Jump to content

Advertisements




PHIẾM LUẬN VŨ TRỤ


357 replies to this topic

#46 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 23/11/2013 - 10:58

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


chung ta thoat thai tu dau-Ernst Muldashev-1.wmv



Sửa bởi tigerstock68: 23/11/2013 - 11:12


Thanked by 1 Member:

#47 Hoa Cái

    Hội Viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPip
  • 5381 Bài viết:
  • 18600 thanks

Gửi vào 23/11/2013 - 11:23

Nghĩ tới Vũ Trụ tôi rùng mình vì bầu trời bao la vô tận, ra khỏi giải Ngân Hà (Milky Way) sẽ gặp gì ? Đi mãi mãi có thấy được điểm cuối cùng của Vũ Trụ không ?

Thật sự chúng ta còn đang trong vòng tiến hoá . Cách nay khoảng vài trăm năm nay, nếu sống giậy người thời xưa nhìn máy TV hay cell phone mà kinh dị và thán phục khoa học vô cùng, thậm chí còn sợ hãi .

Thanked by 3 Members:

#48 ceinavigator

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 285 Bài viết:
  • 816 thanks

Gửi vào 23/11/2013 - 12:10

Đến phần Đạo đức Kinh của Lão Tử:

Chương 30: Dĩ Đạo tá nhân chủ giả, bất dĩ binh cưỡng thiên hạ. Kì sự hảo hoàn. Sư chi sở xử, kinh cức sinh yên. Đại quân chi hậu, tất hữu hung niên. Cố thiện hữu quả nhi dĩ, bất cảm dĩ thủ cường. Quả nhi vật căng; quả nhi vật phạt; quả nhi vật kiêu; quả nhi bất đắc dĩ; quả nhi vật cưỡng. Vật tráng, tắc lão thị vị bất Đạo. Bất Đạo, tảo dĩ.

Người giữ đạo mà phò vua thì không dùng binh lực để mạnh hơn thiên hạ. Vì việc như vậy thường hay quay ngược trở lại [hiếu chiến thì lại chết vì chiến tranh].Quân đội đóng ở đâu, gai góc mọc ở đấy. Sau trận chiến tranh lớn, tất bị mất mùa.Người khéo dùng binh hễ có hiệu quả, đạt được mục đích thì thôi, không dám ỷ mạnh hơn thiên hạ. Đạt được mục đích mà không tự phụ, đạt được mục đích mà không khoe công, đạt được mục đích mà không kiêu căng, đạt được mục đích mà bất đắc dĩ, đạt được mục đích mà không lấy làm mạnh.Vật gì cũng vậy, cường tráng rồi thì sẽ già, như vậy cường tráng là không hợp với đạo. Không hợp đạo thì sớm chết.

Nguồn: vnthuquan.net.Đánh máy: goldfish

Thanked by 2 Members:

#49 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 23/11/2013 - 13:48

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

tuankhong, on 22/11/2013 - 23:33, said:

Sự hình thành các thiên hà trong vũ trụ có thể là do tác động môi trường bên ngoài của một đại vũ trụ, giống như sự hình thành của các cơn bão, lốc xoáy trong tự nhiên của quả địa cầu??? các tinh hệ có thể ví như các đám bụi như nước và các chất khác bị cuốn vào vòng xoáy , có thể con người cũng được sinh ra từ hiện tượng rất tự nhiên đó . Tôi không cho là do một đấng toàn năng nào tạo ra cả. Liệu các nhà khoa học hiện nay sai lầm khi cho rằng sự hình thành nên các thiên hà là do siêu lỗ đen ở trung tâm lõi, và sự hình thành các sao, vật chất, bắt đầu từ trung tâm lốc xoáy của thiên hà???. Con người và các sinh vật đang trong tầm ảnh hưởng của các vòng xoáy đó giống như chúng ta đang ở trong vùng Bão, theo Phật giáo con người tu tập khi đắc đạo là có thể thoát được sự ảnh hưởng của nó , thoát ra khỏi vùng bão đó , đến một cõi khác thanh cao hơn?

Các nhà khoa học cũng chỉ đặt Giả Thuyết thôi, có lẽ để có khởi đầu quan sát nghiên cứu của các nhà khoa học.

Thanked by 1 Member:

#50 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 23/11/2013 - 13:51

Có câu: "Khiêm tốn là gốc của cao quý". Người khôn ngoan giữ lấy đạo làm phép tắc cho thiên hạ. Không tự biểu hiện cho nên mới sáng tỏ, không tự cho là phải nên mới chói lọi, không tự kể công nên mới là có công, không tự phụ cho nên mới hơn người. Vì không tranh với ai nên không ai tranh với mình được.
Có câu: "Cong (chịu khuất phục) thì sẽ được bảo toàn", há phải hư ngôn! Nên chân thành giữ lấy đạo mà về với nó. Trong trời đất có bốn cái vĩ đại là Đạo, tự nhiên, trời đất và con người. Luật con người nên bắt chước tự nhiên, luật tự nhiên bắt chước luật của trời đất, luật trời đất bắt chước Đạo.
Ít nói thì hợp với tự nhiên. Cơn gió lớn không thể thổi suốt buổi sáng, cơn mưa lớn không kéo dài suốt ngày. Ai làm ra những cái ấy? Chính là do trời đất. Trời đất còn không thể lâu được, huống chi là con người ? Người hiểu đạo biết rằng không ai có thể đoán trước những gì tương lai nắm giữ.
Vũ khí là vật gây lo sợ, ai cũng ghét cho nên người hiểu đạo không dùng binh khí. Chỉ dùng đến nó khi bất đắc dĩ, khi bảo vệ hòa bình, mà dùng đến thì điềm đạm là hơn cả. Chiến thắng mà vui mừng tức là thích giết người. Thích giết người thì không trị được thiên hạ. Chỗ nào đóng quân thì gai góc mọc đầy. Sau cuộc chinh chiến tất có mất mùa.
Việc lành thì trọng bên trái, việc dữ thì trọng bên phải. Giết hại nhiều người thì nên lấy lòng thương tiếc mà khóc, chiến thắng thì nên lấy tang lễ mà xử. Thắng mà không bức người, vì vật mạnh thì có lúc suy. Nếu không như vậy thì là trái Đạo. Trái Đạo thì sớm bị tiêu diệt. Trị nước phải được tiến hành cẩn thận, giống như việc nấu cá nhỏ. Người khôn ngoan làm việc mà không bao giờ xảo trá, tư lợi.


#51 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 23/11/2013 - 13:55



Thanked by 3 Members:

#52 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 23/11/2013 - 13:55

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

uminh, on 23/11/2013 - 00:12, said:

Đúng vậy,nhửng gì mình cho là đúng chưa chắc đã đúng.Nhửng cái đúng hôm nay chưa chắc đã đúng cho ngày mai cho nên phải suy nghỉ cho cặn kẻ nhửng lời đức Phật dạy mấy ngàn năm trước.

Với cá nhân mỗi người đúng hôm nay chưa chắc đã đúng cho ngày mai - với mọi người trong một khoảng khắc có thể đúng với người này nhưng lại có thể không đúng với người khác.

Thanked by 3 Members:

#53 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 23/11/2013 - 14:02

Tứ diệu đế, tứ chơn đế, tứ thánh đế hay tứ đế nói gọn, là một hệ giáo lý căn bản của toàn bộ giáo lý đạo Phật. Từ cơ sở này, hệ thống giáo lý Đại thừa phát triển thành bốn thứ tứ đế : SANH DIỆT TỨ ĐẾ, VÔ SANH TỨ ĐẾ, VÔ LƯỢNG TỨ ĐẾ và VÔ TÁC TỨ ĐẾ, thành một hệ tư tưởng tuyệt đỉnh cao : "ly ngôn tuyệt tướng", chỉ có "chứng" mới biết!

Giáo lý "nhân quả" diễn dịch mặt thời gian, giáo lý "nhân duyên" diễn dịch mặt không gian, giáo lý "duyên khởi" diễn dịch mặt "vô ngã", "vô thường" của hiện tượng vạn pháp, đều phát xuất từ nền giáo lý căn bản: TỨ DIỆU ĐẾ mà ra.


Tứ Diệu Ðế
Tứ là bốn; Diệu là hay đẹp, quý báu, hoàn toàn; Ðế là sự chắc chắn, rõ ràng đúng đắn nhất. Chữ Phạn là Ariya Saccani.
Tứ diệu đế là bốn sự thật chắc chắn, quí báu, hoàn toàn nhất, không có một giáo lý ngoại đạo nào có thể sánh kịp. Với bốn sự thật mà Ðức Phật đã phát huy đây, người tu hành có thể từ địa vị tối tăm, mê mờ, đi dần đến quả vị giác ngộ một cách chắc thật, không sai chạy, như một ngọn đuốc thiêng có thể soi đường cho người bộ hành đi trong đêm tối đến đích. Vì cái công dụng quí báu, mầu nhiệm, vô cùng lợi ích như thế nên mới gọi là Diệu.
Chữ Ðế còn có nghĩa là một Sự Thật lớn nhất, cao nhất, bao trùm tất cả các Sự Thật khác, và muôn đời bất di bất dịch, chứ không phải là sự thật hạn cuộc trong không gian và thời gian.


Thanked by 2 Members:

#54 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 23/11/2013 - 14:05

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

HoaCai0101, on 23/11/2013 - 11:23, said:

Nghĩ tới Vũ Trụ tôi rùng mình vì bầu trời bao la vô tận, ra khỏi giải Ngân Hà (Milky Way) sẽ gặp gì ? Đi mãi mãi có thấy được điểm cuối cùng của Vũ Trụ không ?

Thật sự chúng ta còn đang trong vòng tiến hoá . Cách nay khoảng vài trăm năm nay, nếu sống giậy người thời xưa nhìn máy TV hay cell phone mà kinh dị và thán phục khoa học vô cùng, thậm chí còn sợ hãi .

Nhưng chúng ta có Thể giống bên ngoài bầu trời bao la vô tận ấy. Có thể sợ hãi cảm giác ấy PhapVan cũng đã đang như vậy, biết đâu ra đó lại thỏa thích. Các nhà khoa học ngày nay giống các vị Địa Tiên, những vật dụng chúng ta dùng tương tự như những Bửu bối.

Thanked by 1 Member:

#55 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 23/11/2013 - 14:22

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

tigerstock68, on 23/11/2013 - 14:02, said:


Chữ Ðế còn có nghĩa là một Sự Thật lớn nhất, cao nhất, bao trùm tất cả các Sự Thật khác, và muôn đời bất di bất dịch, chứ không phải là sự thật hạn cuộc trong không gian và thời gian.

Sự Thật về Tứ Đế phải chăng chỉ tồn tại ở thế giới tương đối ?

Thanked by 1 Member:

#56 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 23/11/2013 - 14:26

CHỮ ĐẾ CHỈ TỒN TẠI TRONG TAM GIỚI LỤC ĐẠO..

Thanked by 2 Members:

#57 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 23/11/2013 - 14:28

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

tigerstock68, on 23/11/2013 - 14:26, said:

CHỮ ĐẾ CHỈ TỒN TẠI TRONG TAM GIỚI LỤC ĐẠO..

CHÍNH XÁC

Thanked by 2 Members:

#58 ceinavigator

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 285 Bài viết:
  • 816 thanks

Gửi vào 23/11/2013 - 14:28

Đạo đức Kinh - chương 1

Đạo mà có thể diễn tả được thì không phải là đạo vĩnh cửu bất biến; tên mà có thể đặt ra để gọi nó [đạo] thì không phải là tên vĩnh cửu bất biến.“Không”, là gọi cái bản thủy của trời đất; “Có” là gọi mẹ sinh ra muôn vật.Cho nên, tự thường đặt vào chỗ “không” là để xét cái thể vi diệu của nó [đạo]; tự thường đặt vào chỗ “có” là để xét cái [dụng] vô biên của nó.Hai cái đó [không và có] cũng từ đạo ra mà khác tên, đều là huyền diệu.Huyền diệu rồi lại thêm huyền diệu, đó là cửa của mọi biến hóa kì diệu.

Tạo hóa tạo ra tất cả những điều kỳ diệu này.

Thanked by 2 Members:

#59 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 23/11/2013 - 14:32


Có một vật hỗn độn mà thành trước cả trời đất. Nó yên lặng, vô hình, đứng một mình mà không thay đổi vĩnh cửu, vân hành khắp vũ trụ không ngừng, có thể coi nó là mẹ của vạn vật trong thiên hạ. Ta không biết tên nó là gì, tạm đặt tên cho nó là đạo. Đạo mà diễn tả được thì đó không còn là đạo bất biến nữa, tên mà gọi ra được thì đó không còn là tên bất biến nữa.
(Ta gọi tiếng "trâu" để chỉ con trâu là do quy ước từ xưa đến nay, tiếng "trâu" không phải là tên bất biến. Nếu từ xưa ta quy ước gọi tiếng "bò" để chỉ con trâu thì ta sẽ gọi con trâu là "bò". Đạo thì không như vậy. Đạo bất biến nên ta không thể diễn tả rõ ràng được, chỉ có thể dùng trực giác để hiểu).

Đạo trời không tranh mà khéo thắng, không nói mà khéo đáp, không gọi mà vạn vật tự chuyển động, bình thản vô tâm mà khéo sắp đặt mọi việc. Đạo trời không thiên vị ai, luôn giúp đỡ cho người lương thiện. Lưới trời lồng lộng, tuy thưa nhưng khó lọt (Thiên võng khôi khôi, sơ nhi bất thất).<câu của Bao Công!>

Không tên là gốc trời đất, có tên là mẹ vạn vật. Đạo trời ví như cánh cửa khép mở, vạn vật từ đó đi ra rồi lại trở về đó. Đạo có tính chất trừu tượng, nó không có hình thù cụ thể, không thể nắm rõ, không sáng ở nơi rực rỡ, không mờ ở nơi tối tăm và cũng không có tiếng động. Đạo vĩnh viễn không có tên gọi. Vạn vật chuyển động theo một vòng tròn khép kín. Tất cả bắt đầu từ "có", có lại bắt đầu từ "không". Lời nói hợp đạo nghe như ngược đời.
Đạo lớn bị bỏ rồi mới có nhân nghĩa, mưu trí xuất hiện rồi mới có trá ngụy, gia đình bất hòa rồi mới sinh ra hiếu thảo, nước nhà rối loạn rồi mới có tôi trung. Đạo ức chế vật cao, nâng đỡ vật thấp. Đạo trời lấy chỗ thừa mà đắp vào chỗ thiếu hụt. Đạo người thì lấy của người nghèo mà thêm cho người giàu, đây chính là nguồn gốc của sự hỗn loạn. Người khôn ngoan chỉ muốn một điều là không muốn gì cả.

Trời có đạo mà xanh, đất có đạo mà yên, thần có đạo mà linh, biển nhờ có đạo mà đầy, vạn vật có đạo mà thành, đế vương có đạo mà được thiên hạ.
Lời nói chân thật thì không hoa mỹ, lời nói hoa mĩ thì không chân thật. Người thiện thì không mắc lỗi nên không cần phải biện bạch, người nào phải biện bạch cho mình là người "không thiện". Người biết thì không nói, người nói là người không biết [tri bất ngôn, ngôn bất tri].
Người ta sinh ra thì mềm yếu mà khi chết thì cứng lại. Thảo mộc sinh ra thì mềm dịu mà khi chết đi thì lại khô cứng. Cho nên cứng rắn, cáu giận là biểu hiện của chết, mềm yếu, khiêm nhường là dấu hiệu của sống. Binh mạnh thì không thắng, cây cứng thì lại bị chặt. Cứng mạnh thì phải ở dưới, mềm yếu lại được ở trên.

Răng cứng thì chóng gãy, lưỡi mềm thì bền lâu - Lão Tử
Mạnh về dám làm [can đảm, cương cường] thì chết, mạnh về không dám làm [thận trọng, nhu nhược] thì sống. Hai cái đó cùng là mạnh mẽ, mà một cái thì được lợi, một cái lại bị hại; ai mà biết được tại sao trời lại ghét cái quả cảm, cương cường ? Danh dự với sinh mệnh, cái nào mới thật sự quý ? Người khôn ngoan không bao giờ vì trọng cái danh hão mà xem nhẹ tính mạng mình.

Lời hứa dễ dàng thì khó tin, người nào cho việc gì cũng dễ làm thì sẽ gặp nhiều cái khó. Cho nên người hiểu đạo coi việc gì cũng khó mà rốt cuộc không gặp cái gì khó. "Không" có nghĩa là "không có gì" nhưng phải "có cái gì" thì mới có cái "không có". Trong tự nhiên, ngay cả những việc khó khăn nhất cũng có thể thực hiện theo cách dễ dàng, việc lớn thành tựu từ những hành động nhỏ hơn. Người khôn ngoan đạt những thành tựu vĩ đại là nhờ biết chia nhỏ hành động của mình.

Cái gì ở yên thì dễ nắm, giòn thì dễ vỡ, nhỏ thì dễ phân tán. Ngăn ngừa sự tình từ khi chưa manh nha, trị loạn từ khi chưa thành hình. Cây lớn sinh ra từ một cái mầm nhỏ; tháp cao chín tầng khởi đầu từ một sọt đất, đi xa ngàn dặm bắt đầu từ một bước chân. Thường gần tới lúc thành công thì lại dễ thất bại, vì không cẩn thận như lúc ban đầu, dè sau như trước thì không hỏng việc.

Người hiểu đạo trị thiên hạ theo chính sách "vô vi" luôn giữ thái độ điềm đạm. Xem cái nhỏ cũng như cái lớn, cái ít như nhiều, lấy đức báo oán. Giải quyết việc khó từ khi còn dễ, thực hành việc lớn từ khi còn nhỏ [vì việc khó trong thiên hạ khởi từ chỗ dễ, việc lớn khởi từ nhỏ]. Cho nên người đắc đạo trước sau không làm việc gì lớn mà thực hiện được việc lớn. Người đắc đạo làm việc mà không tư lợi.

Trời đất bất nhân, coi vạn vật như chó rơm; thánh thần bất nhân, coi trăm họ như chó rơm [Luật thiên nhiên không có tình thương của con người, cứ thản nhiên, vô tâm với vạn vật, mùa xuân tươi tốt, mùa đông điêu tàn...].
Khoảng giữa trời đất như cái ống bễ lò rèn; hư không mà không kiệt, càng chuyển động hơi lại càng ra. Càng nói nhiều lại càng khốn cùng, không bằng giữ sự yên tĩnh.

Người giản dị nhất thì không phải là người giản dị.
Người khiêm tốn nhất thì không phải là người khiêm tốn - Lão Tử
Muốn cho vật gì thu rút lại thì tất hãy mở rộng nó ra đã. Muốn cho ai yếu đi thì tất hãy làm cho họ mạnh lên đã. Muốn phế bỏ ai thì tất hãy đề cử họ lên đã. Muốn cướp lấy vật gì thì tất hãy cho đã. Hiểu như vậy là sâu kín mà sáng suốt. Vì nhu nhược thắng cương cường.
Người đánh xe giỏi không xông bừa tới trước. Người chiến đấu giỏi không giận dữ, khéo thắng địch là không tranh với địch, khéo dùng người là hạ mình ở dưới người. Đó là cái đức của sự không tranh, đó là cái khéo của sự dùng người, đó là hợp với chỗ cùng cực của Đạo Trời.
Ngũ sắc làm người ta mờ mắt; ngũ âm làm người ta ù tai; ngũ vị làm người ta tê lưỡi, hưởng thụ làm cho người ta mê muội, vàng bạc làm cho hành vi người ta xấu xa. Cho nên bậc đắc đạo cầu no bụng mà không cầu vui mắt, bỏ cái xa xỉ, đa dục mà chọn cái chất phác, vô dục. Bậc đắc đạo bận áo vải thô mà ôm ngọc quý trong lòng.
Trời đất vĩnh cửu. Trời đất vĩnh cửu được là vì không sống riêng cho mình, nên mới trường sinh được.
Người đắc đạo đặt thân mình ở sau mà thân lại được ở trước, đặt thân mình ra ngoài mà thân mới còn được. Như vậy chẳng phải vì họ không tư lợi mà thành được việc riêng của mình ư?
Người cực khéo thì dường như vụng. Người nói giỏi thì dường như ấp úng. Cử động thì thắng được lạnh. Nhưng yên tĩnh thì thắng được nóng. Vậy cứ thanh tĩnh thì mọi vật sẽ đâu vào đấy.

Người quân tử gặp thời thì mặc áo gấm mà ngồi xe ngựa, không gặp thời thì mặc áo vải thô mà đi chân đất. Người tốt thật sự không ý thức được tính thiện trong việc làm của mình, trái lại kẻ dại dột luôn cố gắng tỏ ra là mình tốt.
Không trọng người hiền để dân không tranh, không quý của hiếm để dân không trộm cắp, không phô bày cái gợi ham muốn để lòng dân không loạn.
Chính trị của thánh nhân là làm cho dân lòng thì hư tĩnh, bụng thì no, không ham muốn, không tranh giành, xương thì mạnh.
Khiến cho dân không biết, không muốn, bọn thông minh, mưu trí thì không dám hành động. Theo chính sách "vô vi" thì mọi việc đều yên ổn.


Thanked by 1 Member:

#60 uminh

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 38 Bài viết:
  • 12 thanks
  • LocationHo chi Minh

Gửi vào 23/11/2013 - 16:04

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ceinavigator, on 23/11/2013 - 14:28, said:

Đạo đức Kinh - chương 1

Đạo mà có thể diễn tả được thì không phải là đạo vĩnh cửu bất biến; tên mà có thể đặt ra để gọi nó [đạo] thì không phải là tên vĩnh cửu bất biến.“Không”, là gọi cái bản thủy của trời đất; “Có” là gọi mẹ sinh ra muôn vật.Cho nên, tự thường đặt vào chỗ “không” là để xét cái thể vi diệu của nó [đạo]; tự thường đặt vào chỗ “có” là để xét cái [dụng] vô biên của nó.Hai cái đó [không và có] cũng từ đạo ra mà khác tên, đều là huyền diệu.Huyền diệu rồi lại thêm huyền diệu, đó là cửa của mọi biến hóa kì diệu.

Tạo hóa tạo ra tất cả những điều kỳ diệu này.
Có thể nói là Đạo đã tạo ra tất cả nhửng điều kỳ diệu này.






Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |