Jump to content

Advertisements




LÁ SỐ ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP


42 replies to this topic

#16 Đinh Văn Tân

    Ban Điều Hành

  • Ban Điều Hành
  • 7340 Bài viết:
  • 16922 thanks

Gửi vào 06/10/2013 - 23:36

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

TonBac, on 06/10/2013 - 21:52, said:

Đúng hay không thì mọi người nhìn vào tự biết. Ai cho rằng không đúng thì bỏ qua. đề nghị không spam vì ác cảm cá nhân.
.Không đúng thì bỏ qua . Bỏ qua không nói thì làm sao biết đúng sai Khen chê lá số không phải là ác cãm cá nhân Vậy chỉ có cách nói đúng, vậy không áp đặt là gì . Mệnh Thất sát không còn sống đến bây giờ nếu bị tì tích than thể . Lá số sai .

#17 Porsche

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1699 Bài viết:
  • 1058 thanks
  • LocationMặt Trời

Gửi vào 06/10/2013 - 23:47

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



bắt đầu là ở đây, bị Hugo vặt mặt mới chạy qua đây

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


thôi cụ Tân close top đi ạ!

#18 maphuong

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 691 Bài viết:
  • 1242 thanks

Gửi vào 06/10/2013 - 23:47

TonBac vịn vào bài báo này mà khẳng định đây ?

------------------------------------------------------------
Thethaovanhoa.vn: Trung tướng Phạm Hồng Cư viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp thời trẻ

Vì sao năm sinh của Đại tướng có tới 3 “dị bản” là 1910, 1911 và 1912? Rồi, ở tuổi 13, Đại tướng từng… thi trượt vào Trường Quốc học Huế. Khi là thanh niên, ông đã từ chối lời cầu hôn của một phú hộ trong làng… Những câu chuyện ấy đã được tác giả Hồng Cư tìm hiểu khi ông viết cuốn sách Đại tướng Võ Nguyên Giáp thời trẻ.

Trong số hàng trăm cuốn sách về Đại tướng, đây là tác phẩm duy nhất phác họa lại quãng thời gian trước độ tuổi 20 của ông (từ 1911 - 1931). Đại tướng Võ Nguyên Giáp thời trẻ hiện đã được dịch ra tiếng Anh, Pháp. Đó là kết quả trong gần 10 năm sưu tầm tư liệu và thực hiện bản thảo của Trung tướng Phạm Hồng Cư, nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ở độ tuổi 85, Trung tướng Phạm Hồng Cư kể lại công việc này. Thethaovanhoa.vnxin giới thiệu cùng độc giả.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Đại tướng Võ Nguyên Giáp năm 20 tuổi -(ảnh của Sở Mật thám Pháp)


1. Cho tới trước khi tôi viết sách, đã có rất nhiều học giả và nhà báo trong, ngoài nước viết về Đại tướng. Đó là chưa kể tới hàng ngàn trang hồi ký của chính ông (do nhà văn Hữu Mai thể hiện) bao gồm các tập Từ nhân dân mà ra, Những năm tháng không thể nào quên, Chiến đấu trong vòng vây, Điện Biên Phủ điểm hẹn lịch sử, Tổng hành dinh trong mùa Xuân đại thắng. Gần như, toàn bộ các thông tin, sự kiện và những câu chuyện lớn nhỏ về cuộc đời, sự nghiệp của Đại tướng đều có thể tìm thấy trong những trang sách ấy. Chỉ có một “khoản trống” duy nhất mà các tác giả gần như không đề cập, hoặc nếu có cũng chỉ phác qua: đó là tuổi thơ và tuổi trẻ của Đại tướng trong khoảng thời gian cho tới năm 1931- khi ông 20 tuổi. Đó là điều dễ hiểu, bởi tư liệu trong nước về giai đoạn này gần như không có, còn các tài liệu nước ngoài cũng rất sơ sài.

Trung tướng Phạm Hồng Cư kể: “Trong quân đội, kể từ 1946, tôi có nhiều năm trực tiếp làm việc dưới quyền Đại tướng. Ý tưởng viết cuốn sách này được đưa ra từ năm 1986, tuy nhiên, phải tới khi về hưu vào năm 1995, tôi mới thật sự có thời gian để chuyên tâm cho công việc. Với tôi, việc viết cuốn sách này là một nhu cầu có thật: bạn đọc Việt Nam đều yêu quý, ngưỡng mộ Đại tướng và luôn mong được biết về cuộc đời ông một cách trọn vẹn, hoàn chỉnh nhất qua từng mốc thời gian.

Cuốn sách ra đời năm 2004, đúng dịp kỉ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Trong 10 năm ấy, tôi đi tìm tư liệu thực địa kết hợp với những cuộc phỏng vấn Đại tướng và người thân. Sách khép lại vào năm 1931, khi ông được thực dân Pháp phóng thích khỏi nhà lao Thừa Phủ và chuẩn bị rời khỏi Huế”.

2. Cuốn sách là những mảng hồi ức được ghép lại từ nhiều nguồn. Do vậy, rất nhiều lần tôi phải bỏ công tìm và thẩm định để có một thông tin chính xác. Chẳng hạn, có nhiều dị bản khác nhau về năm sinh của Đại tướng: từ điển Larousse của Pháp ghi rằng đó là năm 1911; cuốn GIAP ( xuất bản năm 1977 tại Paris) của tác giả Boudarel và bài viết trên tờ The Sunday Times magazine của tác giả James Fox thì khẳng định ông sinh năm 1910; còn các công bố của Jean Sainteny thì nói rằng ông sinh năm 1912.

Xin nói thêm, các tác giả trên đều có dẫn chứng lập luận của mình. Chẳng hạn, Jean Sainteny là đại diện của Chính phủ Pháp sang Việt Nam đàm phán vào năm 1946 nên có trong tay những bản điều tra của mật thám Pháp về lý lịch tướng Giáp và các lãnh tụ Việt Nam. Còn tác giả James Fox thì do một sự tình cờ đặc biệt, đã có trong tay bản sơ yếu lý lịch của Đại tướng bằng tiếng Pháp được ông nộp khi nhập học Đại học Đông Dương (Hà Nội). Hồ sơ này ghi rằng tướng Giáp sinh ngày 1/9/1910.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Đại tướng Võ Nguyên Giáp và cháu nội tại quê nhà Lệ Thủy - Quảng Bình


Trước những số liệu khác nhau này, tôi chỉ có một cách xác minh duy nhất là hỏi người thân của Đại tướng. Chị Đặng Bích Hà, phu nhân Đại tướng, cho biết ông sinh ngày 25/8/1911. Bản thân ông cũng không nhớ năm sinh của mình, con số 1911 được xác định vì cụ Nguyễn Thị Kiên, thân mẫu Đại tướng, nhớ rất rõ rằng con mình tuổi Hợi (Tân Hợi). Bà cũng nhớ rõ ngày sinh của ông, có điều là nhớ theo “lịch âm” nên gia đình phải nhờ học giả Trần Văn Giáp tính lại và “quy đổi” thành ngày dương lịch 25/8.

Khi biết lập luận này, một số nhà nghiên cứu quốc tế đã đồng tình với tôi. Họ nói: trên đời, chắc chắn chỉ có một người duy nhất không bao giờ nhớ sai ngày sinh của con, đó là người mẹ. Rất tiếc, gia đình không có một lá số tử vi nào của Đại tướng nên không tính được giờ sinh của ông. Trường hợp bản lý lịch tại Đại học Đông Dương của Đại tướng có thể giải thích bằng việc chủ động khai tăng tuổi khi đi học, vốn khá phổ biến với nhiều sinh viên thời đó.

3. Khi viết sách, tôi có một số lần tiếp xúc trực tiếp với Đại tướng. Ở độ tuổi gần 90 khi ấy, trong trí nhớ của Đại tướng vẫn còn lưu giữ rất nhiều mảnh ký ức liên quan tới tuổi trẻ của mình. Rất nhiều câu chuyện sẽ chẳng ai biết nếu ông không kể lại. Chẳng hạn, đó là việc ông học rất giỏi thậm chí là đỗ đầu kì thi tốt nghiệp bậc sơ học (certificat d’étudé primaires) ở tỉnh Quảng Bình. Nhưng sau đó, năm 13 tuổi, khi lên bậc trung học, ông lại thi trượt kì thi vào Trường Quốc học Huế. Vậy là ông phải khăn gói lên Huế ôn thi một năm trước khi đỗ loại khá ở kì thi năm 1924.

Cần nhớ rằng giáo dục thời Pháp khi đó rất khắt khe, Trường Quốc học Huế chỉ tuyển có 90 học sinh cho 12 tỉnh miền Trung. Khi tôi hỏi vì sao trượt, Đại tướng lắc đầu cười bảo không biết. Tôi nghĩ vui trong bụng rằng đó là bài học duy nhất trong đời của Đại tướng về tính chủ quan, điều sẽ không bao giờ lặp lại khi trở thành một vị tướng trận mạc sau này.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Trung tướng Hồng Cư và cuốn sách về Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Đại tướng lệnh cho tôi tiếp tục “viết”

Gần đây, vào tháng 5/2010, tôi có vào viện thăm Đại tướng. Khi ấy, ông mệt và nói không rõ nhưng khá tỉnh táo. Lúc tạm biệt, ông nắm chặt tay tôi rồi lấy ngón tay ra vạch chữ “viết” vào không khí. Tôi hiểu rằng Đại tướng ra lệnh mình tiếp tục công việc mà ông dặn dò tôi trước đó: viết một công trình nghiên cứu về đội tự vệ cứu quốc cho Bảo tàng Hà Nội.


Cũng chính Đại tướng kể cho tôi nghe việc khi còn là thanh niên, ông từng khước từ ý định cầu hôn của một gia đình Bá hộ trong làng. Gia đình này muốn gả con gái cho ông, đồng thời hứa cho ruộng cho nhà. Nhưng thân mẫu ông thì thương con nên không ép. Khi đó, ông đã tham gia phong trào yêu nước và từng bị đuổi học vì tổ chức bãi khóa ở trường Quốc học trong chuỗi hoạt động hưởng ứng để tang cụ Phan Chu Trinh.

Trong những câu chuyện của mình, Đại tướng nhắc nhiều tới những gương mặt mà ông yêu quý khi còn trẻ. Ông kể về việc nhiều lần cùng học sinh Quốc học tới nhà riêng để thăm cụ Phan Bội Châu. Cụ Phan rất thương ông, thường xuyên cho mượn sách và nói: Khi nào tôi mất, tủ sách này để lại cho cậu Giáp. Về cha mình, cụ Võ Quang Nghiêm, Đại tướng kể ông là người sống giản dị, sáng nào dậy cũng ăn ba bát cháo hoa với cà và gọi là “sâm của nhà nghèo”. Sau kháng chiến toàn quốc, cụ bị thực dân Pháp bắt giam tại Huế và mất trong tù, phải sau năm 1945 gia đình mới tìm được hài cốt.

4. Tuổi thơ và tuổi trẻ của Đại tướng gắn liền với 2 tỉnh Quảng Bình và Huế. Khi đi khảo sát tư liệu, tại quê hương ông, rất nhiều cụ già trong vùng vẫn còn lưu giữ các câu chuyện được truyền từ đời này sang đời khác về gia đình và dòng họ của Đại tướng. Theo đó, ông ngoại của Đại tướng từng tham gia phong trào Cần Vương thời vua Hàm Nghi. Ông nội Đại tướng mất rất sớm, mãi tới đầu thế kỉ 21, những người yêu mến Đại tướng trong vùng mới giúp gia đình tìm thấy mộ của cụ.

Một phần lớn câu chuyện, tôi bắt đầu bằng việc hỏi chị Đặng Bích Hà. Cũng chỉ có nhờ chị Hà, tôi mới có may mắn được tiếp cận với một số kỉ vật riêng của gia đình, chẳng hạn như ảnh thờ của song thân Đại tướng, một số lớn thư từ được viết trong chiến tranh. Đặc biệt, tôi có may mắn được gặp thân mẫu Đại tướng tại nhà riêng ở Hà Nội trước khi cụ mất vào năm 1961. Khuôn mặt Đại tướng đặc biệt rất giống mẹ, nhất là đôi mắt sáng và thông minh. Điều này làm tôi nhớ tới lời nhận xét của nữ ký giả phương Tây là bà Orian Fallaci rằng đó là cặp mắt thông minh nhất mà tôi từng thấy.

Ngoài chị Hà, tôi cũng có thời gian tiếp xúc với ông Võ Thuần Nho, em ruột Đại tướng, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục Việt Nam. Những câu chuyện về gia đình, họ hàng Đại tướng chủ yếu là do ông Nho kể. Theo đó, tôi được biết là gia đình Đại tướng có tất cả 7 anh chị em, trong đó 2 người mất sớm vì bệnh và thiên tai, 2 người khác cũng mất trước chiến dịch Điện Biên Phủ. Sau năm 1954, ngoài 2 anh em trai Đại tướng, trong nhà chỉ còn lại cô út là bà Võ Thị Lài, sau này làm nhân viên coi kho của một cơ quan thuộc Bộ Nông nghiệp.




Minh Châu (Ghi theo lời kể của Trung tướng Phạm Hồng Cư)


Sửa bởi maphuong: 06/10/2013 - 23:51


Thanked by 3 Members:

#19 NguyenPhan

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 246 Bài viết:
  • 44 thanks

Gửi vào 07/10/2013 - 00:03

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Đinh Văn Tân, on 06/10/2013 - 23:36, said:

.Không đúng thì bỏ qua . Bỏ qua không nói thì làm sao biết đúng sai Khen chê lá số không phải là ác cãm cá nhân Vậy chỉ có cách nói đúng, vậy không áp đặt là gì . Mệnh Thất sát không còn sống đến bây giờ nếu bị tì tích than thể . Lá số sai .

- THẤT SÁT TẠI THÂN HƯỞNG ĐẮC AN TOÀN CHI PHÚ
Cung Mệnh an tại Thân có Thất Sát thì được hưởng phúc hoàn toàn.

- THẤT SÁT TÝ NGỌC DẦN THÂN THỌ KHẢO
Cung Mệnh an tại Tý, Ngọ, Dần, Thân có Thất Sát toạ thủ là người trường thọ suốt lâu.

Sửa bởi TonBac: 07/10/2013 - 00:11


#20 NguyenPhan

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 246 Bài viết:
  • 44 thanks

Gửi vào 07/10/2013 - 00:04

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Hugo, on 06/10/2013 - 23:47, said:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



bắt đầu là ở đây, bị Hugo vặt mặt mới chạy qua đây

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


thôi cụ Tân close top đi ạ!

Lớp người này bỏ vào sọt rác.

#21 Đinh Văn Tân

    Ban Điều Hành

  • Ban Điều Hành
  • 7340 Bài viết:
  • 16922 thanks

Gửi vào 07/10/2013 - 00:16

Nhưng sau đó, năm 13 tuổi, khi lên bậc trung học, ông lại thi trượt kì thi vào Trường Quốc học Huế. Vậy là ông phải khăn gói lên Huế ôn thi một năm trước khi đỗ loại khá ở kì thi năm 1924.
Nội đoạn nầy người tường viết đã sai . Trường Quốc Học ở ngay tại Thành phố huế . Muốn thi vào trường Quốc học thì phải vô Hue (từ Quảng bình) hay ra Huế nếu ở Quảng Nam Quảng ngải (học trò trong Quảng ra thi, thấy cô gái Huế chân đi không đành) . Thi trượt thì ở lại Huế ôn thi đâu cần phải khan gói lên Huế .

Thanked by 1 Member:

#22 thiennhaihaigiac

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 52 Bài viết:
  • 154 thanks

Gửi vào 07/10/2013 - 00:56

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

TonBac, on 06/10/2013 - 21:36, said:

Kim mệnh cách Hùng tú kiền nguyên với Thất Sát thống soái tại vương cung hội hợp Khôi Việt, Khoa, Khúc, khốc hư, đào không Linh, Hỏa, Kình... an tại Dưỡng lại được Nô bộc Đồng binh hình tướng ấn, tứ linh.. sinh xuất nên đây là người rất được lòng dân, lính.

bố mẹ nghèo, vợ đầu mất sớm, con trưởng là thương nhân, anh chị em có mất 2 người,
Tài cung Tham lang bị tuần giáp Lộc Quyền đối cung Liêm trinh nên sống giản dị, liêm khiết...

Thằng này bịa linh tinh. Thất sát cư bại địa.

Thanked by 1 Member:

#23 ngauhungyeuem

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1149 Bài viết:
  • 1305 thanks

Gửi vào 07/10/2013 - 01:30

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

TonBac, on 07/10/2013 - 00:04, said:

Lớp người này bỏ vào sọt rác.

Bác phân tích các mốc sự kiện 45, 54, 68, 72, 75, 89. Những năm bệnh nặng của Đại Tướng nữa, an vô bộ sao nào, lý do gì, xem có khớp không.
Dài dòng mất thời giờ. Lá số này không đúng

Sửa bởi ngauhungyeuem: 07/10/2013 - 01:31


#24 NguyenPhan

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 246 Bài viết:
  • 44 thanks

Gửi vào 07/10/2013 - 02:45

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ngauhungyeuem, on 07/10/2013 - 01:30, said:

Bác phân tích các mốc sự kiện 45, 54, 68, 72, 75, 89. Những năm bệnh nặng của Đại Tướng nữa, an vô bộ sao nào, lý do gì, xem có khớp không.
Dài dòng mất thời giờ. Lá số này không đúng

không đúng là không đúng ở chỗ nào thế? sao cứ ngẫu hứng phán không đúng thế nhỉ?

45 - 54 có gì ko rõ nào? 65- 72 là thời kì bè đảng Lê Duẩn, Lê Đức Thọ lộng quền, tướng Giáp vào hạn đào không, linh xương đà vũ kị, bị giáng chức, hạ nhục đi làm ban sinh đẻ, có mà điên muốn chết ấy. càng về sau càng bị gạt ra ngoại vòng quyền bính. đến năm 72- 82 vào đại hạn binh hình tướng ấn mới được phục hồi lại quyền hành.

Sửa bởi TonBac: 07/10/2013 - 02:47


Thanked by 3 Members:

#25 NguyenPhan

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 246 Bài viết:
  • 44 thanks

Gửi vào 07/10/2013 - 02:51

nói chung là các vị chỉ thấy được cái bề ngoài rực rỡ của tướng Giáp có phần được PR, điểm son tô phấn. còn sự thực thế nào thì ... thôi, tại hạ chỉ nói đến đó.

Thanked by 3 Members:

#26 lethanhnhi

    Thiếu Dương

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 12929 Bài viết:
  • 25379 thanks

Gửi vào 07/10/2013 - 04:00

Nói xấu 1 người vừa nằm xuống, tao hỏi mày có phải người không????

#27 Đinh Văn Tân

    Ban Điều Hành

  • Ban Điều Hành
  • 7340 Bài viết:
  • 16922 thanks

Gửi vào 07/10/2013 - 04:23

Cuốn sách là những mảng hồi ức được ghép lại từ nhiều nguồn. Do vậy, rất nhiều lần tôi phải bỏ công tìm và thẩm định để có một thông tin chính xác. Chẳng hạn, có nhiều dị bản khác nhau về năm sinh của Đại tướng: từ điển Larousse của Pháp ghi rằng đó là năm 1911; cuốn GIAP ( xuất bản năm 1977 tại Paris) của tác giả Boudarel và bài viết trên tờ The Sunday Times magazine của tác giả James Fox thì khẳng định ông sinh năm 1910; còn các công bố của Jean Sainteny thì nói rằng ông sinh năm 1912.
Xin nói thêm, các tác giả trên đều có dẫn chứng lập luận của mình. Chẳng hạn, Jean Sainteny là đại diện của Chính phủ Pháp sang Việt Nam đàm phán vào năm 1946 nên có trong tay những bản điều tra của mật thám Pháp về lý lịch Tướng Giáp và các lãnh tụ Việt Nam . Tôi có bản Tử Vi của Ông VNG sinh năm 1912, lưu hành trên Mạng cách đây 18 năm từ khi mới có Diễn Đàn Tử Vi . Có ai muốn xem tôi sẽ đưa lên đây .

Thanked by 3 Members:

#28 socnau

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 438 Bài viết:
  • 764 thanks

Gửi vào 07/10/2013 - 06:14

Thằng tuyên giáo chuyên phát loa rè kia, mày biến đi chỗ khác cho ông nhờ, đây là sân chơi của ông, BIẾN!!!! Muốn phát thanh thì đi ra chỗ khác nhá. Mày còn non lắm tuy anh thừa nhận cụ Giáp hoàn toàn k phải như tuyên truyền báo chí hay nói.

Như con của cụ chẳng hạn, cụ cực kỳ nhiều con, nội trong vòng 9 năm đánh Điện Biên Phủ đã sinh tới 3 người con. Cũng trong thời gian này, cụ ở đây cùng cụ Hồ và 2 người khác và cả 3 đều là thân tín của cụ Hồ. Còn tại sao cụ Giáp và 2 người kia sau đó thăng tiến vù vù mặc cho k hề có chuyên môn j trong cv như cụ Giáp là nhà giáo chẳng hạn, là vì cụ và 2 cụ kia có công đầu trong việc làm gỏi các đảng phái khác mà cao điểm là vụ Ôn Như Hầu, khiến cho abcxyz. Còn sau đó thì cụ Giáp và 2 cụ kia lộng quyền, nên cụ Hồ mới phải điều thêm cụ Ba về để trị tội kiêu binh lộng quyền. Ngay cả Mậu thân thì cụ Giáp chỉ còn chút quyền hành vì cụ k muốn tổng tiến công như thế, ng ra lệnh đánh kiểu đó là cụ Ba còn cụ Giáp đã đi nước ngoài phẫu thuật gần 2 tháng rồi.

Nội 1 điều là cụ có nhiều con mà ls k thấy điều đó là ls sai, hiểu chưa loa rè Tonbac. Còn cụ cư xử, nhìn có giống như là liêm trinh đắc địa k thể???? còn lethanhnhi, đừng có giãy nãy lên như đỉa phải vôi, coi ớn lắm

edit: mệnh cư bại địa vẫn có thể thành công và làm lớn như thường, thiếu j người như thế

Sửa bởi socnau: 07/10/2013 - 06:22


#29 tripooh1

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 548 Bài viết:
  • 325 thanks

Gửi vào 20/11/2013 - 10:06

cung tật khó tin, Không kiếp ở đây sao lại thọ cao thế,

Thanked by 1 Member:

#30 bultiep

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 748 Bài viết:
  • 1668 thanks

Gửi vào 20/11/2013 - 13:00

Cung Tật dữ,thì bệnh tật dữ, nhưng xảy ra khi nào? Không phải lúc nào cũng "dữ" cả. Khi mà Đại vận xấu, nó mới phát tác chứ. Ví dụ như ls chồng mình, cũng Đà, Kiếp. Linh, Khôi, ở Tật, vận cung Điền may mà có Triệt, Địa ko nằm đó, Quang Quý, Quan Phúc cứu. Hồi đó ông bị điện giật tưởng chết, may mà trong khi bị giật, chân giãy đạp vô thức và cái dây điện văng ra, thế là...sống! Chưa xong, đi xe máy đến ngã tư Mơ, hồi đó họ mới thử lắp dây điện để chạy oto điện vòng quanh cái bùng binh, nhưng sau đó chắc ko thuận tiện nên ko chạy nữa, nhưng dây điện lằng nhằng vẫn còn. Vừa đến khu vực ấy, cả dàn dây điện bỗng dưng rơi xuống, cục sứ đập vào gần hộp số,móp xe, rồi đập vào mu tay (may mà ko vào đầu). Ông hoảng hốt vứt xe bỏ chạy,tia lửa bắn tóe tung, nổ , mọi người thất kinh! Một lúc sau ông mới hoàn hồn dắt xe về. Chưa xong! Hồi đó có năm kinh doanh karaoke, 2 hội khách khích nhau "mày nhìn đểu ông à"(hehe, đúng kiểu VN) thế là đứng dậy xách ghế, chai bia nện nhau! Mình nói nhanh với chồng:

-"Xua chúng ra đi! Ra ngoài ý". Vì mình nghĩ rất nhanh, nếu chúng chạy ra ngoài, túa ra thì khó đánh nhau được. Trong nhà đầy đồ đạc dễ vỡ, nguy hiểm hơn. Nhưng chồng mình lại rất trách nhiệm:

-"Chúng nó đánh nhau trong nhà mình thì mình phải can chứ!"

Thế là ông đứng chặn giữa 2 tên để ngăn cản. Một thằng nện chai bia vào đối phương, thằng này né được, chai bia trượt vào đầu chồng! Mình nhìn lại thấy một miếng da đầu ông lật lên, trắng hếu! Nhưng ông ko cảm thấy gì vì bị ê. Sau đó thì hàng xóm chở ông vào Bv.
Chưa xong, sau đó mấy tháng, lúc 10h 30 tối, khách đã về hết, mình bảo

ông vào nhà đi, ngồi cửa đêm hôm nhỡ có thằng say, nghiện vào thì nguy. Nhưng ông vẫn ngồi bàn lô-đề với chị bên cạnh. 2 con nghiện lô-đề đang chuyện trò, mình thì lúi húi dọn dẹp phía trong, bỗng thấy chồng đi vào, nhìn mình. Mình thấy ông ấy thế nào ý, nhìn kỹ thấy giọt máu đang lăn từ đuôi mày, mình ko hiểu chuyện gì xảy ra nhanh thế! Ông bảo, đưa ông đến CA báo. Hóa ra lại vừa bị 1 tên say đấm bất ngờ! Lúc ấy mình vừa tức lại vừa buồn cười, vì mình mới nói xong chưa được 30ph mà việc đã xảy ra rồi! Chả nhẽ lại tự tát vào miệng mình vì mình nói gở hay sao!

Đấy là một số việc xảy ra khi vận có nhiều sát tinh tụ họp. May mà Triệt ra tay, không thì không thể nói được gì.

Sửa bởi bultiep: 20/11/2013 - 13:12


Thanked by 2 Members:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |