê bình tiền nhân rất gay gắt.

T.B về Tuệ Tâm trai chủ:

1) Là bà, không phải ông.
2) Không phải là tuân thủ truyền thống, vì truyền thống ở Đài Loan là Canh Nhật Vũ Âm Đồng, và lại lập luận Đồng là phúc tinh không hóa kị, chủ trương Canh Nhật Vũ Đồng Âm, tạo thành một cuộc tranh luận sôi nổi.

Sửa bởi VDTT: 11/06/2011 - 02:11


#3 Celadon

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 10 Bài viết:
  • 2 thanks

Gửi vào 13/06/2011 - 12:56

Sách Tinh mệnh học này người biên dịch từ các nguồn trên Internet thôi.

Bài viết trên, trích từ net, ví dụ như trang này:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Các chương sách, ông cắt ghép từ các phần , nhiều sách , như : An tinh pháp, Tử đẩu cố sơ cấp giảng nghĩa của VĐC , phần Thập bát phi tinh trong bộ Đẩu số tứ thư , phần luận 14 chính tinh của Lục Bân Triệu, phần Lục thập tinh hệ của Thâm tạo giảng nghĩa. Về bát tự thì thấy nói tham khảo của Bạch hạc minh.

Sách tham khảo thì ngoài mấy sách tiếng Việt thì thấy ghi sách chữ Hán (ghi sách tham khảo = chữ Hán) : như Hoa sơn cư sỹ: TVDS tân giải ; Tử Vi chư tinh cư Mệnh cung xiển thích ; và các sách của Lục Bân Triệu và Vương Đình Chi , trong đó liệt kê sách của VĐC là nhiều nhất (cách sách khá hay như Linh đàm và Đàm tinh, Thái vi phú, cốt tủy phú lại ko được dịch mà cũng đưa vào danh mục tham khảo ).

Phần bát tự thấy có ghi tham khảo Bát tự tróc dụng thần, Bát tự bát nhật thông của Bạch Hạc Minh (cũng ko được dịch)...

Điều đáng nói là tuy liệt kê sách rất "hoành tráng", nhưng ko hề có một vài nội dung của cách sách tham khảo, ngoại trừ sách của VĐC và Lục Bân Triệu và từ mạng Internet (của người vô danh chia sẻ).

P/S: trang 35 có chú thích về Mệnh tạo rất hay: "Mệnh tạo" 命造 là thuật ngữ trong mệnh lí học, có nghĩa là "người tạo ra mệnh vận".






Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |