Jump to content

Advertisements




Một số quan điểm về Cung và Tứ Hóa


3 replies to this topic

#1 Whitebear

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 440 Bài viết:
  • 175 thanks

Gửi vào 25/04/2011 - 07:39

Buiram:


Trong các sách Tử Vi truyền thống (TVDSTB, TVDSTT, TVAB) có trình bày ý nghĩa của các cung và tứ hóa trên lá số tử vi (12 cung và cung thân) hay thậm chí ta có thể hiểu phần nào ý nghĩa của các cung và các sao chỉ từ tên của cung đó. Trong topic này mình trình bày một số quan điểm ý nghĩa của các cung và tứ hóa khác với các sách kinh điển trên mà mình lượm lặt được trên diễn đàn. Rất mong mọi người đóng góp quan điểm của để chúng ta dần chuẩn hóa cách xem tử vi.



1) Cung mệnh và cung thân:

a) Mệnh là thể, thân là dụng (cụ Thiên Lương). Quan điểm này phù hợp với mệnh đề “trước 30 chú trọng mệnh, sau 30 chú trọng thân” vì thường khoảng sau 30 tuổi, tuổi gọi là “tam thập nhi lập” thì cái hành động (dụng) của ta càng ảnh hưởng đến cuộc đời của ta.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Mệnh hàm chứa ảnh hưởng của toàn thể vũ trụ (mặt trời và phần còn lại của vũ trụ bên ngoài mặt trời), trong khi cung thân chỉ hàm chứa ảnh hưởng của mặt trời và tính chất khai sinh cố định của vũ trụ (lí thiên văn trong sách TVHTKH1 của bác VDTT). Theo bác VDTT thì đây là lí do vì sao cung mệnh quan trọng hơn cung thân và cũng giải thích được vì sao sau 30 tuổi phải coi cung thân. Đó là vì cung thân bao hàm tính khai sinh của vũ trụ, có thể xem là “nơi ta sinh”, còn mệnh thì có thể xem là “đời phiêu lãng”, mà con người ai đi đâu rồi cũng hướng về quê cũ.

c) Mệnh thân là “một cặp âm dương” (bác vuivui, và theo bác thì chỉ nên phát biểu như thế, và tùy trình độ mỗi người mà hiểu thêm). Bác cũng cho một triển khai là câu “mệnh phú thân quí thì hay, ngược lại thì thường”. Theo mình thì hầu hết quan điểm trong phần 1 này đều là những cách khai triển của quan điểm này, và quan điểm này cũng rất phù hợp với mệnh đề “tử vi tối trọng âm dương” mà bác VDTT hay nhấn mạnh. Theo mình c

d) Mệnh là tư tưởng, thân là “phận” (cao thủ mới nổi thấtsát). Quan điểm này rất phù hợp với câu quyết “mệnh tốt không bằng thân tốt”. Một ví dụ dễ hiểu là chẳng hạn 1 người mệnh cho thấy “thượng cách”, tư tưởng và tài năng xuất chúng nhưng thân xấu thì có thể là kiểu gặp họa vì tài năng, hay thân bình thường thì đó có thể chỉ là dạng quân sư cấp độ thấp, không được trọng dụng hay sinh bất phùng thời… Trong khi 1 người mệnh bình thường mà thân tốt thì có thể là người tài năng không nổi bật nhưng được làm chủ tịch một tập đoàn, có thể là nhờ thân phận được “đặt sẵn” là con của ông chủ tịch tiền nhiệm chẳng hạn. Tất nhiên khi luận thì phải kết hợp nhiều thứ khác nữa.

e) (của nữ hiệp kiwi, xin trích lại nguyên văn vì trong đó có vài thuật ngữ chuyên môn, sợ viết lại không chính xác) “Đây là mô hình quay giữa mặt trời, trái đất và mặt trăng:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Từ mô hình này Kiwi thấy chiều tự quay của trái đất [tượng cho các giờ trong 1 ngày] ngược chiều với chiều quay của trái đất so với mặt trời [tượng cho các tháng trong 1 năm]. Nên Kiwi nghĩ vị trí cung Mệnh chính là vị trí tham chiếu của trái đất so với mặt trời trong quỹ đạo của mặt trời tại thời khắc con người sinh ra.

Và chiều tự quay của trái đất cùng chiều quay của mặt trăng, và phức hợp này cùng di chuyển theo quỹ đạo của mặt trời. Nên Kiwi nghĩ vị trí cung Thân là vị trí tham chiếu của trái đất so với mặt trăng trong quỹ đạo mặt trời.



Ngày xưa chắc có lẽ do mặt trời di chuyển từ Đông sang Tây và mặt trăng di chuyển từ Tây sang Đông trong cùng 1 ngày mà có sự đếm ngược giờ sinh ra cung vị trí cung Mệnh và đếm xuôi ra vị trí cung Thân.”



Quan điểm này phù hợp với việc “trọng tư tưởng, tổng hợp mà không chú trọng nhiều đến phân tích, chi tiết” của người Á Đông. Hơn nữa nó cũng hàm chứa một ý nghĩa thiên văn quan trọng mà mình biết (có thể mình sai), đó là chu kì tự quay của mặt trăng bằng với chu kì nó quay quanh trái đất nên từ trái đất ta chỉ luôn quan sát được một phần cố định của mặt trăng. Mà “phần cố định” ở đây khá ứng với ý nghĩa thiên văn về mệnh thân của bác VDTT.



f) Cung thân là “thân thể” của ta (theo bác Bửu Đình). Một chiêu thức để làm ví dụ là chẳng hạn cung thân có Hóa Lộc, tức là nhờ thân thể mà ta kiếm được tiền, như ta làm người mẫu chẳng hạn.

g) Mệnh không chỉ là ta mà ảnh hưởng đến tất cả các cung còn lại (rất nhiều người khi luận đều sử dụng ít nhiều quan điểm này, chẳng hạn như mệnh có Cô Quả thì tín hiệu có bồ phải rất mạnh mới có bồ được). Lí luận thì đơn giản, vì như vậy Mệnh mới xứng đáng là trung tâm của lá số chứ. Mà đã là mệnh thì phải ảnh hưởng hết chứ, nếu không thì… mệnh là gì?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Quan điểm này tuy giống với truyền thống nhưng mình nhắc ở đây vì nó liên quan đến một cách xem mà thấtsát khai triển gần đây. Khi ta tách ra các cách cục từ mệnh thì vì mệnh ảnh hưởng đến tất cả nên từ đó ta cũng tách ra các cách cục của các cung khác?

2) Cung Phúc Đức, cung Điền, cung Tài:

a) Cung Phúc Đức cho ta biết suy nghĩ (thinking) của ta (Trung Châu phái và 1 số phái khác ở ĐL, HK, TQ, theo một số bài dịch của bác VDTT và các bài dịch sách của Vương Đình Chi và một số người khác). Cơ sở lí luận của quan điểm này là xem các cung đối xung như là những cặp phạm trù đối lập và tương hỗ. Ví dụ như Bào (Anh em) với Nô (Bạn bè, đồng nghiệp, người quen), Mệnh (ta) với Di (Ngoài ta), Tử tức (“sản phẩm” con người

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

) với Điền (“sản phẩm” không phải là người)… Theo đó thì đối xung với Tài là hưởng thụ vật chất chính là hưởng thụ tinh thần là cung Phúc Đức. 1 giải thích của quan điểm này là khi ta xét đến những cung ảnh hưởng đến cung Thê, tức đời sống vợ chồng. 2 cung giáp là Tử tức (con cái và nhu cầu hay khả năng sinh lí) và cung Bào (anh em và quan hệ với anh em) tất nhiên ảnh hưởng nhiều, thì Quan lộc (công việc và địa vị công việc), Di (quan hệ xã hội và địa vị xã hội), và Phúc (quan hệ với họ hàng và suy nghĩ) tất nhiên ảnh hưởng.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Cung Tài cho ta biết tài sản ta có được hưởng bằng lao động đổ mồ hôi sôi nước mắt, cung Điền là tài sản bất động sản, cung Phúc là các loại tài sản khác 2 loại trên, kiểu như chứng khoán, một loại “động sản” (quan điểm của Tử Vân phái). Quan điểm này có lẽ liên hệ khá mạnh đến tuyệt kĩ huyền thoại “phúc chế tài” vang danh thiên hạ mà chưa thấy mặt đâu mà bác vuivui hay nói và thấtsát có đề cập là có trong sách của đại cao thủ Tử Vân.

c) Cung Điền là quê hương của ta (cao thủ longnguyenquang trình bày trên vietlyso). Cơ sở của lí luận này là có trước ta là cha mẹ, có trước cha mẹ là họ hàng (cung phúc đức), có trước họ hàng là quê hương, vậy điền ứng với quê hương. Một số người khi xem vận mệnh của một đất nước cũng chú trọng đến cung điền của nguyên thủ quốc gia nước đó.



d) Cung Điền là kho của tài, tổng quát hơn nữa là kho chứa sự nghiệp của ta (nhiều người theo quan điểm này)

3) Cung Tật ách, cung Bào:

a) Cung tật ách là cung sức khỏe và cũng là cung thể hiện khả năng sinh lí (của 1 số phái ở HK, DL, TQ) trong khi cung tử tức cho ta biết nhu cầu sinh lí. Cơ sở lí luận thì họ cho rằng cung Tật ách xung với cung Phụ Mẫu nên chứa gen di truyền và cả tính cách của cha mẹ. Mà gen và tính cách thì ảnh hưởng rất nhiều đến “phần cứng” và cả “phần mềm”. Lí luận này có thể dùng cho phần 3b).



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Cung Tật ách là cung mệnh ẩn (nhiều cao thủ thỉnh thoảng có đề cập khi luận giải cho dù có người không khẳng định là đúng), có phái còn cho rằng cung mệnh thân là cái biểu hiện bên ngoài, cung tật mới nói bản chất người đó (tử vi chân thuyên).



c) Cung Tật ách chỉ thể hiện khả năng phản ứng với bệnh tật của ta, còn bệnh tật thì phải coi cả 12 cung (quan điểm của Tử Vân)



4) Các cung khác:

a) Các ý nghĩa của các cặp cung đối xung như phần 2a)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Cung chứa Thái Tuế cũng là một cung mệnh ẩn của ta, ảnh hưởng ngầm nhưng sâu sắc đến tính cách của ta (hình như là một giả thuyết của Tử Vân)

c) Cung Bào là cung “điền” của Tài (1 tác giả ở TQ thì phải, hình như Phan Tử Ngư). Ông này lí luận rằng nếu lấy cung Tài làm “mệnh” thì cung Bào ứng ở vị trí “Điền”. Vậy nếu cung có Hóa Lộc hay Lộc Tồn thì tùy theo các cách cục mà có thể luận là mất tiền hay có tiền. Tuy nhiên có ý kiến cho rằng đây chỉ là kiểu vẽ rắn thêm chân, vì cung Bào luôn giáp ta thì chắc chắn ảnh hưởng đến ta rồi.

d) Cung Nô chỉ nói cho ta biết những người dưới ta, ta có thể điều khiển, những người như đồng nghiệp, thầy cô, xếp… thì phải xem cung Di.

5) Tứ hóa:

a) Hóa ở cung nào thì ta được hưởng (hay bị hưởng) nếu cung đó “động” (quan điểm này mình tổng quát từ một bài viết của một đại cao thủ trong diễn đàn, mình không chắc bác ấy còn giữ quan điểm này không nên mình không nhắc tên). Ví dụ như nếu cung Tật có Hóa Lộc thì khi mình bị nạn sẽ tùy theo cách cục mà mình có tiền hay mất tiền, cung Điền có Kỵ thì khi mình làm hay mua bán nhà mình sẽ bị sao sao đó…

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Hóa là một trạng thái của chính tinh và XK TH. Khi các sao này đã hóa thì tính chất và cả ngũ hành không còn như cũ nữa. Thái Dương hóa Lộc nghĩa là cư xử đường đường chính chính như Thái Dương thì sẽ có Lộc. Ví dụ Thái Dương mà đã hóa Lộc thì không còn tính chất “chính không bằng chiếu” và không còn là hành Hỏa hoàn toàn nữa. Tả Phù hóa Khoa nghĩa là được nâng đỡ để có công danh chẳng hạn…

c) Tứ Hóa (đặc biết là Lộc Kỵ) và Lộc Tồn là tinh khí của trời đất để đánh động các cách cục. Đây là một chiêu thức được Tử Vân, Liễu Vô Cư Sĩ phát triển, sau du nhập vào VN nhờ bác VDTT và gần đây được thấtsát triển khai chi tiết và đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của (Lưu) Kình Đà.

d) Hóa khí của các sao chủ chốt (chủ yếu là các chính tinh?) từ bản chất của sao (Tử là phúc lộc, Cự là ám, Phá là hao…) khi nào thì xảy ra?



#2 Whitebear

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 440 Bài viết:
  • 175 thanks

Gửi vào 25/04/2011 - 07:42

Trích dẫn

Trở lại hai cung mệnh thân của khoa Tử Vi. Chúng ta chẳng cần biết ông Trần Đoàn bằng cách nào nghĩ ra cách định hai cung này. Chúng ta chỉ cần hỏi: Với kiến thức khoa học hiện đại thì cách thiết lập hai cung này có lý không, nếu có lý thì lý là thế nào, vậy thôi. Dù ông Trần Đoàn sống dậy phản đối khoa học cũng chẳng cần lý đến ông.

Đó là khoa học. Như một người máy vô tình cảm nó luôn luôn lạnh lùng đi tới trước. Và nó chẳng ngần ngại đạp đổ một cây cổ thụ lâu đời để phía trước được bằng phẳng hơn
.

………………

Tôi sợ Ông Trần Đoàn chẳng phản đối khoa học đâu. Ông ấy chỉ hỏi Ông một vài câu thôi:

-Ông có dùng Lý học đông phương trong lý luận của ông không ?

-Cái Lý học tây phương – còn gọi là khoa học – mà ông dùng để khoa học hoá đông phương học, như Dịch, tử vi, mệnh lý, … có hợp lý hay không ?

Cái gọi là tính hợp lý của khoa học là như thế này:

-Phải chăng một mình một chợ, cứ lấy cái lý tây phương mà nói ?

-Hay là có sự tương thích giữa hai nền lý học ?

-Phải dùng lý khoa học để mô tả những gì mà đông phương đã đạt được ?

Liệu Ông có đảm bảo được những điểm tối thiểu đó hay không ?

Nếu ông nói là đảm bảo, Tôi sẽ hỏi ông vài câu, sau đó chúng ta có thể tranh luận trên một vài luận cứ mà ông đã trình bày bằng vào cái gọi là Khoa Học !

Nếu Ông Bác bỏ tất cả những tiêu điểm trên, vậy thì Ông đưa Đông phương học đi đến đích bằng phương tiện gì ? – Ông có thể nói rằng bằng những gì ông đã trình bày ! Chúng ta có thể đi thẳng vào một vài trình bày của Ông ?

Tôi nói chuyện với Ông hoàn toàn trên tinh thần học thụât.

Thân ái.


Về cung thân:

1) Ông Vương Đình Chi không những nghiên cứu cung thân rất kỹ mà còn chủ trương là phải dùng nạp âm của cung thân để lấy thêm một lá số khác (có vòng chính tinh khác với lá số truyền thống), dùng lá số này để bổ túc cho lá số truyền thống. Là một cách xem khá lạ đời. Chưa thấy được ai khác theo.

2) Ông Tử Vân coi cung thân là yếu tố điều chỉnh cung mệnh, vì thế không nhất thiết phải chờ đến sau 30 tuổi mà còn lệ thuộc mệnh mạnh hay yếu. Như mệnh quá yếu thì thân có thể lấn mệnh, gây ảnh hưởng rất sớm. Ngoài ra, ông chủ trương phải xem vận trình nữa. Như thân cư phúc đức, dương nam âm nữ đi thuận thì trên 20 tuổi hạn đã vào cung thân rồi (cung thân trở thành cung đại hạn), ảnh hưởng sớm.

Về Tuần Triệt:
1) Ông Vương Đình Chi vẫn xem Tuần Triệt, nhưng không coi trọng như tử vi VN.

2) Ông Tử Vân không hiểu sao không hề xem Tuần Triệt, không thấy ông giải thích lý do trong bất cứ sách nào (có thể tôi đọc sót chăng, vị nào thấy tôi sai đoạn này cứ sửa).
Cái ly kỳ ở đây là ông Tử Vân nổi tiếng vì đoán đúng. Nghĩa là ông không cần Tuần Triệt mà đoán vẫn đúng hay là ông âm thầm vận dụng Tuần Triệt mà không nói ra? Tôi không có câu trả lời. Tuy nhiên, vì sau khi về hưu ông mở lớp Tử Vi dạy mà không lấy tiền, tôi không nghĩ rằng ông dấu Tuần Triệt đi để giữ làm cần câu cơm.
Cho nên rất có thể là ông Tử Vân hoàn toàn không xem Tuần Triệt. Nhưng cách luận mệnh của ông cơ bản rất khác với tử vi VN (như xem số hàng năm thì phải phối hợp toàn thể 3 cung nguyên thủy, đại hạn, lưu niên thay vì chỉ xem lựu niên thôi). Thành thử không thể nói chúng ta cần Tuần Triệt xem mới đúng thì phái Tử Vân bỏ Tuần Triệt chắc chắn sai.



#3 Whitebear

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 440 Bài viết:
  • 175 thanks

Gửi vào 25/04/2011 - 07:48

Về cung thân:1) Ông Vương Đình Chi không những nghiên cứu cung thân rất kỹ mà còn chủ trương là phải dùng nạp âm của cung thân để lấy thêm một lá số khác (có vòng chính tinh khác với lá số truyền thống), dùng lá số này để bổ túc cho lá số truyền thống. Là một cách xem khá lạ đời. Chưa thấy được ai khác theo.
Bác có thể nói rõ hơn cách an vòng chính tinh này được không ạ? Nạp âm của cung thân là gì ạ?

VDTT đã viết: 2) Ông Tử Vân không hiểu sao không hề xem Tuần Triệt, không thấy ông giải thích lý do trong bất cứ sách nào (có thể tôi đọc sót chăng, vị nào thấy tôi sai đoạn này cứ sửa).
Cái ly kỳ ở đây là ông Tử Vân nổi tiếng vì đoán đúng. Nghĩa là ông không cần Tuần Triệt mà đoán vẫn đúng hay là ông âm thầm vận dụng Tuần Triệt mà không nói ra? Tôi không có câu trả lời.

Theo cháu thì ông Tử Vân đoán đúng vì ông không ôm đồm. Nghiệm của lá số Tử vi là một lời giải xấp xỉ của vận mệnh, cháu tin chắc chỉ là xấp xỉ cho dù viết bao nhiêu đi nữa, nói cái gì đi nữa, vận dụng bao nhiều công cụ đi nữa. Mà vận mệnh là một bài toán cực kì phức tạp, bởi vì "có trời mà cũng có ta". Ông Tử Vân chỉ cố gắng giải quyết bài toán "động hay không động", tất nhiên là một phần của vận mệnh, nó là một phần nhỏ nhưng lại rất quan
trọng, vì không "động" thì sao có gì được (một ứng cử viên đối ngẫu với phương Tây là qui luật biện chứng thứ nhất của Hegel), theo cháu ở đây ông Tử Vân đã dùng ý nghĩa của "dịch" để nghĩ ra bài toán này và giải nó ("dịch" cũng nghĩa là "động"). Mà theo nghiên cứu và kinh nghiệm của ông thì là do Tứ Hóa và Lộc Tồn là chủ yếu. Ông ấy đã tìm ra một lời giải xấp xỉ (chỉ là bài toán động hay không động) có độ lệch rất nhỏ, đó là cái công của ông ấy. Ngay cả cung trọng điểm và thuyết duyên khởi duyên liệt cũng là nói đến chuyện "động" hay không. Sau đó thì kết hợp cái chuyện động hay không động với thực tế để (hi vọng) tìm ra kết quả. Tuy ghi là "hi vọng" nhưng thường là đúng vì đã biết "động hay không động" và từ thực tế lại biết sơ qua về con đường và khả năng.
Cháu có cảm giác Tử Vi VN chú trọng quá đến phần "đi về đâu" hay "kết quả" của vận mệnh, mà bài toán "đi về đâu" hay "đi như thế nào" thì khó hơn bài toán "chuyển động hay không chuyển động"
nhiều. Tất nhiên cháu không có ý chỉ trích cách làm của Tử Vi Việt Nam là sai (làm sao dám?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

nhưng ghi cho chắc ăn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

).

VDTT đã viết:

Tuy nhiên, vì sau khi về hưu ông mở lớp Tử Vi dạy mà không lấy tiền, tôi không nghĩ rằng ông dấu Tuần Triệt đi để giữ làm cần câu cơm.
Cháu cũng không nghĩ ông ấy giữ làm cần câu cơm. "đạo khả đạo phi thường đạo" mà. Người phương Tây cũng "dấu nghề" những phát minh tối tân nhất đây thôi, nhưng bao hàm trong đó biết bao là "đạo". "Có làm thì mới có ăn",
hay như nếu họ không "giữ làm của riêng" thì các công ty của họ lấy gì phát triển, công nhân của họ sống vào đâu. Nếu ông Tử Vân dấu thì có lí do riêng, có thể là "thiên cơ bất khả lộ" cũng nên. Nhưng thôi giải thích nhiều làm
gì, đơn giản là ta chưa có duyên.
VDTT đã viết:

Cho nên rất có thể là ông Tử Vân hoàn toàn không xem Tuần Triệt. Nhưng cách luận mệnh của ông cơ bản rất khác với tử vi VN (như xem số hàng năm thì phải phối hợp toàn thể 3 cung nguyên thủy, đại hạn, lưu niên thay vì chỉ xem lựu niên thôi). Thành thử không thể nói chúng ta cần Tuần Triệt xem mới đúng thì phái Tử Vân bỏ Tuần Triệt chắc chắn sai.

Như trên cháu nói, cháu xem tất cả là bài toán xấp xỉ thôi. Có thể quả thật qua nghiên cứu ông Tử Vân thấy Tuần Triệt không ảnh hưởng đáng kể đến bài toán "động" hoặc (và) làm cho lời giải phức tạp thêm nên thôi không xét.
Còn bài toán "đi về đâu em hỡi" thì lại khác.

#4 Whitebear

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 440 Bài viết:
  • 175 thanks

Gửi vào 25/04/2011 - 07:48

Vuivui

Cám ơn sự hồi đáp của Ông.

Tôi cũng biết là Ông sẽ trả lời như vậy. Bởi như thế mới đảm bảo tính biện chứng. Nhưng cũng nổi lên mấy ý sau:

-Sử dụng phương pháp luận tây phương đối với lý học đông phương – cần lưu ý phân biệt phương pháp luận và lý học trong câu này – trong đó việc sử dụng lý học đông phương là mục đích luận và phép suy luận của đông phương để tham khảo.

Tôi nghĩ đây mới đúng là cái gọi là phương pháp khoa học của Ông khi khoa học hóa đông phương lý học. Và đương nhiên, Tôi cũng không phản đối.

-Ông theo cái gọi là phương pháp nghiên cứu khoa học mà Descartes xiển dương. Có lẽ ai cũng biết tới nó với đặc trưng nổi bật là phép biện chứng siêu hình.

Những vấn đề trên, đó thuộc về cái gọi là bản chất của phương pháp nghiên cứu. Cũng có người gọi đó là cách nhìn khoa học theo tây phương. Mà những vấn đề này, nhiều nhà nghiên cứu đông phương học và có những triết gia tây phương cũng như nhiều nhà khoa học tây phương đã có những phê phán về tính siêu hình và tính không đầy đủ của nó. Nhưng ở đây, trong trao đổi với Ông, Tôi không muốn lặp lại những gì mà người ta đã tranh luận. Và chúng ta cũng đã thấy, tranh luận trên phương diện tổng quát thì mãi chẳng tới đâu. Tôi muốn đi thẳng vào vấn đề với ví dụ cụ thể.

Trước hết, Tôi cần phải có minh định rằng, Tôi không phản đối về cái gọi là khoa học hóa đông phương lý học. Và bản chất, Tôi cũng đang làm điều đó. Song Tôi không dám tự cho đó khoa học, như người ta vẫn hiểu là khoa học tây phương, ít nhất là phải có thực nghiệm và sự thống kê ! Tôi chỉ dám nói, nó không là mê tín dị đoan. Nó là khoa học theo nghĩa đối lập với mê tín, di đoan mà vẫn chấp nhận chữ Huyền, nhưng là Huyền Vi.

Như Ông nói:

trích:

Dĩ nhiên muốn đánh giá một môn học thì mình phải hiểu môn học đó. Tôi nghĩ là tôi hiểu lý học đông phương. Còn tôi dùng lý học đông phương hay không thì tùy hoàn cảnh. Cái tôi cho là lạc hậu thì bỏ, cái tôi cho là vẫn đúng thì giữ.

(hết trích)

Và đó cũng là câu trả lời xuyên suốt cho toàn bài trả lời của Ông. Đương nhiên, ai cũng phải hiểu thì mới có thể đi những bước nghiên cứu tiếp. Nhưng chính vấn đề là ở chỗ này. Thường có câu, sai một ly, đi một dặm. Như câu Ông viết trả lời cho MinhAn:

trích:

Tứ Trụ: Bốn cột trụ của số mạng. Khi lấy số bát tự người ta thường viết thành bốn cột Năm Tháng Ngày Giờ, mỗi cột có can trên, chi dưới.

(hết trích)

Thì tôi thấy Ông hiểu sai về vấn đề này. Vấn đề này rất quan trọng. Có hiểu được tử vi, hay tử bình không thì một phần cũng là ở chỗ này.

Thật vậy. Ông cho rằng, tứ trụ là bốn cột trụ của số mạng là không đúng. Tất nhiên, về ngữ nghĩa người ta cũng có thể lý sự đó không là bốn yếu tố hay bốn thông số căn bản của số mạng hay sao ? Thưa thì vẫn có thể. Nhưng cái chính, nó chẳng nói lên được cái gì với tử vi, hay số mạng được tử vi diễn tả. Người xưa như chúng ta biết qua khá nhiều điển tích, rất thâm thúy. Có nhiều thành ngữ, nhiều mệnh đề có triết lý sâu xa, nhiều người, cả đời người hiểu không nổi.

Tứ trụ, trong tử vi cũng như tử bình là thời gian. Nói như thế thì quá tầm thường. Nhưng sẽ không tầm thường chút nào cả khi chúng ta biết rằng. Đông phương, người ta gọi Vũ Trụ, tương ứng với người Tây phương gọi là Không gian Thời gian. Vũ là Không gian, Trụ là Thời gian. Vì thế, tứ trụ không phải là bốn cột trụ, nó là bốn mốc thời gian. Vì thế gọi là Tứ Trụ, diễn nôm là Tứ Thời. Cho nên, Tử vi cũng như Tử bình, được lập bởi 4 trụ – thời gian này. Chứ không phải là 4 yếu tố, hay 4 cột trụ nào của số mạng cả. Nó chẳng khác gì như hàm trạng thái của hệ vật lý được xác định – theo quan điểm cổ điển – là Lagrangien – là một hàm L với hai biến x và t là hai biến không gian và thời gian vậy. Ở đông phương học, yếu tố Vũ được quán xét bởi Phong Thủy. Còn yếu tố Trụ được quán xét ở các môn tử vi và tử bình. Mặc dù ở cả các môn này, cả Vũ và Trụ đều được quán xét, nhưng với phong thủy thì yếu tố Trụ ẩn, còn tử vi và tử bình thì yếu tố Vũ ẩn, mà yếu tố Trụ nổi và được sử dụng trực tiếp. Điều này, nếu liên hệ với vật lý lượng tử thì chúng ta cũng sẽ rất dễ hiểu khi chúng ta xét hàm trạng thái của hạt vi mô. Nó có nguyên nhân sâu sa, bởi ngay từ đầu đông phương học đã không coi không thời gian là tách biệt. Điểm này, Descartes đã không xét đến.

Nhưng nếu chỉ nói đến đây thì rất tầm thường, mặc dù chúng ta đã có thể hiểu tứ trụ là bốn thời – thời gian của tử vi và tử bình. Và có thể cũng thấy ngay rằng, tử vi và tử bình thực chất chỉ là hai phép biểu diễn khác nhau của cùng một bài toán. Chúng ta cũng thấy nó tựa như là sự liên hệ giữa hai biểu diễn cơ học lượng tử như biểu diễn Heidenberg và biểu diễn Srodinger vậy. Và nói theo thời đại thì tử bình và tử vi có một "đối ngẫu Langland" như là đối ngẫu Langland của hình học và đại số vậy. Trong đó, tử vi ứng với hình học, tử bình ứng với đại số.

Nói thế cho dễ hiểu đối với những ai có tây phương học.

Bây giờ ta xét thuần túy đông phương. Bởi có hiểu đó là 4 Trụ, thì mới nói chuyện đông phương được. Do Vũ và Trụ là một cặp âm dương. Vũ âm, còn Trụ dương. Vũ thì tĩnh, Trụ thì động. Đúng với mệnh đề Dương động, Âm tĩnh. Trụ của đông phương đối với tử vi, lịch pháp là sự phối hợp thiên can địa chi. Với ngũ hành, ta có ngũ hành nạp âm. Đó là hình ảnh thời gian vuông – tròn, hình vuông nội tiếp hình tròn – do trời tròn, đất vuông. Trời quay về bên phải, bao lấy đất. Ngược lại Đất quay về bên trái nằm trong vòm trời mà hình thành nên thời gian, đó là Trụ. Được lập bởi thang "đo" thiên can và địa chi. Theo nguyên lý âm dương giao phối, vạn vật sinh. Thì Trụ với lịch pháp và tử vi, mô tả thiên văn khí tượng bốn mùa, con người sinh sinh hóa hóa mà phát triển, thì đương nhiên Trụ của nó phải là sự giao phối âm dương thiên địa. Chính là sự giao phối thiên can địa chi mà thành ra ngũ hành nạp âm.

Bởi vậy, lịch pháp, tử vi cũng như tử bình, dựa trên Trụ mà ngũ hành là ngũ hành nạp âm, đã đảm bảo một tiêu chuẩn khởi đầu, khả dĩ mô tả được vạn vật bốn mùa và đời sống con người !

Nhưng đi tiếp, chúng ta sẽ thấy. Trụ là thời gian. Thời gian động, nên trôi, chảy mãi vô tận. Đông phương cho thời gian tuần hoàn viên miễn. Vậy thời về mặt hình học ta cũng dễ thấy, hình vuông và hình tròn "đều quay". Nhưng hình vuông và hình tròn thì quay không thể đồng bộ được như hai bánh xe tròn của một chiếc xe được. Thể hiện thiên can thì chỉ có 5, còn địa chi thì có 6. Chính sự "khập khiễng" thiếu khuyết này cần được bù lấp để thỏa mãn cho cái gọi là thời gian phải Động. Hay nói theo đông phương thì Trụ phải đồng bộ. Người xưa đã bổ sung sự thiếu khuyết này bằng một chữ Tuần. Mục đích là để san bằng sự lệch giữa thiên can và địa chi trong hành trình của thời gian-Trụ. Theo tây học thì chúng ta gọi Tuần là một Đại lượng. Đông phương học, có nơi xem Tuần như một Thần sát. Tử vi, xem Tuần như một Sao. Qua đây, chúng ta thấy ngay, bản chất của Tuần là Thời gian. Nên chúng ta không lạ gì Tuần là Không – sau này khi đi sâu bản chất sao của tử vi, chúng ta sẽ thấy tuần có cái nghĩa Không. Nhưng ngay ở đây, chúng ta cũng thấy Tuần là Dương, động, ứng với Không. Đối lập với Triệt liên hệ với Vũ nên âm, ứng với Vong !

Đến đây, chúng ta thấy Cơ nhân có một cái gọi rất chặt chẽ, khoa học và thống nhất. Tuần dương, nghĩa Không, và Triệt âm với nghĩa Vong. Tuần có bản chất thời gian, triệt có bản chất vũ nên triệt ứng với phương vị. Nên mới nói là triệt lộ, ngăn cách. Như nói hình ảnh: Đường đi gặp triệt là tắc. Hoàn toàn mang ý nghĩa phương hướng của không gian. Trong khi Tuần có ý nghĩa ngưng trệ, là bản chất của thời gian.

Đến đây, chúng ta có thể thấy chỉ cần hiểu đúng khái niệm mà Cổ nhân đặt cho chúng ta gọi, chúng ta cũng sẽ thấy được nhiều điều bổ ích, thấy được bản chất. Mà ở đây, ví dụ là thấy được Tuần xuất hiện là bởi cái gì. Liệu chúng ta có Dám vứt bỏ Tuần đi không luận nữa không ?

Chúng ta thử vứt Tuần đi xem thế nào nhé. Có nghĩa là chúng ta đã xem thời gian đông phương không còn là vuông tròn nữa, không còn là ngũ hành nạp âm, do can chi âm dương phối hợp nữa. Tức là chúng ta đã vứt bỏ điều kiện tiên quyết để cho tử vi khả dĩ mô tả được cuộc đời của một con người !!! Tự nhiên chúng ta đã làm tử vi biến dạng đi một cách đáng sợ.

Chúng ta cũng thấy rằng, các kiến thức về Tuần ở trên, cũng như cách thiết lập Tuần là không có gì mới lạ cả. Có đầy đủ ở trong các sách. Nhưng chúng ta cần phải hiểu được bản chất của Vũ Trụ là không thời gian đông phương. Là một cặp âm dương thì chúng ta mới có thể hệ thống hóa mà thấy được bản chất cũng như thấy sự cần thiết phải có nó.

Nhân đây chúng ta cũng thấy năng lực tư duy siêu việt của cổ nhân. Đã nhìn thấy sự bất đối xứng âm dương của Vũ Trụ và xuyên qua nó mà xây dựng nên một nền lý học đồ sộ – đó không phải là Khoa học thì nó là cái gì ? Để có lý đâu chúng ta cứ thắc mắc cái sự bất đối xứng âm dương bởi các quái phối trên đồ thư rồi phán quyết là phải đổi Tốn – khôn ? Mới là khoa học ? Ngay đến bản chất của Vũ Trụ, cổ nhân đã thấy rằng không có sự đối xứng âm dương !!! Huống chi với một Đồ – Thư. Đó có phải là do chúng ta đã không hiểu lý học đông phương cho tới nơi chốn, nên mới có chuyện sáng tạo vô lối như thế không ?

Tiếp nữa, nếu chúng ta suy tư với tư duy tây phương, sẽ thấy rằng. Tây phương với triết học Descartes cho rằng không – thời gian là tuyệt đối độc lập với nhau. Không gian là trống rỗng. Thì tới Einstein không – thời gian không còn tách biệt, và không thời gian cũng không còn là trống rỗng nữa. Chúng đã chứa Vật chất. Vật chất đó là gì ? Tây học đang minh thuyết. Nhưng với đông phương học, Vũ Trụ là một Thể thống nhất, không tách rời, đã phối với nhau để "làm ra" vạn vật – theo nguyên lý âm dương giao hòa vạn vật sinh. Vậy bên trong Vũ Trụ là gì ? Chu Hy đã nói: "Trong khoảng trời đất, chỉ có một vật là Khí, chia ra làm hai thì là âm, dương (khí âm và khí dương), năm hành gây dựng (khí ngũ hành) muôn vật trước sau bị cai quản ở đó – trích kinh dịch.

Đó là Khí, Khí của Vũ Trụ, là "vật chất" đông phương đó. Chúng ta, những người học tây phương, cứ mãi không hiểu Khí là gì, nó từ đâu tới. Bản chất ra sao. Lại cứ đi tìm cách xác định, định nghĩa, rồi đo nó. Thì đây, có một đối ngẫu với không thời gian tây phương. Choán trong không thời gian là vật chất – như năng lượng. Thì choán trong Vũ Trụ chính là Khí. Nhưng "metric của Không thời gian và Vũ Trụ thì hoàn toàn khác nhau.

Tại sao Chu Hy không nói : Trong khoảng vũ trụ mà lại nói là trời đất ? Hậu học không hiểu trời đất của Chu Hy chính là vũ trụ càn khôn. Không hiểu vũ trụ can khôn chứa đầy Khí thì làm sao nắm được cấu trúc của quái dịch ! Cho nên có nhiều Vị đã vội vàng phê phán Chu Hy chẳng phải là sự lầm lỡ hay sao ?

Đến đây thì các Vị có thể hiểu làm thế nào để có thể khoa học hóa đông phương ? Chứ không phải là những mô tả bằng tư duy tây phương mà áp đặt cho đông phương học được. Muốn làm được cái việc áp đặt đó. Trước hết các Vị cần phải hiểu được Vũ Trụ đông phương cái đã. Hiểu rồi thì các Vị sẽ thấy việc áp đặt thật sự là khập khiễng. Bất toàn.

Còn nhiều thứ bất ngờ nữa lắm khi nghiên cứu lý học đông phương. Vấn đề Vũ Trụ mới là tầng thấp nhất của lý âm dương thôi. Nên tôi thấy, khoa học hóa đông phương học không đơn giản như các Vị đã trình bày. Chỉ nội Hiểu sao cho đúng cổ nhân, và có sự so sánh, đối chiếu để thấy được đối ngẫu giữa hai nền lý học, đã vô tận rồi.

Thân ái.

@buiram:

Chú đã chia xẻ kiến thức về tuần triệt với cháu rồi đó. Hơn thế nữa, chú còn chia sẻ cả kiến thức căn bản âm dương học nữa đó. Mà từ cái này, có thể xem xét các mô hình vũ trụ, khởi nguyên vũ trụ của nhiều vị phê phán Bigbang, những gì gọi là thuyết âm dương ngũ hành với thống nhất thế giới ? v.v ...

Có một thông tin cháu nên tham khảo: Triết gia Trần Đức Thảo – một triết gia lớn của VN hiện đại, nhưng ông ta thiên về triết tây, khi học triết đông, (có người giảng cho hẳn hoi) cũng phải thừa nhận: Khó vô cùng và không dám nói là Mình đã hiểu được. Đừng vội suy nghĩ về khoa học của đông phương. Hãy hiểu cái đã. Mà muốn hiểu, phải nghiền ngẫm rất sâu !!!

Chúc cháu may mắn.






Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |