Jump to content

Advertisements




XÁC ĐỊNH HÀO NGUYÊN ĐƯỜNG


  • Bạn không thể gửi trả lời cho chủ đề này
No replies to this topic

#1 maphuong

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 691 Bài viết:
  • 1242 thanks

Gửi vào 20/08/2013 - 01:27

Nhà văn Xuân Cang hướng dẫn cách tính Hào Nguyên đường và quẻ Hậu thiên, sau khi đã xác định được quẻ Tiên thiên.

XÁC ĐỊNH HÀO NGUYÊN ĐƯỜNG

Hào Nguyên đường (nhà gốc) là hào chủ mệnh của Tiền vận (gắn với quẻ Tiên Thiên) hoặc Hậu vận (gắn với quẻ Hậu Thiên) của đời người. Nguyên đường của Hà Lạc cũng giống như cung Mệnh, cung Thân trong thuật Tử Vi. Nguyên đường tốt xấu có ảnh hưởng cả đời người. Nguyên đường quyết định vận hạn đời người bắt đầu từ thời vận nào đó trong một quẻ Dịch. Nguyên đường thời tiền vận quyết định Nguyên đường hậu vận. Cách xác định Nguyên đường không khó lắm, nhưng cũng có một số trường hợp dễ bị nhầm.

Quy tắc:

5a- Sau khi xác định quẻ Tiên thiên, thì xác định hào Nguyên đường. Hào Nguyên đường quẻ Tiên Thiên được quyết định từ Giờ sinh. Trước hết, phải xác định Giờ sinh thuộc Giờ khí Dương hay Giờ khí Âm. Không phân biệt nam nữ.

5b- Nếu sinh Giờ khí Dương (Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ) thì tìm hào Nguyên đường, bắt đầu từ hào Dương trong quẻ Tiên thiên 6 hào, đếm theo hệ Địa Chi, đếm từ hào dương dưới cùng, từ dưới lên, khởi đầu từ Tý, thoạt tiên chỉ đếm các hào dương, đến hào nào trùng với giờ sinh thì dừng lại, lấy hào đó làm hào Nguyên đường. Nếu hết các hào dương mà chưa gặp hào Nguyên đường, thì đếm sang các hào âm, từ dưới lên, chỉ đếm hào âm, đến hào nào trùng với giờ sinh, thì đó là hào Nguyên đường.

Nếu sinh Giờ khí Âm (Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi) thì tìm hào Nguyên đường, bắt đầu từ hào Âm trong quẻ Tiên thiên 6 hào, đếm theo hệ Địa chi, đếm từ hào âm dưới cùng, từ dưới lên, khởi đầu từ Ngọ, thoạt tiên chỉ đếm các hào âm, đến hào nào trùng với giờ sinh thì dừng lại, lấy hào đó là hào Nguyên đường. Nếu hết các hào âm mà chưa gặp hào Nguyên đường, thì đếm sang các hào dương, từ dưới lên, chỉ đếm các hào dương, đến hào nào trùng với giờ sinh, thì đó là hào Nguyên đường.

5c- Trên đây là nguyên tắc chung, nguyên tắc ấy lại được vận dụng vào 10 trường hợp có 10 cách đếm thứ tự, dành cho 5 loại quẻ sau đây:

5c1- Quẻ có 1 hào âm và 5 hào dương.

Nếu sinh Giờ khí Dương, thì đếm từ hào dương dưới cùng, khởi đầu từ Tý, chỉ đếm các hào dương, hết 5 hào dương mà chưa gặp hào Nguyên đường thì quay về hào âm, đó là hào Nguyên đường.

Nếu sinh Giờ khí Âm, thì đếm từ hào âm duy nhất đó, khởi đầu từ Ngọ, đếm hai lần, trên cùng một hào âm đó, Ngọ, Mùi, chưa gặp giờ sinh thì đếm tiếp sang các hào dương, từ hào dương dưới cùng, chỉ đếm hào dương, gặp hào nào trùng với giờ sinh, đó là hào Nguyên đường.

5c2- Quẻ có 1 hào dương và 5 hào âm.

Nếu sinh Giờ khí Dương, thì đếm từ hào dương duy nhất đó, khởi đầu từ Tý, đếm hai lần trên cùng một hào dương đó, Tý, Sửu, chưa gặp giờ sinh, thì đếm tiếp sang các hào âm, từ hào âm dưới cùng, chỉ đếm hào âm, gặp giờ nào trùng với giờ sinh, đó là hào Nguyên đường.

Nếu sinh Giờ khí Âm, thì đếm từ hào âm dưới cùng, khởi đầu từ Ngọ, chỉ đếm các hào âm, đến hết 5 hào âm mà chưa gặp hào Nguyên đường, thì quay về hào dương, đó là hào Nguyên đường.

5c3- Quẻ có 2 hào âm và 4 hào dương.

Nếu sinh Giờ khí Dương, thì đếm từ hào dương dưới cùng, khởi đầu từ Tý, chỉ đếm các hào dương, đến hết 4 hào dương mà chưa gặp hào Nguyên đường, thì quay về hào âm dưới cùng, đếm tiếp theo, chỉ đếm hào âm, gặp hào nào trùng với giờ sinh, đó là hào Nguyên đường.

Nếu sinh Giờ khí Âm, thì đếm từ hào âm dưới cùng, khởi đầu từ Ngọ, đếm sang hào âm thứ hai, Mùi, trở về hào âm dưới cùng, Thân, sang hào âm thứ hai, Dậu (có nghĩa, hai hào âm đó được đếm hai lần, hào âm dưới cùng là Ngọ, Thân, hào âm tiếp theo là Mùi, Dậu), nếu chưa gặp giờ sinh, thì đếm tiếp sang hào dương dưới cùng, đếm lên, Tuất, Hợi, gặp hào nào trùng với giờ sinh, đó là hào Nguyên đường.

5c4- Quẻ có 2 hào dương và 4 hào âm.

Nếu sinh Giờ khí Dương thì đếm từ hào dương dưới cùng, khởi đầu từ Tý, đếm sang hào dương thứ hai, Sửu, trở về hào dương dưới cùng, Dần, sang hào dương thứ hai, Mão (có nghĩa hai hào dương đó được đếm hai lần, hào dương dưới cùng là Tý, Dần, hào dương tiếp theo là Sửu, Mão), nếu chưa gặp giờ sinh thì đếm tiếp sang hào âm cuối cùng, đếm lên, Thìn, Tỵ, gặp hào nào trùng với giờ sinh, đó là hào Nguyên đường.

Nếu sinh Giờ khí Âm, đếm từ hào âm dưới cùng, khởi đầu từ Ngọ, chỉ đếm các hào âm, đến hết 4 hào âm mà chưa gặp hào Nguyên đường, thì quay về hào dương dưới cùng, đếm tiếp theo, chỉ đếm hào dương, gặp hào nào trùng với giờ sinh, đó là hào Nguyên đường.

5c5- Quẻ có 3 hào dương và 3 hào âm.

Nếu sinh Giờ khí Dương, đếm từ hào dương dưới cùng, khởi đầu từ Tý, chỉ đếm các hào dương, nếu chưa gặp giờ sinh, đếm một lần nữa, từ hào dương cuối cùng (có nghĩa các hào dương được đếm hai lần), gặp hào nào trùng với giờ sinh, đó là hào Nguyên đường.

Nếu sinh Giờ khí Âm, đếm từ hào âm dưới cùng, khởi đầu từ Ngọ, chỉ đếm các hào âm, nếu chưa gặp giờ sinh, đếm một lần nữa từ hào âm cuối cùng (có nghĩa các hào âm được đếm hai lần), gặp hào nào trùng với giờ sinh, đó là hào Nguyên đường.

Bạn hãy dùng một ký hiệu riêng để đánh dấu hào nguyên đường (trong ví dụ của chúng tôi dùng hai chữ nđ).

5d- Đối với quẻ Tiên thiên có 6 hào dương (Thuần Càn) và 6 hào âm (Thuần Khôn), xác định hào Nguyên Đường theo bảng sau đây. Bảng do Cố giáo sư Nguyễn Hoàng Phương lập trong tác phẩm “Tích hợp đa văn hóa Đông Tây cho một chiến lược giáo dục tương lai”. Có 12 trường hợp sau đây:

Nam sinh Giờ khí Dương có quẻ Thuần Càn (hoặc Thuần Kiền, quẻ 6 hào Dương) xem cột Kiền Nam (Bảng 11 a).

Nam sinh Giờ khí Âm có quẻ Thuần Càn xem cột Kiền Nam (Bảng 11 a).

Nam sinh Giờ khí Âm, trước Giữa hè, có quẻ Thuần Khôn, xem bảng Khôn Nam (Bảng 11 c).

Nam sinh Giờ khí Dương, sau Giữa hè, có quẻ Thuần Khôn (quẻ 6 hào Âm) xem bảng Khôn Nam (Bảng 11 c).

Nam sinh Giờ khí Âm, trước Giữa đông, có quẻ Thuần Khôn, xem bảng Khôn Nam (Bảng 11 c).

Nam sinh Giờ khí Dương, sau Giữa đông, có quẻ Thuần Khôn, xem bảng Khôn Nam (Bảng 11 c).

================================================

Nữ sinh Giờ khí Dương có quẻ Thuần Khôn, xem cột Khôn Nữ (Bảng 11 a).

Nữ sinh giờ khí Âm có quẻ Thuần Khôn, xem cột Khôn Nữ (Bảng 11 a).

Nữ sinh Giờ khí Âm, trước Giữa hè, có quẻ Thuần Càn, xem bảng Kiền Nữ (Bảng 11

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

.

Nữ sinh Giờ khí Dương, sau Giữa hè, có quẻ Thuần Càn, xem bảng Kiền Nữ (Bảng 11

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

.

Nữ sinh Giờ khí Âm, trước Giữa đông, có quẻ Thuần Càn, xem bảng Kiền Nữ (Bảng 11

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

.

Nữ sinh Giờ khí Dương, sau Giữa đông, có quẻ Thuần Càn, xem bảng Kiền Nữ (Bảng 11

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

.


XÁC ĐỊNH QUẺ HẬU THIÊN

Nếu quẻ Tiên thiên là quẻ nguyên thủy thuộc về số Trời cho, thì quẻ Hậu thiên biểu hiện sự thăng trầm của Con người trải qua một cuộc biến đổi bể dâu trong môi trường cuộc sống. Quẻ Tiên thiên là Tiền vận đời người. Quẻ Hậu thiên là Hậu vận.

Sau khi tìm ra quẻ Tiên thiên và hào Nguyên đường, thì tìm quẻ Hậu thiên.

Quy tắc:

6a- Đảo quẻ Nội Tiên Thiên thành quẻ Ngoại Hậu Thiên, quẻ Ngoại Tiên Thiên thành quẻ Nội Hậu Thiên.

6b- Hào Nguyên Đường đi theo sang quẻ Hậu Thiên, Âm biến thành Dương, hoặc Dương thành Âm.

6c- Trên cơ sở hai điểm biến đổi ấy, mà thành một quẻ mới, gọi là quẻ Hậu thiên.

Ví dụ: Chủ thể Hoàng Hoa Cúc, quẻ Tiên thiên là Lôi Thủy Giải, nguyên đường hào 1.

Quẻ Tiên thiên: Chấn/Khảm
Đảo quẻ: Khảm/Chấn

Hào nguyên đường đi theo quẻ Khảm, âm biến thành dương, thành quẻ Đoài, thành quẻ Hậu thiên: Đoài/Chấn. Đọc là Trạch Lôi Tùy.

6d- Riêng đối với ba quẻ Thuần Khảm, Thủy Lôi Truân, Thủy Sơn Kiển, trường hợp hào Nguyên đường rơi vào hào 5 và hào 6, thì cách tìm quẻ Hậu thiên có khác, như sau:

Trước hết, xem tháng sinh của chủ thể rơi vào những tháng Dương lệnh hay Âm lệnh.

Thế nào là tháng Dương lệnh?

Nếu tháng sinh từ sau tiết Giữa đông đến trước tiết Giữa hè (có thể hiểu là nửa năm trước của năm tiết khí, vì Lịch tiết khí coi tiết Giữa đông là mở đầu năm mới) thì tháng sinh đó thuộc tháng Dương lệnh. Nếu tháng sinh từ sau tiết Giữa hè đến trước tiết Giữa đông (có thể hiểu là nửa năm sau của năm tiết khí) thì tháng sinh đó thuộc tháng Âm lệnh.

Chú ý: Cần phân biệt khái niệm Tháng Dương lệnh và Tháng dương. Tháng Dương lệnh là tháng từ ngày Giữa Đông đến Giữa hè, không kể đó là Tháng Can Chi dương hay Can Chi âm. Cũng như vậy, cần phân biệt khái niệm Tháng Âm lệnh và Tháng âm.

Trường hợp hào Nguyên đường của ba quẻ Tiên thiên nói trên là hào 5 dương và 6 âm, thì tìm quẻ Hậu thiên như sau:

Hào Nguyên đường 5 dương gặp tháng Dương lệnh thì đảo quẻ và biến hào; gặp tháng Âm lệnh thì chỉ biến hào.

Hào Nguyên đường 6 âm gặp tháng Dương lệnh thì chỉ biến hào; gặp tháng Âm lệnh thì đảo quẻ và biến hào.

Tại sao đối với ba quẻ Thuần Khảm, Truân, Kiển lại có sự khác thường như thế?

Theo ông Đinh Văn Tân (trao đổi trên mạng máy tính), là vì ba quẻ này phản ánh thời hiểm trở, gian truân của Con người, mà các hào 5 và 6 thuộc vị trí “vua” và “trên vua”, thuộc bậc trên của vị thế con người, nên cách ứng xử với hoàn cảnh hiểm trở, gian truân có khác thường, dẫn đến những thời vận khác thường so với các hào khác trong cùng quẻ. (Hào 5 dương thuộc bậc “chí tôn”, hào 6 âm “chủ quần âm”, đứng đầu và chi phối các hào âm trong quẻ).

Tôi qua trắc nghiệm thấy có ứng nghiệm như thế, xin xem bài “Chân dung Hà Lạc của nhà văn hóa Vũ Khiêu” có quẻ Tiên thiên Thuần Khảm nguyên đường hào 5.


........ Xuân Cang


Thanked by 2 Members:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |