Jump to content

Advertisements




Hóa khí của sao


2 replies to this topic

#1 HacQuy

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 499 Bài viết:
  • 349 thanks

Gửi vào 01/09/2013 - 18:44

Trích dẫn

Tôi không nêu các thí dụ cụ thể, tránh một cuộc tranh biện học thuật, vì các lối xem TV về cụ thể có rất nhiều cách khác nhau.

Hoá Khí trong tử vi sinh ra do đâu?

Tôi không thật rõ, xin đi từ Tam Hoá.

Tam hoá là 3 khí đã hiển lộ rõ ràng trong số. Đây gọi là khí bộc lộ mạnh. Đó là 3 khí: Khoa (chủ về ăn học) Quyền (chủ về công danh) Lộc (chủ về tiền của).

Do đây là 3 khí bộc phát rõ trong số, nên nó không an riêng ra như một sao độc lập, mà an tại cung có 1 sao nào đó. Như "Giáp Liêm Phá Vũ Dương vi bạn" nên Lộc tại Liêm, Quyền tại Phá, Khoa tại Vũ, Kị tại Dương.

4 Hoá đều không có một cách an riêng, đều dựa vào một sao nào đó để an ngay chính tại sao ấy. Chính vì sao ấy đã bộc lộ nên Hoá Khí ấy rất là mạnh mẽ. Cũng vì vậy, mà nhiều nhà không có định ngũ hành cho Tứ Hoá, có nhà thì có định, ngẫm ngũ hành này cũng có lí. Như tuôi Giáp, Liêm trinh đã hoá vi Lộc, Phá quân hoá vi Quyền, Vũ khúc hoá vi Khoa, Thái dương hoá vi kị. các tuổi khác như thế.

3 hoá là 3 loại quí khí rất quí, đã hiển lộ rõ ràng trong 3 cung trong số, hoá khí ra từ sao đồng cung mà nó an theo. 3 khí này coi như 3 bông hoa, mỗi bông thơm 1 kiểu, như bông Lộc chủ ban tài lộc, bông Khoa ban trí tuệ học thức, bông Quyền ban thành danh ở đời.đây là 3 tú khí trời đất đã ban cho ta trong lá số, Mệnh được khác nào trời cho 3 bông hoa quí báu? nếu gặp Hoá Kị, vẫn như sen nở trong bùn, vẫn ban ra quí khí, như "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn", riêng Khoa là học thức, nó cần sáng, Kị chủ mờ tối, nên Khoa Kị thường không đẹp lắm. Cho nên rất cần coi trọng 3 hoá. Được 1 Hoá đã quí, huống hồ là 2 hay 3 Hoá triều củng. Và vì vậy, không nên quá sợ ông Hoá Kị khi ông xen vào 3 Hoá (điểm này là theo tôi, tôi không thuyết phục ai theo).

Khi 3 tú khí này tụ vào lân cận nhau, 3 cung liên tiếp có 3 Hoá, gọi là Tam Hoá Liên Châu, cũng quí (dù không ở vào Thân Mệnh Phúc Quan Tài Di). Coi như tú khí đất trời quần tụ, không cần biết đóng ở đâu. Khi 2 hoá 2 bên Mệnh, thì như sinh ra có 2 tú khí ở bên mình, cũng quí.

Nhưng Tam Hoá tứ Hoá chỉ mới là khí hiển lộ rõ rệt, trong Tv có phép Hoá Khí nữa, để bổ túc cho 4 Hoá này. Gọi là khí ẩn tàng, đang chờ biến hoá, hay hiển lộ chưa thật mạnh đủ để thành 4 Hoá, nhưng nếu hội đủ các điều kiện, nó sẽ Hoá. Như Cự môn một mình, chưa đủ Hoá vi Kị (dù Cự môn hoá khí là Kị tinh), nếu nó hãm thì Hoá vi Kị ngay, nếu gia Đà la cũng hoá khí là Kị tinh thì càng chắc (Kình hoá khí là Hình, Đà hoá khí là Kị,cho nên Kình dương rất võ sĩ).

Các sao có Hoá Khí tốt khác cũng vậy, nên có điều kiện tốt cho hoá khí của nó thành tựu, như những điều kiện cần thiết cho một phản ứng biến hoá về chất.

Do đó mà có chữ Hoá. Hoá của tam hoá đã rõ, nên coi như hiển nhiên, không cần điều kiện, nếu gặp cách cục phá vỡ thì nó mới xấu, như Quyền ngộ Không Kiếp, ắt có công danh cũng hão.

Nhưng các sao Hoá Khí khác thì cần điều kiện để Hoá. Nếu hội đủ, tốt không kém Tam Hoá. Nhiều người coi số không coi trọng đúng mức hoá khí, lại không nghiên cứu hoá khí, nên không giải quyết tận gốc vấn đề. Tôi chỉ thí dụ, tránh đi sâu vào cụ thể, sẽ có nhiều điểm nhiều bạn phản ứng, do tử vi cũng nhiều lập trường.

- Kình: hoá khí là Hình (Hình: là thanh kiếm, con dao tượng trưng), ở Ngọ là Ngựa, tạo nên cách "Mã đầu đới kiếm".

- Đà: hoá khí là Kị tinh, ngộ Nhật Ngyệt tối mắt, hay cha mẹ bất ổn.

- Cự hoá khí là Ám (cũng gần như Kị) nên hãm địa thì u tối, hay chiêu khẩu thiệt, nên Cự Nhật tại vị trí hãm của Nhật thì rất xấu, vì Nhật Hãm lại gặp Ám tinh. Ngược lại, Nhật tại Tỵ cung là Nhật tại Hoả cung, Mặt trời gần trưa rạng rỡ chói loà, mây che (cự ám tinh tại Hợi) thì thành bóng mây râm mát, đẹp chứ không sao, hoá khí u ám của Cự bị ánh sáng chói loà của Mặt Trời xua tan.

Vài hàng góp nhặt.

Tôi viết lại bài này từ diễn đàn cũ mục đích cũng các cao nhân và ace bàn luận khi nào Kình kị cự hóa khí thành Hình, Kị
Điều kiện cần và đủ
Và ví dụ Kình Quyền có giống Hình Quyền ko, Cự Hình có giống Kị Hình không và Kiếp đà có giống kiếp kị không?
Mời ace tham luận

Sửa bởi thienquan89: 01/09/2013 - 18:45


Thanked by 4 Members:

#2 Luyen1993

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 254 Bài viết:
  • 348 thanks

Gửi vào 01/09/2013 - 19:30

Bài này của thienkhoitimvui nói về Tứ Hóa ở forum cũ !
Câu hỏi của TQ hay lắm ! Theo quan điểm của Luyện thì điều kiện để hóa khí thì thường là khi lạc hãm !
Còn bản chất Kị (do Đà, Cự hóa khí) khác với Chính Tinh "Hóa Kị", Hình (do Kình hóa khí) cũng khác sao "Thiên Hình", hay Tham Lang hóa khí là Đào Hoa cũng khác sao "Đào Hoa" ! Mấy cái này cũng giống như sự khác nhau giữa Lộc Tồn với Hóa Lộc vậy !
"Hình" khi đc Hóa Khí từ Kình mang đúng ý nghĩa "Hình", hình khắc, thương tật...còn Thiên Hình mang ý nghĩa rộng hơn ! Hình khi đc hóa khí chỉ mang ý nghĩa xấu và là tập con của Sao Thiên Hình ! Tương tự với Kị và các hóa khí Khác

#3 HacQuy

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 499 Bài viết:
  • 349 thanks

Gửi vào 02/09/2013 - 17:59

Chào ace. Tôi lặp lại chủ đề này vì muốn hiểu tường tận cách "hoá khí" của các sao, vì lâu nay tuy sách vở có nhắc đến nhưng không nói về chỗ dụng. Ví dụ trong nhiều trường hợp vẫn hiểu Kình là Hình, Đà là kị nhưng không nói có thể thay thế trong các chiêu thức của kiếm tông hay không. Kể ra việc này hỏi khi cụ KimHac chưa bận thì sẽ có thành tựu. Tiếc là thắc mắc này hiện nay mới xuất hiện vì xưa nay tôi cho là không thay thế đc. Nhưng lại thấy các cách cục như Kình Quyền, Kình Lộc khá giống Hình Quyền, Hình Lộc và cả Cự Đà cũng giống Cự Kị. Giao thoa các vấn đề tự nhiên có thắc mắc
Ace nào từng "ngộ" ra vấn đề này vào cho ý kiến dùm
Thân ái,

Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |