Jump to content

Advertisements




Đào Hoa Tứ Hóa Bay


5 replies to this topic

#1 Whitebear

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 440 Bài viết:
  • 175 thanks

Gửi vào 25/04/2011 - 10:50

Nghiệm lý kiếm chiêu Đào Hoa Tứ Hóa Bay



Tôi vô tình nghĩ ra một số kiếm chiêu sau đây, nhưng bởi vì không có điều kiện nghiệm lý, cũng như không có điều kiện mở điện bói xem 20 lá số một ngày để test lý thuyết, nên tôi quyết định đưa lên đây cho tất cả mọi người cùng tham khảo.

Tôi chấp nhận bất cứ một hình thức phản biện trên tinh thần học thuật nào, miễn là mục đích cuối cùng là làm sáng tỏ kiếm chiêu này. Sai thì thôi.


Mục đích: Phát triển và suy rộng lý thuyết di cung và lý thuyết Phi Tinh

Motivation: Lý thuyết sao tự hóa của Đằng Sơn-VDTT, kỹ thuật Lưu Đào Hoa, Lưu Hồng Loan trong giải đoán niên vận, Lý thuyết vòng trường sinh bay, lý thuyết Catalyst...

Giới thiệu:

1.Trong một lá số tử vi, khi lưu đại vận mười năm/LNĐV đến một cung nào đó, lý thuyết di cung cho phép ta quay cả lá số một cách tịnh tiến để có thể thu được một lá số mới bổ sung cho lá số nguyên thủy để có được một xấp xỉ tốt hơn về lá số con người. (Nói đơn giản, Tử Vi từ quan điểm của lý thuyết Di Cung chính là taylor expansion f(x)=f(a)+f'(a).(x-a)+f''(a).(x-a)^2/2!...


Ý tưởng đầu tiên, rất tầm thường, tôi cho rằng nên xem xét lá số nguyên thủy như là một lưu cung, nhưng với quãng thời gian là 120 năm chứ không chỉ có 10 năm, 1 năm như Đại Vận, Tiểu Vận… Mặc dù điều này hoàn toàn tầm thường, nhưng nó sẽ là cơ sở cho toàn bộ việc phát triển lý thuyết về sau, vì nó nhìn nhận lại vai trò của tứ hóa nguyên thủy/Lộc Tồn từ như là tác nhân kích nổ của lý thuyết sao rung/treo, và là test model chính.


2.Khi nghiên cứu lưu cung, ta có thể sử dụng thiên can để an tứ hóa.

Thiên Can của năm sinh ---->Tứ Hóa Nguyên Thủy.

Thiên can của cung Đại Vận---->Tứ Hóa Đại Vận.

Thiên Can của năm xem ----->Lưu Tứ Hóa.


Toàn bộ lý thuyết Tử Vân có thể tóm lược ngắn gọn: nghiên cứu tương tác và vận hành của các loại tứ hóa lên trên các cung/phi cung. Hàm chứa trong đó là lý thuyết thái tuế nhập quái (Tử Vân 1995) và các phiên bản suy rộng (WB 2010), lý thuyết cung trọng điểm (Phan Học Sơn), lý thuyết phi tinh, phi tứ hóa.

Vai trò của Tứ Hóa rất quan trọng như nhiều người đã biết, tương tự như nghiên cứu sự vận hành của khí trong cơ thể con người. Khi luận đoán, Tứ Hóa (cùng với Lộc Tồn) đóng vai trò kích nổ, dẫn động cho các cách cục cố định. Nói theo kiểu của Việt Nam thì nó là tác nhân làm cho các cách chủ của một cung rung, và khi sao rung thì sự kiện sẽ xảy ra trên các lưu cung.


Hệ quả, ta có thể suy rộng như sau:

+Sử dụng thiên can của cung Lưu Niên Đại Vận để an tứ hóa, ta tạm gọi là Tứ Hóa Lưu Niên hay còn gọi là Tứ Hóa Bay.

Vậy sẽ có tất cả 4 loại tứ hóa, gồm tứ hóa cố định, Đại Vận, Lưu và Bay

+Sử dụng Địa Chi của cung Đại Vận để an Đào Hoa và Hồng Loan, mục đích để nghiên cứu đời sống tình cảm, tình dục của đương số. Ta tạm thời gọi đó là Đào Hoa Bay và Hồng Loan Bay. Còn gọi là Đào Hoa/Hồng Loan Đại Vận.

Ý tưởng này xuất phát từ Pho Lạc Anh chưởng của Hoàng Dược Sư.

+Sử dụng Địa Chi của cung Lưu Niên Đại Vận để an Đào Hoa và Hồng Loan, mục đích để nghiên cứu đời sống tình cảm, tình dục của đương số. Ta tạm thời gọi đó là Đào Hoa-Lưu Niên và Hồng Loan Lưu Niên.

Chú ý rằng, ý tưởng này gần giống với Lưu Đào, Lưu Hồng, nhưng các khía cạnh của Lưu Đào, Hồng trước kia là tương ứng với khía cạnh thiên thời, tức là Lưu Thái Tuế, còn các kĩ thuật này thì tương ứng với khía cạnh nhân hòa, tức là Lưu Niên Đại Vận.

Ý tưởng này hoàn toàn tự nhiên, tình yêu là do con người gây ra, cớ sao lại an theo thiên thời? Phải theo nhân thời mới đúng ).

Vai trò của Đào Hoa và cả vòng tương ứng tương tự như vai trò của Mộc Dục trong vòng Trường Sinh, đây là cái ai cũng biết. Khi ta nghiên cứu tác động của 3 vòng Đào Hoa/Hồng lên các phi cung thì có thể thu được rất nhiều thông tin về đương số.
Whitebear 16-03-11 10:41 AM Lúc nghĩ kiếm chiêu đó thì đang xem lại mấy bộ Kim Dung vô tình nghĩ ra kiếm chiêu đó.


Đào hoa ảnh lạc phi thần kiếm.

Bích hải triều sinh tấu ngọc tiêu

Pho Phi Kiếm pháp này đưa đến lý thuyết Đào Hoa Bay Đại Vận/Đào Hoa bay LNDV mà tôi đã nói ở trên.

Khởi thủy của lý thuyết cũng xuất phát điểm từ nghiên cứu cá nhân trong việc phát triển lý thuyết Đào Hoa Nhập Quái, như là một ứng
dụng trực tiếp của lý thuyết Thái Tuế Nhập Quái suy rộng được phát triển (Tử Vân 1995, WB2010)

Cụ thể hơn, kiếm chiêu trong bộ kiếm phổ này, tôi đã ngộ ra và công bố gồm:

-Hồng Loan Nhập Quái, và Đào Hoa Nhập Quái đ
ể nghiên cứu tuơng tác của hai vợ chồng. Tôi xếp vào pho Địa Kiếm.

-Phát Triển Thái Tuế Nhập Quá
i ở phiên bản suy rộng để khảo sát cụ thể vấn đề hôn nhân. Tôi gọi đó là Thiên Kiếm, dù rằng nó đã được Tử Vân phát triển chủ yếu vào năm 1995.

-Vòng Trường Sinh Nhập Quái:
Tôi cũng đã develop được một lý thuyết để đo tuơng tác của các vợ chồng dựa vào việc đưa vòng trường sinh cố định/vòng trường sinh bay để nhập quái. Tuy nhiên chiêu này vẫn chưa hoàn thiện, và tôi chưa hài lòng về nó. Tôi tạm thời xếp vào pho Nhân Kiếm.

Tôi cũng đã đưa ra một nhận xét, rằng bản chất của Thái Tuế Nhập Quái chỉ là xem vận hạn, tại đúng thời điểm năm sinh của người kia (ta giả sử có tuổi âm).

Hệ quả, áp dụng kết quả này, có thể suy ra bản chất của 3 pho
Thiên/Địa/Nhân Kiếm tôi đưa ra, xét cho cùng là vết của một lý thuyết sâu hơn rất nhiều, mà một phần của nó đã được tôi đưa ra trong bài viết đầu tiên.

Dù xuất phát điểm từ lý thuyết Nhập Quái, nhưng do phạm vi ứng dụng của pho Địa Kiếm, cũng như kiếm ý lấy từ Đào Hoa Lạc Ảnh Phi Kiếm của Đào Hoa Đảo Chủ, tôi đặt tên là Đào Hoa Bay,Hồng Loan Bay/Đào Hoa Đại Vận.

Hoàn Toàn tuơng tự như vậy, kiếm phổ trong bộ Phi Kiếm tôi đưa ra tiếp theo chính là pho Thiên Kiếm (Thiên can

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

), gồm tứ hóa bay, như tôi đã nói ở bài một.

Tuơng tác của Tứ Hóa bay rất thú vị, theo ý hiểu của tôi thì nó bổ sung cho lý thuyết cung trọng điểm, góp phần cùng với lý thuyết Lưu Tứ Hóa cổ điển của Tử Vân để làm các sao/cách cục treo trên các phi cung trở nên rung.

Khi cách cục treo này được kích nổ bởi Tứ Hóa bay/Lưu Tứ Hóa, Lộc Tồn Bay/Lưu thì sao sẽ rung, các sự kiện sẽ xảy ra.

Chứ không có tác nhân, mà giả sử có cách Kiếp Sát Hình Hổ mà treo lơ lửng trên 1 cung nào đó thì chả nhẽ cứ 12 năm lại chết 1 lần

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

)? Các Phi cung chạy đến thì chả lẽ cứ 12 năm chết anh em một lần? Phải có năng lượng, phải có tác nhân Catalyst, phải có ngòi kích nổ.

Tôi cho rằng, đây có thể là một advancement trong việc nghiên cứu lý thuyết xem vận hạn, nếu nó không bị phản biện và trải qua được thử thách.
Whitebear 16-03-11 10:48 AM Giờ tôi bàn về việc chính, tại sao tôi chọn Đào Hồng mà không chọn Xương Khúc. Lý do rất đơn giản, Xương Khúc/Không Kiếp là sao an theo giờ sinh, mà do đó chúng ta không thể lưu đến tận thời hạn để phán "Lúc 12h trưa hôm nay đương số có nghĩ đến tình dục" được, mà chỉ có thể an theo năm, vì lúc đó nói "năm nay đương số có chuyện tình cảm" thì mới có ý nghĩa. Tác động của các sao an theo giờ rất mạnh, nhưng lại rất ngắn.



Tiếp theo, bởi vì các sao an theo tháng ngày giờ... là thể hiện cho "ta", còn các sao an theo năm, cụ thể hơn là Can Chi là cái ngoài ta.
Theo đó, tất cả các sao an theo Can, Chi như Tứ Hóa, Hỏa, Linh,Lộc Tồn, Đà Kình, Đào, Hồng, Hỉ, kiếp sát, Lưu Hà cô quả, khốc hư,... đều là các sao bên ngoài. Và đo đó đều có thể bay.
Còn tất nhiên, các sao kiểu như xương khúc, Địa Kiếp, chính tinh thì đều chính là con người của chúng ta, mà người thì sao mà bay được.

Hệ quả, đó là lý do tôi bỏ qua các sao giờ, ngày mà chỉ giữ lại các sao an theo năm, cụ thể hơn là thiên can và địa chi, và kết hợp giữa chúng. Đó là lý do tôi phân chia thành 3 pho Thiên/Địa/Nhân kiếm.

Tất nhiên, khi đã chắp cánh cho Đào Hồng thì hiển nhiên Thiên Hỉ cũng chắp cánh. Nhưng cái đó quá tầm thường, tôi bỏ qua, vì ai ai cũng hiểu, chỉ cần nói kiếm ý là họ tự ngộ ra.

Tiếp theo, với các ý kiến cho rằng, cho nhiều tứ hóa thế, có quá không? Tôi nói thật lòng là không biết câu trả lời, bởi vì:

1-Trong một năm phải có nhiều sự kiện xảy ra đồng thời. Nếu không đủ tứ hóa thì có thể vét được bao nhiêu % sự kiện?

2-Có nhiều cách xem tứ hóa/ vận khác nhau như xem dựa vào LNĐV, tiểu vận, L Thái Tuế. Tuy nhiên đặc điểm chung, khi một sự kiện thực sự quan trọng thì sẽ xuất hiện trong nhiều cách xem một lúc. Ví dụ, khi hôn nhân xảy ra thì nó sẽ xuất hiện thường là ở cả khía cạnh thiên địa nhân thời. Vấn đề là cách khảo sát nào phù hợp. Vét đến bao nhiêu thì đủ? Có quá chi tiết hay không?

Ví dụ, một mối tình dài bao lâu thì sẽ hiện ra trên tiểu vận/LNĐV.. hay nó sẽ xuất hiện dưới dạng sao bay? Mối tình kiểu one night stand sẽ hiện ra theo sao ngày/ tháng hay dạng theo năm? Tôi cho rằng sẽ hiện ra trên sao Giờ/ngày/tháng.


Như tôi đã nói, trong phần Địa Kiếm, tôi đã giới thiệu Lộc Tồn Bay/Lộc Tồn Nhập Quái/Lộc Tồn Tự Hóa. Chú ý sự khác biệt giữa Lộc Tồn và Tứ Hóa, ở đây Lưu Lộc làm rung các sao treo tốt, còn Lưu Kị làm rung các sao treo xấu. Còn Lộc Tồn thì làm rung tất, cả tốt cả xấu.

Tiếp theo là:

1-Kình/Đà Bay Đại Vận.
Ví dụ, Đại Vận cung Đinh Mão thì Lộc Tồn Bay ở cung Ngọ, vậy Kình Bay ở Mùi, Đà Bay ở Tỵ.

2-Sao Rung/Treo Nhập quái.
Cái này áp dụng trong việc chọn vợ.
Cụ thể hơn, nếu như cung Phu thê của một người đã có cách cục Linh Xương Đà Âm Dương treo lơ lửng trên cung Phu, giờ nếu như lấy một anh chồng có thiên can làm cho bộ Linh Xương Đà Âm Dương rung, ví dụ Giáp, Ất, Tân thì cách chủ này lập tức rung vì hóa Kỵ nhập quái, hôn nhân trở thành địa ngục.
Whitebear 16-03-11 10:49 AM 1-Vấn đề có thể được xem xét dựa vào việc Tử Vân không sử dụng lý thuyết sao tự hóa có dẫn đến sao tự hóa sai hay không? Hay ví dụ, tử vi viêt Nam không sử dụng lưu tứ hóa, vậy có thể khẳng định lưu tứ hóa là sai hay không?

2-Tiếp theo là cường độ của tự hóa so với tứ hóa nguyên thủy. Như đã biết, tứ hóa tạo thành do thiên can tác động vào chính tinh sinh ra hóa khí.

Ta cần đặt câu hỏi, bản chất thế nào là thiên can, và thiên can do đó sẽ thể hiện như thế nào trong các trường hợp sau?


Thiên can năm sinh--> Hóa nguyên thủy+Lộc tồn
Thiên can cung đại vận--->Hóa Đại Vận+Lộc Tồn Bay
Thiên Can của cung---->Tự Hóa+
Thiên Can của năm-----> Lưu Tứ Hóa+Lưu Lộc Tồn
Thiên Can của LNĐV---->Tứ Hóa Bay+Lộc Tồn Bay
Thiên Can của cung Lưu Thái Tuế--->Tứ Hóa Thái Tuế Bay+Lộc Tồn Thái Tuế Bay
Thiên Can của đối tượng------>Tứ Hóa Nhập Quái+Lộc Tồn Nhập Quái.



Câu hỏi cũng tương tự, thế nào là Địa Chi?

Địa Chi năm sinh---->Đào Hồng nguyên thủy
Địa Chi Đại Vân---->Đào Hồng bay
Địa Chi của năm--->Lưu Đào Hồng
Điạ Chi của LNĐV--->Đào Hồng Đại vận
Địa Chi của Đối tượng--->Đào Hồng Nhập Quái.

Câu hỏi tiếp theo, tôi đặt ra để cùng nghiên cứu.

1-Cường độ của Lưu Kình Dương so với Kình Dương cố định như thế nào, cái nào mạnh hơn? (very classical, và tôi tin tử vi việt nam đã rất thành thạo câu trả lời, nhưng tôi không biết, ngoại trừ sự kiện nói rằng, Lưu Kình cộng hưởng được với Kình Dương.)

2-Ta giả sử theo trường phái Vận và Mệnh không phân ly.
Cường độ của Lưu Tứ Hóa và tứ hóa Nguyên thủy ra sao? Các tác động nào sẽ mạnh hơn? Tác Động nào sẽ nhanh hơn? Có đủ làm sao rung, dẫn động cách cục hay chỉ phát về mặt abc nào đó?
Cái nào mạnh hơn?
* Cùng một sự kiện, Tứ Hóa Đại Vận tác động lên cung nguyên thủy
* Tứ Hóa Nguyên Thủy tác động lên các Lưu Cung
* Tứ Hóa Đại Vận tác động lên các Lưu Cung
* Tứ Hóa Nguyên Thủy tác động lên các Cung Cố Định

Sau khi có kết quả này, suy rộng ra, ta sẽ có kết quả tương ứng cho Đào Hồng Bay đại vận.
Whitebear 16-03-11 11:02 AM

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Tôi được biết, ở Đài Loan có trường phái "Huyền không tứ hóa"
Trích: VDTT..
Đến khi ông Chính Huyền Sơn Nhân lập ra lập thể tứ Hóa thì tứ Hóa cố định không thôi đã bay đầy nhà vì ngoài tứ hóa theo can năm sinh còn có:
1. Tứ Hóa theo can cung mệnh (gọi là mệnh hóa, thí dụ mệnh Lộc, mệnh Khoa v.v...)
2. Tứ Hóa theo can cung thân (gọi là thân hóa, thí dụ thân Lộc, thân Khoa v.v...)
3. Và dĩ nhiên lại có sao tự Hóa.

Nhưng tại sao chỉ cho mệnh hóa, thân hóa? Hỏi thì trả lời, thế là bắt đầu có 12 cung hóa. Người coi số phải xét mệnh hóa, phụ mẫu hóa, phúc hóa v.v... và dĩ nhiên cũng phải xét xem các sao hóa này phối hợp như thế nào. Xem năm thì có lưu niên hóa (hóa của năm xem số, như năm nay Tân Mão lưu niên hóa là Cự Nhật Khúc Xương), tiểu hạn hóa (hóa theo can của cung tiểu hạn). Lại có phái thêm hóa theo sao: Như Thiên Hình ở cung nào thì dùng can cung đó để định "Hình hóa". Đại khái cung có Hình hóa Lộc thì được hưởng ảnh hưởng tốt của Hình, cung có Hình hóa Kị thì vì Hình mà bị hại v.v... Xem tình cảm thì dùng Hàm Trì hóa, Hồng Loan hóa, Thiên Hỉ hóa v.v... (Thiên Hỉ còn ứng sinh sản nên Hỉ hóa còn được dùng để xem việc thụ thai và sinh nở nữa). (Có lẽ vì thế mà ông Vương Đình Chi nhìn từ Hương Cảng phải lên tiếng than "Giới nghiên cứu Tử Vi của Đài Loan đã tẩu hỏa nhập ma")

Bối cảnh hỗn độn đó là cơ hội chín mùi cho phái "phản động", lãnh đạo bởi ông Liễu Vô cư sĩ, chủ trương cắt hết tất cả những gì có thể cắt (tiếc là ông "quá độ", cắt hết luôn các sao thần sát).
Sư thành công của ông LVCS và thầy của ông (tức ông Tử Vân) có thể đã là lý do khiến phái "mãn thiên tứ hóa" (tứ hóa đầy trời) lần hồi mất chỗ đứng, và hai ông lần hồi tách ra khỏi nhau, trở thành "võ lâm song hùng".
Đó là hoàn cảnh ở đoạn cuối phong trào trăm hoa đua nở bên Đài Loan. -Xét cho cùng, khó có thể phủ nhận một điều "Chính Huyền Sơn Nhân" cũng là một cao thủ tử vi số 1 của Đài, và là một leading figure trong giai đoạn trăm hoa đua nở (cho đến khi Tử Vân bật lên). Vương Trùng Dương đánh thắng Tây Độc, nhưng không có nghĩa là Hà Mỗ Công là kém chất lượng.

-Theo một số thông tin, thực ra Tử Vân không phải là lý số gia giỏi về lý thuyết, mà giỏi về ứng dụng. Ông Tử Vân rất nổi, nhưng từ quan điểm của lý số Đài Loan, ông là người một mình lập một phái và chống lại toàn bộ các lý số gia Đài Loan trước kia, và đúng đã là thành danh. Bằng chứng là các sách của ông viết rất ít khi thiên về lý thuyết mà chủ yếu là ghi lại các câu chuyện tử vi.

NHưng điều đó cũng có nghĩa, không nhất thiết con đường đi của ông đã thực sự là đúng hơn CHSN, nhưng khả năng ứng dụng của ông cao hơn. (ví dụ, có thể có nhiều con đường cùng đi đến một đích, ví như một sự kiện lớn xảy ra thì thường có dấu vết ở cả Đại Vận, Tiểu Vận, LNDV, Di cung, sao bay, phi tinh.... và có thể detected bởi nhiều phuơng pháp). Ví dụ như, Liễu Vô cư sĩ cũng bỏ quá tay một đống sao, và do đó khó coi là đúng.

Chính vì vậy, việc đưa ra thêm các chiêu thức, đồng thời bỏ bớt đi các chiêu không cần thiết, không có ứng dụng, hoặc quá yếu để có thể gây impact lên lá số ở mức độ có thể nhận thấy, đó là điều rất cần thiết. Việc khám phá và áp dụng các kĩ thuật tưong tự với thuyết lập thể tứ hóa, "Huyền không tứ hóa" ông CHính Huyền Sơn Nhân cũng không phải là ý tưởng tồi, nếu như tất cả chúng ta có thể cùng nghiệm lý để có thể master được kiếm ý của chúng và ai đó sử dụng tốt hơn CHSN.

Tài liệu tham khảo:


Tử Vi Đẩu Số Tuyệt Học (1, 2, 3, 4)---Chính Huyền Sơn Nhân
Thiên Địa Nhân Tử Vi Đẩu Số Đại Lưu Niên Pháp Quyết Yếu ----Chính Huyền Sơn Nhân
Thiên Địa Nhân Tử Vi Đẩu Số Huyền Không Tứ Hoá Tật Nạn Tử Vong ----CHSN
Thiên Địa Nhân Tử Vi Đẩu Số Huyền Không Tứ Hoá Bí Giải ----CHSN
Thanh Triều Mộc Khắc Trần Hy Di Tử Vi Đẩu Số Toàn Tập Hiện Đại Bình Chú ----Liễu Vô Cư Sĩ
Whitebear 16-03-11 11:12 AM Theo nhận xét của tôi, Chính Huyền Sơn Nhân đã phát triển các kỹ thuật hóa chủ yếu cho cách cục cố định, như lý thuyết sao tự hóa, mệnh hóa, hình hóa...

Ở đây, vì mục đích là nghiên cứu lý thuyết xem vận, nhằm phát triển và hiểu lý thuyết sao rung/treo/mệnh chủ/cách chủ, tôi phát triển chủ yếu lý thuyết Phi Tinh như là tác nhân kích nổ cho xem Vận.

Tôi nghĩ, hai kĩ thuật này có thể bổ sung cho nhau rất tốt.

Cụ thể hơn, thông qua chính nhận xét trong post đầu tiên, rằng "Lá số nguyên thủy chính là lá số xem vận, với thời gian là 100 năm" (có người sẽ cãi là 60 năm), nên lý thuyết Huyền Không Phi Tinh, Lập Thể Tứ Hóa của Chính Huyền Sơn Nhân hoàn toàn có thể được phát triển và suy rộng một cách rất tự nhiên, kết hợp với các kĩ thuật ở đây, để trở thành một lý thuyết khí tông tổng quát hơn.

Tôi sẽ phát triển cụ thể và viết ra lý thuyết này trong thời gian tới.

Thanked by 1 Member:

#2 Whitebear

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 440 Bài viết:
  • 175 thanks

Gửi vào 25/04/2011 - 16:52

Theo bài viết của tác giả VDTT, Chính Huyền Sơn Nhân đã phát triển các kỹ thuật hóa chủ yếu cho cách cục cố định, như lý thuyết sao tự hóa, mệnh hóa, 12 cung hóa, hình hóa...

Ở đây, vì mục đích là nghiên cứu lý thuyết xem vận, nhằm phát triển và hiểu lý thuyết Di cung/sao rung/treo/mệnh chủ/cách chủ, tôi phát triển chủ yếu lý thuyết Phi Tinh theo Vận hạn như là tác nhân kích nổ cho các sao treo.

Dù hướng khác nhau, nhưng tôi nghĩ, hai kĩ thuật này có thể bổ sung cho nhau rất tốt.

Cụ thể hơn, thông qua chính nhận xét trong post đầu tiên, rằng "Lá số nguyên thủy chính là lá số xem vận, với thời gian là 100 năm" (có người sẽ cãi là 60 năm), nên lý thuyết Huyền Không Phi Tinh, Lập Thể Tứ Hóa của Chính Huyền Sơn Nhân hoàn toàn có thể được phát triển và suy rộng một cách rất tự nhiên, kết hợp với các kĩ thuật ở đây, để trở thành một lý thuyết khí tông tổng quát hơn.

Tôi sẽ phát triển cụ thể và viết ra lý thuyết này trong thời gian tới.
Vì tôi đã bỏ tử vi, chuyển sang học Dịch, Kỳ Môn và Thái Ất, nên không có cơ hội nghiệm lý. Mong có ai ở đây giúp đỡ, và feed back vào lại topic này.
Tôi vừa làm literature review và thấy:

1-Bên Đông A, cũng develop một kỹ thuật cũng gọi là vòng trường sinh bay. Đại ý là:
-Vòng trường sinh nguyên thủy an Trường Sinh ở nơi sinh của tam hợp cục.

-Khi xét đại vận, tiểu vận, họ lấy cung lục hại (lấy đối xứng theo trục ngang, tý với Ngọ) của cung vận, sau đó dùng nó làm nơi an Trường Sinh Bay, rồi từ đó an ra cả vòng.Cung có Lâm quan lưu là cung Lộc vị. Cung có Tuyệt lưu ( đối diện ) là cung Bại địa.
Vì cục là hành của môi trường đối với các sao nên việc kết hợp hành của Cục với hành của các sao, hành của cung các sao sẽ cho ta biết khi một sao nào đó gặp sao của vòng Tràng sinh bay sẽ làm tăng hay giảm độ số của hạn.
Ví dụ, Mộc Tam Cục, nên trường sinh an tại Hợi, nếu có Không Kiếp xâm vào cung Mệnh thì Không Kiếp Hành Hỏa, sẽ bị Vòng trường sinh-môi trường kiềm chế.

Bởi vì, khi xem vận, ta phải xét dựa trên các yếu tố khắc hại với bản thân ta (đã được lý thuyết di cung đưa đến vận), nên tôi cho đó là lý do họ sử dụng VTS bay lấy từ cung lục hại với bản thân/đương số để gia giảm các yếu tố tác động.



Chú ý, vòng trường sinh bay của ĐA không nhất thiết khởi đầu tại tứ sinh như VTS cố định.
Như vậy sẽ có sự khác nhau lớn. Có lẽ tôi nên đổi tên kĩ thuật tôi gọi đi để tránh trùng lặp.
2-Phái Đông A ngoài ra còn cho thêm các sao sau lưu:
Khốc Hư, Lộc tồn, Kình Đà, Thái tuế, Tang Hổ, Quan phù, Quan phủ, Song hao, Thiên mã, Kiếp sát, Hoa cái, Khôi việt.

Lộc tồn, Thái Tuế và cả vòng tương ứng thì tầm thường, ta bỏ qua.
a-Khốc Hư: an từ Ngọ, Khốc nghịch, Hư thì thuận niên.
b-Khôi việt:
Giáp – Mậu an ở Sửu, Mùi
Ất – Kỷ … Tý, Thân
Canh – Tân … Ngọ, Dần
Nhâm – Quý … Mão, Tỵ (không hiểu)
HOA CÁI
Căn cứ theo tuổi mà an ở vị trí mộ của tam hợp tuổi.
Dần NgọTuất an ở Tuất
Thân Tí Thìn--- Thìn
Tỵ Dậu Sửu--- Sửu
Hợi Mão Mùi--- Mùi
Bính – Đinh … Hợi, Dậu


Một số người học theo phái Đông A cũng phàn nàn là học thấy các vòng trường sinh bay, sao lưu bay đầy trời.

_____________________________
Ref:
Địa chi tương hại (tức là làm hại lẫn nhau), có sáu trường hợp: Tý - Mùi tương hại (Thủy - Thổ); Sửu - Ngọ tương hại (Thổ - Hỏa); Dần - Tỵ tương hại (Mộc Thổ); Thân - Hợi tương hại (Kim - Thủy); Dậu - Tuất tương hại (Kim - Thổ).Địa chi tương hình (là cản trở lẫn nhau, không hòa hợp). Có 3 trường hợp: Tý Ngọ - Mão Dậu; Dần Thân- Tỵ Hợi; Sửu Mùi - Tuất Thìn. Có hai chi tự hình, đó là Thìn với Thìn, Ngọ với Ngọ.



Thanked by 1 Member:

#3 Whitebear

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 440 Bài viết:
  • 175 thanks

Gửi vào 25/04/2011 - 16:52

Tử Bình Gia GIa cũng develop một kĩ thuật về vòng trường sinh tương tự với ý tưởng của tôi:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

e=11

Khu rừng Tử Vi chỉ cần bỏ công tìm tòi thì khám phá nhiều điều lý thú. Tông môn dòng phái chẳng qua là kẻ trước người sau làm nên đường mòn đề danh này nọ để phân biệt những con đường, đường mòn khác...

Muốn nghiên cứu Trường Sinh Lưu có 2 loại: Đại Hạn và Tiểu Hạn.

Đại Hạn: Lấy nạp âm của cung Đại Hạn tìm Trường Sinh Lưu

ví dụ: (nam) Mậu Ngọ, tháng 5 ngày 13 giờ Ngọ - thì Cục của lá số này là nạp âm của cung an Mệnh tại Tí [Giáp Tí - hành nạp âm là Kim] tính theo Ngũ Dần Độn.. như vậy những đại hạn kế tiếp là Ất Sửu (kim), Bính Dần (hỏa), Đinh Mão (hỏa), Mậu Thìn (mộc), Kỷ Tỵ (mộc), Canh Ngọ (thổ) v.v....

-- Ngay đây ta cũng thấy được sự tương quan giữa hành Mệnh và hành Trường Sinh Lưu sinh khắc tỵ hòa như thế nào rồi... vì rằng trái đất hằng vận chuyển biến dịch nên từ giờ Tử Vi này sang giờ Tử Vi khác là hành Cục đã có biến hóa - huống là Đại vận từ cung này sang cung khác!


Tiểu Hạn: Lấy nạp âm của năm hiện tại để phối hợp với Tiểu Hạn lưu niên
ví dụ: Theo lá số trên Năm nay Bính Tuất, nạp âm là Thổ là hành Trường Sinh Lưu thì Tr.Sinh khởi ở cung Thân và lưu niên Tiểu Hạn Tuất cũng ở cung Thân - thành ra được Trường Sinh (từ ít đến nhiều, từ nhỏ đến lớn) tùy theo cung đó là gì: Tài thì trước ít sau có nhiều lên, Ách thì họa đang dần dần trở nên đại họa (chứ hỏng phải chuyện lớn hóa nhỏ, chuyện nhỏ hóa không đâu à nghen) , v.v...

Đồng thời ông cũng lên tiếng phản đối cách tiếp cận của bên Đông A:" Đó là cách tính của dòng Đông-A nhánh "Phúc Tông"... thì butchimau cứ việc thử kiểm chứng nó xem độ chính xác là bao.."

Tuy nhiên, rất thú vị là có sự liên hệ chặt chẽ giữa hai đối tựong này, cụ thể hơn là vòng trường sinh an theo kiểu của TBGG với ý tửong từ Tử Bình, lý thuyết vòng trường sinh bay tôi đang phát triển, và VTS của bên đông A.

“Vòng tràng sinh bay được coi như là hình ảnh thu gọn của vòng Thái tuế và vòng Lộc tồn để xét toàn bộ vận hạn.”
Lâm Quan nghĩa là Quan đến, chức Quan đến tức là có Lộc (Quan Lộc). Chúng ta thấy tất cả những cung có sao Lộc Tồn đều được an ở cung Lâm Quan của vòng Tràng sinh theo Can năm sinh. Hay có thể nói vòng Lộc Tồn được “treo” trên vòng Tràng sinh. Như vậy vòng Tràng sinh bay tới đâu sẽ kéo theo vòng Lộc tồn bay theo sau và vòng Lộc tồn kéo theo năm Can.
Thành thật mà nói, tôi chưa thực sự hiểu được cái này, dù an sao vẫn thấy phù hợp.

3. Vì sao vòng Tràng sinh lại an theo cung Lục hại ?
a) Nghiệm lại Lưu tiểu hạn của cổ nhân.
- Tuổi Dần Ngọ Tuất bắt đầu lưu từ cung Thìn, Thìn là cung xung khắc với Tuất (Tuất là Mộ của Hỏa cục)
- Thân Tý Thìn hợp Thủy bắt đầu lưu từ cung Tuất, Tuất là cung xung khắc với Thìn (Thìn là Mộ của Thủy cục).
- Tuổi Tỵ Dậu Sửu bắt đầu Lưu từ cung Mùi, Mùi là cung xung khắc với Sửu (Sửu là Mộ của Kim cục).
- Tuổi Hợi Mão Mùi bắt đầu Lưu từ cung Sửu, Sửu là cung xung khắc với Mùi (Mùi là Mộ của Mộc cục).

Như vậy cổ nhân Lưu tiểu hạn năm luôn bắt đầu từ Mộ cung. Mộ cung thuộc hành Thổ nơi thu và phát khí nguyên khí.(Nghiên cứu hành Thổ thì sẽ hiểu được cổ nhân an giờ Kim Xà Thiết Tỏa để suy được mệnh khó nuôi)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vòng Tràng sinh bay an theo cung Lục Hại so với cung Hạn có phải sự phát huy tối đa của việc Dụng vòng Tràng sinh giải đoán vận hạn?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

e=11
Tôi sẽ nghiên cứu kĩ hơn chi tiết liên hệ giữa VTS bay của Đông A và VTS do TBGG đề xuất.

#4 Whitebear

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 440 Bài viết:
  • 175 thanks

Gửi vào 25/04/2011 - 16:56

Vuivui:
He he … Thực ra Gấu trắng đang thực hiện phương pháp nghiên cứu tử vi không sai. Nó giống với phương pháp nghiên cứu vật lý của Edixon. Đầu tiên, Gấu trắng "làm hòa thượng thích đủ thứ". Phép giải đoán nào cũng nghiên cứu, cũng chơi tuốt. Cái gì cũng thử, cũng suy ngẫm, tìm tòi. Hay ! Như người ta ví phương pháp nghiên cứu vật lý của Edixon. Như sau: Quăng một cái Kim vào trong đống rơm, và yêu cầu Edixom tìm cây Kim đó.

Phương pháp nghiên cứu của Edixon biểu thị rằng: Ông ta sẽ nhặt từng cọng rơm ra riêng rẽ, và bằng phép loại trừ. Nhặt đến cọng rơm cuối cùng, sẽ tòi ra cái Kim cần tìm. Và đương nhiên, nếu ném một nắm kim vào đống rơm, thì bằng phương pháp đó, cuối cùng thì Edixon cũng sẽ kiếm được một đống kim.

Rõ ràng điều này cũng tương tự với giai đoạn phôi thai của nền vật lý. Giai đoạn mà ngành vật lý và phát minh vật lý còn đang như một bãi hoang, chưa có mấy ai đã và đang vỡ hoang. Giống như Edixon đang bới một đống rơm mà người ta vừa ném một nắm kim vào đó vậy. Nắm kim càng lớn, hiển nhiên số lượng phát minh của Edixon càng nhiều.

Phương pháp nghiên cứu của Gấu trắng cũng vậy, dần dà rồi thì Gấu trắng cũng sẽ loại trừ dần các phương pháp, và sẽ chỉ thấy có một hay vài phương pháp là khả dĩ, tín dụng. Tất nhiên, ngay bây giờ, Gấu trắng càng tìm được nhiều, càng có nhiều ý tưởng về các phép giải đoán, càng nhiều lý luận, hay gọi là luận thuyết cũng được thì Gấu trắng càng được và sẽ thấy mình tung hoành ngang dọc. Nào biết trên đầu có ai !

Rồi cũng đến cái ngày mà Gấu trắng sẽ ngồi ... cười ruồi. Xếp ra một chỗ riêng cả một đống những lý thuyết "dở hơi". Thế có nghĩa là Gấu trắng đã phát minh ra rồi đấy. Y chang Edixon à !

Nhưng mà bản thân Gấu cũng đã biết, khoa học ngày nay mà nghiên cứu theo kiểu Edixon thì chắc ... chả có chính phủ, hay nhà đầu tư nào chi tiền cho ông ấy làm thí nghiệm cả. Chắc chưa kịp nhìn thấy thành quả của ông ấy, đã kéo nhau đi ăn xin cả rồi.

Gấu trắng cũng vậy thôi. Nghiên cứu như thế cũng không có sai. Nhưng mà khi xếp được một đống các lý thuyết dở hơi ra một chỗ, thì Gấu đã tốn bao nhiêu thời gian rồi. Nhưng cũng chắc rằng, bản chất của đông phương học, tử vi học, rồi cả loạt như tử bình, thái ất, phong thủy, hà lạc, dịch ... dẽo gì đó cũng tiến thêm không được bao nhiêu. Thậm chí làm mất đi bao nhiêu năng lượng đáng để dành cho nghiên cứu khoa học chuyên ngành của Gấu trắng ! Gấu trắng có sót ruột không ? Vả lại, Đông phương học cũng như tử vi, hay các môn đã được phổ biến thì cũng như tình hình khoa học hiện đại mà thôi. Nghĩa là không còn như bãi hoang ngày xưa. Vì người ta cũng đã nghĩ ra hết cả các chiêu số rồi. Rờ đến đâu cũng thấy, tiền nhân đã mò đến rồi.

Tôi thì tôi thấy, phí quá.

Thân ái.



#5 Whitebear

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 440 Bài viết:
  • 175 thanks

Gửi vào 25/04/2011 - 16:57

Hai, mãi cũng đã hiểu, vấn đề nó rất đơn giản mà ông Phapvan gì đó viết linh tinh. Viết kiểu đó thì bố ai mà hiểu được. Tôi xin phép được kiến giải lại.

“Vòng tràng sinh bay được coi như là hình ảnh thu gọn của vòng Thái tuế và vòng Lộc tồn để xét toàn bộ vận hạn.”

Cái này là sai về bản chất. Cụ thể hơn, vòng Tràng sinh không bao giờ là phối kết của vòng Lộc Tồn và Vòng Thái Tuế, mà chính là của vòng lộc tồn và vòng thái tuế ứng với vị trí cung Mệnh.
Xét một đại vận bất kì, can chi là AB (ví dụ giáp Thìn). Khi đó ta có Lộc Tồn Bay đại vận ứng với A, có Thái Tuế Đại Vận, ứng với chính cung này dù nó tầm thường. NHNA (A,

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

cho ra vòng trường sinh bay theo nghĩa của TBGG.
Tức là Vòng Lộc Tồn Bay(A)+Thái Tuế ĐV (

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

-------->Trường Sinh Bay-TBGG(A,

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

.
Điều đó có nghĩa, ông này cũng dùng các kĩ thuật tương tự như tôi, sau đó dấu biến đi để người ta không biết, dấu nghề.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Lâm Quan nghĩa là Quan đến, chức Quan đến tức là có Lộc (Quan Lộc). Chúng ta thấy tất cả những cung có sao Lộc Tồn đều được an ở cung Lâm Quan của vòng Tràng sinh theo Can năm sinh. Hay có thể nói vòng Lộc Tồn được “treo” trên vòng Tràng sinh. Như vậy vòng Tràng sinh bay tới đâu sẽ kéo theo vòng Lộc tồn bay theo sau và vòng Lộc tồn kéo theo năm Can.
Tôi không hiểu Ngũ Hành Nạp Âm và cấu trúc toán học đằng sau của nó (Z_10*Z_12--->Z_5), nhưng có thể phiên dịch ra, đây là bài toán ngược của Ngũ Hành Nạp Âm. (ai hiểu tại sao người ta nghĩ ra cái đấy làm ơn chỉ giáo).
<br style="color: rgb(0, 0, 255);">TrươngsinhbayTBGG(A,

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

+B----->Vòng Lộc Tồn bay(A)-----> A

Thôi, chém gió thế thôi cho bớt nghiện, ý tưởng nó hết chạy trong đầu rồi nghỉ.

#6 Whitebear

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 440 Bài viết:
  • 175 thanks

Gửi vào 25/04/2011 - 16:59

1-Vấn đề có thể được xem xét dựa vào việc Tử Vân không sử dụng lý thuyết sao tự hóa có dẫn đến sao tự hóa sai hay không? Hay ví dụ, tử vi viêt Nam không sử dụng lưu tứ hóa, vậy có thể khẳng định lưu tứ hóa là sai hay không?

2-Tiếp theo là cường độ của tự hóa so với tứ hóa nguyên thủy. Như đã biết, tứ hóa tạo thành do thiên can tác động vào chính tinh sinh ra hóa khí.

Ta cần đặt câu hỏi, bản chất thế nào là thiên can, và thiên can do đó sẽ thể hiện như thế nào trong các trường hợp sau?


Thiên can năm sinh--> Hóa nguyên thủy+Lộc tồn
Thiên can cung đại vận--->Hóa Đại Vận+Lộc Tồn Bay
Thiên Can của cung---->Tự Hóa+Thiên Can của năm-----> Lưu Tứ Hóa+Lưu Lộc Tồn
Thiên Can của LNĐV---->Tứ Hóa Bay+Lộc Tồn Bay
Thiên Can của cung Lưu Thái Tuế--->Tứ Hóa Thái Tuế Bay+Lộc Tồn Thái Tuế Bay
Thiên Can của đối tượng------>Tứ Hóa Nhập Quái+Lộc Tồn Nhập Quái.


Câu hỏi cũng tương tự, thế nào là Địa Chi?
Địa Chi năm sinh---->Đào Hồng nguyên thủy
Địa Chi Đại Vân---->Đào Hồng bay
Địa Chi của năm--->Lưu Đào Hồng
Điạ Chi của LNĐV--->Đào Hồng Đại vận
Địa Chi của Đối tượng--->Đào Hồng Nhập Quái.


Câu hỏi tiếp theo, tôi đặt ra để cùng nghiên cứu.

1-Cường độ của Lưu Kình Dương so với Kình Dương cố định như thế nào, cái nào mạnh hơn? (very classical, và tôi tin tử vi việt nam đã rất thành thạo câu trả lời, nhưng tôi không biết, ngoại trừ sự kiện nói rằng, Lưu Kình cộng hưởng được với Kình Dương.)

2-Ta giả sử theo trường phái Vận và Mệnh không phân ly.<br style="font-weight: bold; color: rgb(0, 0, 255);">Cường độ của Lưu Tứ Hóa và tứ hóa Nguyên thủy ra sao? Các tác động nào sẽ mạnh hơn? Tác Động nào sẽ nhanh hơn? Có đủ làm sao rung, dẫn động cách cục hay chỉ phát về mặt abc nào đó?

  • Cùng một sự kiện, Tứ Hóa Đại Vận tác động lên cung nguyên thủy
  • Tứ Hóa Nguyên Thủy tác động lên các Lưu Cung
  • Tứ Hóa Đại Vận tác động lên các Lưu Cung
  • Tứ Hóa Nguyên Thủy tác động lên các Cung Cố Định
Sau khi có kết quả này, suy rộng ra, ta sẽ có kết quả tương ứng cho Đào Hồng Bay đại vận.
@TNT: Khi ta di cung, thì ta di mệnh chủ+ các cách cục bổ trợ cho mệnh chủ+mệnh chủ biến. Nhưng di là di chuyển, tức là người thì đi được, nhưng không thể bay được..






Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |